Bạn đang xem bài viết Thiếu Máu Thiếu Sắt Ở Trẻ Em: Từ Chẩn Đoán Đến Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trẻ bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu thấp hơn bình thường. Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt.
Cơ thể cần sắt để tạo ra hemoglobin. Đây là một loại protein trong hồng cầu, giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu không có đủ sắt, ít hemoglobin và ít hồng cầu được tạo ra, dẫn đến thiếu máu.
Việc bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu thường giúp cho tình trạng thiếu máu thuyên giảm.
Lúc đầu, trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xảy ra, con của bạn có thể:
Trông nhợt nhạt;
Mệt mỏi, ủ rũ;
Dễ mệt mỏi hơn khi tập thể dục;
Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng;
Nhịp tim nhanh;
Bị chậm phát triển và có các vấn đề về hành vi;
Muốn ăn đá hoặc những thứ không phải thực phẩm (gọi là Hội chứng Pica).
Thiếu máu do thiếu sắt có thể xảy ra khi:
Cơ thể bé không hấp thụ sắt đúng cách. Trường hợp này xảy ra khi trẻ mắc các bệnh như bệnh celiac.
Trẻ bị mất máu do chấn thương, kinh nguyệt ra nhiều hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Trong đó, chế độ ăn uống không đủ chất sắt chính là nguyên nhân. Tình trạng này có thể xảy ra do:
Trẻ uống quá nhiều sữa bò và uống sữa bò trước 1 tuổi;
Trẻ ăn chay, vì chúng không được ăn thịt. Đây là một nguồn sắt dồi dào;
Trẻ bú sữa mẹ không được bổ sung sắt;
Trẻ sơ sinh được cho uống sữa công thức ít sắt;
Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có thể cần nhiều sắt hơn, mặc dù trẻ đã uống sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt bằng cách:
Hỏi thăm các triệu chứng, chế độ ăn uống, bệnh sử của trẻ
Kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm máu để:
Soi các tế bào hồng cầu bằng kính hiển vi;
Kiểm tra lượng hemoglobin và sắt trong máu;
Kiểm tra tốc độ tạo ra các tế bào hồng cầu mới;
Tiến hành các xét nghiệm máu tiếp theo để loại trừ các loại thiếu máu khác.
Các bác sĩ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em bằng cách bổ sung sắt ở dạng lỏng hoặc thuốc viên trong ít nhất 3 tháng.
Bên cạnh đó, để giúp sắt được hấp thụ tốt vào cơ thể, bố mẹ hãy để ý:
Tránh bổ sung sắt cùng với thuốc kháng axit, sữa hoặc trà. Bởi vì những thuốc này cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Cho trẻ uống sắt trước khi ăn (trừ khi điều này gây khó chịu cho dạ dày).
Người bị thiếu máu rất nặng có thể được truyền sắt hoặc truyền máu qua đường tĩnh mạch.
Nếu nguyên nhân của trẻ thiếu máu thiếu sắt không phải do chế độ ăn uống, việc điều trị cũng có thể bao gồm:
Điều trị giảm chảy máu trong kỳ kinh nguyệt;
Giảm lượng sữa bò trong khẩu phần ăn;
Điều trị bệnh tiềm ẩn gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.
Nếu con bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, đừng lo lắng. Căn bệnh này có thể được chữa khỏi, việc của bố mẹ cần làm lúc này là:
Đảm bảo rằng con bạn uống bổ sung sắt đúng theo quy định.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống của gia đình. Các nguồn chất sắt tốt bao gồm: ngũ cốc tăng cường chất sắt, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu hũ, lòng đỏ trứng, đậu, nho khô,…
Ăn các loại trái cây và rau quả có nhiều vitamin C hoặc uống một ly nước cam vào bữa ăn. Điều này sẽ giúp sắt được hấp thụ tốt hơn.
Nếu con bạn ăn chay, hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Họ có thể giới thiệu các loại thực phẩm để giúp con bạn có đủ chất sắt.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bố mẹ cần lưu ý:
Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò.
Hạn chế sữa bò ở trẻ trên 1 tuổi dưới 2 ly sữa mỗi ngày.
Cho trẻ ăn vừa đủ, đừng quá no. Bởi vì nếu trẻ cảm thấy no thì chúng sẽ giảm tiêu thụ các thức ăn giàu chất sắt.
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 11 mg sắt.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 7 mg.
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 10 mg.
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg.
Trẻ từ 14-18 tuổi: 15 mg (nữ), 11 mg (nam).
Rối Loạn Lo Âu Xã Hội: Chẩn Đoán Và Điều Trị
Rối loạn lo âu xã hội thường là ngắn hạn và không làm gián đoạn cuộc sống của một người. Lo lắng xã hội là dai dẳng và suy nhược. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người trong công việc, học tập, phát triển mối quan hệ chặt chẽ với những người bên ngoài gia đình của họ.
Rối loạn lo âu xã hội, đôi khi được gọi là ám ảnh sợ xã hội, là một loại rối loạn lo âu gây ra nỗi sợ hãi tột độ trong môi trường xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn khi nói chuyện với mọi người, gặp gỡ những người mới và tham dự các cuộc họp mặt xã hội. Họ sợ bị người khác đánh giá hoặc xem xét kỹ lưỡng. Họ có thể hiểu rằng nỗi sợ hãi của mình là phi lý hoặc không hợp lý, nhưng cảm thấy bất lực để vượt qua chúng.
Tương tác xã hội có thể gây ra các triệu chứng cơ thể sau đây:
Đỏ mặt.
Buồn nôn.
Đổ quá nhiều mồ hôi.
Run.
Khó nói.
Nhịp tim nhanh.
Các triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:
Lo lắng dữ dội về các tình huống xã hội.
Lo lắng trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước một sự kiện.
Tránh các tình huống xã hội hoặc cố gắng hòa nhập nếu bạn phải tham dự.
Lo lắng về việc lúng túng trong một tình huống xã hội.
Lo lắng rằng người khác sẽ nhận thấy bạn bị căng thẳng hoặc lo lắng.
Cần rượu để đối mặt với một tình huống xã hội.
Nghỉ học hoặc nghỉ làm vì lo lắng.
Các triệu chứng trên có thể là những cách thức bình thường khi bạn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, khi những lỗi lo lắng trên kéo dài, bạn luôn có nỗi sợ bị người khác đánh giá. Vì vậy, bạn có thể tránh tất cả các tình huống xã hội, bao gồm:
Hỏi một câu hỏi.
Phỏng vấn xin việc.
Mua sắm.
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Nói chuyện điện thoại.
Ăn ở nơi công cộng.
Các triệu chứng lo âu xã hội có thể không xảy ra trong tất cả các tình huống. Vì nó có thể chỉ xuất hiện ở một vài tình huống nhất định. Ví dụ, các triệu chứng chỉ có thể xảy ra khi bạn ăn trước mặt mọi người hoặc nói chuyện với người lạ. Những triệu chứng có thể xảy ra trong tất cả các tình huống xã hội nếu lo lắng được kích hoạt.
Bị bắt nạt.
Mâu thuẫn gia đình.
Bị lạm dụng tình dục.
Những bất thường trong cấu trúc sinh học:
Những bất thường về thể chất như mất cân bằng serotonin có thể góp phần vào tình trạng này. Serotonin là một chất hóa học trong não giúp điều chỉnh tâm trạng.
Một hạch hạnh nhân hoạt động quá mức (một cấu trúc trong não kiểm soát phản ứng sợ hãi và cảm giác hoặc suy nghĩ lo lắng) cũng có thể gây ra những rối loạn này.
Một số loại điều trị được đề nghị cho rối loạn lo âu xã hội. Kết quả điều trị khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ cần một loại điều trị. Tuy nhiên, những người khác có thể cần nhiều hơn.
Các lựa chọn điều trị tâm lý với rối loạn lo âu xã hội bao gồm:
4.1. Trị liệu hành vi nhận thứcLiệu pháp này giúp bạn học cách kiểm soát sự lo lắng thông qua thư giãn và thở, cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực.
4.2. Liệu pháp tiếp xúcLoại trị liệu này giúp bạn dần đối mặt với các tình huống xã hội, thay vì tránh né chúng.
4.3. Trị liệu nhómLiệu pháp này giúp bạn học các kỹ năng và kỹ thuật xã hội để tương tác với mọi người trong môi trường xã hội. Tham gia trị liệu theo nhóm với những người khác có cùng nỗi sợ hãi có thể khiến bạn cảm thấy bớt cô đơn. Nó sẽ cho bạn cơ hội rèn luyện các kỹ năng mới của mình thông qua nhập vai.
4.4. Hỗ trợ từ thói quen cuộc sống
Tránh dùng caffeine: Thực phẩm như cà phê, sô-cô-la, soda là chất kích thích và có thể làm tăng sự lo lắng.
Ngủ nhiều: Nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể làm tăng sự lo lắng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ám ảnh sợ xã hội.
Hóa dược trị liệu kèm theo như thuốc điều trị chứng lo âu và trầm cảm
Có khoảng 36% những người mắc chứng lo âu xã hội không tim kiếm sự hỗ trợ cho đến khi họ có các triệu chứng trong ít nhất 10 năm.
Những người mắc chứng ám ảnh xã hội có thể tìm đến ma túy và rượu để đối phó với sự lo lắng được kích hoạt bởi tương tác xã hội. Nếu không được điều trị, nỗi ám ảnh xã hội có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ cao khác, bao gồm:
Lạm dụng rượu và ma túy.
Sự cô đơn.
Ý nghĩ tự tử.
Điều trị với rối loạn lo lắng xã hội là rất có triển vọng. Trị liệu, thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp nhiều người đối phó với sự lo lắng. Chúng giúp họ hồi phục chức năng trong các tình huống xã hội. Việc điều trị có thể giúp bạn bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn trong các tình huống xã hội.
Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quan Thiện Nhân
Triệu Chứng Thiếu Máu Ở Người Chạy Bộ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung
Người có thói quen chạy bộ rất dễ gặp phải triệu chứng thiếu máu, kiệt sức và hiệu suất tập luyện suy giảm.
Mỗi người chạy bộ cuối cùng đều đuối sức, mất động lực. Đó là một phần tự nhiên khi bắt đầu bất cứ môn thể thao nào. Tuy nhiên, đối với một số người, vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Một số vận động viên bị kiệt sức trong quá trình chạy do thiếu sắt.. Mặc dù cần thời gian để cải thiện điều này nhưng người chạy bộ cần phải biết nguyên nhân cũng như cách phát hiện các triệu chứng.
Iron thấp có nghĩa là cơ thể đang tiêu thụ nhiều sắt hơn lượng nạp vào.
Hemoglobin thấp tức là các cơ trên cơ thể đang thiếu lượng oxy để hoạt động bình thường.
Còn ferritin thấp có nghĩa là cơ thể đang thiếu lượng sắt dự trữ cần thiết, thường nằm ở trong tủy xương.
Những người chạy bền có nhiều khả năng mắc triệu chứng thiếu máu. Các môn thể thao đòi hỏi sức bền làm tăng sự phát triển các tế bào hồng cầu. Điều này có nghĩa là chúng cần tiêu thụ nhiều iron hơn để giữ mức iron và hemoglobin trong máu cân bằng. Các tác động như va chạm cũng có thể làm vỡ các tế bào hồng cầu. Tập luyện với cường độ cao cũng làm tăng sản xuất hepcidin, yếu tố ngăn chặn hệ thống hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, việc mất iron qua mồ hôi và kinh nguyệt khiến những người chạy bền có nguy cơ mắc triệu chứng thiếu máu cao. Người chạy bộ cũng có thể bị thiếu máu do hao hụt vitamin nếu chế độ ăn uống không cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
8.1
Ultimate Nutrition Vitamin C Plus 60 Viên390,000vnđ
9.1
Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên572,000vnđ
8.9
Vitamin Hammer Nutrition Premium Insurance Caps690,000vnđ
8.5
Pharmekal One Daily 60 Viên280,000vnđ
Triệu chứng thiếu máu đầu tiên mà hầu hết ai cũng nhận biết được là mệt mỏi kéo dài và thiếu năng lượng. Bạn cảm thấy rất khó để chạy nhanh như bình thường hoặc có biểu hiện khó thở. Caffeine và việc nghỉ ngơi có tác động rất ít khi cơ thể thiếu sắt vì không có giải pháp nào kích thích năng lượng như sắt.
Nếu vận động viên chạy bộ bị thiếu sắt và có mức ferritin thấp, họ có thể gặp các triệu chứng khác. Biểu hiện có thể là cảm giác chân tay nặng nề, phục hồi chậm sau quá trình tập luyện và chấn thương; các cơ bắp bị căng. Lượng ferritin thấp dẫn đến tình trạng kiệt sức và thiếu động lực giống như triệu chứng thiếu sắt gây ra. Vậy nên, những điều này sẽ làm giảm hiệu suất tập luyện của người chạy bộ và làm tăng nguy cơ bị chấn thương do tập luyện quá sức.
Bạn cũng có thể trải qua cơn đau đầu, chóng mặt, nhịp tim không đều, tay chân lạnh hoặc tức ngực. Một số người không có bất kỳ biểu hiện gì và không biết mình bị thiếu máu cho đến khi đi làm xét nghiệm máu định kỳ hoặc hiến máu.
Rất may, triệu chứng thiếu máu rất dễ điều trị. Để hồi phục, bạn cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa sắt hoặc thay đổi chế độ ăn uống.
Thuốc bổ sung iron thường được bán dưới dạng viên uống, nhưng chúng không dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Phiên bản dễ hấp thụ nhất là sulfat sắt hoặc gluconat sắt dạng lỏng.
Ví dụ về thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, trứng và hàu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau bina, yến mạch, trái cây khô và ngũ cốc nguyên hạt.
8.9
Applied Nutrition Protein Crunch Bar 62g70,000vnđ
9.1
Energy Hammer Bar 50g70,000vnđ
8.1
Play Nutrition Energy Bar phiên bản 2.0 – 45g30,000vnđ
8.5
Thanh Năng Lượng 365 Begin Protein Banu 50g55,000₫
Ngoài việc tiêu thụ nhiều sắt hơn, người chạy bộ cần tránh các chất làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Chúng bao gồm: caffeine, canxi và NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Hầu hết các loại thuốc không kê đơn được coi là NSAID và caffeine có thể tìm thấy trong chocolate, cà phê và nhiều loại trà. Việc thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt vào chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Thực phẩm chức năng chứa sắt không cần thiết nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.
Giải chạy bộ trực tuyến
Giải chạy bộ trực tuyến
Giải chạy bộ trực tuyến
Giải chạy bộ trực tuyến
Giải chạy bộ trực tuyến
Những Điều Cần Dạy Cho Trẻ Em Từ Khi Học Mẫu Giáo
Khi học mẫu giáo trẻ em cần được dạy những điều gì?
Sư phạm mầm non cần phải dạy cho trẻ những điều điều cần thiết ngay từ khi còn nhỏ bởi chính những điều này lại ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé. Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? Ông đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai.
Những kiến thức cần dạy trẻ mầm nonNhững kiến thức cần dạy trẻ mầm non
Có lẽ hơi thừa để nói lại tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển nhân cách sau này của bé. Ở lứa tuổi mầm non chúng ta cần dạy những gì cho bé? Tính tự lập Ở Việt Nam các bé luôn được nhận sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội. “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” là câu nói người ta thường nói về trẻ chúng tôi nhiên, việc cưng chiều và quan tâm thái quá sẽ dẫn đến việc ỷ lại của bé; thậm chí chính thái độ cưng chiều và quan tâm đó khiến bé sinh ra những tật xấu. Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng: Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; trẻ từ 2-3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc quần áo; trẻ từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn; trẻ từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ đạc của mình ngay ngắn,… Vậy cớ gì chúng ta không rèn cho trẻ khả năng tự lập từ bé, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của trẻ. Sự lễ phép “Tiên học lễ, hậu học văn” Đó luôn là kim chỉ nam cho giáo dục nước ta; con người trước khi học văn hóa phải học làm người. Đặc trưng của văn hóa Việt Nam coi trọng lễ, nghĩa. Người Việt ta coi trọng sự hòa hợp giữa con người với con người, coi trọng cái tình cái nghĩa với nhau. Điều đó được thể hiện qua truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo…. Và tất cả những điều này ta có thể dạy ngay cho trẻ khi còn bé.
Văn hóa tại các nơi công cộngMột điều nữa là văn hóa cảm ơn, xin lỗi vốn không được người Việt chú ý lắm. Văn hóa cảm ơn, xin lỗi ở các nước ngoài là điều rất bình thường nhưng ở Việt Nam lại không phổ biến lắm. Biết cảm ơn khi nhận được điều gì đó, biết xin lỗi khi làm sai là điều ta phải dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ. Tiếng xin lỗi, cảm ơn tuy đơn giản nhưng lại thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Điều này khiến yêu cầu của giáo viên mầm non nâng cao. Chúng ta nên có những chương trình bồi dưỡng thêm kiến thức sư phạm cho đội ngũ giáo viên hiện thời. Bên cạnh đó các chương trình liên thông đại học cần phải nâng cao chỉ tiêu đào tạo để có nguồn giáo viên chất lượng. Ý thức bảo vệ môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hiện nay. Để con em của chúng ta có một môi trường trong lành thì việc bảo vệ môi trường là điều mà mọi người phải làm. Việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường từ bé sẽ hình thành tư tưởng thân thiện với môi trường.
Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo có chủ trương lồng ghép việc giáo dục môi trường vào chương trình học tiểu học và phổ thông. Tuy nhiên chúng ta có thể tăng cường ý thức bảo vệ môi trường chop bé ngay từ khi học mầm non. Kết Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến việc cải cách giáo dục. Điều đó là cần thiết thế nhưng giáo dục chỉ thực sự thành công khi chúng ta quan tâm một cách thực sự đến việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ giai đoạn đầu tiên.
5 Món Ngon Từ Gà Không Thể Thiếu Trong Thực Đơn Giảm Cân Của Bạn
Để thực đơn giảm cân thêm phong phú, chúng tôi giới thiệu với bạn 5 món ngon từ gà lấy cảm hứng từ ẩm thực của các quốc gia trên thế giới.
Thịt gà xay là một trong những nguyên liệu phổ biến, hợp túi tiền, và công thức nấu các món ngon từ gà xay rất dễ chinh phục khẩu vị của phần lớn mọi người. Thịt gà chủ yếu là nạc, giữ cho lượng calorie và hàm lượng chất béo trong món ăn ở mức thấp nhất. Gà xay cũng hoàn toàn dễ nêm nếm và biến tấu đa dạng hương vị.
Thịt gà viên kiểu châu ÁNhững viên thịt gà được tẩm ướp gia vị hành, tỏi, sả, gừng và ớt, nướng trên bếp lửa hoặc áp chảo đều rất tuyệt.
Thành phần dinh dưỡng: 230 calorie, 12g chất béo (3,5g bão hòa), 670mg natri.
Nguyên liệu (4 khẩu phần)
500g thịt gà
1 củ hành tím nhỏ, băm nhuyễn
2 tép tỏi, băm nhuyễn
1 thìa súp gừng tươi băm nhuyễn
1 thìa súp sả băm nhuyễn (tùy thích)
1 quả ớt jalapeño (hoặc ớt sừng), bằm nhuyễn
2 thìa cà phê đường
1 thìa cà phê muối
4 – 8 xiên gỗ, ngâm nước trước 20 phút
Xà lách Boston, cơm trắng, dưa leo muối, nước sốt hành tím và gừng
Cách làm
Làm nóng vỉ nướng hoặc chảo nướng, phết chút dầu ăn.
Cho thịt gà xay vào một thố lớn, trộn với hành tím, tỏi, gừng, sả, ớt băm, thêm chút đường và muối cho đậm đà, trộn đều để thịt gà thấm gia vị.
Vo tròn thịt thành từng viên vừa miệng, xâu vào xiên gỗ, mỗi viên 3 – 4 viên.
Khi vỉ nướng đã nóng, cho từng xiên thịt viên lên nướng từ 4 – 5 phút mỗi mặt, cho đến khi thịt viên chín đều.
Khi ăn, bạn trải một lá rau diếp lớn lên đĩa, thêm chút cơm và thịt viên, bên trên là dưa chuột muối và nước sốt.
Món ngon từ gà băm: Rau diếp cuộn thịt gàChỉ cần 30 phút, bạn đã có ngay một món ngon từ gà băm cho bữa trưa hay bữa tối giảm cân. Với những thành viên khác trong gia đình không theo chế độ ăn kiêng, đây sẽ là một món khai vị hoặc ăn nhẹ ngon miệng.
Thành phần dinh dưỡng: 305 calorie, 15g chất béo (3g bão hòa), 606mg natri, 19g carb, 2g chất xơ, 8g đường, 23g protein
Nguyên liệu (4 khẩu phần)
3 thìa cà phê dầu ôliu
500g thịt gà hoặc gà tây băm, chọn loại thịt 93% nạc
4 – 5thìa cà phê sốt hoisin (sốt tương đen, gợi ý sốt Lee Kum Kee)
1 thìa súp nước tương (hàm lượng muối thấp)
2 thìa cà phê tương ớt (tùy thích)
1 thìa súp giấm gạo
1,5 thìa cà phê dầu mè (dầu vừng)
1 thìa cà phê mật ong
1 thìa súp tỏi tươi băm nhuyễn (3 tép)
1 thìa súp gừng tươi băm nhuyễn
2/3 cup hành hương thái nhỏ
1 củ cà rốt cỡ vừa, bào vỏ, cắt khối nhỏ (1/2 cup), nấu chín
200g củ ấu (water chestnuts), bào vỏ, cắt nhỏ
1 búp xà lách loại lá to
Cách làm
Đun nóng 1,5 thìa cà phê dầu ôliu trong chảo chống dính trên lửa vừa.
Cho 500g thịt gà tây hoặc thịt gà băm vào chảo, rán cho hơi chín vàng mặt dưới (khoảng 3 phút), sau đó đảo đều để nấu chín hoàn toàn trong khoảng 3 phút nữa.
Cho sốt hoisin, nước tương, tương ớt, giấm gạo, dầu mè và mật ong vào bát, trộn đều, để riêng.
Đun nóng 1,5 thìa dầu ôliu còn lại trong một chảo khác, thêm hành lá và cà rốt vào xào khoảng 1 phút rưỡi. Cho tỏi và gừng vào đảo đều trong 30 giây.
Trút phần thịt gà và cả nước thịt gà vào chảo cà rốt, cho củ ấu đã nấu chín vào, nấu thêm 30 giây nữa.
Món ăn dọn khi còn nóng ấm, cuộn với lá rau diếp rửa sạch, để ráo nước.
Ớt nhồi thịt gà kiểu ÝNhững quả ớt nhồi này khiến chúng ta liên tưởng đến món lasagna với nước sốt, phô mai, trộn với gạo lứt. Nhưng chắc chắn đây là sự lựa chọn nhẹ nhàng cho cân nặng của bạn hơn!
Thành phần dinh dưỡng (2 phần ớt nhồi): 437 calorie, 22g chất béo (9g bão hòa), 743mg natri, 27g carb, 4g chất xơ, 5g đường, 34g protein
Nguyên liệu (4 khẩu phần)
4 quả ớt chuông đỏ cỡ to
2 thìa cà phê dầu ô liu nguyên chất
500g thịt gà xay, hoặc gà tây xay
2 thìa cà phê gia vị Ý (Italian seasoning)
1 thìa cà phê bột tỏi
1/2 thìa cà phê muối kosher
¼- ½ thìa cà phê ớt khô
Khoảng 400g cà chua thái hạt lựu
1,5 cup gạo nâu hoặc quinoa, cơm súp lơ
1 cup phô mai Mozzarella bào vụn
½ cup phô mai Parmesan, chia thành 2 phần
2 thìa súp húng quế tươi cắt nhỏ
Cách làm
Làm nóng lò ở 190 độ C (375 độ F). Quét một lớp dầu mỏng lên khay nướng để chống dính.
Ớt chuông đỏ rửa sạch, để ráo, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt, xếp lên khay nướng.
Đun nóng dầu ô liu trong chảo chống dính ở mức lửa vừa. Cho thịt gà, gia vị Ý, bột tỏi, muối và ớt khô vào xào chín (khoảng 4 phút). Chắt hết nước trong chảo, sau đó cho cà chua thái hạt lựu vào, tiếp tục đun lửa nhỏ trong 1 phút.
Nhấc chảo ra khỏi bếp. Cho vào chảo phần cơm và ½ cup phô mai Mozzarella, ¼ cup phô mai Parmesan vào trộn đều. Nhồi nhân vào quả ớt, phủ lên trên phần phô mai còn lại.
Nướng cách thủy không đậy nắp trong 30 – 35 phút cho đến khi ớt mền và phô mai tan chảy. Rắc húng quế tươi. Dùng nóng.
Mách nhỏ
Bạn có thể bảo quản món này trong ngăn mát tủ lạnh 4 ngày, ngăn đông 3 tháng, dành cho những ai bận rộn, không thể thường xuyên vào bếp. Khi dùng, bạn chỉ cần hâm nóng bằng lò viba.
Gà xào húng quế sốt cay ngọt kiểu TháiTương ớt Thái với vị cay cay ngọt ngọt làm tăng thêm hương vị cho món gà, và món ăn thêm lạ miệng với rau húng quế và hạt điều giòn giòn. Món này có thể dùng với cơm và xoài (chọn loại xoài Thái ngọt dịu mà vẫn có độ giòn).
Thành phần dinh dưỡng: 458 calorie
Nguyên liệu (4 khẩu phần)
2 thìa súp dầu mè hoặc dầu phộng
500g thịt gà xay
Tiêu đen
4 tép tỏi, băm nhuyễn hoặc giã giập
1 mẩu gừng nhỏ, giã giập
2 quả ớt chuông đỏ hoặc vàng, cắt khúc
½ cup hạt điều tươi
½ cup nước tương hàm lượng muối thấp hoặc nước tương tamari
1 thìa súp nước mắm
¼ cup mật ong
2 – 3 thìa súp tương ớt băm tươi (sambal oelek)
1 cup húng quế tươi, lặt lá
¼ cup bạc hà tươi, lặt lá
Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt
1 quả xoài, gọt lát mỏng hoặc cắt khối vuông
Cách làm
Đun nóng dầu trong chảo lớn ở lửa vừa. Cho thịt gà vào xào, nêm hạt tiêu đen, đảo đều gà trong khoảng 5 phút.
Cho tỏi, gừng, ớt chuông và hạt điều vào đun thêm 2 – 3 phút cho đến khi tỏi dậy mùi thơm.
Cho nước tương, nước mắm, tương ớt và mật ong vào. Đun sôi nước sốt ở lửa vừa cho đến khi nước sốt thấm đều vào gà (khoảng 5 – 8 phút).
Tắt bếp, cho húng quế và bạc hà vào đảo đều.
Cho cơm ra đĩa, múc thịt gà lên trên, thêm lá húng quế và xoài. Mời bạn thưởng thức!
Món ngon từ gà viên: Súp pasta kiểu ÝNếu bạn ngán món mì gà, miến gà, phở gà, nui gà quen thuộc, thử đổi vị với món súp kiểu Ý có tên Italian Wedding Soup, được làm từ thịt gà viên nhỏ, mì ống couscous và thật nhiều cải bó xôi.
Nguyên liệu
Sử dụng pasta couscous trong món súp gà kiểu Ý
Thịt gà viên:
3 tép tỏi, giã giập
3 thìa súp mùi tây băm nhỏ
3/4 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê tiêu đen
1 thìa súp “half and half” (hỗn hợp pha trộn 50/50 giữa sữa tươi và kem tươi), hoặc thay bằng sữa tươi
1 quả trứng
550g thịt gà xay (hoặc thịt bê, gà tây xay)
Súp:
1 – 2 thìa súp dầu ôliu
3 cup hỗn hợp hành tây, cà rốt, cần tây thái nhỏ với lượng bằng nhau
4 tép tỏi, băm nhuyễn
8 cup nước luộc gà ít muối
3/4 cup mì ống loại acini di pepe hoặc orzo
150g cải bó xôi, cắt nhỏ
1 quả chanh xanh, bào lấy vỏ
Cách làm
1. Phần thịt viên: Cho tất cả các thành phần làm thịt viên, ngoại trừ thịt gà xay, vào tô. Dùng nĩa trộn các nguyên liệu với nhau. Cho thịt gà xay vào bát, dùng thìa trộn cho đến khi hỗn hợp hóa quyện đều vào nhau. Mỗi viên thịt có lượng bằng ½ thìa. Vo tròn rồi đặt vào đĩa riêng, cứ thế đến khi hết phần thịt.
2. Áp chảo thịt viên: Đây là bước không bắt buộc nhưng sẽ làm tăng thêm hương vị cho món súp. Đun nóng chảo chống dính ở lửa vừa, cho 1 thìa cà phê dầu ôliu vào chảo và 1/3 số thịt viên đã chuẩn bị và để áp chảo cho thịt săn lại trong 1 – 2 phút (lật đều các mặt). Bạn không cần nấu chín, chỉ cần viên thịt có màu ram rám đẹp mắt. Trút thịt ra đĩa, để riêng.
3. Nấu súp: Đun nóng thìa súp dầu ôliu còn lại trong nồi ở mức lửa vừa đến cao. Thêm hỗn hợp hành tây, cà rốt, cần tây vào xào trong 4 – 5 phút hoặc đến khi rau mềm một chút. Thêm tỏi trong 30 giây cuối và đảo cho đến khi có mùi thơm. Thêm nước luộc gà cùng 1 cup nước lọc (250ml) vào nồi, đun sôi nước súp trước khi cho mì ống vào.
Tùy loại pasta mà bạn sẽ có thời gian nấu chín mềm khác nhau. Bạn có thể luộc mì ống riêng, trước khi cho vào nồi súp. Cho mì ống vào nồi nước dùng và nhẹ nhàng cho thịt viên vào. Nếm thử độ mềm của mì ống rồi tắt bếp. Cho cải bó xôi và vỏ chanh vào khuấy đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Dùng nóng.
Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng chúng tôi để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà chúng tôi mang đến cho bạn.
Nguồn tham khảo
Hạ Canxi Trong Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
1. Hạ canxi trong máu là gì?
Mức độ ổn định của canxi phụ thuộc và 3 yếu tố sau:
– Mức độ ruột hấp thụ canxi.
– Sự bài tiết canxi tại thận.
Xương dự trữ khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể, 1% canxi tự do còn lại đóng vai trò như hệ đệm, có thể điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết bằng cách trao đổi với dịch ngoại bào.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hạ canxi?
Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: Tình trạng này gặp ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.
Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng.
Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ canxi.
Các bệnh lý tại thận: Bệnh nhân suy thận cũng có thể bị hạ canxi, nguyên nhân do giảm bài tiết photpho hoặc các tế bào thận bị tổn thương làm giảm quá trình tổng hợp 1,25OH2D3. Ngoài ra hội chứng nhiễm toan ống lượn xa hoặc hội chứng Fanconi khiến lượng canxi quan thận giảm.
Hạ protein trong máu: Tình trạng hạ canxi máu lâm sàng hay còn gọi là giả hạ canxi máu. Lượng canxi gắn với xác protein giảm đi nhưng lượng canxi ion hóa không thay đổi.
Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,…
3. Những triệu chứng ở bệnh nhân hạ canxi trong máu
3.1. Triệu chứng ở trẻ em
– Tăng phản xạ gân xương: Thực hiện kiểm tra bằng cách gõ vào ở vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má, nếu thấy các cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi, đây là dấu Chvostek.
Vị trí thực hiện dấu Chvostek
– Co rút cơ: Sử dụng dấu Trousseau, đo huyết áp tâm thu 20mmHg và giữ trong thời gian khoảng 3 phút, nếu có sự co rút cơ sẽ xảy ra sau đó bao gồm gấp cổ tay và khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay thì dấu trousseau dương tính.
3.2. Triệu chứng ở người lớn
– Sử dụng dấu Chvostek và dấu Trousseau để kiểm tra tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ.
– Co giật, chuột rút.
– Nhịp tim đập loạn, đau thắt bụng
– Trầm cảm.
Bàn tay của người bị hạ canxi
3.3. Biểu hiện hạ canxi cấp
Biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp dưới dạng cơn Tenany, cụ thể như sau:
– Chân duỗi như đạp xe đạp
– Cơ toàn thân đau nhức, các cơ mặt bị co giật.
Khi bị hạ canxi cấp cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nhuyễn xương ở người lớn hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
4. Chẩn đoán,điều trị và phòng ngừa hạ canxi
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh:
– Kiểm tra lâm sàng tình trạng tóc, da, cơ bắp của người nghi ngờ bị bệnh.
– Kiểm tra tâm lý: Chứng mất trí, nhầm lẫn ảo giác.
Những phương pháp điều trị hiệu quả:
– Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Cách này sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt một cách nhanh chóng nhất.
– Điều trị bệnh nền nếu hạ canxi máu do bệnh gây ra.
Một số biện pháp để phòng ngừa hạ canxi hiệu quả:
– Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi trong máu.
– Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng với lượng canxi thích hợp để hạn chế những nguy cơ gây nên tình trạng thiếu hụt canxi
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đến cơ sở y tế của chúng tôi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thiếu Máu Thiếu Sắt Ở Trẻ Em: Từ Chẩn Đoán Đến Điều Trị trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!