Xu Hướng 9/2023 # Táo Mèo Đang Vào Chính Vụ, Bà Nội Trợ Tranh Thủ Làm Đồ Uống Cho Tết # Top 14 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Táo Mèo Đang Vào Chính Vụ, Bà Nội Trợ Tranh Thủ Làm Đồ Uống Cho Tết # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Táo Mèo Đang Vào Chính Vụ, Bà Nội Trợ Tranh Thủ Làm Đồ Uống Cho Tết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Táo mèo đang cho thu hoạch. Các bà nội trợ khắp ba miền đang tranh thủ làm đồ uống từ loại quả này. Cùng tìm hiểu ngay!

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 26/08/2023

Táo mèo đang cho thu hoạch. Các bà nội trợ khắp ba miền đang tranh thủ làm đồ uống từ loại quả này. Cùng tìm hiểu ngay!

Hằng năm cứ từ tháng 8 tới tháng 10 (dương lịch) là cây táo mèo cho thu hoạch quả. Đây là một loại quả mà tới mùa nhà nào cũng có. Bởi chúng được dùng để làm đồ uống giải khát thanh mát hoặc làm rượu táo mèo nhẹ êm vô cùng thơm ngon, tốt sức khỏe. Dùng uống trong các bữa tiệc hay dịp lễ, tết, gặp mặt… thì hết ý!

Rượu táo mèo uống thơm ngon, tốt sức khỏe nếu được ngâm ủ từ trái táo mèo thật

Quả táo mèo có nguồn gốc từ đâu? Dinh dưỡng của quả táo mèo

Táo mèo là một loại quả của miền núi Tây Bắc. Loại quả này sống trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt. Dẫu vậy, chúng lại dâng cho đời những một loại quả giàu chất dinh dưỡng sau lớp vỏ sần sùi, rám mưa, rám nắng.

Theo nghiên cứu táo mèo là một nguồn chất xơ, chất khoáng và vitamin đáng kể. Từ thời xa xưa, Đông y đã coi táo mèo là một phần không thể thiếu và được sử dụng như một vị thuốc quý để chữa nhiều loại bệnh. Một vài công dụng hữu ích của loại quả này đó là: cung cấp vitamin, chất xơ, đánh bay mỡ thừa, hạ huyết áp, cường tim. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy quả táo mèo có đặc tính chống tăng lipid máu, hạ đường huyết, giảm trọng lượng, kháng vi khuẩn kháng kháng sinh và hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư Hela và HepG-2. (Theo chia sẻ của lương y Phùng Tuấn Giang trên báo Vietnamnet)

Quả táo mèo có thể ăn được. Các món ăn, thức uống ngon từ quả táo mèo đó là táo muối chua, táo mèo lắc, muối xổi, chấm muối ớt, xí muội, siro, ngâm rượu…

Ngày nay, nhờ sự phổ biến của internet mà táo mèo lại càng biết đến và sử dụng rộng rãi. Thời điểm này, các bà nội trợ thường tranh thủ làm rượu táo mèo hoặc siro táo mèo hoặc các món ăn từ táo mèo tươi để thưởng thức.

Quả táo mèo có kích cỡ nhỏ, hương thơm đặc trưng

Công thức làm rượu táo mèo thơm ngon

chúng tôi là nhà cung cấp táo mèo tươi chính vụ tại thị trường TPHCM và các tỉnh phía Nam. Nhân dịp này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn công thức làm rượu táo mèo uống ngon nhức nách:

Nguyên liệu làm rượu táo mèo:

– Đường (nâu hoặc trắng): 3kg

– Rượu nếp an toàn: 4,5l

– Bình thủy tinh

Cách làm rượu táo mèo cho thành phẩm tựa Vang, uống như rượu trái cây, chua ngọt, thơm ngon:

– Bước 1: Sơ chế táo mèo. Cắt cuống, bổ đôi, rửa sạch, để ráo nước

– Bước 2: Cho táo mèo vào ngâm chung với đường trong bình thủy tinh. Lưu ý cứ một lớp táo là một lớp đường. Lớp phủ trên cùng sẽ là lớp đường.

– Bước 3: Sau 15-20 ngày, lúc này táo và đường đã tiết ra một lớp nước cốt. Bạn chắt nước cốt ra để riêng, bảo quản tủ lạnh để pha thành nước giải khát để uống. Phần quả táo mèo đã ngâm đường, bạn đổ rượu vào ngâm. Ngâm khoảng 6 tháng là có thể đem rượu táo mèo ra uống. Rượu táo mèo lúc này chua ngọt, thơm hương táo hấp dẫn. Uống như rượu trái cây, rất bon miệng.

Thành phẩm rượu táo mèo sau ngâm ủ 1 năm uống là mê

Cách Ngâm Táo Mèo Giảm Cân

Quả táo mèo có tác dụng gì?

Y học hiện đại đã chứng minh được những tác dụng kỳ diệu của trái táo mèo (tên gọi khác là sơn tra). Cụ thể, đó là những công dụng:

– Giúp hạ huyết áp

– Là người bạn của tim, giúp ổn định tim mạch, cho trái tim khỏe.

– Giúp tiêu hóa tốt, tăng lượng enzym dạ dày

– Có lượng canxi cao, giàu vitamin, đặc biệt là Vitamin C

– Hạ mỡ máu, điều tiết cholesterol

– Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do đầy bụng, khó tiêu.

Táo mèo giúp giảm cân như thế nào?

Cơ chế giảm cân mà loại quả này mang lại đó chính là tăng bài tiết cholesterol khiến cơ thể không hấp thụ kịp. Bởi vậy, rất phù hợp với những người bép phì, rồi loạn lipid máu. Bên cạnh đó, táo mèo làm giảm các chất béo không tốt mà cơ thể hấp thụ. Giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây chính là cơ sở để giảm mỡ, giảm béo bụng, duy trì vóc dáng gọn gàng.

Một lợi ích khác đó là loại quả này chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất nên việc giảm cân nhờ đó không gây ra các tác dụng phụ.

Cách ngâm táo mèo giảm cân

Táo mèo ngâm đường

Loại quả này sau khi ngâm với đường khoảng 3 tháng giống như được lên men tự nhiên. Thức uống có vị chua dịu. Đặc biệt, có chứa pectin giúp no lâu, hạn chế nạp thức ăn quá nhiều. Đặc biệt, hàm lượng acid amin sẽ giúp kích thích tiêu hóa, chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Như vậy, sử dụng táo mèo ngâm đường sẽ giúp tiêu hóa calo dư thưa, ngăn tình trạng tăng cân.

Cách ngâm táo mèo giảm cân với đường như sau:

– Dùng 1,5kg táo mèo tươi ngâm với 1kg đường

– Sau 3 tháng, lấy 1-2 thìa táo mèo này pha với một cốc nước ấm, uống sau bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa khoảng 200kcal.

Ngâm rượu táo mèo

Rượu táo mèo là đặc sản của vùng cao. Loại rượu này cũng nổi tiếng bởi những công dụng: đẩy lùi mỡ bụng, giúp hạ mỡ máu, bảo vệ gan, ngừa xơ vữa động mạch.

Cách ngâm rượu táo mèo như sau:

– Lấy 1-2kg táo mèo tươi (sơ chế sạch, rửa qua với muối, cắt làm đôi, để ráo nước) ngâm cùng 1l rượu 40 độ

– Ngâm vào bình thủy tinh trong khoảng 3-6 tháng là có thể dùng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn.

Dùng táo mèo khô uống như trà

Táo mèo khô là loại đã được cắt lát từ táo mèo tươi và phơi khô. Cách giảm cân từ táo mèo khô an toàn, mang lại hiệu quả nhanh chóng nếu áp dụng đúng cách.

Cách thực hiện rất đơn giản: chỉ cần sắc hoặc pha táo mèo khô như trà và uống hàng ngày sau bữa ăn. Vừa đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả mang tới lại vô cùng bất ngờ. Ngoài ra có thể jeest hợp với các vị thuốc khác như hoa cúc, thảo quyết minh để tăng hương vị và hiệu quả giảm cân.

Sử dụng giấm táo mèo

Giấm táo mèo đã được lên men từ táo và nước nên rất tự nhiên. Nguyên liệu này có khả năng kích thích trao đổi chất, giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ.

Theo nghiên cứu, việc sử dụng dấm táo mèo giảm béo có thể tiêu hóa được 200 calo. Bởi lượng protein trong táo mèo giúp cơ thể có cảm giác no.

Tùy sở thích, bạn có thể dùng các chế phẩm ngâm táo mèo khác nhau để giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên nhớ mùa táo mèo tươi rất ngắn, chỉ từ tháng 4 – tháng 6 âm lịch. Do vậy, bạn nên đặt hàng táo mèo tươi ngay để khỏi bỏ lỡ loại quả này. Đặt hàng tại chúng tôi . Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tập luyện và chế độ ăn uống khoa học.

Mọi thông tin về táo mèo, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 0901 486 486.

Thủ Tục Khởi Kiện Vụ Án Hành Chính

+ Quyếtđịnhhànhchínhlà văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặcngười có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;

b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.

(xem cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+ Hànhvihànhchínhlà hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc củangười có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (xem cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+ Quyếtđịnhkỷluậtbuộcthôiviệclà văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầucơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyếtđịnh, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổchức đó, ví dụ quyết định thuyên chuyển công tác, quyết định nâng bậc lương, quyết định kỷ luật mà không phải là quyết định kỷ luật buộc thôi việc,….

2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tươngđương trở xuống.

4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (xem cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

1. Người khởi kiện phải cónănglực pháp luật tốtụnghành chínhvànănglực hànhvitố tụng hành chính:

a. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chínhdo pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

b. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.

c. Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

d. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiệnquyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

e. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

2. Quyền khởi kiện vụ án hành chính

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

– Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

– Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.

Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứngminh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theoquy định của pháp luật.

– Nếu người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày 01/7/2011, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ngày 01/7/2011 (ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật).

1. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai mà người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày 01/7/2011 mà không được giải quyết hoặc không đòng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì được quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án trong thời hạn 01 năm từ ngày 01/7/2011 đến ngày 01/7/2012 (Xem cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính).

b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

2. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;

b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

(Xem cụ thể Điều 12Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

1. Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 105 Luật tố tụng hành chính (theo mẫu);

2. Cam kết của người khởi kiện không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

3. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

4. Bản sao quyết định hành chính, quyết định luật buộc thôi việc, quyết định, giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có),…;

5. Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, hoặc thực hiện hành vi hành chính,…

6. Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);

7. Bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (có chứng chực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

1.Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

A. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấphuyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trởxuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhànước đó;

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trởxuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồngnhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.

B. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trongcơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hànhchính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ ViệtNam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, cóhành vi hành chính;

2) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhànước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyềntrong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giớihành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnhthổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hànhchính, có hành vi hành chính;

3) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùngphạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

4) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó màngười khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởikiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

5) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ,ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

6) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

7) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyềncủa Toà án cấp huyện (xem cụ thể tại Điều 4Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Advertisement

2.Phương thức nộp đơn khởi kiện:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đơn khởi kiện qua đường bưu điện.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp biết;

b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

3. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết. Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.

1. Các loại án phí trong vụ án hành chính:

– Án phí hành chính sơ thẩm (200.000 đồng).

– Án phí hành chính phúc thẩm (200.000 đồng).

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

– Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

– Người khởi kiện vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này.

– Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

– Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm.

3. Các trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

– Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;

– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;

– Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

4. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

(Xem cụ thể tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án)

4 Tọa Độ Tranh 3D “Đang Làm Mưa Làm Gió” Tại Việt Nam

1. Làng bích họa Tam Thanh, Quảng Nam:

Là một dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn Quốc – Việt Nam do UBND thành phố Tam Kỳ và Qũy Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (The Korea Foundation – KF) tổ chức và thực hiện. Ngôi làng bích họa Tam Thanh nằm ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trở thành một nơi thu hút đông đảo các bạn trẻ.

Cũng có lẽ vì đây là ngôi làng bích họa độc đáo đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trông chúng chẳng khác là mấy so với con đường nghệ thuật ở Penang mà ai cũng phải check-in một lần.

Với hơn 100 ngôi nhà trong làng đã được các nghệ sĩ biến hóa trở nên độc đáo hơn so với khác thường. Những bức tranh trên tường màu sắc rự rỡ mô tả cuộc sống thường nhật của người dân làng chài. Chính những bức tranh như thế đã tạo cho nơi đây trở nên có sức sống hơn bao giờ hết.

2. Làng bích họa Tam Hải:

Cũng là địa điểm nằm trong Quảng Nam, nhưng làng bích họa Tam Hải lại được hình thành từ bàn tay của 25 sinh viên kiến trúc trong Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.

Không chỉ vẽ nên những bức tranh rực rỡ, mà các bạn sinh viên còn tái hiện lại những biểu tượng như Ghềnh đá bàn than, cuộc sống của người dân làng chài,…

3. Làng bích họa đảo bé An Bình – Lý Sơn:

Giống như Tam Hải và Tam Thanh, làng bích họa đảo An Bình hay còn gọi với cái tên là đảo bé, được made in Việt Nam 100%. Nhưng tác phẩm này được một nhóm họa sĩ trẻ đến từ nhiều nơi, trong đó 5 người từ Hà Nội và 5 người từ TP. Hồ Chí Minh.

Nếu đã từng ghé tới Lý Sơn, chắc chắn bạn sẽ chưa thể nào quên được vẻ đẹp tự nhiên nơi đây, cộng thêm “tấm áo mới” tràn đầy năng lượng và sự tươi mới của những bức tranh trên tường này. Và hình ảnh chú rùa vô cùng đáng yêu.

Địa chỉ: làng bích họa đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Làng bích họa 3D, Gành Yến Bình Hải:

Nằm ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làng bích họa ở làng chài Thanh Thủy lại mang một nét riêng. Bởi những bức tranh 3D này được làm nên từ bàn tay của những nghệ sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu đang tiết kiệm tiền để check-in bằng được con đường nghệ thuận tận bên Malaysia. Vậy thì không cần phải tốn công vậy đâu, Việt Nam giờ cũng có 4 ngôi làng bích họa 3D để bạn thỏa sức “sống ảo” cơ mà.

Đăng bởi: Phương Nguyễn

Từ khoá: 4 tọa độ tranh 3D “đang làm mưa làm gió” tại Việt Nam

Học Cách Nấu Bánh Canh Cua Vừa Ngọt Vừa Thơm Bà Nội Trợ Nào Cũng Làm Được

Bí quyết chọn cua biển ngon

Đã gọi là bánh canh cua thì phần quan trọng nhất của món ăn này chính là phải chọn được những con cua ngon, tươi và chắc thịt, nhiều gạch đỏ. Một số tiêu chí để chọn mua cua biển ngon chính là:

Quan sát màu lớp da giữa kẹt khuỷu trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Cua mới bắt thì lớp da này rất bóng, đó sẽ là cua mập, cua rọng lâu ngày lớp da này sẽ trở nên nhăn nheo.

Nhấn vào yếm cua, cảm thấy cứng tay là cua chắc. Nếu có cảm giác mềm thì cua ít thịt và bị bọng.

Đặc biệt, chọn những con cua có phần thân màu vàng phèn, đây thường là những con cua chắc thịt.

Dùng tay đè nhẹ phần khe giữa mai cua và yếm cua. Sau đó quan sát bên trong, nếu cua gạch nhiều bạn sẽ thấy phần gạch màu đỏ nhiều ở bên trong

Những nguyên liệu làm nên một nồi bánh canh cua ngon

500 gr thịt heo (có thể sử dụng thịt thăn, thịt đùi hoặc ba chỉ đều được)

2 con cua biển chắc thịt và có màu gạch đẹp

500 gr bánh canh sợi tươi

100 gr nấm rơm

2 nhánh hành lá

2 củ hành tím

3 tép tỏi

1 muỗng cà phê hạt nêm

1/2 muỗng cà phê tiêu

2 muỗng cà phê dầu điều

2 muỗng canh nước mắm

1/2 muỗng cà phê đường trắng

1 muỗng cà phê bột ngọt

2 muỗng cà phê muối

2 muỗng cà phê hành phi

2 trái ớt

1 trái chanh

2 muỗng cà phê dầu ăn

Hướng dẫn thực hiện món bánh canh cua

Bước 1: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Hành lá, ngò rí rửa sạch. Hành lá cắt khúc đầu hành trắng còn phần thân cắt nhỏ. Ngò rí cắt nhỏ.

Bước 2: Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ cuống và cắt đôi.

Bước 3: Thịt heo rửa sạch. Cua mua về làm sạch, tách riêng mai cua và phần thịt.

Bước 4: Đổ nước vào nồi, bắc lên bếp, thêm một ít muối ăn để khi thịt chín được đậm đà. Cho thịt heo vào đậy vung lại, luộc chín.

Mách nhỏ: vớt bọt, lật thịt thường xuyên để thịt được chín đều. Nếu miếng thịt to quá có thể cắt đôi để thịt nhanh chín hơn.

Bước 5: Trong khi chờ thịt chín, lấy 1 cái chảo cho 2 muỗng ca phê dầu ăn vào, phi thơm 1/2 số hành tím và tỏi băm. Tiếp theo cho cua vào xào chín, nêm 1 muỗng cà phê muối, hạt nêm, bột ngọt. Xào đều tay để cua thấm gia vị. Cho ra đĩa để riêng.

Bước 6:  Thịt chín vớt ra đĩa hoặc thớt cho nguội. Cắt lát mỏng vừa ăn cho vào đĩa riêng. Vẫn bắc nồi nước luộc thịt trên bếp, cho cua đã xào vào nồi nước luộc đun tiếp.

Mách nhỏ: nước luộc thịt và cua sẽ giúp cho nước dùng chúng ta ngon ngọt hơn.

Bước 7: Dùng lại chảo đó cho 2 muỗng cà phê dầu điều vào, phi thơm hành tím và tỏi băm còn lại, cho nấm rơm vào xào, nêm 1 muỗng cà phê muối, đường. Xào chín.

Bước 8: Nấm xào xong cho vào cùng nồi nước cua, nấu sối lại thì cho bánh canh vào, khuấy đều. Chờ sôi lại là chín.

Bước 9: Trong lúc chờ pha nước mắm: Cho 2 muỗng canh nước mắm vào chén, cắt thêm ớt trái và vắt chanh nếu muốn ăn chua.

Bước 10: Múc bánh canh cua ra tô, rắc hành lá ngò rí lên trên, rắc thêm một chút tiêu, hành phi ăn kèm nước mắm mặn.

Bạn đã cảm thấy kích thích chưa nào. Một món ăn không những thơm ngon mà còn đầy chất dinh dưỡng nữa. Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay nào?

Đăng bởi: Mạnh Hùng Trần

Từ khoá: Học cách nấu bánh canh cua vừa ngọt vừa thơm bà nội trợ nào cũng làm được

6 Món Lươn Kho Ngon Nhất Mà Bà Nội Trợ Nào Cũng Nên Biết

Lươn kho tiêu

Nguyên liệu:

Lươn 300 gr

Ớt 4 trái

Hành lá 1 nhánh

Tỏi 4 tép

Hành tím 2 củ

Dầu ăn 2 muỗng canh

Nước màu 1 muỗng canh

Nước mắm 1 muỗng cà phê

Gia vị thông dụng 1 ít (muối/đường/bột ngọt/hạt nêm/tiêu xay)

Cách chế biến:

Sơ chế lươn và các nguyên liệu khác

Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt cắt nhỏ.

Để lươn sạch nhớt, bạn cắt bỏ đầu, nội tạng và dùng muối chà xát lên lươn khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với vài lần nước.

Ướp lươn

Trộn đều lươn với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 ít tỏi băm, 1 ít hành lá, 1 muỗng canh nước màu.

Ướp lươn từ 15 – 20 phút để lươn ngấm gia vị.

Kho lươn

Cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn, bật bếp lửa vừa rồi cho tỏi băm, hành tím băm vào phi vàng thơm. Tiếp đến bạn đổ lươn vào nồi, đảo cho săn.

Tiếp theo, bạn cho một ít nước lọc xăm xắp lươn, đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ, trong thời gian kho thỉnh thoảng đảo đều.

Kho đến khi lươn gần cạn nước thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, tiếp đến cho vào hành lá cắt nhỏ, ớt băm, 2 muỗng cà phê tiêu xay, đun thêm một chút để nước hơi sền sệt, tắt bếp.

Thành phẩm

Lươn kho chuối xanh

Lươn kho tiêu

Nguyên Liệu:

Lươn đồng 300gr đến 400gr

Thịt ba chỉ: 200gr

Chuối lùn xanh: 5 quả

Đậu phụ: 2 bìa

Hành khô: 2 củ

Hành lá

Tía tô

Lá lốt

Ớt sừng

Nước mẻ: 1 bát con

Gia vị: bột nêm, nước mắm, đường, dầu ăn, hạt tiêu xay.

Cách thực hiện:

Sơ chế lươn

Sau khi làm sạch nhớt lươn, chị em hãy nhớ dùng dao mổ bụng lươn để loại bỏ toàn bộ phần nội tạng bên trong. Sau đó, rửa lại lần nữa với nước ấm rồi thái thành từng khúc khoảng 3 hoặc 4 cm. Để cho ráo nước.

Ướp lươn với gia vị

Khi lươn đã ráo nước, đem tẩm ướp với bột nêm, nước mắm, hạt tiêu và để trong 30 phút. Đây là thời gian vừa phải để cho thịt lươn được ngấm gia vị.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Thịt ba chỉ đem rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nên thái con chì để món ăn khi thành phẩm sẽ đẹp mắt, dễ ăn. Đem ướp cùng với bột nêm, nước mắm, hạt tiêu xay trong 30 phút.

Chuối xanh đem gọt bỏ vỏ và hai đầu. Bổ tư và thái thành từng khúc dài khoảng 3 đến 4 cm giống lươn. Chuối sau khi thái xong thả ngay vào một chậu nước muối loãng có pha thêm chút nước mẻ chua.

Đậu phụ đem thái thành từng miếng vuông mỏng.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Hành lá, tía tô, lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.

Ớt thái lát.

Tiến hành chế biến lươn kho chuối xanh

Đem chiên vàng với một lượng dầu vừa phải để đậu vừa nhanh vàng vừa không bị cháy dính.

Khi đậu đã chín, gắp hết ra đĩa để riêng. Gạn bớt dầu trong chảo ra một bát con, phần còn lại đem thịt ba chỉ đã tẩm ướp vào rang cho vàng đều. Sau đó múc ra một tô riêng.

Chuẩn bị một chảo khác, cho dầu vừa gạn ra hoặc sử dụng dầu mới để phi thơm phần hành băm. Sau đó, thả thịt lươn đã ướp vào xào cho săn lại. Tiếp tục múc ra để riêng.

Cho chuối xanh vào chảo vũm to đã có một chút dầu ăn đun nóng già, xào sơ trong khoảng 2 phút cùng với một chút nước mẻ, bột nêm. Ok! thế là gần xong cách làm lươn kho chuối xanh rồi.

Thực hiện lươn kho chuối xanh

Cho lươn, thịt và đậu vào chảo chuối xào, thêm nước mẻ và nước lã xăm xắp chảo, đun sôi với lửa liu rui trong 10 phút là được. Thả ớt thái lát, hành lá, tía tô, lá lốt vào, đảo đều rồi tắt bếp.

Hoàn thành và thưởng thức lươn kho chuối xanh

Múc lươn đã kho ra đĩa, ăn kèm ngay cùng cơm nóng hoặc bún đều rất tuyệt.

Lươn kho chuối xanh

Lươn kho gừng

Lươn: 300 gam

Gừng: 1 củ to

Ớt sừng: 1 quả

Hành lá: 2 cây

Hành tím: 1 củ

Gia vị: Dầu ăn, nước hàng, đường, hạt nêm, nước mắm, muối, giấm, hạt tiêu.

Lươn kho chuối xanh

Sơ chế nguyên liệu:

Gừng: Gọt vỏ, thái sợi.

Ớt sừng: Bỏ hạt, thái lát.

Hành lá: Rửa sạch, cắt khúc và tước sợi.

Hành tím: Bóc vỏ, băm nhỏ.

Lươn: Làm sạch hết nhớt, rửa sạch với muối và giấm. Vớt ra để ráo và xắt khúc khoảng 4 cm, ướp với một chút muối, tiêu, hạt nêm, đường, hành tím và để trong khoảng 10-15 phút.

Làm nóng chút dầu, cho gừng và ớt vào đảo qua, cho lươn vào rồi tới nước hàng + 1 bát con nước, 1 chút nước mắm và đun liu riu.

Thành phẩm:

Duy trì lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi sền sệt, trong quá trình đun nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của gia đình. Cuối cùng. Khi lươn chín, các bạn rắc thêm chút hạt tiêu, hành lá. Tắt bếp, bày lươn ra đĩa và trang trí.

Lươn kho sả ớt

Lươn: 300g

Nước dừa tươi: 1 chén

Ớt hiểm, ớt bột, sả băm

Đường, tiêu, nước màu

Nước mắm, dầu điều, dầu ăn

Hạt nêm

Lươn kho gừng

Sơ chế nguyên liệu

Lươn làm sạch, cắt khúc 2cm, ướp hạt nêm , đường, nước màu, muối, nước mắm, dầu điều, tiêu, để thấm.

Các bước thực hiện

Phi thơm sả băm, thêm ớt bột, cho lươn vào xóc đều cho săn thịt, tắt bếp.

Cho lươn vào niêu đất, ban đầu kho lửa to, thêm 3 trái ớt hiểm đập dập, bớt lửa rồi cho một chén nước dừa tươi vào, kho riu riu không đậy nắp để lươn thấm gia vị. Kho đến khi lươn chín thì tắt bếp.

Lươn kho nghệ

Lươn kho sả ớt

Nguyên liệu

Lươn: 500 gr

Chanh tươi

Tỏi

Bột nghệ

Hành lá, ớt sừng.

Gia vị: bột nêm, đường, muối trắng, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu xay.

Sơ chế thịt lươn và các nguyên liệu khác

Khi mua lươn sống về, chị em hãy thả lươn vào một chậu to. Đun sôi một nồi nước rồi đổ vào chậu lươn. Gặp nước nóng, những con lươn sẽ tự quẫy đạp và bị bong một phần nhớt bẩn trên thân.

Sau đó, chị em dùng nước chanh tươi và muối ăn chà đi chà lại thân lươn nhiều lần để làm sạch hoàn toàn nhớt tanh. Mổ bụng rồi rửa lại vài lần cho thật sạch với nước lã.

Vớt lươn ra rổ để cho thật ráo nước rồi đem thái thành khúc dài vừa ăn. Có thể dùng khăn sạch để lau khô lươn nếu như chị em đang vội chuẩn bị cho bữa ăn.

Tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ, để riêng.

Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Ớt sừng rửa sạch, bỏ hột và thái lát.

Ướp thịt lươn trước khi kho

Giống như nhiều món ngon với lươn khác, chị em cũng cần tiến hành ướp thịt lươn khi chế biến món lươn kho nghệ.

Công thức ướp thịt lươn như sau: 2 thìa nước mắm + 1 thìa muối trắng + 1 thìa đường + 1 thìa bột nêm và 1 thìa bột nghệ.

Dùng đũa trộn đều cho thịt lươn ngấm gia vị. Để ướp trong khoảng từ 15 đến 20 phút rồi mới thực hiện các bước chế biến tiếp theo.

Kho thịt lươn

Cho một chảo to lên bếp, đun nóng già một chút dầu ăn, khoảng 2 đến 3 thìa là đủ. Khi dầu ăn đã nóng già, thả tỏi băm vào phi cho thơm lên. Sau đó, cho lươn đã tẩm ướp vào chảo rồi đảo đều.

Khi thịt lươn đã săn lại thì cho nước sạch vào chảo, sao cho phần nước xâm xấp mặt thịt lươn. Đun dưới lửa nhỏ vừa phải cho đến khi nước trong nồi kho chuẩn bị sền sệt lại. Lưu ý là không đun cho đến khi nước trong nồi sệt lại như nhiều món kho khác.

Trong quá trình kho, nên thường xuyên quan sát nồi kho xem có bọt nổi lên không. Nếu có thì cần tiến hành vớt bỏ bọt để món ăn thêm ngon hơn.

Khi đã kho gần xong, nêm nếm thêm gia vị vào nồi kho cho vừa ăn. Sau đó, cho thêm một chút tiêu bắc xay, hành lá thái nhỏ, ớt thái lát vào rồi tắt bếp.

Hoàn thành và thưởng thức lươn kho nghệ

Khi ăn, múc thịt lươn kho nghệ ra tô rồi dùng với cơm nóng hoặc bún đều sẽ rất ngon.

Lươn kho nghệ

Lươn Kho Tộ

Lươn đồng: 1 kg

Hành tây: 1 củ

Hành tím: 2 củ

Tỏi: 2 củ

Ớt sừng: 2 quả

Gừng: 1 củ to

Hành lá

Gia vị: dầu ăn, bơ, nước mắm, bột nêm, muối trắng, đường kính.

Lươn đồng mua về cần phải được sơ chế sạch sẽ trước khi cho vào chế biến. Không thể áp dụng phương pháp làm sạch thông thường như với các loại cá, tôm… Riêng với lươn, do có phần nhớt tanh khá bẩn trên thân nên chị em cần phải chú ý làm sạch nhớt của lươn.

Đun sôi một nồi nước trắng rồi thả lươn sống vào cho lươn tự quậy hết nhớt. Sau đó, dùng muối trắng xát vào thân lươn nhiều lần cho sạch hẳn nhớt. Mổ bụng, bỏ ruột rồi rửa lại với nước.

Lươn kho nghệ

Tẩm ướp gia vị cho thịt lươn:

Khi lươn đã sạch, để cho lươn thật khô ráo. Thái thành khúc. Sau đó tẩm ướp các loại gia vị như nước mắm, đường, bột nêm. Xóc đều đều gia vị được tản đều và ngấm sâu vào thịt lươn. Để trong khoảng 30 phút.

Chuẩn bị các nguyên liệu khác:

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi thái múi cau. Sau đó lật ngang và thái thành các miếng hình chữ nhật với độ dài vừa phải.

Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.

Ớt sừng rửa sạch, bỏ hột và băm nhuyễn.

Hành lá rửa sạch, thái nhỏ để riêng.

Xào lươn:

Bắc lên bếp một chiếc chảo vũm to vừa phải. Đun với lửa to cho nóng chảo rồi cho vào chảo 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bơ thực vật. Khi bơ đã tan hết và nóng già, cho hành tỏi ớt băm, gừng thái sợi đã chuẩn bị sẵn vào phi cho thơm lên.

Sau đó, thả thịt lươn đã ướp vào chảo, đảo đều cho thịt lươn săn lại thì hạ lửa nhỏ. Lươn sẽ ra nước. Đun cho đến khi phần nước này sền sệt lại.

Hoàn thành và thưởng thức

Nêm nếm thêm gia vị rồi thả hành lá thái nhỏ vào. Đảo qua đảo lại cho hành tản đều và chín tái.

Đăng bởi: Hồng Phạm Thị

Từ khoá: 6 Món Lươn kho ngon nhất mà bà nội trợ nào cũng nên biết

Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Mèo Đang Vào Chính Vụ, Bà Nội Trợ Tranh Thủ Làm Đồ Uống Cho Tết trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!