Xu Hướng 9/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 28: Tiêu Hóa Ở Ruột Non Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 92 # Top 9 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 28: Tiêu Hóa Ở Ruột Non Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 92 # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 28: Tiêu Hóa Ở Ruột Non Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 92 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày

– Dài 2,8 – 3m

– Cấu tạo:

Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào.

Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng

Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết ra chất nhày.

– Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.

– Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.

– Biến đổi lý học:

Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn.

Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ.

– Biến đổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng.

Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

Trả lời:

Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự mở đóng của môn vị, độ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tín hiệu đóng môn vị. Khi lượng thức ăn này đã thấm đảm dịch mật và dịch tụy, độ axit của thức ăn được trung hòa bởi các muối mật và dịch tụy có tính kiềm, môn vị lại mở để thức ăn tiếp tục xuống. Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo động lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, đồng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tụy và dịch ruột.

– Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?

Tham Khảo Thêm:

 

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về hiện tượng hiệu ứng đám đông Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 12

– Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

– Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?

Trả lời:

* Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học. Những biểu hiện cùa sự biến đổi lí học các thức ăn ở ruột non:

– Thức ăn được hoà loãng và trộn đểu với các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuy, dịch ruột).

– Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hoá.

* Hoạt động nhu động của ruột, nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết nhờ các lớp cơ của ruột non và tuyến gan có tác dụng trộn đều thức ăn với các dịch tiêu hoá, các phân tử muối mật tách lipit thành những giọt nhỏ (giọt nhũ tương).

* Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non:

– Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hoá.

– Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ?

Gợi ý đáp án

– Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

– Ngoài ra, sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột còn giúp thức ăn được đảo trộn, thấm đều dịch tiêu hóa và tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.

Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non ?

Gợi ý đáp án

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

Những loại chất trong thức ăn còn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là gluxit (tinh bột, đường đôi), prôtêin, lipit.

Advertisement

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?

Gợi ý đáp án

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các thành phần cấu tạo của nuclêôtit, các vitamin, các muối khoáng và nước.

Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào ?

Gợi ý đáp án

Một người bị triệu chứng thiếu axit dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :

Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Soạn Sinh 8 Bài 15: Đông Máu Và Nguyên Tắc Truyền Máu Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 50

Lý thuyết Đông máu và nguyên tắc truyền máu I. Đông máu

– Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông.

→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

– Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

– Ở người có 4 nhóm máu: A, B, O, AB

Tên nhóm máu Kháng nguyên (ở hồng cầu) Kháng thể (ở huyết tương)

A A β

B B α

AB Có cả A và B Không có

O Không có Có cả α và β

Trong máu có:

Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B

Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

– Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Khi truyền giữa các nhóm máu với nhau có sự kết dính và không kết dính hồng cầu.

– Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, màu được truyền theo sơ đồ truyền máu:

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 15

– Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?

– Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Trả lời:

– Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu dông bịt kín vết rách ở mạch máu.

– Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò: Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngãn chặn máu trong cơ thể chảy, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Để thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau:

– Tiểu cầu:

Chất xúc tác → Làm co mạch máu.

Dính vào vết rách → Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

Chất xúc tác → Tơ máu → Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. Như vậy, tiểu cầu có vai trò bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

Giải bài tập Sinh 8 Bài 15 Bài 1 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?

Gợi ý đáp án

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu đóng vai trò như sau:

Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.

Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.

Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Bài 2 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Gợi ý đáp án

* Ví dụ 1: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

* Ví dụ 2: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.

Sát trùng vết thương bằng cồn.

Băng kín vết thương.

Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Bài 3 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.

Gợi ý đáp án

– Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.

– Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.

Trắc nghiệm Sinh 8 bài 15

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: C

Câu 2: Ở người có mấy nhóm máu chính

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Chọn đáp án: C

Giải thích: ở người có 4 nhóm máu chính đó là A, B, O, AB.

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

Advertisement

D. Nhóm máu AB

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhóm máu AB tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.

Câu 4: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Chọn đáp án: B

Giải thích: người mang nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho người mang nhóm máu AB vì có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể α và β nên không xảy ra kết dính hồng cầu

Câu 5: Đâu là nhóm máu chuyên cho

A. Nhóm O B. Nhóm A C. Nhóm B D. Nhóm AB

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vì nhóm máu O không có cả kháng nguyên A và B nên nhận máu của nhóm nào cũng không xảy ra phản ứng kết dích hồng cầu.

Câu 6: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O

A. Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả.

B. Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.

C. Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên

D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.

Soạn Sinh 8 Bài 20: Hô Hấp Và Các Cơ Quan Hô Hấp Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 67

– Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

– Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.

Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.

Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

– Ý nghĩa của hô hấp

Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể → Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường.

Hệ hô hấp gồm:

Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản

2 lá phổi: lá phổi phải (3 thùy), lá phổi trái (2 thùy)

Chức năng:

Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi

Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài

Câu hỏi trang 65

– Hô hấp gồm những giai doạn chú yếu nào (hình 20 – 1)

– Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

Trả lời:

– Sự thở (còn được gọi là sự thông khí ở phổi) chí là biểu hiện bên ngoài, thấy được sự hô hấp, sự trao đổi khí ở tế bào mới là thực chất của hô hấp.

* Sự trao đổi khí ở phổi:

– Nhờ hoạt động của các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích của lồng ngực mà ta thực hiện dược các dộng tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy mới có đủ O2 cung cấp thường xuyên cho máu.

– Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là 1 cử dộng hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.

– Sự trao đổi khí ở phối theo cơ chế khuếch tán (các khí được khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp):

* Sự trao đổi khí ở tế bào: Sự trao đổi khí ở tế bào theo cơ chế khuếch tán (thuận chiều građien nồng độ) từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

– Các cơ quan hô hấp chỉ thực hiện 2 giai đoạn đầu là không khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi.

– Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là trao đổi khí, nhưng muốn có trao đổi khí liên tục thì khổng khí trong phổi phải được thường xuyên đổi mới nhờ chức năng thông khí ở phổi. Chức năng này được thực hiện nhờ sự phối hợp bởi hệ thần kinh, hệ cơ (lồng ngực và các cơ quan hô hấp) và các bộ phận của đường dẫn khí.

Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

Gợi ý đáp án 

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

So sánh hệ hô hấp ở người với hệ hô hấp ở thỏ?

Gợi ý đáp án

Giống nhau :

Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.

Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.

Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.

Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.

Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi chẳng còn oxi để nhận.

Gợi ý đáp án

Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. 02 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ 02 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương) ?

Gợi ý đáp án

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.

Câu 1: Q uá trình hô hấp bao gồm

A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi

B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào

C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào

D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào

Câu 2: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?

A. Hầu

B. Thanh quản

C. Phổi

D. Sụn nhẫn

Chọn đáp án: A

Giải thích: hầu là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

Câu 3: C ác cơ quan thuộc đường dẫn khí là:

A. Họng

B. Thanh quản

C. Phế quản

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Câu 4: Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc?

Advertisement

A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mũi nằm trong đường dẫn khí, có nhiều long mũi, cod lớp niêm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc thực hiện chức năng dẫn khí và làm sạch không khí

Câu 5: Cơ quan nào có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo

A. Mũi

B. Họng

C. Thanh quản

D. Phổi

Chọn đáp án: B

Giải thích: có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo

Câu 6: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

A. Họng và phế quản.

B. Phế quản và mũi.

C. Họng và thanh quản

D. Thanh quản và phế quản.

Chọn đáp án: A

Câu 7: T rong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Chọn đáp án: C

Giải thích: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

Câu 8: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu phế nang?

A. 500-600 triệu phế nang

B. 600-700 triệu phế nang

C. 700-800 triệu phế nang

D. 800-900 triệu phế nang

Chọn đáp án: C

Giải thích: Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang, cơ thể người có khoảng 700-800 triệu phế nang.

Câu 9: Đơn vị cấu tạo của phổi là

A. Phế nang

B. Phế quản

C. 2 lá phổi

D. Đường dẫn khí

Chọn đáp án: A

Giải thích: Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang, mọc thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch dày đặc.

Câu 10: Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?

A. Sụn nhẫn

B. Sụn thanh thiệt

C. Sụn giáp trạng

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: B

Giải thích: sụn thanh thiệt (sụn nắp thanh quản có chức năng đậy kín đường hô hấp khi cử động nuốt của con người diễn ra)

Hoá Học 8 Bài 28: Không Khí – Sự Cháy Giải Hoá Học Lớp 8 Trang 99

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:

A. 21% khí nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…).

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Gợi ý đáp án:

Câu trả lời đúng: C

Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

Gợi ý đáp án:

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông … để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,…

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.

Gợi ý đáp án:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi bởi vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 còn lại là nhiều chất khí khác ; do đó trong không khí khi cháy lượng oxi có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng cháy còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác ( như nitơ, cacbonic,…). Vì vậy nhiệt lượng tỏa ra cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxi nguyên chất.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?

Gợi ý đáp án 

Sự cháy Sự oxi hóa chậm

Giống nhau Tỏa nhiệt Tỏa nhiệt

Khác nhau Phát sáng Không phát sáng

Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì?

Gợi ý đáp án:

Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?

Gợi ý đáp án:

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

Advertisement

Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?

b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?

(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).

Gợi ý đáp án:

Đổi 0,5 m3 = 0,5.1000 = 500 dm3 = 500 (lít)

a) Tính thể tích không khí 1 người hít vào trong 1 ngày ( 24 giờ)

Vkk = Vkk/giờ. 24 = 500.24 = 12000 (lít)

b.

Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí nên thể tích oxi mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình là:

Do cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi trong không khí nên thể tích oxi cơ thể mỗi người giữ lại trong một ngày đêm là

Hoá Học 8 Bài 21: Tính Theo Công Thức Hóa Học Giải Hoá Học Lớp 8 Trang 71

1. Biết CTHH, xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Thí dụ: xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2

Cách làm

Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16×2 = 44 (g/mol)

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O

Thành phần phần trăm theo khối lượng:

2. Biết thành phần nguyên tố, tìm CTHH

Thí dụ: một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol

Cách làm

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol C; 2 mol O

Công thức hóa học: CO2

3. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay . Tìm công thức của hợp chất

Phương pháp giải

Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

Công thức hóa học: Fe2O3

Tìm thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau:

a) CO và CO2.

b) Fe3O4 và Fe2O3.

c) SO2 và SO3.

Gợi ý đáp án

a)

Hợp chất CO:

%C = MC/MCO . 100% = 12/28 . 100% = 42,8%

%m O = 100% – 42,8% = 57,2%

Hợp chất CO2

%C = MC/MCO2 . 100% = 12/44 . 100% = 27,3 %

%O = 100% – 27,3% = 72,7%

b) Hợp chất Fe2O3

%Fe = 2MFe/MFe2O3 . 100% = 2.56/160 . 100% = 70%

%O = 100% – 70% = 30%

Hợp chất Fe3O4 :

%Fe = 3MFe/MFe3O4 . 100% = 3.56/232 . 100% = 72,4%

%O = 100% – 72,4% = 27,6%

c) Hợp chất SO2

%S = MS/MSO2 . 100% = 32/64 . 100% = 50%

%O = 100% – 50% = 50%

Hợp chất SO3

%S = MS/MSO3 . 100% = 32/80 . 100% = 40%

%O = 100% – 40% = 60%

Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:

a) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5g có thành phần các nguyên tố 60,68% Cl và còn lại là Na.

b) Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g, thành phần 43,4% Na 11,3% C và 45,3% O.

Gợi ý đáp án

a)

– Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl = = 35,5 (g)

mNa = 58,5 – 35,5 = 23 (g)

– Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là:

nCl = = 1 (mol)

nNa =  = 1 (mol)

Suy ra trong một phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl.

– Công thức hóa học của hợp chất là: NaCl.

b)

– Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mNa = = 46 (g)

mC = = 12 (g)

mO = 106 – 46 – 12 = 48 (g)

– Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là:

nNa =  = 2 (mol)

nC == 1 (mol)

nO =  (mol)

Suy ra trong một phân tử hợp chất có: 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.

– Công thức hóa học của hợp chất là: Na2

Advertisement

3

CO

Công thức hóa học của đường là C12H22O11.

a) Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường?

b) Tính khối lượng mol đường.

c) Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam các nguyên tố C, H, O.

Gợi ý đáp án:

a) Trong 1 mol phân tử C12H22O11 có 12 mol nguyên tử C, 22 mol nguyên tử H, 11 mol nguyên tử O. Do đó trong 1,5 mol phân tử C12H22O11 có số mol các nguyên tử của nguyên tố là:

nC =  = 18 mol nguyên tử cacbon.

nH =  = 33 mol nguyên tử H.

nO =  = 16,5 mol nguyên tử O.

b) Khối lượng mol đường:

MC12H22O11 =12.MC + chúng tôi + chúng tôi = 12.12 + 1.22 +16.11= 342 g/mol.

c) Trong 1 mol phân tử C12H22O11 có khối lượng các nguyên tố.

mC = 12 . 12 = 144g.

mH = 1 . 22 = 22g.

mO = 16 . 11 = 176g.

Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.

Gợi ý đáp án

– Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCu =  = 64 (g)

mO = 80 – 64 = 16 (g)

– Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là:

nCu =  = 1 (mol)

nO =  = 1 (mol)

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

Do đó công thức của oxit đồng màu đen là CuO.

Hãy tìm công thức hóa học của khí A.

– Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.

– Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.

Lời giải:

Khối lượng mol của khí A : dA/H2 = 17 ⇒ MA = 17.2 = 34 (g)

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

mH = = 2 (g)

mS = 34 – 2 = 32 (g)

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A có:

nH = = 2 mol

nS = 32/32 = 1 mol

Vậy trong 1 mol phân tử chất A có : 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S

⇒ CTHH của khí A là H2S

Soạn Sinh 9 Bài 10: Giảm Phân Giải Bài Tập Sinh 9 Trang 33

Khi bắt đầu phân bào các NST kép xoắn và co ngắn. Sau đó, diền ra sự tiếp hợp cập đôi cùa các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau.

Sau kì cuối I là kì trung gian tồn tại rất ngắn, trong thời điểm này không diễn ra sự nhân đôi NST. Tiếp ngay sau đó là lần phân bào II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I và có những diễn biến cơ bàn cúa NST như sau :

Khi bước vào phân bào II, các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Tiếp theo, NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép gắn với một sợi của thoi phân bào.

Tham Khảo Thêm:

 

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2023 (Sách mới) 14 Đề thi giữa kì 1 Văn 10 (Có ma trận, đáp án)

Tiếp đến, sự phân chia ở tâm động đã tách hoàn toàn hai crômatit thành hai NST đơn và mỗi chiếc đi về một cực của tê bào. Khi kết thúc sự phân chia nhân, các NST nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mồi nhân đều chứa bộ n NST đơn và khi sự phân chia chất tê bào được hoàn thành thì 4 tế bào con được tạo thành.

Sự tan biến và tái hiện cùa màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào trong hai lần phân bào cùa giảm phân đều tương tự như ở nguyên phân.

Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền vào nội dung phù hợp vào bảng 10

Trả lời:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân

Các kì Lần phân bào I Lần phân bào II

Kì đầu Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo với nhau. NST co xoắn cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội)

Kì giữa Các cặp NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau Diễn ra sự phân li của các cặp NST kép trong cặp tương đồng về 2 cực tế bào. NST kép phân li thành 2 NST đơn đi về 2 cực tế bào.

Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép. Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.

Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Gợi ý đáp án:

Giảm phân I:

Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.

Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.

Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.

Giảm phân II:

Kì đầu II: NST co xoắn.

Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Gợi ý đáp án:

Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân vì:

– Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau về hai cực của tế bào.

– Các NST kép trong hai nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.

– Các NSt kép của tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).

– Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Gợi ý đáp án:

* Giống nhau giữa giảm phân và nguyên phân 

– Đều có sự tự nhân đôi của NST.

– Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

– Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

– NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

– Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân

Nguyên phân Giảm phân

– Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

– Chỉ 1 lần phân bào.

– Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

Advertisement

– Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

– Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

– Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

– Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

– Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

– Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

– Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.

Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

– Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

– Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

– Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

– Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

– Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

– Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

– Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?

a) 2;

b) 4;

c) 8;

d) 16.

Gợi ý đáp án:

Đáp án: c.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Sinh 8 Bài 28: Tiêu Hóa Ở Ruột Non Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 92 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!