Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Và Ý Nghĩa Cây Thiết Mộc Lan, Cây Mang Tài Lộc Vào Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây thiết mộc lan là một trong nhóm nhưng cây tài lộc rất phổ biến hiện nay. Loại cây này được trồng rất nhiều ở các văn phòng, trước cửa công ty, hành lang hay trồng trong phòng khách để làm cây phong thủy. Cùng với đó, thiết mộc lan cũng rất đẹp nên được trồng làm cây cảnh và trồng lấy lá rất nhiều. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng cũng như ý nghĩa cây thiết mộc lan để các bạn hiểu tại sao loại cây này lại được trồng phổ biến như vậy.
Tác dụng & ý nghĩa cây thiết mộc lan
1. Cây thiết mộc lan mang lại giá trị kinh tế cao
Một trong những tác dụng của cây thiết mộc lan đó là mang lại giá trị kinh tế cao. Thiết mộc lan là cây dễ trồng, bạn chỉ cần cắm phần thân xuống đất một thời gian là cây sẽ sống phát triển thành một cây mới (tỉ lệ sống 80% – 90%). Do đó, việc trồng, nhân giống loại cây này rất dễ dàng và bán cũng rất được giá.
Không chỉ bán cây, thiết mộc lan còn có thể cắt lá để bán. Lá cây thiết mộc lan thường được dùng để trang trí trong các giỏ hoa, lẵng hoa giúp tạo nền rất tốt. Khi bán lá, thường loại lá có sọc vàng sẽ được ưa chuộng hơn loại lá chỉ có màu xanh.
2. Cây thiết mộc lan trồng để trang trí
Thiết mộc lan có dáng cây đẹp, cây chịu nắng, chịu hạn rất tốt và có thể trồng ở ngoài trời hoặc trồng trong nhà đều có thể phát triển được. Chính vì đặc tính như vậy nên thiết mộc lan được trồng như là một loại cây cảnh rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chậu cây thiết mộc lan ở các công sở, văn phòng công ty, tiệm cà phê, trước cửa tòa nhà, hành lang chung cư hay thậm chí là nhiều bệnh viện cũng đặt các chậu thiết mộc lan để trang trí rất phổ biến.
3. Thiết mộc lan làm sạch không khí
Thiết mộc lan là một loại cây xanh nên cây có khả năng lọc không khí, cải thiện chất lượng không khí ở nơi có cây. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao ở các thành phố lớn thì việc có những cây xanh đặt trong phòng cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí rất tốt. Vậy nên ý nghĩa cây thiết mộc lan trong thực tế cũng rất thiết thực giúp bảo vệ sức khỏe của con người trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng như hiện nay.
4. Cây thiết mộc lan trồng làm cây phong thủy
Bên cạnh các giá trị thiết thực của cây thiết mộc lan thì loại cây này được xếp vào nhóm cây tài lộc giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì ý nghĩa này nên thiết mộc lan được rất nhiều người chọn làm cây phong thủy giúp cải thiện phong thủy trong nhà, mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ.
Nếu để ý bạn sẽ thấy thiết mộc lan cũng có loại gốc to và gốc nhỏ. Loại thiết mộc lan gốc to được trồng trong chậu với một số loại như 1 gốc to, 2 gốc to, 3 gốc to hoặc 5 gốc to. Mỗi kiểu trồng như vậy cũng mang ý nghĩa phong thủy khác nhau.
Thiết mộc lan 1 gốc to: kiểu trồng này ý nghĩa là mang thế trụ thiên thể hiện ý chí đỉnh thiên lập nghiệp, tự cường rất phù hợp với những người đang phát triển sự nghiệp trưng làm cảnh trong phòng làm việc.
Thiết mộc lan gốc to 2 thân: loại này thường có 2 thân với một thân cao và một thân thấp. Ý nghĩa của thế cây này là sự bao bọc che chở có quý nhân phù trợ. Nhiều người còn đánh giá thế cây này cũng giống như thế quân tử liên chi trong thế cây bonsai.
Thiết mộc lan gốc to 3 thân: thiết mộc lan gốc to 3 thân tức là có 3 cây trồng cùng một chậu, các cây có độ cao khác nhau với ý nghĩa là Tam Tài. Nhiều người hiểu tam tài có ý nghĩa khác nhau nhưng đa phần đều hiểu tam tài tức là có Phúc – Lộc – Thọ.
Thiết mộc lan gốc to 5 thân: đây là kiểu cây có 5 gốc to được trồng trong cùng một chậu. Kiểu trồng này không chỉ thể hiện sự đoàn kết mà cũng có ý nghĩa Ngũ phúc tức là có Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang.
Như vậy, có thể thấy tác dụng của cây thiết mộc lan có rất nhiều như trồng làm cảnh, trồng làm cây phong thủy, trồng để lấy lá mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, loại cây này cũng mang ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy thuộc nhóm cây tài lộc rất được ưa chuộng hiện nay. Chính vì vậy nên thiết mộc lan là một trong những cây cảnh phổ biến hàng đầu hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp thiết mộc lan ở rất nhiều nơi từ trường học, tòa nhà chung cư, văn phòng hay thậm chí cả bệnh viện cũng có.
Đặt Cây Đồng Tiền Trong Nhà Sẽ Mang Lại Nhiều Tài Lộc Đến Cho Gia Chủ
Nếu như bạn muốn tìm kiếm một loại cây phong thủy mang lại nhiều may mắn và tài lộc đến cho ngôi nhà của mình mà không tiện chăm sóc, không thích trồng cây xanh trong nhà thì cây tiền sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn vào dịp xuân này.
Xem phong thủy cây tiền – Cây tượng trưng cho tài lộc bạn không nên bỏ qua.
Có truyền thuyết kể lại rằng, khi xưa có một loại cây mà cành của nó cho ra những đồng tiền vàng sáng lấp lánh. Khi bạn rung cây những đồng tiền sẽ rơi xuống và mang theo may mắn vào nhà của bạn. Từ đó, xuất hiện biểu tượng mưa tiền rơi phong thủy trong các bức tranh vẽ và bình phong cổ được những người tin vào phong thủy rất ưa thích. Và truyền thuyết này được hiện thực hóa, các nghệ nhân đã đúc tạc ra cây đồng tiền với ý nghĩa mang lại sự giàu sang, tài lộc cho gia chủ.
Trong gian dân ngày trước, họ thường dùng thép dẻo uốn theo hình để tạo ra cây phúc lộc, dùng nó bày biện tại các đền điện hay gian sơn trang ở các chùa để cầu mong may mắn. Kết hợp trang trí thêm hoa, lá, chim muông được làm từ những tờ tiền giấy để tạo thêm phần sinh động, sinh khí cho cây. Vài năm trở lại đây, loại cây phong thủy này thực sự trở thành trào lưu trong đời sống người dân.
Cây đồng tiền được làm bằng cách sử dụng nhiều đồng tiền may mắn xâu chuỗi lại với nhau tạo thành các tán cây và những con số may mắn. Những đồng tiền may mắn này có dạng cổ hình tròn có lỗ hình vuông ở tâm, thường được làm bằng đồng, trong đó hình vuông ở giữa là năng lượng của đất, vòng tròn tượng trưng cho khí của trời, nó đại diện cho năng lượng trời đất, mang về tài lộc. Vì vậy, khi kết hợp đồng tiền vàng với sợi dây đỏ hoặc rồng vàng mang nguồn năng lượng dương, chúng sẽ trở thành biểu tượng của tài lộc và thịnh vượng.
Đối với cây đồng tiền, người ta sẽ xâu một nghìn đồng xu để tạo thành các sợi dây buộc trên thân cây, đây là điểm nhấn của cây và giúp nó mang lại nhiều tài lộc nhất. Cũng cùng ý nghĩa như vây, cây ngọc là một biến thể của cây đồng tiền được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như pha lê, thạch anh tím, cornelian, citrine hoặc san hô,…với thân cây được làm từ vàng. Chọn cây ngọc để cầu may mắn, tài lộc cho gia đình cũng rất tốt.
Bạn nên đặt cây đồng tiền trong phòng khách của gia đình, vừa có thể trang trí, tạo nên không gian sang trọng cho căn phòng vừa giúp chiêu tài nhiều tài lộc đến với gia chủ. Ngoài ra, đặt cây trong phòng làm việc sẽ giúp cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, thu về được nhiều tiền của. Đặt cây đồng tiền ở hướng Tây Bắc của phòng khách vì đây là góc thuộc quẻ Càn, nó tượng trưng cho tài lộc từ trên trời rơi xuống.
Đăng bởi: Ngô Nhật
Từ khoá: Đặt cây đồng tiền trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc đến cho gia chủ
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng, Tốt Cho Phong Thủy
Cây lộc vừng là loại cây cảnh được trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan hay vượng phong thủy. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc cây lộc vừng đẹp.
Nằm trong nhóm tam Đa nên cây hoa lộc vừng được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh trong nhà. Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng bật mí cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng cũng như ý nghĩa sâu xa của nó
Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
Hiện nay cây hoa lộc vừng có nhiều chủng loại và đặc điểm khác nhau, ở Việt Nam có ba dạng thường thấy là lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng.
Lộc vừng hoa đỏĐây là loại thường được nhiều người chọn trồng nhất, cây có hoa màu đỏ quyến rũ và kèm theo hương hoa thoang thoảng. Loại này có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Tại Việt Nam do hoa có màu đỏ kèm theo cái tên may mắn nên được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà
Lộc vừng hoa trắngChủng lộc vừng này có hoa màu trắng, bắt mắt, hoa lộc vừng trắng nở từng chùm trắng nên thường được trồng với mục đích trang trí cảnh quan hay làm đẹp sân vườn.
Cây rau vừngLà loại lộc vừng thường trồng nhiều ở miền Nam tại các vùng đất ngập mặn hay dọc bờ biển. Cây thường được trồng để lấy bóng mát, tán lá cây xum xuê, đặc biệt là cây ra quả từ cành cây chứ không đơm quả bằng hoa.
Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thơi, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:
Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng
Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
Hạt cây lộc vừng có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
Lá cây lộc vừng là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả
Vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
Cách trồng cây hoa lộc vừngBước 1: Chọn giống cây lộc vừng, bạn có thể mua cây non hoặc nếu trong nhà có sẵn có thể chiết hay giâm cành để lấy giống.
Bước 2: Nếu bạn trồng ngoài vườn thì đào hố sâu vừa đủ để đặt cây vào. Còn bạn muốn trồng trong chậu nên chọn chậu cây có đáy sâu vì khi trồng trong chậu rễ sẽ phát triển.
Bước 3: Cho cây giống vào và lấp đất, sau đó tưới nước
Lưu ý: Khi trồng cây hoa lộc vừng thì bạn tránh trồng ngay lối chính giữa lối đi vào nhà vì nó sẽ chắn đi đường tài lộc của gia đình. Tốt nhất là trồng bên phải hay bên trái của ngôi nhà để chiêu tài, hóa sát.
Cách chăm sóc cây hoa lộc vừngĐất phải chọn loại có độ tơi xốp cao và có khả năng thoát nước tốt, tốt nhất chọn đất mùn pha cát hoặc phân chuồng ủ mục.
Duy trì độ ẩm cho đất, không cần tưới nhiều nước chừng 2 lần/ngày để cây phát triển, sinh trưởng là được
Cây lộc vừng ưa ánh sáng nên khi trồng cây nên chọn chỗ có nhiều ánh sáng .
Nếu đất tốt, đầy dinh dưỡng thì không cần bón phân, bạn chỉ nên bón phân cho cây non vừa trồng và khi cây chuẩn bị ra hoa. Còn nếu không thì bón 1 tháng / 1 lần với phân hữu cơ.
Bạn có thể tìm mua cây lộc vừng ở các vườn ươm, cây giống hoặc lên các trang thương mại điện tử như Tiki hay Lazada để tìm mua cây con về trồng với giá chừng 40.000 đồng – 130.000 đồng.
Bên trên là giải thích ý nghĩa của cây lộc vừng cũng như cách trồng và ứng dụng của cây trong đời sống, mong rằng chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh giá trị này.
Cây Lan Quân Tử: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây Lan Quân Tử là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây Lan Quân Tử
Cây Lan Quân Tử hay còn được gọi là cây Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam, tên khoa học là Clivia nobilis. Đây là loại cây thuộc họ Amaryllidaceae, có nguồn gốc từ Nam Phi.
Cây Lan Quân Tử thuộc dòng cây thân thảo có chiều cao khoảng từ 0,3m-1m. Cây có sức sống mạnh mẽ nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt. Lá cây màu xanh đậm, xếp thành nhiều lớp đan xen nhau.
Ý nghĩa phong thuỷ cây Lan Quân TửLan Quân Tử có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, tượng trưng cho lối sống mạnh mẽ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng có thể vươn lên và phát triển.
Hoa Lan Quân Tử nở rộ từng chùm thể hiện cho sự sung túc và may mắn, mang đến sự may mắn trong công danh sự nghiệp. Đồng thời hoa của loài cây này khá lâu tàn nên tượng trưng cho sự thịnh vượng bền vững.
Đặc biệt, Lan Quân Tử thường ra hoa đúng dịp Tết nên nhiều người dùng nó trang trí trong nhà với ước mong có một năm mới sung túc, thịnh vượng, xua đuổi mọi tai ương, hoạn nạn ra khỏi cuộc sống của gia đình.
Hoa Lan Quân Tử có màu cam nổi bật, là màu tương sinh của hành Thổ, màu bản mệnh của hành nên nó cực kỳ hợp với mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Lan Quân Tử sẽ mang lại năng lượng tích cực và nhiều may mắn cho những người thuộc hai mệnh này.
Ngoài ra, cây Lan Quân Tử cung rất hợp với những người sinh năm Kỷ Mùi (1979) và Tân Mùi (1931, 1991).
Đặc điểm, phân loại cây Lan Quân TửCây Lan Quân Tử có hoa màu vàng, đỏ hoặc cam, hoa nở khá lâu, có thể duy trì khoảng 1 tháng. Quả của loài cây này có màu đỏ tươi, giống như một viên bi nhỏ và mất 1 năm để quả chín. Cây Lan Quân Tử có thời gian sinh trưởng khá lâu, phải mất ít nhất 6 năm từ khi gieo hạt để ra hoa.
Tác dụng của cây Lan Quân TửNgoài những ý nghĩa về phong thủy như mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, Lan Quân Tử còn giúp trang trí, làm đẹp không gian xung quanh. Nó còn có thể hút các tia điện tử từ điện thoại và máy tính, bảo vệ thị giác.
Lan Quân Tử còn giúp lọc không khí rất hiệu quả, mang đến bầu không khí trong lành. Bạn cũng có thể dùng Lan Quân Tử để tặng cho người thân, bạn bè trong những dịp khai trương, tân gia để chúc họ có được nhiều may mắn, thể hiện lòng chân thành, sự yêu quý mà bạn dành cho họ.
Cách trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử Cách trồng cây Lan Quân Tử tại nhàĐất trồng
Là loại đất chua, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất theo công thức 6 mùn/trấu hun: 2 lá khô mục: 1 đất cát: 1 phân hữu cơ và trồng cây trong chậu có lỗ thoát nước ở đáy.
Nhân giống bằng cách gieo hạt
Bạn mua hạt giống từ nơi uy tín rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30-35 độ C khoảng 30 phút rồi gieo hạt vào chậu có sẵn hỗn hợp đất đã trộn. Sau khi gieo, bạn đặt chậu hạt giống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20-25 độ C, tưới nước 2 lần mỗi ngày.
Sau hai tuần, bạn sẽ thấy hạt giống nảy mầm và phát triển. Cứ mỗi 9 tháng, bạn nên trồng lại cây Lan Quân Tử trong đất mới vì môi trường cũ đã bị phá hủy và hệ thống thoát nước bị suy yếu.
Cách trồng cây Lan Quân Tử bằng tách gốc, tách thân.
Bạn có thể dùng một con dao sắc để tách từng thân cây đang phát triển sau đó trồng từng nhánh thân nhỏ tách được trong đất trộn sẵn như khi gieo hạt.
Thời gian mọc rễ của cây khoảng một tháng và cây sẽ phát triển và ra hoa trong 2 năm, ngắn hơn so với phương pháp gieo hạt. Tuy nhiên, bạn nên chọn cây bố mẹ chất lượng, có nhiều mầm cây phụ để cây con sinh trưởng tốt nhất.
Trồng Lan Quân Tử bằng cây con
Bạn có thể mua cây con từ các cửa hàng cây cảnh về để trồng. Sau khi mua về, bạn trồng cây trong chậu có đất đã trộn sẵn, tưới nước cho cây từ 2-3 lần mỗi tuần, và cứ mỗi 9 tháng, bạn nên trồng lại cây trong đất mới.
Cách chăm sóc cây Lan Quân TửCung cấp đủ nước, độ ẩm và ánh sáng
Khi chăm sóc Lan Quân Tử, bạn cần duy trì đất trong chậu ẩm vừa phải, một tuần tưới khoảng 2-3 lần. Nếu không khí quá khô nóng làm cây héo lá, bạn nên phun sương hoặc xịt nước lên lá cây.
Lan Quân Tử vẫn có thể sống và phát triển tốt trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên, bạn nên phơi nắng cho cây 2-3 lần mỗi tuần.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử
Lan quân tử không cần bón phân quá nhiều, bạn chỉ cần bón phân cho cây khoảng 1-2 lần mỗi năm. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá cây để cây gọn đẹp hơn và phòng trừ nấm mốc cho cây. Bạn cũng nên dùng dụng cụ làm vườn để loại bỏ những con bọ và ốc sên gây hại cho cây.
Bạn có thể sử dụng Carbendazim 50% pha loãng tưới lên lá cây khi cây gặp bệnh mốc trắng, rũ gốc, rệp lá,..
Advertisement
Hiện nay, Lan Quân Tử được bán với giá khoảng từ 300.000-400.000 đồng/cây với những cây chưa có hoa còn những cây có hoa thì giá khoảng 600.000-700.000 đồng/cây.
5 hình ảnh đẹp về cây Lan Quân TửTìm Hiểu Về Cây Bắt Ruồi (Cây Bẫy Kẹp) – Ý Nghĩa Và Cách Trồng
Nguồn gốc, ý nghĩa cây bắt ruồi
Cây bắt ruồi hay còn gọi là cây bẫy kẹp, tên tiếng Anh là Dionaea muscipula. Đây là một loài thực vật ăn thịt có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, ở bang Bắc Carolina và Nam Carolina.
Advertisement
Loài cây này có khả năng bắt mồi bởi cấu trúc dạng bẫy kẹp của lá nên được gọi là cây bắt ruồi. Hiện nay, nó được phân bố khá phổ biến trên khắp thế giới. Ở Việt Nam hiện nay chúng phân bố nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An,… nhiều người trồng cây bắt ruồi để diệt bớt côn trùng trong nhà, trong vườn hay sử dụng nó như một cây cảnh mang vẻ đẹp độc đáo.
Đặc điểm, phân loại cây bắt ruồiBắt ruồi là loài cây thân nhẵn gầy, cao khoảng từ 5-30cm. Lá cây có cuốn dẹt, rìa hình trái tim, phần cuối phiến lá là 2 thùy đính với nhau ở gân giữa, tạo nên cấu tạo bẫy kẹp. Hai thùy lá này có khả năng chuyển động nhanh nên sẽ đóng lại ngay lập tức khi bị con mồi kích thích. Phần rìa bên ngoài của 2 thùy được bao quanh bởi những sợi ria dài, cứng, có hình dạng giống như lông mi và đan lại với nhau để có thể giữ con mồi ở bên trong.
Hoa của loài cây này màu tím nhạt, dài, nhỏ và ra hoa khoảng tháng 3, tháng 4. Điểm độc đáo nhất của loài cây này có lẽ là phần lá được cấu tạo như một chiếc bẫy kẹp để bắt mồi. Khi côn trùng bò vào trong lá chạm vào các sợi lông, chiếc lá sẽ úp lại và khi nhận đủ 5 kích thích nó sẽ tiến hành tiêu hóa con mồi. Cơ chế này là nhằm hạn chế lãng phí năng lượng, hạn chế tiêu hóa các con mồi đã chết.
Ngoài công dụng bắt côn trùng, loài cây này còn có tác dụng chữa bệnh, giúp trấn kinh, chữa ho, giảm co giật nhờ vào tính mát, vị đắng và một số thành phần dưỡng chất bên trong. Hơn nữa, ở Campuchia, loài cây này còn được sử dụng để điều chế thuốc trị bệnh nấm.
Cách trồng cây bắt ruồi tại nhàĐể trồng cây bắt ruồi, bạn nên chọn chậu có khả năng giữ nước, kích cỡ có thể tùy ý lựa chọn tùy theo kích thước của cây. Bên cạnh đó bạn nên trồng chúng trong loại đất trộn với cám dừa để cây phát triển tốt. Cây thích hợp sống trong các loại đất ít dinh dưỡng, đất chua, phèn và không sống được trong đất thịt hay đất pha tro trấu và các loại đất giàu dinh dưỡng.
Cách chăm sóc cây bắt ruồiBạn nên tưới nước cho cây đầy đủ, thậm chí có thể tưới ngập chậu cây, đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải, không quá gắt. Bên cạnh đó, cây không thích và không hợp với các chất dinh dưỡng nên bạn không cần bón phân cho cây, khi bón phân cây sẽ không ra bình và nếu bón nhiều cây sẽ chết.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bắt ruồiBắt ruồi là loài cây khá dễ trồng cũng như chăm sóc. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải vì nếu nắng gắt thì lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ còn nếu không có nắng cây sẽ không ra bình. Nên tưới nước thường xuyên cho cây và đặc biệt là không bón phân cho cây.
Ý Nghĩa Của Cây Kèn Hồng, Hình Ảnh, Cách Trồng Và Chăm Sóc Tại Nhà
Cây kèn hồng là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây kèn hồng
Cây kèn hồng còn được gọi là cây chuông hồng, có tên khoa học là Tabebuia rosea và thuộc họ Bignoniaceae (họ Đinh). Cây kèn hồng có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia châu Mỹ, sau đó được du nhập và trồng ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Thái Lan, Việt Nam.
Vào tầm khoảng tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm cây kèn hồng sẽ nở rộ những cánh hoa màu hồng nhẹ nhàng, cuốn hút, tạo nên một cảnh quan đẹp mắt. Cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ngọt ngào, lãng mạn và nên thơ đối với tình yêu đôi lứa.
Đặc điểm, phân loại cây kèn hồngCây kèn hồng là loại cây thân gỗ, nếu sinh trưởng trong môi trường lý tưởng có thể cao đến 15m, đường kính thân cây trung bình khoảng 50cm. Cây có tán lá hình dù khá rộng và có nhiều cành, lá cây có hình dáng bầu dục thuôn dài, dài từ 3-12cm, mép lá không có răng cưa và mặt trên nhẵn.
Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, lúc này cây sẽ rụng hết lá, chỉ có hoa sẽ nở rộ ở đầu cành màu hồng phấn rất đẹp. Hoa có dạng hình chuông mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 4-7 bông hoa nhỏ.
Khi hoa đã tàn thì sẽ có quả, quả cây kèn hồng có hình trụ dài, kích thước khoảng 7-16 cm, bên trong quả có nhiều hạt có cánh, có thể bay trong gió.
Cây kèn hồng là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, sống tốt được trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất là ở những nơi đất khô, ẩm và thoát nước tốt.
Tác dụng của cây kèn hồng Tác dụng đối với sức khỏeNhờ có hình dáng cao lớn cùng với tán cây phát triển rộng nên cây kèn hồng có thể dùng để làm cây cảnh che bóng mát, giảm thiểu tác động của tia UV đối với sức khỏe và góp phần thanh lọc không khí trong lành.
Tác dụng làm đẹpCây kèn hồng được trồng với mục đích chính là làm đẹp cho cảnh quan tại nhiều nơi như công viên, ven đường, vườn hoa để vừa che bóng mát, vừa làm cây tiểu cảnh, trang trí.
Cách trồng và chăm sóc cây kèn hồng Cách trồng cây kèn hồng tại nhàĐất trồng
Cây kèn hồng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng bạn nên ưu tiên chọn đất thịt, có nhiều dinh dưỡng và đặc biệt là khả năng thoát nước tốt để không ngập úng gây thối rễ.
Đào hố trồng cây
Đào sẵn một hố sâu 30x30cm hay lớn hơn ở tại nơi mà bạn muốn trồng cây, rải vào hố đấy 0.5kg phân chuồng ủ hoai hay phân hữu cơ rồi lấp lại, nên thực hiện trước khi trồng từ 7-10 ngày.
Tiêu chuẩn cây giống
Cây kèn hồng được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt hay giâm cành. Phương pháp giâm cành sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, nên chọn những cành non từ cây mẹ khỏe mạnh, ngâm trong dung dịch kích rễ vài giờ rồi đem đi trồng trong bầu đất.
Còn nếu gieo hạt thì bạn nên chọn hạt chất lượng, không bị sâu bệnh hay lép. Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 ngày để kích mầm mọc nhanh.
Tiến hành trồng cây
Sau khi đã chuẩn bị được đất trồng, hạt giống hay cành giâm thì bạn tiến hành trồng theo các bước sau:
Bước 1 Chuẩn bị bầu đất có trộn cát pha, đất thịt, mùn, vỏ trấu.
Bước 2 Gieo hạt giống đã ngâm hay cắm cành non vào bầu đất. Sau đó bạn tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm thích hợp đến khi hạt nảy mầm, cành giâm ra rễ và trồng đến khi cây đạt chiều cao khoảng 60-80cm, đường kính gốc từ 2-3cm. Nếu không có thời gian thì bạn có thể mua cây giống tại vườn.
Bước 3 Dùng kéo rạch bỏ bao nilon cẩn thận để không làm vỡ bầu đất, sau đó đặt bầu đất chứa cây giống vào hố trồng rồi lấp đất lại.
Lưu ý: Không nên trồng cây quá sâu, chỉ nên cách mặt đất từ 15-20cm. Nếu cây ở nơi có gió mạnh thì nên cắm cọc và buộc cây vào để không bị bật gốc, gãy cây.
Cách chăm sóc cây kèn hồngNước tưới
Sau khi vừa mới trồng cây xong thì bạn có thể tưới nước ngay, đảm bảo độ ẩm đất ở khoảng 70% trong 15 ngày đầu để rễ phát triển. Bạn có thể tưới mỗi ngày 3-5 lít nước, nếu thời tiết ẩm, có mưa thì có thể cách 3-5 ngày tưới một lần.
Phân bón
Khi cây đã cao khoảng 30cm thì bạn có thể bón phân cho cây ở dạng phân pha loãng với nước và tưới định kỳ 1 tuần 1 lần.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây kèn hồngKhi trồng và chăm sóc cây kèn hồng bạn nên lưu ý một số điều sau:
Khi trời nắng nóng thì nên tưới thêm nước cho cây, mùa mưa thì nên thoát nước để rễ cây không bị úng.
do đó bạn nên phun thuốc diệt côn trùng lên thân cây hay bôi vôi quanh gốc để bảo vệ cây.
Advertisement
Là loại cây thân gỗ nên dễ bị sâu, côn trùng làm tổ,
15 hình ảnh đẹp về cây kèn hồngMua trái cây tươi bán tại chúng tôi để chưng ngày Tết:
Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Và Ý Nghĩa Cây Thiết Mộc Lan, Cây Mang Tài Lộc Vào Nhà trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!