Bạn đang xem bài viết Rạn Da Khi Mang Thai: Tại Sao Người Bị, Người Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làn da của phụ nữ mang thai sẽ có những sự thay đổi rất nhiều và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt quanh vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu và phòng tránh thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc giúp làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai ngay từ những ngày đầu.
1. Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?Để có thể tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, trong đó, rạn da khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến gây ra sự mất thẩm mỹ và lo lắng cho mẹ bầu.
Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.
Chi tiết về sự tăng trưởng của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu và khám phá :
Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người, theo thống kê thì đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.
Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Ví dụ, nếu da của mẹ bầu thuộc loại sáng màu thì các vết rạn thường có màu hồng và nếu làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn thường sáng hơn cả màu da của họ.
2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thaiKhông phải bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải hiện tượng rạn da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu.Người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ.Ngoài ra, mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn có thể là do:
Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể
Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.
Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ hãy cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.
Do cơ địa
Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
3. Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai?Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, di truyền và mức độ tăng cân. Mặc dù là hiện tượng phổ biến, song không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Điều này cũng lý giải vì sao rạn da có người bị, có người lại không.
Trên thực tế, những mẹ bầu có mẹ hoặc chị gái từng mang thai và bị rạn da sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn những người khác. Đặc biệt, mẹ bầu mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi (dưới 20 và trên 35) cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần. Những người đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì cũng sẽ có khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, những mẹ có sự chăm sóc da tốt, đảm bảo đủ dưỡng chất thì sẽ giúp da tăng độ đàn hồi và không bị rạn da khi mang thai.
4. Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải hiện tượng rạn da khi mang thai, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương pháp có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn và đồng thời làm mờ vết rạn sau sinh nhanh chóng, đó là:
Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho da, cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn da khi mang bầu xuất hiện như: Dâu tây, việt quất, cải bó xôi, thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, món ăn giàu omega-3, omega-6…
Uống nhiều nước để giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da được mềm và ẩm hơn, từ đó giúp da khỏe đẹp và giúp cho các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.
Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Cẩn trọng khi lựa chọn sữa tắm, dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc da trong suốt thai kỳ
Lựa chọn tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da và tẩy tế bào chết cho da
Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.
Rạn da khi mang thai thường xuất hiện ở khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, để giảm thiểu tình trạng rạn da mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ khi mang thai. Ở giai đoạn này mẹ bầu không chỉ bị rạn da mà còn có thể bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu doạ sinh sớm… Vì vậy, 3 tháng giữa thai kỳ thai phụ cần chú ý:
Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.
Mọi thông tin cụ thể về những gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui mắt liên hệ đến những bệnh viện, phòng khám thuộc mạng lưới hệ thống y tế Vinmec trên toàn nước .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Que Thử Thai Bị Mờ Có Phải Mang Thai Thật Không?
Tuy vậy, không phải lúc nào que thử thai cũng cho kết quả rõ ràng như vậy. Nhiều trường hợp que thử thai hiện 2 vạch nhưng mờ nên rất băn khoăn không biết như vậy có phải mang thai hay không.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây theo tham vấn của Bác sĩ Văn Thu Uyên, chuyên khoa Sản – Phụ khoa, bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Que thử thai thông thường hoạt động dựa trên việc phát hiện hormone thai kỳ hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có trong nước tiểu. Loại hormone này được cơ thể tiết ra sau khi trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung. Nồng độ hCG sẽ tăng nhanh chóng theo thời gian tiến triển của thai kỳ.
Thường thì que thử thai cho kết quả khá chính xác. Trường hợp que có 2 vạch bị mờ là do những nguyên nhân sau đây:
Thử thai quá sớmKhi bạn thử thai quá sớm, nồng độ hormone hCG trong nước tiểu quá thấp ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể không đủ để que thử thai “nhận diện” đúng. Thời điểm thử thái lý tưởng nhất chính là khoảng 10 ngày sau khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ hoặc sau khi bạn nhận thấy mình trễ kinh.
Sử dụng que thử thai sai cáchMột số hành động dẫn đến việc vạch trên que thử bị mờ là ăn uống trước khi thử thai, rút que thử thai ra khỏi nước tiểu quá sớm hoặc đọc que thử ngoài khoảng thời gian được khuyến nghị (thường từ 3 đến 5 phút sau khi bắt đầu thử).
Kiểm tra sai thời điểm trong ngàyThời điểm thử thai được khuyến nghị là buổi sáng, ngay khi ngủ dậy là tốt và cho kết quả chính xác. Lúc này, hormone hCG chưa bị loãng đi do bạn uống nước. Các thời điểm khác thì sẽ có nguy cơ cho kết quả sai lệch.
Que thử thai bị lỗiĐôi khi que cho kết quả không đúng cũng do sản phẩm bị lỗi, hết hạn hoặc là bạn bảo quản que thử thái sai cách, ví dụ như để nơi ẩm ướt.
Dùng sản phẩm không đủ độ nhạyTrên thị trường có rất nhiều loại que thử thai với nhiều mức giá khác nhau. Một số sản phẩm có độ nhạy cao với hCG, chẳng hạn như phát hiện lượng hCG rất nhỏ chỉ khoảng 20 mIU. Thế nhưng cũng có những sản phẩm kém nhạy hơn, nghĩa là que thử thai cần ít nhất 100 mIU hCG mới hiển thị kết quả rõ ràng. Chính vì lẽ đó, nếu bạn chọn mua que thử có độ nhạy không cao thì 2 vạch thu được dễ bị mờ.
Thử thai đúng thời điểmBạn không nên thử thai quá sớm để tránh cho kết quả không chính xác, vạch đậm vạch nhạt hay hai vạch mờ. Bạn hãy đợi đến sau khi trễ kinh một vài ngày đến 1 tuần và nên thử thai vào buổi sáng đầu ngày để kết quả kiểm tra chính xác hơn.
Advertisement
Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn
Đầu tiên bạn cần chắc chắn rằng que thử thai bạn dùng chưa hết hạn, đọc kỹ hướng dẫn và làm đúng từng bước. Việc làm này sẽ giúp que cho kết quả chính xác.
Thử lại lần nữa hoặc đi khámNguồn: hellobacsi
Nhiều Người Nhờ Mang Thai Hộ Vì Ngại Đẻ
Nhiều người dân đang ngộ nhận về quy định mang thai hộ, theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ. Phát biểu tại hội thảo phổ biến nghị định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ, ngày 31/3, bác sĩ Tuyết nói rằng vì ngộ nhận nên không ít người dân liên hệ với bệnh viện nhờ tư vấn mang thai hộ, kể cả sợ sinh nở. “Những trường hợp nhờ tư vấn mang thai hộ do ngại sinh nở khiến bác sĩ trả lời mất nhiều thời gian”, bà Tuyết cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nhấn mạnh không phải trường hợp nào không muốn mang thai đều có thể tìm người mang thai hộ, mà phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện khi có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
“Việc mang thai hộ phải xuất phát từ những chỉ định y khoa vì mục đích nhân đạo”, tiến sĩ Quang nhấn mạnh. Những trường hợp được chỉ định bao gồm phụ nữ không có tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung. Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi như suy tim, suy gan. Người sảy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Các chuyên viên phôi học thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: Lê Phương .
Luật cũng quy định vợ chồng chỉ được nhờ mang thai hộ khi không có con chung. Tiến sĩ Tuyết trăn trở, có đôi vợ chồng gọi điện đến bệnh viện chia sẻ họ có một con chung nhưng con bị hội chứng Down, sau khi sinh thì người vợ bị băng huyết bắt buộc phải cắt tử cung. Bây giờ nếu muốn có con thêm chỉ có con đường duy nhất mang thai hộ. “Trường hợp này nếu theo luật thì không giải quyết nhưng xét về mặt nhân bản thì có thể có cân nhắc ngoại lệ được hay không”, bà Tuyết đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ tư pháp, nhìn nhận đây là vấn đề được các nhà làm luật cân nhắc rất nhiều. Nếu quy định cho phép mang thai hộ ở những cặp vợ chồng chưa sinh được con bình thường thì đứa bé bị dị tật sẽ ngay lập tức sẽ được hiểu là không bình thường.
“Bố mẹ sinh con dù thế nào cũng là con, không thể vì đứa bé dị tật mà không được yêu thương như những đứa trẻ bình thường khác. Khi đã rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, đứa bé cần phải được bảo vệ nhiều hơn, được hưởng các chế độ an sinh xã hội”, ông Hải nhấn mạnh.
Luật quy định người mang thai hộ phải là thân thích, cùng hàng với vợ hoặc chồng, đã có con, được xác nhận đủ điều kiện của tổ chức y tế và chỉ được mang thai hộ một lần. Theo đại diện Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP HCM), nếu người mang thai hộ thực hiện xong ở cơ sở này sang cơ sở khác để thực hiện thì khó thể quản lý.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang cho biết các bệnh viện thực hiện mang thai hộ phải có hồ sơ báo cáo lên Bộ Y tế. Từ đó Bộ sẽ có danh sách quản lý chung để tránh tình trạng một người mang thai hộ nhiều lần tại nhiều cơ sở khác nhau. Hiện chính phủ đang xây dựng mã số định danh cho công dân. Một khi có mã số, các thông tin mang thai hộ của cá nhân sẽ được cập nhật và các cơ sở y tế có thể quản lý dựa vào đó.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện cả nước có 3 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bao gồm bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Trung ương Huế và Phụ sản Từ Dũ TP HCM.
Tại khu vực phía Nam, Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện những bước chuẩn bị để khi hoàn chỉnh quy trình, có thông tư hướng dẫn thì có thể đưa vào đời sống thực tiễn. Bệnh viện đã thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật, thông qua những quy định cụ thể, thiết lập những quy trình cơ bản làm cơ sở cho các bác sĩ hiếm muộn sàng lọc trường hợp mang thai hộ và có thể tư vấn cho bệnh nhân.
Theo VNE
Tại Sao Da Mặt Bị Ngứa Thường Xuyên?
1. Tại sao da mặt bị ngứa thường xuyên?
Da mặt là một trong những vùng da rất nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng và mẩn ngứa. Hầu hết, ai cũng gặp phải triệu chứng ngứa mặt này ít nhất 1 đến 2 lần trong đời.
Có rất nhiều yếu tố khiến da mặt bị ngứa. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể liệt kê gồm có:
1.1. Dị ứng thời tiếtSự thay đổi thất thường của thời tiết cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho làn da của bạn dễ bị kích ứng. Thời tiết nóng thường sẽ khiến mồ hôi tiết nhiều, tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào gây bít lỗ chân lông. Điều này cũng sẽ kích hoạt được tình trạng nổi mẩn đỏ và gây ngứa.
Da mặt bị đỏ rát và ngứa là vấn đề về da có thể sẽ gặp ở bất cứ ai. Dị ứng da mặt thường sẽ được chữa trị hiệu quả và an toàn bằng các bài thuốc thảo dược lành tính. Người bệnh có thể sẽ dễ áp dụng tại nhà theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
1.2. Dị ứng tiếp xúcThường kích hoạt khi da mặt của bạn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây ra kích ứng. Thường thấy nhất là các yếu tố chẳng hạn như:
Phấn hoa
Lông thú
Mạt bụi
Nấm mốc
Dị ứng thực phẩm:
Chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một số loại thực phẩm dễ dẫn đến kích ứng mà cơ thể dung nạp. Các loại thực phẩm dễ kích ứng có thể có:
Đậu phộng
Trứng, sữa
Các loại cá
Hải sản
Các loại quả hạch
1.3. Dị ứng mỹ phẩmDa mặt là vùng da thường xuyên dùng các loại mỹ phẩm chăm sóc cũng như trang điểm. Trong nhu cầu làm đẹp ngày nay, rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen chăm sóc da từ rất nhiều mỹ phẩm, dược phẩm như: sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng,… Bên cạnh đó cũng có thói quen trang điểm bằng các loại kem nền, phần,… cùng một lúc. Thói quen này nếu không được thiết lập một cách khoa học sẽ khiến cho da bị tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến vấn đề da mặt bị dị ứng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu chọn những sản phẩm có khả năng gây kích ứng cao, thành phần không phù hợp cũng sẽ gây ra mẩn đỏ. Đáng báo động hơn là tình trạng kem trộn, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường có chứa hàm lượng lớn Corticoid đang ngày càng phổ biến khiến da dễ dàng bị mỏng, mụn nhỏ, ngứa rát và dễ bị kích ứng hơn khi có yếu tố tác động.
1.4. Yếu tố cơ địaMột số đối tượng do cơ địa có tính chất nhạy cảm cũng sẽ dễ dàng bị dị ứng hơn so với người bình thường. Phần lớn, cơ địa và hệ thống miễn dịch của những người này rất yếu, khả năng chống lại các tác nhân có hại bên ngoài kém dẫn tới dễ dàng bị kích ứng. Để hạn chế tình trạng này, những người có làn da nhạy cảm trên cần phải cẩn thận trong quá trình chăm sóc, ăn uống và bảo vệ da để hạn chế được thấp nhất nguy cơ bị dị ứng.
1.5. Dị ứng thực phẩmTheo thống kê từ các cơ sở, phòng khám da liễu cho thấy, có đến 25% số ca dị ứng tại da mặt bắt nguồn do thực phẩm. Phần lớn những đối tượng này ăn thức ăn có chứa các chất gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó sinh ra các phản ứng bộc phát chẳng hạn như: ngứa da, phù mạch tại vị trí ngoài da,…
Một số loại thực phẩm, thức ăn cần phải lưu ý khi sử dụng để tránh gây dị ứng là: hải sản, măng, nấm, thực phẩm giàu protein và dầu mỡ,…
Ngoài những nguyên nhân trên thì dị ứng tại vị trí da mặt còn cơ thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền theo quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt thì tình trạng này thường rất ít khi bộc phát, không gây hại đến sức khỏe.
Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa… cũng có thể gây dị ứng, khiến tay chân, da mặt bị ngứa đỏ, kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
1.6. Dị ứng thuốcThuốc Tây y có chứa rất nhiều thành phần, hoạt chất, phụ gia và tá dược. Nếu cơ thể bạn bị quá mẫn cảm với thành phần nào trong thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng, xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da, nhất là vùng da mặt.
1.7. Nội tiết tố thay đổiNồng độ nội tiết tố trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, thay đổi do nguyên nhân nào đó có thể ảnh hưởng đến da. Người bệnh sẽ bị ngứa da mặt, khô, sần sùi hoặc sẽ nổi mụn. Đặc biệt, khi nữ giới mang thai hoặc sau khi sinh con sẽ rất dễ bị nổi mụn, da mặt hay bị ngứa vì nội tiết tố thay đổi nhanh.
1.8. Do thiếu nướcCơ thể con người có đến 70% là nước. Vì thế nếu bị thiếu nước, tuyến nhờn sẽ hoạt động kém và làn da của bạn không duy trì được độ ẩm nên bị khô và gây tổn thương các lớp biểu bì. Da tay, da chân, da mặt của bạn sẽ bị bong tróc, ngứa, sần sùi, nứt nẻ và mọc nhiều nốt…
Thiếu nước khiến cho da mặt khô, bong tróc và gây ngứa ngáy
1.9. Da mặt nhạy cảmLàn da ở vùng mặt quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa ngáy, nổi mẩn. Khi tiếp xúc với các dị nguyên chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hóa, mỹ phẩm, lông động vật… Ngay lập tức sẽ xuất hiện triệu chứng da mặt ngứa đỏ, ngứa mặt và cổ.
1.10. Da mặt bị ngứa do vệ sinh da không đúng cáchDa mặt là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, bụi, khói, mỹ phẩm… Chính vì vậy, nếu không tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ thì các vi khuẩn, bụi bẩn và chất độc hại sẽ tích tụ trên da, bám sâu vào lỗ chân lông của bạn. Lâu dần sẽ dẫn đến ngứa mặt nổi mụn, da sần.
1.11. Do lão hóaKhi bước vào giai đoạn tuổi trung niên, làn da của bạn sẽ có dấu hiệu lão hóa, quá trình tổng hợp Lipid giảm, da có nhiều nếp nhăn, mỏng hơn và không còn khỏe mạnh. Khi đó, da mặt dễ bị ngứa đỏ, dễ nổi mụn.
2. Da mặt bị ngứa và đỏ phải làm sao?Một chế độ ăn giàu các chất oxy hóa như vitamin A,C, E và các loại dầu thực vật tự nhiên hay dầu cá có thể giúp làn da phục hồi lại tình trạng khỏe mạnh.
Những chất chống oxy hóa và dầu tự nhiên có thể giúp bổ sung và phục hồi lại tình trạng khỏe mạnh cho da.
Thậm chí trong những ngày có mây, da mặt của bạn cũng phải tiếp xúc với tia UV. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để giúp tránh các ảnh hưởng gây hại, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời vào khoảng từ 11h sáng đến 3h chiều. Khi lựa chọn sản phẩm kem chống nắng, cần tránh các sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng da như hương liệu.
Đối với những trường hợp da mặt bị ngứa đỏ do viêm nhiễm, dị ứng, người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng và mức độ nặng, nhẹ mà các bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp hoặc đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn nhất.
Một số loại thuốc sử dụng để trị da mặt bị ngứa gồm:
Thuốc kháng histamin dạng bôi ngoài da hoặc uống: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn đỏ nhanh và nhất là đối với người bệnh bị ngứa mặt do dị ứng.
Kem bôi ngoài da: Dùng để bôi trực tiếp vào vùng da mặt bị ngứa, tổn thương hoặc viêm. Thuốc có công dụng giảm ngứa nhanh, dịu da và cung cấp ẩm cho da của bạn.
Thuốc chứa Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, chống nhiễm khuẩn và sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng. Thuốc sẽ hỗ trợ giảm ngứa và mẩn đỏ trên da mặt của bạn.
Thuốc Hydrocortisone dạng bôi, thuốc ức chế miễn dịch không steroid hoặc thuốc chống trầm cảm…
Một số thuốc kê đơn chữa da mặt bị đỏ rát và ngứa:
Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng histamin nhằm khắc phục triệu chứng do tình trạng viêm da dị ứng gây ra. Điển hình nhất chính là tình trạng ngứa rát, châm chích kèm theo nổi mẩn đỏ trên da.
Thuốc promethazine HCL
Thuốc acrivastine 8 mg
Thuốc kháng dị ứng Clarytine
Thuốc chlorpheniramine maleate
Ngoài ra, khi trên da xuất hiện các vấn đề khác và đặc biệt là sự phát sinh của phản ứng viêm, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc như:
Thuốc chống viêm không steroid
Kháng sinh chống bội nhiễm
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Trường hợp da mặt bị đỏ rát và ngứa là do các bệnh lý nội tạng thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị. Triệu chứng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi các bệnh lý được điều trị một cách triệt để.
Dùng đúng liều lượng, tần suất, thời gian
Không được tự ý mua thuốc về điều trị hoặc thay đổi liều, kế hoạch uống thuốc
Báo ngay cho bác sĩ của bạn khi thuốc không đáp ứng triệu chứng hay có bất cứ vấn đề nào phát sinh.
3. Da mặt của bạn bị đỏ rát và ngứa – Các mẹo xử lý triệt đểKhi da của bạn chỉ bị đỏ rát và ngứa không kèm theo các triệu chứng khác như nổi mụn nước hay xuất hiện dịch mủ thì bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian giúp làm dịu da. Một số loại nguyên liệu từ tự nhiên sẽ giúp giảm sưng ngứa và cung cấp độ ẩm để tổn thương trên da nhanh chóng được cải thiện.
3.1.Dùng baking soda để trị ngứa da mặtBaking soda có công dụng cân bằng độ pH, giảm ngứa và bong tróc da, hạn chế được khô da mặt.
Cách dùng: Lấy 4 thìa cà phê baking soda rồi trộn với 12 thìa nước sạch. Thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước.
3.2. Dùng bột yến mạch chữa ngứa mặtCông dụng của bột yến mạch chính là kháng viêm, chống oxy hóa và giúp làm dịu da, giảm hiện tượng da mặt ngứa râm ran hiệu quả.
Cách thực hiện: Cho 1 – 2 thìa cà phê yến mạch vào bát, rồi trộn thêm nước để hỗn hợp sền sệt. Sau đó cho thêm 1 ít dầu dừa vào khuấy thật đều. Sử dụng hỗn hợp đắp đều lên mặt, để khoảng 15 phút và rửa lại với nước. Thực hiện 1 tuần từ 2 đến 3 lần.
3.3. Sử dụng dưa leo làm dịu tình trạng rát, ngứa da:
Chuẩn bị 1 quả dưa leo
Đem rửa thật sạch sau đó thái thành từng lát thật mỏng
Đắp dưa leo trực tiếp lên da mặt của bạn
Nằm thư giãn trong 15 – 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm
3.4. Dùng lòng trắng trứng và sữa tươi giảm ngứa:
Cần có 1 lòng trắng trứng và 1 muỗng sữa tươi
Đánh 2 nguyên liệu trên với nhau sao cho thật đều
Thoa lên mặt từ 3 – 4 lần trong 15 phút
Rửa mặt sạch với nước ấm
3.5. Chữa trị da bị rát đỏ và ngứa bằng mật ong và sữa chua:
Hãy chuẩn bị 2 muỗng sữa chua không đường và 1 muỗng mật ong
Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi thoa đều lên da mặt của bạn
Nằm thư giãn trong khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh da bằng nước ấm
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Khi Mang Thai Nên Tránh Những Điều Gì?
Chín tháng mười ngày tuy không ngắn cũng không dài. Đó là thời gian người mẹ mang trong mình giọt máu bé nhỏ, chờ đợi ngày con chào đời. Việc trang bị những kiến thức cần thiết giai đoạn mang thai là điều cần thiết. Có những lưu ý nhỏ mẹ nên tránh để bảo vệ cho em bé của mình khỏe mạnh chào đời.
Khi mang thai, mẹ thường hay có xu hướng thèm ăn nhất là đồ ăn văt. Điều này không an toàn cho em bé, đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Thay vì ăn vặt mẹ hãy ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt. Thường đồ ăn vặt không có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều đường bột và chất béo.
Sau khi ăn vặt, mẹ sẽ cảm thấy no, bữa chính ăn ít lại làm không cung cấp đủ chất. Quá nhiều đường bột, chất béo trong các món ăn vặt không tốt cho sự phát triển của em bé.
Em bé của bạn tuy chưa chào đời. Nhưng nhất cử nhất động của người mẹ đều có thể cảm nhận được. Từng chi tiết nhỏ nhặt như đi lại, ăn uống đến tâm sinh lý của bạn đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng nên nghe âm thanh quá to, ồn ào hoặc nhạc quá buồn. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của mẹ mà em bé sẽ có thể cảm thấy sợ hãi hay buồn giống như vậy.
Hãy bắt đầu nghe những bản nhạc, âm thanh êm dịu tâm trí hoặc những bài hát vui vẻ và hạnh phúc.
Thuốc là và rượu bia là những thứ gây hại cho sức khỏe con người. Hút thuốc, uống rượu bia không chỉ hại sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng thai nhi. Em bé sẽ có thể bị các hội chứng do rượu tác động lên bào thai. Và bị chậm phát triển trí tuệ lẫn thể chất sau này.
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ và bé, mà còn giúp sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp tránh gây ra áp lực lên tử cung. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn động tác và thời gian tập phù hợp. Thường bác sĩ khuyên sản phụ có thể tập các bài tập yoga từ tuần thứ 14 thai kỳ.
Khi mang thai, tâm trạng của sản phụ thay đổi rất thất thường, dễ bực dọc. Mẹ nên tham gia các hoạt động nhóm với các bà mẹ khác hoặc khóa học tiền sản thai kỳ. Vừa có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai và chăm sóc con sau này. Vừa giải tỏa được tâm trạng hạn chế việc bị trầm cảm sau sinh.
Đi du lịch nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc xuất huyết. Còn với 3 tháng cuối thì làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai trong giai đoạn này. Do đó, mẹ nên tránh đi du lịch hoặc đi lại nhiều hai thời kỳ trên. Nên nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.
Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi, mẹ cần ăn lượng hoa quả có hàm lượng đường cao với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều người trong quá trình mang thai ăn uống quá nhiều thức ăn (ví dụ như sầu riêng,…) có hàm lượng đường cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ;
Mẹ cũng không nên những loại thực phẩm chứa quá nhiều mỡ động vật. Để tránh thai nhi bị quá to gây khó khăn khi sinh;
Không nên ăn nhiều thức ăn quá mặn như các loại khô, mắm, các loại nước chấm,… để tránh gây phù hoặc các biến chứng khác;
Không nên chỉ ăn một món mà nên ăn nhiều món. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và bản thân;
Không nên ép bản thân ăn quá nhiều với suy nghĩ phụ nữ có thai phải ăn phần hai người cho mẹ và bé;
Việc bổ sung vitamin khoáng chất là cần thiết. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được thời gian nào nên bổ sung loại nào? Liều bao nhiêu cho phù hợp nhu cầu của mẹ và bé;
Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, thức uống có cafein vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi;
Trong ba tháng đầu thai kỳ nên kiêng một số loại thực như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… sẽ gây đau bụng, co thắt tử cung, có khả năng sảy thai;
Khi chọn lựa sữa và các chế phẩm từ sữa, nên chọn loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng sữa chưa tiệt trùng để tránh bị nhiễm khuẩn;
Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.Trong quá trình mang thai nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chú ý giữ gìn sức khỏe. Nếu trong người không khỏe dù với bất cứ triệu chứng nào bất thường nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán kê đơn phù hợp.
Tránh việc tự đoán bệnh rồi tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Kể các bệnh thông thường hay gặp như cúm, cảm sốt. Nếu trước khi mang thai mẹ có đang sử dụng thuốc thì cũng nên nói cho bác sĩ biết.
5 Thay Đổi Ở Ngực Khi Mang Thai
Ngực nhạy cảm, mặc áo bị đau
Ngực rất nhạy cảm khi mang thai là điều bình thường. Theo Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ, nội tiết tố thay đổi có thể khiến ngực bị đau, ngứa ran và cảm giác nặng nề. Nếu chất vải gây kích ứng ngực hoặc núm vú của thai phụ, hãy tìm một chiếc áo ngực thoải mái hơn, ví dụ áo ngực thể thao không có đường may, không có ren hoặc chất liệu thun mềm.
Núm vú sẫm màu
Tăng sắc tố da (sạm da) xảy ra ở 85-90% trường hợp mang thai, thường gặp ở các bộ phận của cơ thể vốn đã sẫm màu hơn, ví dụ quầng vú và núm vú. Đây là kết quả khi cơ thể thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho em bé bú. Em bé sau sinh chưa có khả năng nhìn tốt nên cần nhiều sự tương phản về màu sắc để tìm thấy núm vú. Do đó chúng trở nên sẫm màu hơn và có thể trở lại màu sắc như trước khi mang thai sau khi em bé cai sữa.
Cơ thể người mẹ thay đổi để giúp em bé bú sữa tốt hơn. Ảnh: Freepik
Rò rỉ sữa
Nếu thai phụ bị rò rỉ sữa khi đang mang thai thì đừng quá lo lắng. Đó là cách ngực chuẩn bị cho em bé. Nếu sữa rỉ trong lúc quan hệ tình dục, đó là do oxytocin. Hormone này tăng trong thời gian cho con bú và khi quan hệ tình dục. Vì vậy, hãy quàng một chiếc khăn tắm lên ngực và coi đó là điều bình thường.
Kích thích núm vú gây chuyển dạ
Một nghiên cứu PLoS One năm 2023 đã đánh giá tác động của việc kích thích núm vú đối với quá trình chuyển dạ tự nhiên, cho thấy thời gian kích thích tối thiểu để gây chuyển dạ là một giờ mỗi ngày trong ba ngày. Nguyên nhân là việc núm vú bị kích thích có thể giải phóng oxytocin, là hormone gây ra các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, nếu thai phụ chưa đến ngày chuyển dạ, việc này sẽ không gây ảnh hưởng gì.
Phẫu thuật ngực có thể cho con bú không?
Không có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đa số người đã phẫu thuật vú hoặc núm vú vẫn có thể cho con bú. Việc này phụ thuộc vào lượng mô đã được lấy ra, các ống dẫn sữa có bị cắt đứt và các dây thần kinh có còn nguyên vẹn hay không. Đôi khi những người đã phẫu thuật không thể tạo ra nguồn sữa đầy đủ.
Advertisement
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) không coi cấy ghép silicone là chống chỉ định cho con bú. Vì vậy, phụ nữ đã phẫu thuật nâng ngực vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, nên hỏi bác sĩ phẫu thuật về các thủ thuật, để chắc chắn về khả năng này.
Chi Lê (Theo Parents)
Cập nhật thông tin chi tiết về Rạn Da Khi Mang Thai: Tại Sao Người Bị, Người Không? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!