Bạn đang xem bài viết Tê Bì Tay Chân Có Thể Đã Mắc Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thông thường là cảm giác tê rần ở các đầu chi, dễ thấy nhất là ngón tay. Cảm giác châm chích hoặc thậm chí có thể kèm theo giảm cảm giác nhận biết thông thường.
Bên cạnh đó, điều cần chú ý là các triệu chứng khác quan trọng kèm theo. Những dấu hiệu cần đặc biệt quan tâm bao gồm:
Yếu cơ, mất thăng bằng.
Đau nhức cơ thể như cổ, gáy, vai, hông, đùi, mông,…
Thay đổi màu sắc da vùng tê bì: tái nhạt hoặc tím đỏ,…
Tri giác lẫn lộn, mất đi sự minh mẫn bình thường.
Như đã nói, đây là một biểu hiện có thể do nguyên nhân đơn giản cho đến báo hiệu một tình trạng cần điều trị sớm. Quan trọng là nhận diện mức độ và dấu hiệu đi kèm, nhất là người lớn tuổi. Các nguyên nhân “thủ phạm” nổi bật có thể:
1. Bệnh lý thần kinh – cột sốngĐây là nhóm nguyên nhân tương đối phổ biến, đặc biệt là đối tượng người lớn, lao động nhiều. Gồm nhiều có các bệnh lý kinh điển mà nhắc đến thì chúng ta đều cảm thấy rất đỗi quen thuộc như thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống (thường gọi là gai cột sống)…
Các bác sĩ nội thần kinh, cơ xương khớp hay chỉnh hình là những người chúng ta có thể tham vấn. Các phương tiện hình ảnh, trong đó chụp cộng hưởng từ là một trong những chìa khoá “vàng” trong nhóm này.
2. Bệnh lý viêm rễ – viêm dây thần kinhCó nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng viêm tại rễ hoặc dây thần kinh. Bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng, nhiễm siêu viMột số vi khuẩn có thể gây viêm rễ, viêm dây thần kinh.
2.2. Bệnh lý tự miễnCác bệnh lý có thể tạo ra kháng thể, thay vì chúng tấn công các vật ngoại lai, chúng lại tấn công các cấu trúc của hệ thống thần kinh ngoại biên trong cơ thể và gây ra tê bì tay chân. Biểu hiện của tình trạng này rất thay đổi và không nên chủ quan. Trường hợp tổn thương gây liệt cơ hô hấp là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.
Khi tê bì kèm với sốt, yếu cơ hay đau khớp,… Hãy tìm đến bác sĩ nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2.3. Bệnh lý mãn tính, nội tiết – chuyển hoáNhiều loại bệnh khác nhau có thể gây triệu chứng tê bì tay chân do thay đổi hoạt động của hệ nội tiết và sự vận hành bình thường của hệ thống điện giải trong cơ thể:
3. Bệnh lý mạch máu
Khi có những bất thường làm giảm lượng máu nuôi đến cấu trúc ở xa cơ thể và dây thần kinh thì triệu chứng tê bì có thể gặp:
Xơ vữa mạch máu.
Hẹp động mạch, dị dạng động mạch.
Huyết khối mạch máu.
4. Thiếu hụt vi chất
Nổi bật bao gồm có hạ canxi máu, thiếu vitamin B12… thường đi kèm trong bệnh lý mạn tính khác. Những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày, ruột có nguy cao hơn trong bệnh lý này. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu kèm theo.
Việc thiếu hụt vi chất có thể gặp nhiều ở những người lạm dụng thuốc lá và đặc biệt là nghiện rượu.
5. Tác dụng phụ của thuốcMột điều quan trọng không được bỏ quên đó là các thuốc và chất bệnh nhân đang sử dụng. Rất nhiều loại thuốc có thể gây triệu chứng tê bì tay chân mà rất khó phân biệt. Do đó, khi đi khám bệnh, bệnh nhân và người nhà cần nêu rõ với bác sĩ thăm khám cho mình tất cả các loại thuốc mình đang sử dụng, bao gồm cả thuốc bắc, thuốc nam, thuốc gia truyền.
Thậm chí là các thuốc mình đã sử dụng trong thời gian trước đó. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nhận diện nguyên nhân của triệu chứng tê bì nói trên.
6. Tác động của yếu tố ngoại cảnhChúng ta đã lược qua các nguyên nhân có phần “đáng sợ” phải không nào! Nhưng thực tế, bên cạnh đó các nguyên nhân sinh lý thông thường cũng là những “tội đồ” gây nên triệu chứng tê bì tay chân khó chịu này. Các điều kiện của môi trường có thể gồm:
Thay đổi thời tiết.
Căng thẳng, lo âu, cãi vã.
Tư thế ngủ, học tập, làm việc không phù hợp.
Mang quần áo, dày dép quá chật,…
Triệu chứng tê bì tay chân là một trong những biểu hiện phổ biến thường gặp. Nguyên nhân của bệnh có thể từ đơn giản do ngoại cảnh cho đến phức tạp bởi các bệnh tự miễn hay thần kinh. Việc chú ý đặc điểm của triệu chứng, các biểu hiện kèm theo là vô cùng quan trọng trong việc nhận diện sớm bệnh để có những xử lý kịp thời.
Nguyên Nhân Gây Tê Chân Tay Và Những Bài Tập Yoga Chữa Tê Chân Tay Hữu Hiệu
Tê chân tay là hiện tượng phổ biến, đặc biệt ở người già và phụ nữ có thai. Tê bì chân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng chẳng hạn như tổn thương về vận động và cảm giác. Nếu đang mắc phải tình trạng này, các bài tập yoga cho người tê chân tay sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Nguyên nhân gây tê tay chân
Làm việc không khoa học: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh, từ đó gây tê tay chân, đặc biệt là tê cánh tay, cơ thể mệt mỏi.
Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót
Do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương
Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
Bạn nên lưu ý đến triệu chứng tê tay chân để thăm khám, có phương pháp can thiệp chữa bệnh kịp thời. Bởi nếu để lâu, quá trình điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian.
Những bài tập yoga cho người tê chân tay 1. Ngồi thiềnTheo nghiên cứu, ngồi thiền là việc kết hợp giữa ngủ và thức, giúp cơ thể thư thái. Khi đó, tất cả các cơ quan của người tập đều được nghỉ ngơi.
Ngồi thiền là sự kết hợp giữa ngủ và thức
Cách thực hiện
Ngồi thẳng, 2 chân duỗi ra
Nhẹ nhàng gập đầu gối, dùng tay đặt lên đùi trái, gót chân sát với bụng của bạn-Làm tương tự với chân còn lại
Khi cả 2 chân đã bắt chéo và bàn chân bạn cảm thấy thoải mái khi đặt trên đùi, đặt tay bạn lên đùi (có thể thủ ấn)
Hãy luôn nhớ rằng giữ đầu và cột sống thẳng, không được khom
lưngThở sâu và nhẹ nhàng. Giữ tư thế trong tầm vài phút. Sau đó thả lỏng
Lặp lại tư thế đổi chân
2. Tư thế yoga cái câyTư thế cái cây là một trong những tư thếyoga cho người tê chân tay vì có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và sự tập trung; tăng cường sức khỏe cơ bắp ở chân và cơ trung tâm; giúp khắc phục tình trạng tê bì chân tay. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và cảm giác như cơ thể được kéo dãn hoàn toàn.
Người tập sẽ có cảm giác cơ thể như được kéo dãn hoàn toàn.
Cách thực hiện
Khi thực hiện tư thế cái cây, bạn nên mặc quần dài thay cho quần ngắn, bởi vì khi mặc quần ngắn, lòng bàn chân của bạn sẽ chà lên đùi.
Đứng khép hai chân với nhau, sau đó dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái và từ từ nhấc chân phải khỏi mặt đất
Giữ mắt cá chân phải bằng tay trái, sau đó uốn cong bàn chân, rồi đưa gót chân lên đùi càng cao càng tốt và chĩa ngón chân xuống đất.
Để giữ cho bàn chân phải đúng vị trí, dùng chân trái đẩy vào lòng bàn chân phải. Đồng thời, dùng lòng bàn chân phải đẩy mạnh vào chân trái, hai lực đối lập sẽ giúp chân phải không bị rơi xuống.
Nắm hai tay trước ngực nếu đã cảm thấy ổn định, sau đó bạn có thể duỗi thẳng cánh tay cao hơn đầu hoặc chếch sang 2 bên. Nhìn thẳng vào một điểm cố định trước mắt để giúp giữ thăng bằng
Giữ thẳng xương sống và đè nặng xương cụt xuống. Tập trung vào việc giữ cố định phần eo và hít thở sâu
Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở hoặc nhiều hơn và sau đó đổi bên.
3. Tư thế yoga chim bồ câuTư thế chim bồ câu giúp cột sống được trải dài và thư giãn. Khi tập, các chi được vận động linh hoạt, thúc đẩy khí huyết lưu thông, các dây thần kinh vùng thân và lưng được kích thích, tránh tình trạng ứ trệ gây tê bì chân tay.
Bài tập này giúp cột sống được trải dài và thư giãn
Cách thực hiện
Ngồi xuống sàn, đầu gối đặt dưới hông và tay trước vai
Sau đó, nhẹ nhàng trượt đầu gối về phía trước ngay dưới cổ tay phải. Khi thực hiện cần chú ý đặt cẳng chân phải dưới thân và ở phía trước đầu gối trái
Từ từ trượt chân trái về phía sau
Kéo căng đầu gối với phần đùi trong dưới sàn. Mông phải hạ xuống sàn. Gót chân phải ở phía trước hông trái
Xoay đầu gối phải về phía bên phải sao cho nó nằm ngoài đường thẳng hông. Mở rộng chân trái ra khỏi hông
Sau đó, hít thật sâu, khi thở ra hãy uốn cong chân trái, đẩy thân mình căng ra trước càng nhiều càng tốt để đầu bạn dần dần chạm vào bàn chân
Nhấc cánh tay lên, từ từ gập khuỷu tay. Sau đó, dùng tay bạn nắm lấy bàn chân và đưa về phía đầu
Giữ cho xương chậu thẳng đứng. Sau đó, nâng vành dưới của sườn lên và đẩy ngực hướng lên trần nhà
Giữ tư thế tầm 30 đến 60 giây. Sau đó, bạn thả tay xuống sàn và thư giãn đầu gối
Nhẹ nhàng đổi bên với chân trái hướng lên trước. Bạn cần chú ý phải hít thở đều theo từng nhịp.
4. Tư thế yoga đứa trẻTư thế đứa trẻ là tư thế ngồi khom người ra phía trước, làm duỗi, thư giãn xương sống và phần lưng dưới. Tư thế giúp bạn cải thiện hiện tượng thoái hóa cột sống và dây thần kinh cổ và giảm thiểu một số triệu chứng của tê bì chân tay.
Tư thế em bé giúp giảm thiểu một số triệu chứng của tê bì chân tay
Cách thực hiện
Gập người về trước giữa hai đùi. Thở ra. Chú ý đầu và ngón chân chạm sàn, gáy thư giãn.
Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa hai đùi.
Đưa hai tay duỗi thẳng về phía trước, hai lòng bàn tay úp.
Thả lỏng vai. Cảm nhận được sức nặng của vai, bụng thư giãn trên đùi.
Giữ tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn tùy theo khả năng của bạn.
Thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ để thoát thế.
Các động tác yoga cho người tê chân tay chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách. Để hạn chế những rủi ro, bạn sẽ cần một huấn luyện viên cá nhân để hướng dẫn cho mình một cách bài bản nhất.
Giờ đây, nỗi lo tập yoga sai tư thế của bạn đã có chúng mình giải quyết. Bạn có thể tập luyện ở bất kỳ nơi đâu với sự hướng dẫn tận tình của các huấn luyện viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm từ chúng mình.
Đăng bởi: Huỳnh Thư
Từ khoá: Nguyên nhân gây tê chân tay và những bài tập yoga chữa tê chân tay hữu hiệu
Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng Là Gì? Các Triệu Chứng Thường Gặp
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh do tác nhân virus Coxsackievirus gây ra.
Triệu chứng điển hình là lở loét trong miệng và phát ban ở bàn tay và bàn chân. Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh tay chân miệng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho con bạn.
Hầu hết mọi người bị nhiễm virus Coxsackievirus qua đường miệng. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người với người bị nhiễm bệnh: dịch tiết mũi hoặc họng, nước bọt, hắt hơi, chất lỏng từ mụn nước.
3 giai đoạn của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
Trong đó giai đoạn khởi phát từ 1 – 2 ngày, triệu chứng: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, chán ăn, trẻ khóc quấy, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như:
Loét miệng.
Phát ban.
Sốt nhẹ.
Buồn nôn, nôn.
Biến chứng thần kinh.
Tham Khảo Thêm:
Kỹ thuật chìm vào giấc ngủ trong 10 giây của quân đội Mỹ
Giai đoạn 3: Giai đoạn lui bệnh thường từ ngày thứ 8 – 10, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có bất kỳ biến chứng nào.
Trẻ nhỏ bị tay chân miệng có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, một số trẻ không sốt.
Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
Sốt ở trẻ bị tay chân miệng
Viêm họng là dấu hiệu đặc trưng ở trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Cảm giác khô họng, ngứa ngáy, nóng rát ở phía sau cổ họng thường là dấu hiệu của viêm họng.
Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của các tình trạng nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn nên theo dõi xem nó phát triển như thế nào.
Hình ảnh viêm họng
Xuất hiện các vết phồng rộp như bong bóng, có chất lỏng tích tụ dưới lớp biểu bì. Vết rộp có thể có mủ, máu hay huyết thanh.
Chúng nổi dạng đơn lẻ hay theo cụm, có thể ngứa hoặc đau ít hay nhiều. Không nên làm vỡ vết phồng rộp sẽ dây bị nhiễm trùng, lây lan.
Các vết phòng rộp ở tay
Sự thèm ăn của bạn có thể giảm nếu sức khỏe cơ thể không tốt, sức đề kháng kém.
Trẻ ăn không ngon, chán ăn
Ăn không ngon, biếng ăn khiến sức đề kháng giảm dẫn tới mệt mỏi, các vết phồng rộp, mụn nước khiến trẻ bị đau trở nên cáu kỉnh.
Bé mệt mỏi, cáu kính, khóc quấy
Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 5mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, chán ăn, lười bú sữa, hay chảy dãi.
Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…
Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn mất ngon trong khi bị bệnh.
Vết lở loét niêm mạc miệng
Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, có thể ở mông xuất hiện những nốt ban đỏ trên da.
Vết ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Đặc điểm các ban này thường không ngứa, không đau.
Phát ban ở tay, chân và trên mặt
Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài, bật tỉnh rồi khóc vào ban đêm . Đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhiễm độc thần kinh.
Sốt cao li bì 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol. Cho thấy mức độ viêm nặng trong cơ thể trẻ.
Dễ giật mình cũng là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh.
Trẻ sốt cao kéo dài, uống thuốc hạ sốt không giảm
Các dấu hiệu
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu, bị lở miệng, viêm họng dẫn đến ăn khó khăn.
Trẻ sốt cao li bì, dễ dẫn tới co giật.
Liên hệ bác sĩ nếu bé không cải thiện sức khỏe sau 10 ngày.
Các xét nghiệm, chẩn đoán
Phân lập virus từ bệnh phẩm: phân, dịch họng, dịch nốt phồng rộp.
Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, miễn dịch huỳnh quang.
Xét nghiệm RT – PCR phát hiện ARN của virus.
Advertisement
Các bệnh viện tham khảo
Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đến Khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị:
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, Bệnh viện Nhiệt đới,…
Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
Bệnh ghẻ nước là gì và phương pháp điều trị dứt điểm
Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả tại nhà
Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới
Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không?
Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, trong đó có hai chủng virus gây ra chủ yếu là virus Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71), trong đó chủng Enterovirus 71 (EV71) là loại thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, thần kinh, tim mạch, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh hai chủng virus virus Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71), nguyên nhân gây bệnh có thể là một số chủng virus nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5). Bệnh tay chân miệng có mức độ lây lan khá nhanh, nếu không kiểm soát được sẽ bùng phát thành dịch, cao điểm của bệnh là vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 11.
Trẻ em từ 0 10 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dưới 5 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng, bởi đây là độ tuổi bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh qua các hành động tập đi, tập bò, trườn… Đến lúc đi đến các cơ sở trường học nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ tham gia sinh hoạt với các bạn cùng trang lứa, là điều kiện lây nhiễm từ các nguồn bệnh của các trẻ khác.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có lây không
Câu trả lời là Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu được lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Các loại nước bọt, đờm và nước mũi của trẻ mắc bệnh thường được tìm thấy trên dịch tiết đường hô hấp và trong phân khi đào thải ra ngoài.
Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng từ nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ trẻ với trẻ, trẻ với người lớn hoặc người lớn với trẻ khi những đối tượng đó bị nhiễm virus.
Trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng từ các nguồn thực phẩm chứa virus gây bệnh. Tiếp xúc với các loại đồ chơi không được làm sạch thường xuyên, chứa virus gây bệnh.
Khi virus phát tán bên ngoài, chúng tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ chơi, sàn nhà, đồ dùng, các vật dùng sinh hoạt như: chén, bát, cốc uống nước, quần áo… Khi trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nguy cơ lây bệnh là rất cao.
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tên của bệnh nói lên nhiều điều về triệu chứng của bệnh tay chân miệng chủ yếu biểu hiện trên Tay, Chân, Miệng của bệnh nhân. Tùy theo từng giai đoạn bệnh triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em khác nhau.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
Giai đoạn đoạn này trẻ thường không có biểu hiện gì bất thường, mọi sinh hoạt của trẻ diễn ra như bình thường. Chính vì thế đây cũng là giai đoạn dễ bị lây nhiễm nhất do không có sự đề phòng. Các bậc phụ huynh được khuyến cáo nên thận trọng với bệnh trong những đợt đỉnh dịch, vào mùa như thời tiết giao mùa giữa mùa Xuân và mùa Hạ.
Triệu chứng bệnh Tay chân miệng giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các triệu chứng như:
Sốt: Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng, trẻ có thể bị sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Lúc này các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt.
Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được.
Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy, mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ cần dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.
Đau họng: thường xảy ra sau 2 ngày bị bệnh, các cơn đau họng biểu hiện rệt khi trẻ ăn thức ăn cứng, khô. Đau họng là nguyên nhân dẫn đến trẻ chán ăn.
Chán ăn: Sốt, mệt mỏi, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa.
Triệu chứng bệnh Tay chân miệng giai đoạn toàn phát.
Sau 1-2 ngày khởi phát trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt toàn thân đây còn gọi là giai đoạn toàn phát:
Phát ban trên da: Trên cơ thể ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông sẽ nổi ban dạng phỏng nước, đường kính 2 -10mm, hình bầu dục. Các phỏng nước có thể mọc ẩn dưới da, mọc lồi lên bề mặt da, sờ vào có cảm giác cộm, không ngứa, không đau.
Loét miệng: Trên các vị trí lợi, niêm mạc má và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Các vết loét khi vỡ ra khiến trẻ đau quấy khóc, bỏ bữa thường xuyên.
Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, ngủ không ngon giấc, giật mình, ngủ li bì.
Trường hợp bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể chăm sóc trẻ tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sau 7 -10 ngày, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe.
Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 giờ đi kèm với các triệu chứng: co giật, tim đập nhanh, ói, tay chân run rẩy, khó thở, da nổi vằn, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng như: viêm não, viêm màng não, thần kinh, tim mạch xảy ra.
Cách điều trị tay chân miệng ở trẻ em
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Các phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc để điều trị từng loại triệu chứng của bệnh. Đồng thời, ngăn chặn sự xâm nhập phát triển của virus đến các cơ quan trong cơ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm.
Điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc
Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tay chân miệng, trẻ có thể được điều trị ở nhà nếu như ở thể nhẹ chưa có biến chứng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc phụ huynh chỉ cần đến khám, lấy thuốc sử dụng cho trẻ tại nhà. Sau 2 ngày dùng thuốc, đưa trẻ đến tái khám để kiểm tra xem mức độ bệnh điều trị, cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
Các loại thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc hạ sốt và giảm đau Paracetamol với liều dùng mỗi lần 10 -15mg paracetamol/kg cân nặng của trẻ. Tùy cân nặng của trẻ sẽ tính ra liều cho mỗi lần dùng, như trẻ cân nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100 -150mg paracetamol. Đối với trẻ sơ sinh liều dùng từ 10-15mg/kg cho mỗi lần, dùng 3 – 4 lần trong ngày mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.
Thuốc khử trùng (dùng để vệ sinh phòng ở, đồ dùng của người bệnh). Thuốc sát trùng (dùng để súc miệng, lau vết mụn ngoài da). Thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trường hợp trẻ xuất hiện các biến chứng, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được nhập viện, điều trị kịp thời. Để điều trị các biến chứng, các bác sĩ để sử dụng các loại thuốc như: Thuốc chống co giật, phù não, điều hòa huyết áp, giảm đau. Ngoài ra, trẻ có thể cần đến máy trợ phổi, trợ tim để hỗ trợ điều trị.
Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho trẻ uống các loại dung dịch điện giải như oresol . Đối với thuốc oresol, các bậc phu huynh cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50ml/lần, ngày uống khoảng 2-3 lần. Trẻ từ 2-6 tuổi cho uống 100ml/lần, ngày uống 2-3 lần.Trẻ 6 – 12 tuổi cho uống 150ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần. Trong thời gian sử dụng thuốc Oresol, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ dùng thức ăn hoặc các dung dịch khác chứa chất điện giải như nước trái cây, thức ăn có muối cho tới khi hết liệu trình điều trị để ngăn chặn việc sử dụng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh mắc phải bệnh tiêu chảy do thẩm thấu.
Đối với những triệu chứng sốt và loét miệng các bậc phụ huynh cần bổ sung vitamin C, kẽm từ các loại trái cây, rau xanh, các loại thịt để tăng sức đề kháng.
Để điều trị các vết loét miệng, loét họng, các bậc phụ huynh trước và sau bữa ăn có thể lau sạch miệng cho trẻ bằng dung dịch glycerin bora hoặc các loại gel rơ miệng nhằm sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Điều trị bệnh tay chân miệng bằng tắm lá
Bên cạnh các phương pháp điều trị tay chân miệng bằng các loại thuốc theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị, thì chế độ chăm sóc vệ sinh thân thể cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Đồng thời hỗ trợ cho việc điều trị thuốc được nhanh hơn. Hiện nay, trong dân gian có rất nhiều loại cây cỏ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tay chân miệng khá hiệu quả trong đó phải kết đến các loại cây sau.
Chè xanh
Chè xanh là một loại thảo dược tự nhiên có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, sát khuẩn rất tốt, ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng từ các vết loét, nốt phỏng ở da, hạn chế tình trạng vỡ từ các nốt bọng nước, giảm đau đớn, khó chịu cho trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng lá chè xanh đun sôi để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh (đun một lượng vừa đủ tắm cho trẻ không pha thêm nước lạnh vào). Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các loại chè xanh không bị dập nát, không chữa chất hóa học hay thuốc trừ sâu, nên chọn các loại lá tươi, không nên nấu nước chè khô.
Lá rau sam
Lá rau sam có chứa nhiều vitamin C có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm mát, hạ sốt, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp các nốt bỏng nước màu lành, hạn chế tình trạng lở loét, nhiễm trùng. Các bậc phụ huynh có thể lấy một nắm lá rau sam, rửa sạch đun sôi với nước với lượng vừa đủ để tắm cho trẻ, không pha thêm nước lạnh vào, mỗi ngày tắm cho trẻ 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Cỏ mực trị tay chân miệng
Cỏ mực hay còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi hay rau mực. Cỏ mực có vị chua, lành tính, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm đối với những nốt bọng nước của bệnh tay chân miệng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giúp các mụn bọng nước nhanh hồi phục. Các bậc phụ huynh có thể lấy một nắm lá cỏ mực đun sôi với lượng vừa đủ để tắm cho trẻ cho đến khi khỏi với liệu lượng ngày 1 lần.
Lá chè vằng
Lá chè vằng với thành phần các hoạt chất có tác dụng phòng ngừa mụn bọng nước lan rộng đối với bệnh nhân mắc tay chân miệng, thanh nhiệt, làm mát da, hạ sốt. Các bậc phụ huynh có thể kết hợp lá chè vằng với các loại lá cây như lá cây núc nác, cây kim ngân và cây cơm nguội để đun sôi với nước và tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng những gì?
Cần lưu ý kiêng kỵ một số thứ cho trẻ em bị tay chân miệng trong giai đoạn mắc bệnh để giúp bé mau hồi phục hơn.
Cách ly trẻ tại nhà
Điều đầu tiên cần làm khi trẻ bị tay chân miệng là cách ly – không nên cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bình thường để tránh lây lan thành dịch.
Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, luôn giữ vệ sinh và khử trùng khu vực xung quanh nơi ở của trẻ.
Kiêng thức ăn nóng, cay và thức ăn cứng
Trẻ bị mắc bệnh thường bị loét khoang miệng, bởi vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cay hoặc quá cứng sẽ làm trẻ bị đau, khó chịu cũng như làm các vết loét nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể nấu các món súp loãng, thành phần không có các thức ăn dễ gây nóng và cay, để nguội rồi mới cho bé ăn.
Sau khi ăn, bé cần được súc miệng sạch sẽ để tránh các mảng bám thức ăn thừa còn lại trong khoang miệng, làm các vết loét bên trong nghiêm trọng hơn cũng như cọ xát làm đau trẻ. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều axit như nước chanh, cam cũng không nên cho bé uống nhiều vì có thể gây xót khiến bé khó chịu. Từ đó khiến bé càng mệt mỏi, hay quấy, bỏ ăn…
Không cho trẻ ngậm đồ chơi
Các món đồ chơi có thể làm xước những vết loét khiến vi khuẩn dễ phát triển lan rộng hơn đồng thời làm bé bị đau. Không kể đến, đồ chơi có thể vô tình mang những vi khuẩn, khiến bé càng bị bệnh nghiêm trọng hơn hoặc mắc thêm các bệnh khác.
Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ chơi chung đồ chơi với các bé khác. Đồ chơi, đồ dùng cá nhân như bát, thìa, cốc nước, bình sữa… của bé phải thường xuyên rửa sạch và tiệt trùng đầy đủ.
Chú ý cung cấp đủ chất cho trẻ
Bên cạnh các kiêng kỵ ở trên, cha mẹ cũng lưu ý một số vấn đề như:
Bệnh tay chân miệng không cần kiêng nước. Cha mẹ hãy tắm cho bé hằng ngày để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Hãy sử dụng xà phòng sát khuẩn hoặc nước muối pha cực loãng (0,9%) để tắm cho bé, vừa không làm bé bị xót đồng thời giúp sát khuẩn, làm se các vết loét. Chú ý lau nhẹ nhàng không làm vỡ các bọng nước trong khi tắm cho trẻ.
Mặc dù trẻ không thể ăn thức ăn cứng, nhưng cha mẹ vẫn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài những chất đạm, tinh bột, chất béo… bé còn cần được cung cấp nhiều vitamin, các chất vi lượng thông qua các loại rau xanh, hoa quả, sữa để tăng sức đề kháng.
Trong thời gian chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần luôn chú ý quan sát các dấu hiệu, triệu chứng ở trẻ để đề phòng biến chứng. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Giải Đáp Thắc Mắc Bệnh Tiểu Đường Ăn Gạo Lứt Có Khỏi Không?
Vì hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng rất cao dẫn đến lượng đường trong máu quá tải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhất là khu vực châu Á. Vì vậy mà nhiều người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt với mong muốn kiểm soát tốt lượng đường và bảo vệ sức khỏe.
Gạo lứt có tốt hơn gạo trắng?
Trong những năm gần đây, gạo lứt chính là một trong những loại thực phẩm được nhiều người quan tâm nhất. Nó luôn xuất hiện trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe. Đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu những vẫn chưa loại bỏ lớp cám gạo. Ngoài cái tên gạo lứt, nó còn được gọi là gạo rằn, gạo lật.
Gạo lứt có lớp vỏ lụa được giữ, không đánh bóng. Vì vậy mà loại gạo này chứa rất nhiều các vitamin nhóm B, chất xơ và khoáng chất quý giá. Theo phân tích, cứ một chén gạo lứt nấu chín trung bình cung cấp khoảng 230 calo. Trong đó có chứa 5g đạm, 50g carbohydrate, 3.5g chất xơ và một hàm lượng đáng kể các vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamin B1, riboflavin B2, niacin B3, B6 và vitamin E.
Với cả một “kho” dinh dưỡng như vậy, gạo lứt được xem là tốt hơn so với gạo trắng. Thế nhưng vì sao nhiều người lại chọn gạo trắng chủ yếu? Do gạo trắng cho hạt cơm dẻo hơn, ngon hơn. Còn gạo lứt rất cứng, trước khi nấu cần ngâm, nấu lâu hơn và khi ăn cần phải nhai kỹ.
Lợi ích của gạo lứt với người bệnh tiểu đường
Vì sao xu hướng người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây? Bởi người ta đã phát hiện lớp nhân của gạo lứt có công dụng làm giảm lượng glucose trong máu. Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng tổng hợp insulin. Ăn gạo lứt là cách để người bệnh tiểu đường tuýp I, tuýp II quản lý và điều hòa lượng đường trong máu.
Để chứng minh cho công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của gạo lứt, Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát với quy mô 200.000 người. Khảo sát chia làm 2 nhóm:
– Nhóm người dùng gạo trắng 300g/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 17%.
– Nhóm người dùng gạo lứt 120g/tuần cho kết quả thật bất ngờ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm đến 11%.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có sự xuất hiện của một loại enzym đặc biệt. Nó có công dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của prolylendopeptidase, hỗ trợ trung ương não bộ hoạt động tốt.
Tóm lại người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt như một loại thực phẩm để hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên gạo lứt chỉ thực sự tốt nếu trong điều kiện sạch, không chứa chất hóa học. Do đó khi lựa chọn gạo hàng ngày, chúng ta cần lưu ý!
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Ăn Bì Lợn Có Tốt Không
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một bất ngờ rất lớn từ bì lợn, nếu thường xuyên ăn bì lợn sẽ giúp chống lão hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
Trong bì lợn chứa một lượng lớn chất collagen, giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào trên cơ thể, nó rất hiệu quả với những người hay bị nhiệt, sốt tắc mạch, hay bị đau họng…
Ăn bì lợn có tốt không
Ngoài ra, cấu trúc của bì lợn khá giống với cấu trúc của da người, vì thế nó thường được các nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm độ bức xạ của tia UV với bì lợn, từ đó giúp phát triển ngành da liễu, mỹ phẩm.
Vậy ăn bì lợn có tốt không?. Bì lợn là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bì lợn để bổ sung Collagen, nó sẽ giúp làm chậm sự lão hóa của các tế bào trên cơ thể.
Theo các chuyên gia, trong bì lợn có chứa một lượng lớn protein được cấu tạo chủ yếu từ galetin và collagen, chúng sẽ làm chậm quá trình lão hóa, giúp cấu tạo da, xương và sụn hiệu quả.
Từ đó giúp cho da và xương chắc khỏe hơn, tuy nhiên protein trong bì lợn là một loại protein rất khó để tiêu hóa. Do đó, nếu như bạn ăn quá nhiều bì lợn có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, mỡ máu cao….
Do đó, trước khi ăn bì lợn, bạn nên cắt bỏ những lớp mỡ còn dích ở trên bì lợn, đây là loại protein khó tiêu, và rất dễ mắc bệnh béo phì nếu ăn quá nhiều bì lợn.
Vậy Ăn bì lợn có tốt không?. Bì lợn mang lại rất nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe, vì thế bạn nên ăn một lượng bì lợn vừa đủ để bổ sung Collagen cho cơ thể mỗi ngày.
Như bạn đã biết trong bì lợn có chứa một lượng lớn Collagen, đây là chất giúp làm chậm quá trình lão hóa da hiệu quả. Ngoài ra, bì lợn còn giúp tăng sự đàn hồi của làn da, giúp cho làn da khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế lượng Collagen được hấp thụ vào cơ thể khi ăn bì lợn là không cao, vì quá trình tiêu hóa sẽ bị phân hủy thành các axit amin, từ đó nó sẽ được biến đổi và tạo ra các chất khác.
Do đó, khi ăn bì lợn sẽ bổ sung một lượng nhỏ Collagen được hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ giúp làm chậm sự lão hóa da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng bì lợn vừa đủ, vì protein trong bì lợn có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Lớp mỡ dưới bì lợn thường chứa rất nhiều cholesterol, đây là loại protein khó tiêu hóa. Do đó, nếu như bạn ăn quá nhiều bì lợn có thể sẽ mắc bệnh béo phì, mỡ trong máu cao…
Theo các chuyên gia protein trong bì lợn rất khó tiêu, nếu như ăn quá nhiều nó sẽ có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch, có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
Nếu như bì lợn không được cạo sạch lông, cạo lông sống, thì những sợi lông nhỏ khoảng 2 – 3 mm sẽ gây tổn hại đến dạ dày, đường ruột. Những sợi lông lợn thường rất cứng, vì thế chúng có thể cắm vào màng nhầy ở dạ dày, ruột non và gây ra tổn thương.
Trong quá trình giết mổ, bì lợn có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng cao, nếu như bạn ăn bì lợn dưới dạng tái, lộn… thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng là không thể tránh khỏi, vì thế các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn bì lợn khi đã được nấu chín.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tê Bì Tay Chân Có Thể Đã Mắc Bệnh Gì? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!