Xu Hướng 10/2023 # Triệu Chứng Thiếu Máu Ở Người Chạy Bộ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung # Top 17 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Triệu Chứng Thiếu Máu Ở Người Chạy Bộ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Thiếu Máu Ở Người Chạy Bộ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người có thói quen chạy bộ rất dễ gặp phải triệu chứng thiếu máu, kiệt sức và hiệu suất tập luyện suy giảm. 

Mỗi người chạy bộ cuối cùng đều đuối sức, mất động lực. Đó là một phần tự nhiên khi bắt đầu bất cứ môn thể thao nào. Tuy nhiên, đối với một số người, vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Một số vận động viên bị kiệt sức trong quá trình chạy do thiếu sắt.. Mặc dù cần thời gian để cải thiện điều này nhưng người chạy bộ cần phải biết nguyên nhân cũng như cách phát hiện các triệu chứng.

Iron thấp có nghĩa là cơ thể đang tiêu thụ nhiều sắt hơn lượng nạp vào.

Hemoglobin thấp tức là các cơ trên cơ thể đang thiếu lượng oxy để hoạt động bình thường.

Còn ferritin thấp có nghĩa là cơ thể đang thiếu lượng sắt dự trữ cần thiết, thường nằm ở trong tủy xương.

Những người chạy bền có nhiều khả năng mắc triệu chứng thiếu máu. Các môn thể thao đòi hỏi sức bền làm tăng sự phát triển các tế bào hồng cầu. Điều này có nghĩa là chúng cần tiêu thụ nhiều iron hơn để giữ mức iron và hemoglobin trong máu cân bằng. Các tác động như va chạm cũng có thể làm vỡ các tế bào hồng cầu. Tập luyện với cường độ cao cũng làm tăng sản xuất hepcidin, yếu tố ngăn chặn hệ thống hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, việc mất iron qua mồ hôi và kinh nguyệt khiến những người chạy bền có nguy cơ mắc triệu chứng thiếu máu cao. Người chạy bộ cũng có thể bị thiếu máu do hao hụt vitamin nếu chế độ ăn uống không cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng.

8.1

Ultimate Nutrition Vitamin C Plus 60 Viên

390,000vnđ

9.1

Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên

572,000vnđ

8.9

Vitamin Hammer Nutrition Premium Insurance Caps

690,000vnđ

8.5

Pharmekal One Daily 60 Viên

280,000vnđ

Triệu chứng thiếu máu đầu tiên mà hầu hết ai cũng nhận biết được là mệt mỏi kéo dài và thiếu năng lượng. Bạn cảm thấy rất khó để chạy nhanh như bình thường hoặc có biểu hiện khó thở. Caffeine và việc nghỉ ngơi có tác động rất ít khi cơ thể thiếu sắt vì không có giải pháp nào kích thích năng lượng như sắt.

Nếu vận động viên chạy bộ bị thiếu sắt và có mức ferritin thấp, họ có thể gặp các triệu chứng khác. Biểu hiện có thể là cảm giác chân tay nặng nề, phục hồi chậm sau quá trình tập luyện và chấn thương; các cơ bắp bị căng. Lượng ferritin thấp dẫn đến tình trạng kiệt sức và thiếu động lực giống như triệu chứng thiếu sắt gây ra. Vậy nên, những điều này sẽ làm giảm hiệu suất tập luyện của người chạy bộ và làm tăng nguy cơ bị chấn thương do tập luyện quá sức.

Bạn cũng có thể trải qua cơn đau đầu, chóng mặt, nhịp tim không đều, tay chân lạnh hoặc tức ngực. Một số người không có bất kỳ biểu hiện gì và không biết mình bị thiếu máu cho đến khi đi làm xét nghiệm máu định kỳ hoặc hiến máu.

Rất may, triệu chứng thiếu máu rất dễ điều trị. Để hồi phục, bạn cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa sắt hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

Thuốc bổ sung iron thường được bán dưới dạng viên uống, nhưng chúng không dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Phiên bản dễ hấp thụ nhất là sulfat sắt hoặc gluconat sắt dạng lỏng.

Ví dụ về thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, trứng và hàu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau bina, yến mạch, trái cây khô và ngũ cốc nguyên hạt.

8.9

Applied Nutrition Protein Crunch Bar 62g

70,000vnđ

9.1

Energy Hammer Bar 50g

70,000vnđ

8.1

Play Nutrition Energy Bar phiên bản 2.0 – 45g

30,000vnđ

8.5

Thanh Năng Lượng 365 Begin Protein Banu 50g

55,000₫

Ngoài việc tiêu thụ nhiều sắt hơn, người chạy bộ cần tránh các chất làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Chúng bao gồm: caffeine, canxi và NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Hầu hết các loại thuốc không kê đơn được coi là NSAID và caffeine có thể tìm thấy trong chocolate, cà phê và nhiều loại trà. Việc thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt vào chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Thực phẩm chức năng chứa sắt không cần thiết nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Giải chạy bộ trực tuyến

Giải chạy bộ trực tuyến

Giải chạy bộ trực tuyến

Giải chạy bộ trực tuyến

Giải chạy bộ trực tuyến

Hạ Canxi Trong Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

1. Hạ canxi trong máu là gì?

Mức độ ổn định của canxi phụ thuộc và 3 yếu tố sau:

– Mức độ ruột hấp thụ canxi.

– Sự bài tiết canxi tại thận.

Xương dự trữ khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể, 1% canxi tự do còn lại đóng vai trò như hệ đệm, có thể điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết bằng cách trao đổi với dịch ngoại bào.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hạ canxi?

Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: Tình trạng này gặp ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.

Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng.

Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ canxi.

Các bệnh lý tại thận: Bệnh nhân suy thận cũng có thể bị hạ canxi, nguyên nhân do giảm bài tiết photpho hoặc các tế bào thận bị tổn thương làm giảm quá trình tổng hợp 1,25OH2D3. Ngoài ra hội chứng nhiễm toan ống lượn xa hoặc hội chứng Fanconi khiến lượng canxi quan thận giảm.

Hạ protein trong máu: Tình trạng hạ canxi máu lâm sàng hay còn gọi là giả hạ canxi máu. Lượng canxi gắn với xác protein giảm đi nhưng lượng canxi ion hóa không thay đổi.

Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,…

3. Những triệu chứng ở bệnh nhân hạ canxi trong máu

3.1. Triệu chứng ở trẻ em

– Tăng phản xạ gân xương: Thực hiện kiểm tra bằng cách gõ vào ở vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má, nếu thấy các cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi, đây là dấu Chvostek.

Vị trí thực hiện dấu Chvostek

– Co rút cơ: Sử dụng dấu Trousseau, đo huyết áp tâm thu 20mmHg và giữ trong thời gian khoảng 3 phút, nếu có sự co rút cơ sẽ xảy ra sau đó bao gồm gấp cổ tay và khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay thì dấu trousseau dương tính.

3.2. Triệu chứng ở người lớn

– Sử dụng dấu Chvostek và dấu Trousseau để kiểm tra tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ.

– Co giật, chuột rút.

– Nhịp tim đập loạn, đau thắt bụng

– Trầm cảm.

Bàn tay của người bị hạ canxi

3.3. Biểu hiện hạ canxi cấp

Biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp dưới dạng cơn Tenany, cụ thể như sau:

– Chân duỗi như đạp xe đạp

– Cơ toàn thân đau nhức, các cơ mặt bị co giật.

Khi bị hạ canxi cấp cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nhuyễn xương ở người lớn hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

4. Chẩn đoán,điều trị và phòng ngừa hạ canxi

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh:

– Kiểm tra lâm sàng tình trạng tóc, da, cơ bắp của người nghi ngờ bị bệnh.

– Kiểm tra tâm lý: Chứng mất trí, nhầm lẫn ảo giác.

Những phương pháp điều trị hiệu quả:

– Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Cách này sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt một cách nhanh chóng nhất.

– Điều trị bệnh nền nếu hạ canxi máu do bệnh gây ra.

Một số biện pháp để phòng ngừa hạ canxi hiệu quả:

– Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi trong máu.

– Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng với lượng canxi thích hợp để hạn chế những nguy cơ gây nên tình trạng thiếu hụt canxi

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đến cơ sở y tế của chúng tôi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ Bị Đau Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Trẻ bị đau lưng không phải phổ biến ở trẻ em và thiếu niên. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy đau lưng đã xuất hiện thường xuyên ở trẻ em. Tỷ lệ đau lưng ở trẻ em tăng theo từng độ tuổi. Mặc dù hầu hết các cơn đau lưng không phải do vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải được thăm khám và điều trị, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Căng dãn cơ ở lưng: Những cơn đau lưng mới xuất hiện ở trẻ chủ yếu là do cơ lưng bị căng dãn quá mức do sử dụng quá nhiều. Cơn đau chủ yếu ở giữa vùng thắt lưng.

Những hoạt động gắng sức: Nếu trẻ đeo một cái gì đó quá nặng hoặc nâng đồ vật ở một tư thế không thoải mái có thể gây ra đau lưng. Ở trẻ em trong độ tuổi đi học, việc đeo ba lô nặng được xem như một nguyên nhân phổ biến. Chúng cũng có thể gây đau cả vai và cổ. Trẻ em chưa đến tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân là do trẻ chưa phát triển đủ về khối lượng cơ bắp. Ngoài ra, thói quen ngồi học không đúng về lâu sẽ dễ gù lưng. Vì thế, trẻ cũng dễ mỏi và đau lưng.

Tập thể dục: Khi trẻ mới học chơi thể thao hoặc thay đổi trong thói quen tập thể dục có thể gây đau lưng. Đôi khi là do trẻ uốn thân người quá cong về phía sau hoặc nghiêng sang bên. Điều này xảy ra bởi vì cơ bắp phải làm việc gắng sức đột ngột.

Nhiễm trùng đường tiểu: Đau có thể xuất hiện ở bên hông hay ở giữa lưng. Trẻ có thể có các triệu chứng khác đi kèm là sốt và đau khi đi tiểu.

Chấn thương: Sau một va chạm trong lúc trẻ chơi đùa hay tai nạn sinh hoạt, trẻ có thể bị đau lưng.

Trẻ có thể biểu hiện đau lưng với nhiều mô tả khác nhau, nhưng đa số trẻ thường có triệu chứng như:

Đau mỏi cơ tại bất kỳ vị trí nào dọc theo lưng hoặc cột sống.

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ cúi xuống.

Trẻ thường đau khi bạn chạm vào các cơ gần cột sống hoặc có cảm giác như các cơ đang siết chặt.

Đau lưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Điều quan trọng là bạn nên đưa trẻ đến kiểm tra với bác sĩ nếu con bạn đau lưng dữ dội hoặc tăng dần, đau kéo dài hơn vài ngày. Ngoài đau lưng, trẻ có thêm các dấu hiệu cảnh báo khác như:

Sốt, sụt cân.

Cơn đau xuất hiện về đêm hoặc đau ngay cả khi nghỉ ngơi.

Không thể đi hay cử động chân.

Tê hoặc giảm cảm giác ở chân.

Cơn đau từ lưng lan xuống một hoặc cả hai chân.

Các triệu chứng đường ruột hay rối loạn đi tiểu.

Tùy vào khả năng chịu đựng của từng trẻ mà mức độ đau có thể khác nhau. Nhìn chung, đa số trẻ sẽ phản ứng với từng mức độ thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ.

Nhẹ: Con bạn cảm thấy đau và nói với bạn về nó. Nhưng, nỗi đau không gây trở ngại đến bất kỳ hoạt động thông thường của con bạn. Việc đi học, chơi đùa và nghỉ ngơi vẫn không thay đổi.

Trung bình: Cơn đau khiến con bạn không thể làm một vài hoạt động bình thường. Nó có thể đánh thức trẻ khỏi giấc ngủ.

Nặng: Cơn đau rất dữ dội. Khi đó, con bạn không thể làm bất cứ điều gì.

1. Thuốc và vật lí trị liệu

Các cơn đau lưng cấp tính thường có thể được giải quyết sau một thời gian để trẻ nghỉ ngơi hoặc thay đổi hoạt động. Thuốc chống viêm không steroid và nước đá có thể giúp giảm các triệu chứng cấp tính bằng cách giảm sưng. Sau 4 đến 5 ngày, bạn nên chườm ấm cho trẻ. Bởi vì nhiệt độ nóng giúp giảm co thắt cơ bắp. Hướng dẫn trẻ đi bộ chậm thư giãn trong khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày. Việc này có thể giúp cơn đau ban đầu được cải thiện.

Kéo căng khớp gối và cơ bụng có thể giúp trẻ tốt hơn nếu đau lưng kéo dài. Ngoài ra, một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp cũng có thể giúp trẻ hồi phục. Nếu do nguyên nhân nhiễm trùng, trẻ sẽ cần dùng kháng sinh.

2. Thay đổi thói quen không tốt

Cho trẻ nằm ngủ nghiêng bên với một cái gối ôm. Nếu con bạn muốn nằm ngửa, bạn hãy đặt một chiếc gối phía dưới gối của trẻ. Tránh để trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp. Nên để trẻ ngủ trên bề mặt bằng phẳng như giường hay nệm chắc chắn.

Bạn cũng nên nhắc nhở trẻ hạn chế hoạt động. Tránh bất kỳ môn thể thao hoặc hoạt động làm trẻ đau hơn. Sau 48 giờ, trẻ có thể bắt đầu các bài tập kéo dãn lưng đơn giản với mức độ nhẹ. Để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường là không cần thiết.

Ngăn ngừa việc trẻ có thể đau lưng do đeo ba lô bằng cách giới hạn trọng lượng của ba lô. Trọng lượng của cặp nên ít hơn 15% trọng lượng cơ thể con bạn. Một dấu hiệu của việc mang quá nhiều vật dụng trong cặp là trẻ phải cúi người về phía trước khi đi bộ. Bạn nên chọn cho trẻ một chiếc ba lô có dây đeo vai rộng và miếng đệm. Dặn dò trẻ không bao giờ mang cặp trên một vai.

Co Thắt Thanh Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Co thắt thanh quản đề cập đến sự co thắt đột ngột của dây thanh. Dấu hiệu này thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. 

Đôi khi co thắt thanh quản xảy ra có thể là do lo lắng hay căng thẳng. Nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày hay rối loạn chức năng dây thanh. Cũng có khi không xác định được nguyên nhân của co thắt thanh quản. 

Co thắt thanh quản khá hiếm gặp và nếu có thường kéo dài dưới một phút. Đây thường không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng và, nói chung là không nguy hiểm đến tính mạng. Co thắt thanh quản có thể xảy ra một lần và sau đó không bao giờ xuất hiện nữa. 

Nếu co thắt thanh quản tái phát trở lại thì bạn cần phải đi tìm nguyên nhân gây ra nó. 

Nếu bạn bị co thắt thanh quản tái đi tái lại thì có lẽ nó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. 

1. Trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược là khi dịch axit trong dạ dày hay các thức ăn chưa tiêu hóa đi ngược lên trên thực quản. Nếu axit hay các thức ăn này trào lên khỏi thực quản thì có thể chạm đến thanh quản. Lí do là vì dây thanh âm nằm ngay phía trước miệng thực quản. Chính hiện tượng trào ngược này có thể khiến dây thanh bị co thắt. 

2. Rối loạn chức năng dây thanh và hen suyễn 

Rối loạn chức năng dây thanh xảy ra khi dây thanh hoạt động bất thường khi chúng ta hít vào hay thở ra. Tình trạng rối loạn chức năng dây thanh cũng như hen suyễn đều có thể gây nên co thắt thanh quản. 

Hen suyễn xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại chất kích thích từ không khí hoặc khi cơ thể hoạt động mạnh. Mặc dù rối loạn chức năng dây thanh và hen suyễn có cách điều trị khác nhau nhưng hai tình trạng này có những biểu hiện giống nhau. 

3. Lo lắng hay căng thẳng tâm lý 

Nguyên nhân thường gặp khác gây co thắt thanh quản đó là lo lắng hay căng thẳng tâm lý. Co thắt thanh quản có thể là một biểu hiện của phản ứng cơ thể đối với các cảm xúc mạnh mà bạn trải qua. 

Nếu lo lắng hay căng thẳng tâm lý gây ra co thắt thanh quản thì bạn cần sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. 

4. Thủ thuật gây mê 

Co thắt thanh quản cũng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật mà có gây mê toàn thân. Điều này có thể là do quá trình gây mê làm kích thích dây thanh. 

Co thắt thanh quản sau gây mê thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Nó cũng thường xảy ra hơn ở bệnh nhân phẫu thuật ở họng hay thanh quản. Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có nguy cơ cao bị co thắt thanh quản do biến chứng phẫu thuật.

Co thắt thanh quản có thể xảy ra trong lúc ngủ. 

Tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị thức giấc khi đang ngủ sâu. Điều này gây cảm giác hoảng sợ vì khi giật mình thức dậy bạn thường bị mất phương hướng và thấy khó thở. 

Trong khi bị co thắt thanh quản, dây thanh sẽ bị cố định lại ở vị trí đóng. Bạn có thể có cảm giác đường thở ở vùng cổ bị thắt nhẹ (co thắt thanh quản nhẹ) hay thậm chí không thể thở được. 

Co thắt thanh quản thường không kéo dài quá lâu, một số cơn co thắt xảy trong thời gian ngắn. 

Nếu bạn có thể thở được khi bị co thắt thanh quản, bạn có thể nghe thấy tiếng khàn, tiếng rít, gọi là thở rít. Điều này xảy ra khi không khí đi qua một khoảng hẹp.  

Co thắt thanh quản thường khiến người bệnh bất ngờ, hoảng sợ. Cảm giác bất ngờ có thể khiến triệu chứng trầm trọng hơn, mặc dù có thể nó không nặng như bệnh nhân nghĩ. 

Nếu bạn bị co thắt thanh quản tái đi tái lại do hen suyễn, stress, hay trào ngược thì bạn có thể tập các bài tập thở để giữ bình tĩnh. Bình tĩnh khi xuất hiện triệu chứng có thể giúp giảm thời gian co thắt trong một số trường hợp. 

Nếu bạn có cảm giác căng cứng ở dây thanh và tắc nghẽn đường thở, cố gắng đừng hoảng loạn. Đừng thở gấp hay cố hít lấy hơi. Uống một ngụm nước nhỏ để rửa trôi bất cứ thứ gì có thể gây kích thích dây thanh của bạn. 

Nếu trào ngược là yếu tố kích thích co thắt thanh quản thì các biện pháp giảm trào ngược có thể giúp ngăn chặn triệu chứng này xảy ra. Các biện pháp này bao gồm thay đổi lối sống, thuốc chống axit, hay phẫu thuật.  

Co thắt thanh quản thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng gây hoảng sợ rất nhiều cho người bệnh. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần thì bạn cần đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất. 

Ung Thư Phổi Di Căn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ung thư phổi di căn gây đau đớn, ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Phổi là cơ quan quan trọng trong lồng ngực có chức năng hấp thu oxy và thải carbon dioxide (CO2) khi hít thở. Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Những người hút thuốc có nguy cơ cao bị ung thư phổi, mặc dù ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc.

Ung thư phổi di căn có nghĩa là các tế bào ung thư tự tách khỏi khối u và di chuyển vào hệ thống máu hoặc bạch huyết đến các khu vực khác trong cơ thể.

Cũng giống như những ung thư khác, ung thư phổi thường không di căn ngay lập tức. Di căn thường là một quá trình diễn ra từ từ, ít gây ra bất kì tác dụng phụ nào cho đến khi các khối u trở nên đủ lớn để ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.

Bệnh lý này thường ở giai đoạn 3 hoặc 4, tùy thuộc vào mức độ phát triển và lan rộng của ung thư.

Khi các tế bào ung thư tích tụ trong phổi, chúng có thể từ từ xâm lấn các mô khỏe mạnh lân cận. Trong hầu hết các trường hợp, đầu tiên tế bào ung thư sẽ di căn sang các bộ phận khác của phổi – đây được gọi là di căn tại chỗ. Tuy nhiên nếu các tế bào ung thư di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, cuối cùng hình thành các khối u ở các cơ quan khác – đây được gọi à di căn xa.

Không giống với ung thư phổi tái phát. Ung thư phổi tái phát là ung thư trở lại sau khi đã được điều trị, thay vì khối u di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể như là ung thư phổi di căn.

Hút thuốc phần lớn gây ra bệnh ung thư phổi, cả ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc và cả những người tiếp xúc không lâu với khói thuốc. Vì vậy không có nguyên nhân rõ ràng của ung thư phổi.

Không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng. Điều này là do các triệu chứng của bệnh lý này có thể giống với triệu chứng của các bệnh ung thư khác.

1. Tuyến thượng thận

Nếu ung thư phổi di căn đến tuyến thượng thận thì thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu khối u lớn, nó có thể gây đau lưng hoặc bụng.

Nếu ung thư ảnh hưởng đến 90% tuyến thượng thận, nó có thể gây suy tuyến thượng thận, dẫn đến chán ăn, sốt, suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa…

2. Xương

Khoảng 30-40% những người bị ung thư phổi giai đoạn cuối di căn xương. Trong trường hợp này, đau là triệu chứng chính và nguy cơ gãy xương tăng lên.

3. Não

Khoảng 20-35% những người bị di căn não. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này như là nhức đầu, lú lẫn, mệt mỏi, buồn nôn và suy nhược.

4. Gan

Khi ung thư phổi di căn gan, các triệu chứng có thể là cảm giác thèm ăn, buồn nôn sau khi ăn và đau dưới hạ sườn phải…

5. Hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết to ở nách, cổ và dạ dày có thể gợi ý ung thư phổi di căn. Điều đáng chú ý là các hạch này sẽ sưng lên để phản ứng với các vấn đề sức khỏe.

Kiểm tra bệnh lý này sẽ bao gồm kiểm tra các khu vực mà ung thư phổ thường lan rộng.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đề nghị các chẩn đoán xét nghiệm nếu nghi ngờ ung thư di căn bằng các xét nghiệm chẳng hạn như:

Xét nghiệm máu.

Xạ hình xương.

Chụp X-quang lồng ngực.

Chụp CT.

MRI.

Siêu âm.

Sinh thiết phổi.

Nội soi phế quản.

Mục tiêu điều trị bệnh lý này là kiểm soát sự phát triển của ung thư và làm giảm các triệu chứng. Kế hoạch điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm:

Tuổi.

Tổng trạng sức khỏe.

Tiền căn bệnh sử.

Vị trí của khối u.

Kích thước của khối u.

Số lượng khối u.

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau đây:

Hóa trị thường được sử dụng để điều trị. Liệu pháp điều trị này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Đây là lựa chọn điều trị ưu tiên khi ung thư tiến triển và đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u di căn.

Xạ trị với năng lượng cao giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Ứng dụng laser với ánh sáng cường độ độ cao.

Đặt stent.

Thuốc hóa trị.

Phòng ngừa bệnh lý này rất khó. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các phương pháp điều trị phòng ngừa, nhưng vẫn chưa có phương pháp nào là phổ biến. Một cách để ngăn ngừa ung thư di căn là điều trị nhanh chóng bệnh ung thư chính.

Bệnh Đau Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh đau đầu (hay còn gọi là nhức đầu) chỉ những cơn đau xuất hiện tại vùng đầu và mặt. Người ta chia bệnh đau đầu ra thành nhiều nhóm khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ đau, vị trí, tần suất. Nhưng nhìn chung, bệnh đau đầu có thể chia làm 2 nhóm: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

Đau đầu là căn bệnh phổ biến và rất hay gặp trong cuộc sống

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu do căng thẳng: là loại đau đầu rất phổ biến ở người lớn và trẻ vị thành niên, gây ra các đơn đau nhẹ đến vừa và biến mất sau một thời gian. Vị trí đau thường là phía trên trán và thái dương ở cả 2 bên và đau tăng khi cúi đầu hoặc lên cầu thang. Đau đầu do căng thẳng đáp ứng với các thuốc giảm đau không kê đơn và không kèm theo triệu chứng nào khác.

Đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine biểu hiện bằng những cơn đau nhói dữ dộiởmột bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 giờ hoặc thậm chí kéo dài đến 3 ngày. Các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn, đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và mùi hương.

Đau đầu cụm: Đau đầu cụm còn có tên khác là đau đầu chùm hoặc đau đầu Cluster, là loại đau đầu nguyên phát nghiêm trọng nhất xuất hiện theo từng nhóm hoặc từng cụm ở vùng quanh 1 bên ổ mắt và thái dương. Cơn đau dữ dội kèm nhói liên tục xảy ra với tần suất liên tục khoảng 1 – 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30-90 giây và kéo dài từ 2 tuần cho đến 3 tháng.

Đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới: Những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và kéo dài hơn 3 tháng. Vị trí của cơn đau nằm ở 2 bên đầu, liên tục, bền bỉ, không thuyên giảm. Loại đau đầu này không đáp ứng với thuốc và thường xuất hiện ở những người chưa từng có tiền sử bị đau đầu thường xuyên.

Các triệu chứng của một số bệnh đau đầu nguyên phát thường gặp

Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát có thể được coi là triệu chứng hoặc dấu hiệu của một bệnh lý khác trong cơ thể. Đau đầu thứ phát bao gồm:

Đau đầu do lạm dụng thuốc: Cơn đau đầu thường xuất hiện vào buổi sáng ở những bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau, thường là để điều trị triệu chứng đau đầu. Vậy nên có thể gọi loại đau đầu loại này là đau đầu hồi ứng. Đau đầu do lạm dụng thuốc có thể dẫn đến buồn nôn, giảm trí nhớ, kém tập trung.

Đau đầu do viêm xoang: là những cơn đau sâu, liên tục tại vùng gò má và trán. Đau đầu do viêm xoang là hậu quả của nhiễm trùng xoang và thường kèm theo sốt, sưng mặt, có dịch nhầy. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động.

Đau đầu như sét đánh: là một cơn đau cực kỳ dữ dội xảy ra đột ngột, kéo dài trong khoảng 1-5 phút. Những cơn đau đầu như sấm sét này có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như chấn thương vùng đầu, viêm màng não, tai biến mạch máu não,…

Các triệu chứng của một số bệnh đau đầu thứ phát thường gặp

Đau đầu nói chung thường xảy ra do tương tác giữa não, mạch máu và các dây thần kinh xung quanh. Tác nhân gây đau đầu sẽ kích hoạt các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não, từ đó gây ra cảm giác đau. Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu còn phụ thuộc vào từng loại bệnh, nhưng chủ yếu đến từ các yếu tố như bệnh tật, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt, môi trường xung quanh hoặc các yếu tố di truyền.

Bệnh tật

Các bệnh thường gặp như nhiễm trùng, cảm lạnh, viêm xoang,... có thể dẫn đến các cơn đau đầu khác nhau. Trong một số trường hợp, đau đầu có thể xuất hiện sau các chấn thương về mặt tâm lý hoặc vật lý tại vùng đầu, mặt và cổ. Bệnh tật cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu thứ phát, đặc biệt là các bệnh lý về sọ như u não, xuất huyết não, viêm màng não,…

Các bệnh lý về sọ thường là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu thứ phát

Các vấn đề về mắt

Ở những người có tật về mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị…), bệnh đau đầu có thể xuất hiện khi họ cố gắng nheo mắt và căng các cơ xung quanh khi tập trung quan sát. Các bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp cũng thường gây ra các cơn đau đầu.

Thuốc

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và phản ứng bất lợi trên cơ thể. Một trong số những tác dụng không mong muốn thường gặp là đau đầu. Điều này xuất hiện ở nhiều loại thuốc khác nhau, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn, hay thậm chí là các loại vitamin và khoáng chất.

Các loại thuốc thường gây ra bệnh đau đầu nếu không sử dụng theo đúng chỉ dẫn là thuốc giảm đau, hormone, nitrat, cafein, thuốc ức chế bơm proton,…

Nhiều loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu

Chế độ ăn uống

Một vài loại thực phẩm, đồ uống có nguy cơ gây ra những cơn đau tại vùng đầu, ví dụ như bột ngọt, trà, cà phê hay các chất phụ gia. Việc ăn những thức ăn mà bản thân dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu.

Ăn quá nhiều bột ngọt rất dễ gây ra các cơn đau đầu

Chế độ sinh hoạt

Căng thẳng về mặt tâm lý và thể chất đều có thể gây ra đau đầu. Chẳng hạn như stress, sử dụng rượu bia và chất kích thích, thiếu ngủ hoặc mất ngủ,… Ngoài ra, việc vận động quá sức, vận động sai tư thế cũng góp phần dẫn đến các cơn đau.

Những căng thẳng về mặt tâm lý thường dẫn đến đau đầu

Môi trường xung quanh

Các cơn đau đầu có thể xuất hiện khi bạn sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá hay các mùi gây kích ứng mạnh từ hoá chất, nước hoa. Ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng cũng là một trong số những tác nhân gây đau đầu.

Bệnh đau đầu có thể xuất hiện khi làm việc quá lâu dưới ánh nắng gay gắt

Advertisement

Di truyền

Một số loại đau đầu có xu hướng di truyền, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Hầu hết những gia đình có cha mẹ hoặc người thân mắc chứng đau nửa đầu đều di truyền cho con cháu.

Chứng đau nửa đầu thường mang tính di truyền

Tuy hầu hết các cơn đau đầu đều ít nguy hiểm, nhưng vẫn có một số trường hợp đau đầu dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Những cơn đau đầu kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chúng có thể khiến bệnh nhân mất ngủ, chán ăn, stress, suy giảm trí nhớ và dẫn đến những thay đổi bất thường khác của cơ thể.

Nguy hiểm hơn, một số cơn đau đầu còn có thể gây nên những biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, động kinh,…

Đau đầu có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Đau đầu thường sẽ được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng thông qua việc thăm khám, trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, vị trí, mức độ, tần suất cơn đau. Cụ thể là:

Thời điểm bắt đầu cơn đau trong ngày.

Cảm giác đau như thế nào?

Vị trí cụ thể của cơn đau.

Tần suất xảy ra cơn đau.

Cơn đau kéo dài bao lâu?

Những yếu tố làm tăng/giảm cơn đau (thức ăn, đồ uống, tư thế, thuốc,…).

Thói quen ngủ và ăn uống của bệnh nhân.

Tiền sử đau đầu và đặc điểm cơn đau trước đây.

Có ai khác trong gia đình mắc bệnh đau đầu?

Các triệu chứng kèm theo (sốt, tăng huyết áp, yếu cơ, mệt mỏi, chóng mặt, co giật, buồn nôn, nôn, suy giảm thị lực,…).

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm khác để góp phần chẩn đoán, chẳng hạn như đo điện não,chụp CT hoặc MRI.

Việc khai thác thông tin về tiền sử và các đặc điểm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh đau đầu

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và chữa trị kịp thời:

Cơn đau đầu đột ngột và dữ dội.

Đau đầu kèm theo sốt, khó thở, cứng gáy, phát ban.

Đau đầu sau khi chấn thương, tai nạn.

Có một hoặc nhiều cơn đau đầu mỗi tuần, các cơn đau ngày càng trầm trọng và không biến mất.

Đau đầu do hoạt động gắng sức hoặc đau đầu mỗi khi ho, khi cúi người.

Đau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinh như co giật, rối loạn hành vi, suy giảm thị lực, chóng mặt,…

Nếu có thể, hãy cố gắng ghi nhớ các đặc điểm để cơn đau như vị trí, số lần, mức độ,… để thông báo với bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị cụ thể.

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu đau đầu nghiêm trọng và kéo dài

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Tp. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại thần kinh quốc tế,…

Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y,…

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh đau đầu của bạn bằng nhiều phương pháp khác nhau. Không phải bệnh đau đầu nào cũng được điều trị bằng thuốc mà còn phụ thuộc vào nguyên nhân, từ đó lựa chọn một trong những cách như: kiểm soát stress, phản hồi sinh học, sử dụng thuốc hay điều trị nguyên nhân bệnh lý.

Kiểm soát stress

Việc kiểm soát stress giúp giảm áp lực lên hệ thần kinh và làm nhẹ các cơn đau đầu. Bạn có thể thực hiện việc này bằng một số phương pháp như:

Mát-xa đầu, cổ và lưng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu, cổ và phần vai gáy

Tập hít thở sâu

Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ

Thiền hoặc châm cứu

Sử dụng liệu pháp âm thanh và hình ảnh

Mát-xa là một cách hiệu quả giúp giảm stress và các cơn đau đầu

Liệu pháp phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học một phương pháp điều trị không dùng thuốc, trong đó máy móc được sử dụng để đo và hiển thị các chỉ số sinh lý của cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp và hoạt động của não. Bằng cách theo dõi những thay đổi bất thường, bệnh nhân có thể học được cách kiểm soát và điều chỉnh cơ thể, giúp giảm thiểu các triệu chứng đau đầu.

Phương pháp phản hồi sinh học vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam

Dùng thuốc

Thuốc giảm đau không kê đơn: Nhiều loại đau đầu đáp ứng với các thuốc giảm đau không kê đơn, phổ biến là Paracetamol và Aspirin. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc này để điều trị các cơn đau đầu từ nhẹ tới vừa tại nhà. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc giảm đau sẽ dẫn đến những cơn đau đầu hồi ứng mới. Vì vậy, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng quy định.

Đối với người lớn, liều uống thông thường của Paracetamol là 500-1000mg/lần, 4-6 lần/ngày, tối đa 4g/ngày.

Liều uống thông thường của Aspirin là 300-900mg/lần, 4-6 lần/ngày, tối đa 4g/ngày.

Đối với trẻ em và người cao tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng để tránh gây tác dụng có hại lên gan và dạ dày.

Thuốc kê đơn: Đối với những cơn đau đầu nghiêm trọng và kéo dài, bạn có thể được các bác sĩ kê thuốc theo toa. Chẳng hạn như Sumatriptan thường được chỉ định để chữa chứng đau nửa đầu.

Một số loại thuốc khác như thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm,… cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Paracetamol và Aspirin có thể được dùng để điều trị đau đầu tại nhà

Điều trị bệnh lý tiềm ẩn

Các cơn đau đầu thứ phát đều xuất phát từ những bệnh lý tiềm ẩn. Việc can thiệp và chữa trị tận gốc những bệnh lý này chính là cách tối ưu nhất để điều trị và ngăn ngừa tái phát các cơn đau.

Chữa trị tận gốc các bệnh lý tiềm ẩn để ngăn chặn cơn đau đầu

Để phòng ngừa bệnh đau đầu, bạn cần biết được nguyên nhân cũng như các yếu tố kích hoạt cơn đau. Tránh xa những tác nhân này chính là phương pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc cải thiện lối sống lành mạnh và rèn luyện thể chất cũng góp phần quan trọng giúp hạn chế các bệnh đau đầu.

Phòng ngừa đau đầu nguyên phát

Hạn chế tiếp xúc với các thức ăn, mùi hương hay loại thuốc khiến bạn đau đầu, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều cafein.

Dành thời gian thư giãn trong ngày, làm việc nơi đủ sáng, thông thoáng.

Ngủ đủ giấc, sinh hoạt và làm việc đúng tư thế.

Uống đủ nước, hạn chế bia rượu và các chất kích thích.

Tập thể dục vừa phải, tốt nhất nên đi bộ.

Thiền, châm cứu.

Cải thiện giấc ngủ cũng là một phương pháp giúp hạn chế việc đau đầu

Phòng ngừa đau đầu thứ phát

Điều trị triệt để các bệnh lý gây nhức đầu.

Không lạm dụng các thuốc và hoá chất, đặc biệt là thuốc giảm đau.

Dự phòng đau đầu do xoang: Mặc ấm khi trời trở lạnh, tránh những nguyên nhân khởi phát xoang như hạt phấn, bụi bặm, khói thuốc…

Giữ ấm khi trời lạnh là một cách hiệu quả để dự phòng đau đầu do viêm xoang

XEM THÊM:

Chứng đau đầu tâm thần ở tuổi học trò

Đau đầu Migraine

Nguồn: ClevelandClinic, WebMD, BetterHealth

Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Thiếu Máu Ở Người Chạy Bộ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!