Bạn đang xem bài viết Uống Nước Chanh Có Tác Dụng Gì? Cẩn Trọng Uống Nước Chanh Không Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rất nhiều người lựa chọn nước chanh vào những ngày hè oi bức hoặc được xem như một phương pháp giảm cân hiệu quả. Vậy uống nước chanh có tác dụng gì? Nên lưu ý gì khi sử dụng nước chanh?
Tác dụng khi uống nước chanh
Cấp nước
Vào những ngày hè nóng bức bạn chuẩn bị 1 ly nước chanh sẽ giúp cơ thể của mình trở nên thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài công dụng giải khát thì nước chanh còn giúp cấp nước rất tốt cho cơ thể.
Nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể, mỗi người sẽ cần phải cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Vì thế bạn có thể thay thế nước lọc bằng một cốc nước chanh đều mỗi ngày để cơ thể được cấp nước tốt hơn.
Cung cấp chất chống oxy hoá
Trong thành phần của chanh có chứa vitamin C vì thế nên sẽ có khả năng đáp ứng đến 34% khẩu phần hàng ngày. Vitamin khi vào trong cơ thể sẽ hỗ trợ tốt cho việc chống oxi hóa cũng như giúp cơ thể lo0aij bỏ được chất thải gây hại.
Lượng vitamin C trong nước chanh vừa có lợi vừa tiết kiệm hơn rất nhiều lần so với việc bạn mua nước uống đóng chai.
Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh
Chanh có vị chua, nếu như bạn hòa cốc nước chanh ấm và uống vào mỗi sáng sẽ giúp cơ thể thanh lọc. Đặc biệt nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những thức ăn còn sót lại từ tối hôm trước sẽ được tiêu hóa và khi bạn ăn thức ăn buổi sáng sẽ không còn tình trạng đầy bụng, ợ hơi.
Bên cạnh đó, chức năng gan được hỗ trợ các độc tố cũng nhanh chóng được loại bỏ ra bên ngoài nếu quá trình tiêu hoá hiệu quả.
Kiểm soát cân nặng
Rất nhiều chị em vẫn thường uống nước chanh buổi sáng để giảm cân. Tuy nhiên bạn cũng cần biết, chanh có công dụng giảm bớt lượng nước trong cơ thể và kích thích đi tiểu. Lượng mỡ thừa cũng sẽ được đốt cháy và giúp lấy lại vóc dáng thon gọn hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp giảm cân vừa an toàn, tiết kiệm lại rất hiệu quả.
Hỗ trợ cải thiện làn da
Trong chanh có thành phần vitamin C lớn, việc duy trì thói quen uống nước chanh cũng sẽ giúp cho làn da của bạn được cải thiện đáng kể. Khi sử dụng nước chanh, số vitamin C ẽ tổng hợp collagen và L- carnitine giúp quá trình lưu thông và phục hồi tế bào diễn ra rất nhanh và tạo cho da sức đàn hồi rất cao.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng
Khi súc miệng bằng nước chanh các vi khuẩn có hại sẽ được loại bỏ. Thêm vào đó vị chua của chanh cũng kích thích sinh sản nước bọt và độ ẩm trong miệng được cân bằng. Từ đó giúp hơi thở luôn thơm mát.
Nâng cao hoạt động hệ bài tiết
Nhờ cơ thể hấp thụ nhanh chóng hàm lượng nước trong nước chanh và kích thích đi tiểu, các loại cặn, sỏi qua đó cũng được bài tiết, giữ cho thận khỏe mạnh.
Cần uống nước chanh vào thời điểm nào?
Thời điểm vàng để uống nước chanh hiệu quả như sau:
– Sau khi thức dậy: Bạn hãy sử dụng nước ấm, mật ong và một lượng nước cốt chanh hòa vào nhau. Sau đó uống ngay khi chưa ăn sáng. Nó sẽ giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.
– Sau bữa ăn: Sau khi ăn trưa, chiều khoảng 1 tiếng bạn có thể uống một cốc nước chanh để hỗ trợ tiêu hóa cũng như ngăn chặn các bệnh ung thư.
– Uống sau bữa tối: Chỉ uống nước chanh buổi tối trước 20 – 21 giờ để không gây tiểu đêm, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
Nên lưu ý gì khi uống nước chanh?
Bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau để uống nước chanh được hiệu quả:
– Không nên uống quá nhiều nước chanh, chỉ nên uống từ 250ml mỗi ngày.
– Những người có bệnh dạ dày thì không nên uống quá nhiều và không uống khi bụng còn trống rỗng.
– Khi đói bụng cũng không nên uống quá nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ăn mòn bởi axit. Để tình trạng này xuất hiện quá lâu thì sẽ làm cho dạ dày của bạn bị viêm, loét. Vì thế, chỉ nên uống nước chanh sau khi ăn no 30 phút.
– Nếu như cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi có nghĩa bạn đang bị hàn lạnh. Nếu uống nước chanh sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm và mệt mỏi.
– Người đang bị tiêu chảy không nên uống nước chanh vì nước chanh có đặc tính kháng khuẩn nên khi uống sẽ khiến bệnh tiêu chảy chuyển biến xấu hơn.
Uống nước chanh có tác dụng gì? Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như các lưu ý quan trọng khi uống nước chanh. Mong rằng bạn sẽ cải thiện sức khỏe tích cực và khoa học mỗi ngày.
Uống Nước Lá Bàng Có Tác Dụng Gì? Và 101 Mẹo Dùng Lá Bàng Bạn Nên Biết
Vẫn còn rất nhiều người chưa biết được cụ thể uống nước lá bàng có tác dụng gì? Trong khi lá bàng từ lâu đã được áp dụng trong nhiều mẹo dân gian để giúp điều trị một số bệnh ở mức độ nhẹ. Bài viết sau đây của GHV KSol không chỉ trả lời câu hỏi “ uống nước lá bàng có tác dụng gì?” mà còn đưa thêm cho bạn đọc một số cách sử dụng lá bàng khác có lợi cho sức khỏe.
XEM THÊM:
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về lá bàng
1.1. Đặc điểm của lá bàng
Lá bàng là lá của cây bàng, một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ bàng – Combretaceae. Tên khoa học của lá bàng tươi là Folium Terminalia catappa.
Lá bàng có đặc điểm là lá dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, hình trứng, dài 20-30cm, rộng 10-14cm. Khi còn non, lá bàng có màu xanh cốm, sau đó chuyển dần dần sang màu xanh đậm. Đến khi già và rụng xuống thì lá có màu vàng hoặc đỏ.
Lá bàng rụng vào mùa thu khiến cây còn mỗi cành, bắt đầu nảy chồi lại vào mùa xuân và xanh tốt nhất vào mùa hè.
Lá bàng tươi có hình trứng, màu xanh rồi chuyển dần về màu vàng, đỏ khi già
1.2. Phân bố, chế biến, thu hái, thành phần hóa học
Bàng thường phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể gặp cây bàng được trồng mọi tỉnh thành.
Lá bàng có thể sử dụng ở dạng khô hay tươi đều được. Khi muốn thu hoạch lá bàng khô thì nên hái những lá còn tươi xanh ở trên cành, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn. Mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.
Theo các nghiên cứu, trong lá bàng có các thành phần hóa học như flavonoid (kaempferol, quercetin), tanin, phytosteron, saponin…
1.3. Tính vị, công dụng của lá bàng
Lá bàng là vị thuốc có tính mát. Có các tác dụng như sau:
Theo y học cổ truyền
Là bàng có tác dụng chữa cảm sốt, lỵ, tê thấp và giúp cơ thể ra mồ hôi.
Giảm đau nhức bằng cách chườm, đắp lá non.
Trị mụn, sâu quảng bằng búp non phơi khô, nghiền lấy bột rồi rắc vào.
Sắc nước đặc búp non lá bàng để điều trị và phòng ngừa sâu răng.
Trị các chứng tiêu chảy ra máu, trĩ ra máu.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại thì lá bàng được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng như:
Cảm sốt, viêm họng.
Sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng
Mụn nhọt.
Đau dạ dày,
Trĩ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm phụ khoa…
Ngăn ngừa ung thư do trong lá bàng có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo, sửa chữa và bảo vệ tế bào như flavonoid, saponin…
2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?
2.1. Nước lá bàng hỗ trợ chữa đau dạ dày
Nước lá bàng được đánh giá là một trong những cách hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh đau dạ dày nhưng cũng chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nào đó của bệnh.
Cách thực hiện đó là:
Chuẩn bị 1 nắm lá bàng tươi và non, nếu có thì dùng thêm cả búp lá non cũng được. Không lựa những lá bàng già hay dùng lá khô vì những loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, dẫn đến giảm hiệu quả của cách này.
Đem lá bàng đi rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp đến, cho lá bàng vào trong nồi sạch và thêm khoảng 2 lít nước.
Đun bằng lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.
Lọc bỏ phần lá bàng đi, chỉ giữ lại phần nước cốt.
Dùng nước lá bàng để uống hàng ngày. Có thể đem phần nước còn lại bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bàng để qua đêm.
Duy trì cách này trong vòng khoảng 1 tháng để cảm nhận được các triệu chứng của đau dạ dày để giảm dần.
Nước lá bàng thường có tác dụng với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng mà không thấy giảm bớt triệu chứng thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Giảm đau dạ dày
2.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa cảm sốt nhức đầu
Các nguyên liệu cần có đó là 15g lá bàng non, 5g hoắc hương, 10g vỏ quýt và khoảng 3 lát gừng tươi.
Các nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào sắc với nước. Dùng phần nước thu được để uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
2.3. Giúp ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt
Bên cạnh chữa cảm sổ nhức đầu, nước lá bàng kết hợp cùng các dược liệu khác còn có khả năng giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt.
Nguyên liệu cần có là 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 10g kinh giới, 12g bạc hà.
Cho hết các nguyên liệu vào sắc cùng nước. Uống một lần khi nước thuốc còn nóng. Sau khi uống thì đắp chăn để ra mồ hôi.
2.4. Chữa lỵ, tiêu chảy
Một tác dụng khác của uống nước lá bàng đó là chữ chứng lỵ, tiêu chảy. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy bàng non tươi hoặc lá bàng đã phơi khô để đun nước uống thay cho trà hàng ngày.
3. Một số mẹo sử dụng lá bàng để hỗ trợ chữa bệnh khác
3.1.Chữa chứng cảm sốt có ho
Nguyên liệu cần có đó là 7-10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt và 250ml nước.
Cách thực hiện:
Lá bàng mang đi rửa sạch, để cho ráo bớt nước.
Cho lá bàng, muối, nước, vào trong máy xay rồi xay nhuyễn.
Lọc qua rây để lấy phần nước, rồi cho vào trong chai thủy tinh, đậy chặt nắp.
Bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng để súc miệng 4-5 lần mỗi ngày. Lưu ý là trước khi lấy nước lá bàng để súc miệng thì hãy lắc đều chai.
3.2. Chữa mụn và vết thương lên mủ bằng lá bàng
Cách dùng lá bàng để chữa mụn và vết thương lên mủ như sau: Lấy một nắm lá và búp bàng, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với nước. Tiếp đó sau khi đun xong thì đợi nước bớt nóng, rồi ngâm chỗ bị sưng đỏ, lên mủ vào nước lá bàng trong khoảng 20 phút.
Tanin có trong lá bàng có tác dụng như một chất sát khuẩn tự nhiên. Chất này sẽ giúp đẩy cồi mụn lên đồng thời giảm tình trạng sưng viêm.
3.3. Chữa viêm da cơ địa
Với viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá bàng với nhiều cách khác nhau để trị chứng bệnh này. Cụ thể đó là:
Bôi: Lấy lá bàng non sau khi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối đi cho vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ phần bã đi. Dùng tăm bông thấm nước cốt thu được để bôi lên vùng da bị viêm cơ địa hàng ngày. Sau đó để nguyên rồi đi ngủ, rửa sạch lại bằng nước vào sáng hôm sau.
Tắm: Dùng lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước và một ít muối. Sau khi đun, đợi nước nguội rồi dùng để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày.
Đắp: Giã nhuyễn lá bàng non đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước muối loãng.
Ngâm: Rửa sạch lá bàng non sau khi hái hoặc mua về. Sau đó cho lên bếp đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước nguội bớt thì ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh trong 15 phút. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.
Dùng lá bàng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm da cơ địa
3.4. Lá bàng chữa sâu quẳng, lở loét, ghẻ lở
Cách thực hiện như sau: Lấy lá bàng non, rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Sau khi lá bàng đã khô thì tán thành bột rồi dùng bột đó rắc lên trên vùng da bị ghẻ, lở loét, sâu quảng…
3.5. Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng
Để dùng lá bàng chữa viêm họng, bạn thực hiện như sau: Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn, rồi đem đi đun và lọc lấy nước. Phần nước này dùng để súc miệng sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm họng một cách đáng kể.
3.6. Trị chàm ở trẻ nhỏ
Có hai cách dùng lá bàng để trị chàm má, chàm ở trẻ nhỏ đó là:
Cách 1: Đun một nắm lá bàng đã được rửa sạch với nước. Dùng phần nước lá bàng đun được để tắm cho trẻ. Sau khi thực hiện một vài lần sẽ thấy các vết chàm trên cơ thể bé biến mất dần dần.
Cách 2: Dùng búp lá bàng đã được rửa sạch, ngâm với nước muối. Rồi cho vào cối giã nát cùng với một vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm của bé. Áp dụng cách này trong 3-4 ngày để có hiệu quả.
3.7. Trị vết thương ngứa và lên da non
Lấy một nắm lá bàng còn non, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm vùng bị thương đang lên da non và ngứa vào.
3.8. Các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu
Lá bàng có thể giúp khắc phục các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu một cách hiệu quả. Nguyên liệu bạn cần ở đây là một nắm lá bàng non, mang đi rửa sạch. Tiếp đó cho vào đun cùng với 1 lít nước cho tới khi nước cạn còn khoảng một chén thì ngừng đun. Dùng phần nước là bàng này để súc miệng ngày 2 lần.
3.9. Dùng lá bàng chữa phong tê thấp, đau nhức
Cách thực hiện đó là: Hái lấy búp lá bàng non, còn tươi mang về giã nhỏ. Sau đó cho lên chả sao nóng, rồi dùng để đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này từ 1-2 lần để có hiệu quả.
3.10. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
3.11. Dùng lá bàng để chữa trĩ
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng, 2 lít nước, 2 thìa muối hạt.
Cách thực hiện: Là bàng rửa sạch rồi đem đi đun cùng với nước và muối. Khi nước còn nóng thì dùng để xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước lá bàng đã nguội bớt thì bạn có thể ngồi vào chậu để ngâm hậu môn. Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại.
Lưu ý: Cách này chỉ nên dùng cho những người bị bệnh trĩ nhẹ, dưới 2 năm. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng như sinh hoạt lành mạnh và các thuốc, thảo dược được bác sĩ chỉ định.
3.12. Chữa viêm phụ khoa
Dùng lá bàng để xông hơi vùng kín là một gợi ý cho chị em bị viêm phụ khoa.
Bạn cần chuẩn bị 10-15 lá bàng bánh tẻ, đem đi rửa sạch. Tiếp đến hãy vò nát lá bàng trước khi cho vào đun với nước. Dùng phần nước lá bàng này để xông hơi vùng kín. Nhưng chị em cần lưu ý rằng phải rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi. Khi phần nước bàng đã nguội thì dùng để rửa lại vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện cách này 3-5 lần.
3.13. Dùng lá bàng trị viêm âm đạo
Các nguyên liệu cần có là 15 lá bàng bánh tẻ, 3 thìa cà phê muối, 1 lít nước sạch.
Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với nước và muối đã chuẩn bị. Sau đó để nước nguội và dùng để rửa vùng âm đạo. Chị em nên thực hiện cách này 2 lần/ngày.
Ngoài ra, chị em có thể dùng phần nước lá bàng này để thụt rửa trực tiếp vào âm đạo. Cụ thể đó là dùng xilanh để hút lấy nước lá bàng, sau đó bơm trực tiếp phần nước này vào trong âm đạo. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4-5 cc nước lá bàng.
Trong thời gian trị bệnh viêm âm đạo bằng lá bàng thì bạn nên tạm ngừng quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.
3.14. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Chuẩn bị: 10 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước.
Đem lá bàng đã rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước dùng để xông hơi vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng để trị bệnh
Khi uống nước lá bàng hay sử dụng lá bàng theo các cách khác thì bạn nên chú ý một số điều sau:
Đa số các trường hợp nên lựa chọn lá bàng non, tươi. Vì lúc này, lượng nhựa trong lá còn nhiều và sẽ cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn.
Không nên uống nước lá bàng để qua đêm vì hiệu quả sẽ bị giảm đi. Việc sơ chế, chuẩn bị nước lá bàng không tốn quá nhiều thời gian nên bạn nên thực hiện mỗi ngày.
Hiệu quả của các cách dùng lá bàng để chữa bệnh sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Vì vậy, khi dùng lá bàng để chữa bệnh thì hãy kiên trì thực hiện.
Như vậy, qua bài viết này của GHV KSol hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được một phần về câu hỏi “ Uống nước lá bàng có tác dụng gì”. Có thể thấy uống nước lá bàng nói riêng và các cách sử dụng lá bàng khác nói chung đem lại rất nhiều hiệu quả hỗ trợ điều trị các loại bệnh đa dạng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được y lệnh của các bác sĩ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2023: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Những Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe Của Nước Lá Vối Và Cách Uống Đúng
Giới thiệu về cây vối
Giới thiệu chung về cây vốiCây vối hay còn được gọi là cây trâm nắp, tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loài thực vật có hoa xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á.
Cây vối có 2 loại là vối kê (hay vối nếp) và vối tẻ. Vối kê có lá nhỏ và màu vàng xanh còn vối tẻ có lá to hình thoi và màu xanh thẫm.
Đặc điểm của cây vốiCây vối là cây thân gỗ có chiều cao từ 12-15 mét, thân cây vối có vỏ màu nâu đen và những vết nứt dọc.
Lá vối có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, hình bầu dục và nhọn ở phần đầu lá, phiến lá khá dày, dai, cứng và có những đốm nâu ở mặt dưới của lá, những đốm nâu này sẽ chuyển thành màu đen khi lá vối già.
Hoa vối nhỏ có màu xanh nhạt pha chút sắc trắng, quả vối hình cầu nhỏ chỉ khoảng 7-12mm và chuyển sang màu tím khi quả chín.
Lá vối chứa khoảng 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu, các thành phần khác như tannin, một số loại vitamin, khoáng chất,..
Phân bố địa lýCây vối thường mọc hoang ở rất nhiều nơi, được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng đồng bằng và vùng trung du Bắc Bộ nước ta.
Nước lá vối là gì?Nước lá vối là nước được nấu từ lá của cây vối hoặc là nước kết hợp nấu từ lá cây với rễ cây, vỏ và thân cây hay từ hoa của cây vối.
Trong lá vối có chứa tanin, khoáng chất, vitamin và có một chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sterol và chất béo cũng được tìm thấy trong các bộ phận khác của cây vối.
Nước lá vối thường được nấu bằng lá vối tươi hoặc lá vối khô. Với nước lá vối tươi, bạn chỉ cần đem lá vối đã rửa sạch đi nấu là đã có thể sử dụng, còn nước lá vối khô phải trải qua thêm một công đoạn phơi khô lá vối. Tuy nhiên, trong lá vối có chất kháng khuẩn nên nước lá vối khô là một cách sử dụng an toàn hơn nước lá vối tươi, hạn chế việc tiêu diệt hết các lợi khuẩn.
Những công dụng của nước lá vối đối với sức khỏeNgoài việc làm nước giải khát sử dụng phổ biến ở những vùng thôn quê thì nước lá vối còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng trong Đông y lẫn Tây y, bao gồm các công dụng sau:
Làm nước giải khátNước lá vối rất thơm và dễ uống, không những để giải khát mà nó còn giúp bạn giảm thiểu căng thẳng. Không những vậy, uống nước lá vối còn cung cấp cho cơ thể một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể duy trì lượng nước nhiều hơn và lâu hơn vì khi uống nước lá vối chỉ có khoảng 1/5 lượng nước bị đào thải, ít hơn nhiều so với khi uống nước lọc.
Cải thiện tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc đại tràngTrong lá vối có chất đắng giúp kích thích dịch tiêu hóa tiết ra nhiều, trong khi đó tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tuy có tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng cũng không gây hại đến các vi khuẩn có lợi mà giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏe mạnh hơn. Vì vậy, uống nước lá vối hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp bạn ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị bệnh đại tràng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đườngTheo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, trong nụ vối có chứa một hàm lượng polyphenol và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, hỗ trợ giảm lượng liquid trong máu, khi uống nước vối đúng cách lâu dài sẽ giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chống oxy hóaUống nước được nấu từ lá và nụ vối có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do, làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi những tổn thương, phục hồi men chống oxy hóa cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài daChất kháng viêm và kháng khuẩn có trong lá vối có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt rất hiệu quả, giã lá vối tươi đắp lên vết thương sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nấu nước lá vối tươi gội đầu còn giúp chữa bệnh chốc lỡ da đầu hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh goutNgười bị bệnh gout nếu uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp làm tan các khoáng chất uric, từ đó hỗ trợ trị bệnh gout hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng daTính thanh lọc và giải nhiệt cơ thể của lá vối giúp cải thiện tình trạng gan, có tác dụng ngăn ngừa mắc các bệnh về gan và hỗ trợ điều trị cho những ai đang mắc bệnh viêm gan.
Lợi sữaAdvertisement
Nước lá vối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên phụ nữ sau khi sinh có thể uống nước lá vối để tăng cường sự trao đổi chất, đảm bảo đủ lượng sữa cho con.
Cách nấu nước lá vốiCách nấu nước lá vối đúng cách
Cách nấu nước lá vối tươiRửa sạch lá vối tươi rồi sử dụng từ 4-5 lá để nấu. Với cách nấu này, bạn lấy lá vối tươi pha với nước đun sôi rồi để khoảng 20 phút. Nước lá vối khi pha xong có màu vàng nhạt, thơm dịu, có vị ngọt và hơi chát nhẹ.
Cách hãm nước lá vối khôLấy từ 5-6 lá vối phơi khô một nắng đem đi nấu với 1.5 lít nước, khi nước sôi tắt bếp và để khoảng 20 phút. Nước lá vối uống vào tạo cảm giác thanh mát sảng khoái.
Cách uống nước lá vối đúng tốt cho sức khỏeNước lá vối tuy có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng biết uống nước lá vối đúng cách. Do đó, để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, cần đảm bảo uống đúng cách để tăng hiệu quả của nước lá vối:
Không uống nước lá vối khi đang đói bụng: Uống nước vối khi đói bụng sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, mất năng lượng.
Không uống nước lá vối ngay sau khi ăn: Uống nước lá vối sau khi ăn sẽ làm giảm đi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn cũng như từ lá vối.
Không dùng nước lá vối thay thế nước uống hàng ngày: Trong lá vối có chất kháng viêm và kháng khuẩn nên nếu uống nước lá vối không có liều lượng hợp lý sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, dẫn đến tình trạng hao huyết.
Uống 1 ly nước lá vối mỗi ngày: Nếu uống quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa cho người uống, vì vậy chỉ nên uống nước lá vối với một lượng vừa đủ.
Kết hợp uống nước lá vối với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Điều này giúp tăng hiệu quả của lá vối và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá vốiNước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chữa khỏi các bệnh, vì vậy cần phải theo dõi bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không lạm dụng nước lá vối để tránh những hậu quả không đáng có, nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn.
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống nước lá vối, sau đây là những người không nên uống nước lá vối:
Nước lá vối giúp kiểm soát lượng đường trong máu nên sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, vì vậy những người quá gầy hay có sức khỏe yếu không nên hoặc hạn chế uống nước lá vối.
Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên uống quá nhiều nước lá vối, vì có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Nếu người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tây nên hạn chế uống nước lá vối, nếu muốn uống hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ điều trị của mình.
Sử dụng nước lá vối đúng cách giúp lá vối phát huy tối đa những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Hy vọng rằng những thông tin về nước lá vối mà chúng tôi đem đến có ích đối với bạn.
Nguồn: soyte.namdinh, Vinmec
Nước Dừa Bao Nhiêu Calo Và Uống Có Béo Không?
Nước dừa bao nhiêu calo và uống có béo không chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm và tìm kiếm. Đặc biệt là những người đang ăn kiêng và giảm cân nghiêm ngặt. Nước dừa là một loại chất lỏng, trong, chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, và lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong. Nước dừa thường được dùng để chế biến nên những loại đồ uống hấp dẫn và bổ dưỡng, nhất là ở các nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.
Nước dừa có vị ngọt thanh mát tự nhiên nên rất dễ uống và sử dụng. Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong nước dừa chứa một lượng chất vitamin vô cùng dồi dào.
Theo đó, nước dừa cung cấp chất vitamin C với 24 mg trên mỗi khẩu phần. Lượng vitamin C trong nước dừa chiếm khoảng 32% trong chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị cho nữ giới và 27% cho nam giới. Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa chất thiamin và vitamin B khoảng 8% được khuyến nghị sử dụng.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, ngoài cung cấp lượng lớn vitamin cho cơ thể, trong 1 cốc 100% nước dừa khoảng 250g chứa:
44 kcal
95,5g nước
64mg natri
10,4g carbohydrate
9,6g đường
0,5g chất đạm
1g chất sắt
10g chất khô
2g chất tro
Trên thực tế, nước dừa không hề chứa chất béo và cholesterol, thay vào đó là các chất muối khoáng, chất điện giải có lợi cho cơ thể. Bởi vậy, những người thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh được khuyến khích sử dụng nước dừa để tránh mất nước và bổ sung dưỡng chất hồi phục sức khỏe.
Như đã phân tích bên trên, nước dừa chứa rất ít calories. Theo đó, trong 100g nước dừa tươi chỉ chứa khoảng 16,7 kcal và 250g chứa khoảng 44 kcal mà thôi. Bên cạnh đó, nước dừa cung cấp cho cơ thể lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu, từ chất xơ, canxi, vitamin, cho tới chất khoáng.
Lưu ý: Mỗi loại nước dừa sẽ chứa hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tùy từng giống câu và cách chế biến của mỗi người, mỗi nơi. Nếu bạn sử dụng nước dừa đóng chai, bạn cần quan sát phần bao bì sản phẩm để xác định nước dừa bao nhiêu calo.
Lý giải cho câu hỏi uống nước dừa có béo không, các chuyên gia dinh dưỡng đã có những chia sẻ như sau:
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trên thực tế uống nước dừa không hề gây béo phì như nhiều người vẫn nghĩ. Bên cạnh hàm lượng calo thấp hơn rất nhiều so với mức năng lượng cần nạp mỗi ngày là khoảng 2000 kcal/ người trưởng thành. Nước dừa còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn chất điện giải với khả năng tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các chất béo trong nước dừa cũng thuộc dạng “vô hại” và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, các chất axit béo tự do trong nước dừa sẽ tạo ra năng lượng chứ không hề hình thành mỡ thừa và tích tụ dưới da như những axit béo xấu.
Ngoài ra, các chất phân giải cholesterol và khoáng chất trong nước dừa sẽ ngăn chặn sự hình thành mỡ thừa. Đồng thời cải thiện lượng đường trong máu, ngăn bệnh sỏi thận, giảm cholesterol hiệu quả. Nước dừa còn hỗ trợ cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, phòng bệnh tiểu đường, ngăn ngừa sỏi thận và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt.
Trong trường hợp bạn sử dụng nước dừa đóng chai, bạn nên kiểm tra hàm lượng dừa nguyên chất trước khi sử dụng và hạn chế uống nước dừa chứa nhiều đường tạo ngọt và hương liệu tổng hợp. Chất hóa học, chất bảo quản,… có trong nước dừa cũng rất độc hại và không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tìm mua và sử dụng nước dừa ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân của mình.
NÊN XEM THÊM:
Review AZ kết luận lại, nước dừa chứa rất ít calo và không hề gây tăng cân cho bạn. Do đó đừng quên bổ sung nước dừa vào chế độ dinh dưỡng của mình một cách khoa học và phù hợp nhất.
Uống Nước Revive Nhiều Có Tốt Cho Người Tập Gym Không ?
Nước Revive là gì ?
Nước Revive là một loại nước giải khát thể thao với thành phần chính là nước và chứa thêm các chất điện giải thiết yếu như muối, khoáng chất cùng các loại vitamin B3, B6, B12…
Revive đang dần trở thành thức uống được ưa chuộng trên toàn cầu chính là do Isotonic cung cấp chính xác và nhanh chóng những chất mà cơ thể cần đúng thời điểm. Khi hoạt động mạnh, mồ hôi thường thoát ra để làm dịu thân nhiệt. Bản chất mồ hôi là nước và những electrolyte bao gồm muối, khoáng chất như Natri, Magie, Kali, Canxi và Clo. Trong đó, Electrolyte là những chất cần thiết cho cơ thể nên khi toát mồ hôi, con người sẽ cảm thấy khát nước, mệt mỏi và uể oải.
Nhiều người sử dụng tập luyện thể thao, hay tập gym sử dụng revive như một thức uống giúp giải khát trong và sau khi tập luyện. Bởi họ nghĩ nó sẽ bổ sung thêm các muối khoáng, chất điện giải và bù nước rất tốt sau khi tập luyện. Thiếu nước làm cơ bắp rối loạn, giảm khả năng sinh lực, dễ sinh ra chuột rút và hơn nữa, thật là khó tập trung đẩy tạ khi mà cái cổ họng và miệng khô khốc. Theo 1 số nghiên cứu của nước ngoài, nếu cơ thể bạn bị thiếu 1% lượng nước so với trọng lượng cơ thể, thì hiệu suất làm việc của cơ bắp sẽ giảm đi 10%(1).
Thành phần nước uống Revive :Thành phần nước uống Revive
trong 500ml
Calories :
• 0
Protein :
• 0
Fat :
• 0
Carbohydrate :
• 14g
Sugar :
• 14g
Thành phần khác :
• Muối : 92mg
• Vitamin B3, B6, B12
• Kali : 24mg
Uống nước Revive nhiều có tốt cho người tập gym không ?Tuy rằng thật sự uống nước Revive bổ sung các muối khoáng và chất điện giải và tránh mất nước nhưng WheyShop lại cho rằng quá lạm dụng Revive đối với bất cứ ai đều không tốt đặc biệt là với những người tập gym bởi các lý do sau :
Uống nước Revive có ga
Những người tập gym có chế độ tập luyện khá nặng và thường xuyên do đó họ mất khá nhiều điện giải trong suốt quá trình và còn ảnh hưởng đến cả xương khớp. Mà Revive là một loại nước có ga nên sẽ làm hao hụt đi lượng canxi cần thiết để xây dựng hệ xương của bạn. Và nó cũng không hoàn toàn thích hợp là thức uống giải khát trong khi tập bởi nhiều người sử dụng đã khẳng định revive không làm giảm cơn khát tốt như nước lọc.
Nước Revive nhiều đường
Đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân thì càng không nên sử dụng uống nước Revive bởi hàm lượng đường hóa học khá lớn, lượng calo nhiều có hại đối với sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng tới đường huyết và sức khỏe tim mạch.
Nếu bạn thích uống nước Revive, hãy dùng tối đa từ 1-2 chai/ ngày để đảm bảo sức khỏe.
Gây cảm giác khát nước
Sử dụng BCAA uống trong tập hiệu quả :Thay vì uống nước Revive, bạn có thể sử dụng các loại nước uống chứa BCAA sử dụng trong tập dành riêng cho người tập gym và tập luyện thể thao, bởi BCAA cung cấp các amino axit thiết yếu trong tập luyện giúp phục hồi cơ bắp hiệu quả đồng thời bổ sung các chất điện giải các thành phần khác tăng sức bền, hiệu suất tập luyện rõ rệt hơn mà lại hoàn toàn không chứa calories, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt là giá thành 1 chai Revive hay 1 muỗng BCAA sử dụng đều ngang nhau, chỉ hơn 10.000đ. BCAA với một lượng bột nhất định có thể pha bao nhiêu nước tùy thích, hương vị hoa quả tự nhiên, đa dạng, giải khát.
Những đối tượng nên hạn chế sử dụng nước uống ReviveMặc dù nước uống Revive là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được nó. Bởi Revive là dòng sản phẩm nước uống có ga nên những đối tượng sau cần lưu ý khi sử dụng.
Người đang theo chế độ giảm cân, ăn kiêng
Vì trong nước uống Revive có lượng đường và muối sẽ làm tăng lượng calo trong cơ thể. Cho nên, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả giảm cân của mình.
Những người có chức năng thận yếu
Những người bị chứng thận yếu, sỏi thận hoặc trẻ em không nên sử nhiều dòng nước khoáng Revive. Bởi trong nước uống Revive sẽ có chứa các khoáng chất. Mà cơ thể chúng ta chỉ nhận một lượng khoáng chất vừa phải phù hợp với thể trạng. Nếu bổ sung quá nhiều cơ chế sẽ thực hiện quá trình đào thải ra ngoài. Đối với những người bị thận yếu, lượng khoáng dư thừa không được thải ra hết mà trữ lại ở thận, dẫn sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận.
Các đối tượng bị bệnh cao huyết áp
Lượng natri có trong nước uống Revive có hàm lượng khá cao. Vì thế, các đối tượng mắc bệnh cao huyết áp nên hạn chế sử dụng thức uống này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho họ
Qua bài viết này mong rằng WheyShop đã mang tới những kiến thức bổ ích cho các bạn về vấn đề uống nước Revive có tốt không dành cho người tập gym, thể hình. Từ đó các bạn sẽ có thêm lựa chọn trong việc bổ sung nước uống trong tập hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi !
Nước Râu Ngô Bao Nhiêu Calo Và Uống Có Giảm Cân Không?
Râu ngô là những sợi mỏng, sáng như tơ và phát triển cùng với bắp ngô. Những sợi râu ngô thường được phát triển dưới dạng búi hoặc tua nhô ra từ phần đầu của bắp ngô. Mỗi khi thời tiết có độ ẩm cao, râu ngô sẽ thu hút côn trùng kéo đến và ảnh hưởng tới sự phát triển của hạt ngô bên trong. Có một điểm vô cùng đặc biệt mà nhiều người có thể không biết, đó là trong râu ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất hoạt tính dược lý có lợi cho sức khỏe. Do đó, theo y học phương Đông, râu ngô có thể sử dụng như một loại thuốc dân gian có khả năng lợi tiểu và ức chế sự hình thành của melanin – một loại sắc tố gây nám da ở con người.
Tưởng chừng như vô hại, thế nhưng râu ngô lại là bộ phận vô cùng quan trọng của cây ngô. Thậm chí, râu ngô còn được thu hoạch riêng với số lượng lớn, đem lại giá trị kinh tế cao khi được sử dụng để chế biến thức uống và dược liệu phục vụ cho cuộc sống của con người. Theo các nhà nghiên cứu, râu ngô chứa bao nhiêu calo, bao nhiêu giá trị dinh dưỡng thì trong nước râu ngô cũng chứa như vậy (một số chất dinh dưỡng trong râu ngô có thể mất đi khi được đun sôi và hòa tan với nước nhưng không quá đáng kể).
Theo nghiên cứu, trong nước râu ngô chứa rất ít calo, mức calo chỉ dao động khoảng 14 kcal/ 100ml mà thôi. Theo y học phương Đông, nước râu ngô có vị ngọt tự nhiên, tính bình và có thể hỗ trợ điều trị “bách bệnh”, ví dụ như bí tiểu, tiểu ra máu, sán trong gan, vàng da,… Đây cũng là thức uống rất tốt cho người đang điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, trong nước râu ngô còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật trong đó có thể kể đến như chất vitamin A, B1, B2, B6, vitamin C, vitamin K, vitamin H, vitamin PP, axit pantothenic, các steroid như sytosterol, sigmasterol, dầu béo và nhiều chất vi lượng khác nên rất tốt cho sức khỏe… Vậy theo bạn, uống nước râu ngô giảm cân không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống nước râu ngô không chỉ hỗ trợ giảm cân tốt, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Nước râu ngô chứa hàm lượng calo rất thấp, lại nhiều chất dinh dưỡng có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu điển hình như chất vitamin, một số chất vi lượng thực vật,… Những chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình trao đổi chất và đào thải năng lượng dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, giúp bạn nhanh chóng đào thải độc tố, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nếu biết cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, bạn sẽ nhanh chóng có được thân hình như mong muốn.
Bên cạnh đó, nước râu ngô còn có mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, nổi bật như:
Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhờ hợp chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể nhờ các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, chất chống oxy hóa tự nhiên. Từ đó giúp bạn tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở người.
Trong nước râu ngô cũng chứa hàm lượng vitamin K nhất định. Chất vitamin K có công dụng hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa tình trạng mất máu ở người.
Sử dụng nước râu ngô thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản nhờ cơ chế hoạt động của vi chất urat, carbon và photphat.
Để chế biến nước râu ngô cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm râu ngô tươi, sau đó đem rửa sạch với nước rồi đem đun sôi với 1l nước lọc là được. Sau khi đun sôi khoảng 10 phút, bạn hãy tắt bếp rồi chờ nước nguội bớt là có thể thưởng thức được ngay. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên chia nhỏ nước râu ngô thành 3 – 4 lần uống, không nên uống quá nhiều cùng lúc sẽ dẫn tới tình trạng đi tiểu không kiểm soát, đi tiểu nhiều lần,… Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc sử dụng thêm đường khi uống nước râu ngô để không làm ảnh hưởng tới quá trình giảm cân của bạn.
NÊN XEM THÊM:
Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Nước Chanh Có Tác Dụng Gì? Cẩn Trọng Uống Nước Chanh Không Đúng Cách trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!