Bạn đang xem bài viết Nước Dừa Bao Nhiêu Calo Và Uống Có Béo Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nước dừa bao nhiêu calo và uống có béo không chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm và tìm kiếm. Đặc biệt là những người đang ăn kiêng và giảm cân nghiêm ngặt. Nước dừa là một loại chất lỏng, trong, chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, và lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong. Nước dừa thường được dùng để chế biến nên những loại đồ uống hấp dẫn và bổ dưỡng, nhất là ở các nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.
Nước dừa có vị ngọt thanh mát tự nhiên nên rất dễ uống và sử dụng. Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong nước dừa chứa một lượng chất vitamin vô cùng dồi dào.
Theo đó, nước dừa cung cấp chất vitamin C với 24 mg trên mỗi khẩu phần. Lượng vitamin C trong nước dừa chiếm khoảng 32% trong chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị cho nữ giới và 27% cho nam giới. Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa chất thiamin và vitamin B khoảng 8% được khuyến nghị sử dụng.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, ngoài cung cấp lượng lớn vitamin cho cơ thể, trong 1 cốc 100% nước dừa khoảng 250g chứa:
44 kcal
95,5g nước
64mg natri
10,4g carbohydrate
9,6g đường
0,5g chất đạm
1g chất sắt
10g chất khô
2g chất tro
Trên thực tế, nước dừa không hề chứa chất béo và cholesterol, thay vào đó là các chất muối khoáng, chất điện giải có lợi cho cơ thể. Bởi vậy, những người thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh được khuyến khích sử dụng nước dừa để tránh mất nước và bổ sung dưỡng chất hồi phục sức khỏe.
Như đã phân tích bên trên, nước dừa chứa rất ít calories. Theo đó, trong 100g nước dừa tươi chỉ chứa khoảng 16,7 kcal và 250g chứa khoảng 44 kcal mà thôi. Bên cạnh đó, nước dừa cung cấp cho cơ thể lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu, từ chất xơ, canxi, vitamin, cho tới chất khoáng.
Lưu ý: Mỗi loại nước dừa sẽ chứa hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tùy từng giống câu và cách chế biến của mỗi người, mỗi nơi. Nếu bạn sử dụng nước dừa đóng chai, bạn cần quan sát phần bao bì sản phẩm để xác định nước dừa bao nhiêu calo.
Lý giải cho câu hỏi uống nước dừa có béo không, các chuyên gia dinh dưỡng đã có những chia sẻ như sau:
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trên thực tế uống nước dừa không hề gây béo phì như nhiều người vẫn nghĩ. Bên cạnh hàm lượng calo thấp hơn rất nhiều so với mức năng lượng cần nạp mỗi ngày là khoảng 2000 kcal/ người trưởng thành. Nước dừa còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn chất điện giải với khả năng tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các chất béo trong nước dừa cũng thuộc dạng “vô hại” và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, các chất axit béo tự do trong nước dừa sẽ tạo ra năng lượng chứ không hề hình thành mỡ thừa và tích tụ dưới da như những axit béo xấu.
Ngoài ra, các chất phân giải cholesterol và khoáng chất trong nước dừa sẽ ngăn chặn sự hình thành mỡ thừa. Đồng thời cải thiện lượng đường trong máu, ngăn bệnh sỏi thận, giảm cholesterol hiệu quả. Nước dừa còn hỗ trợ cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, phòng bệnh tiểu đường, ngăn ngừa sỏi thận và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt.
Trong trường hợp bạn sử dụng nước dừa đóng chai, bạn nên kiểm tra hàm lượng dừa nguyên chất trước khi sử dụng và hạn chế uống nước dừa chứa nhiều đường tạo ngọt và hương liệu tổng hợp. Chất hóa học, chất bảo quản,… có trong nước dừa cũng rất độc hại và không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tìm mua và sử dụng nước dừa ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân của mình.
NÊN XEM THÊM:
Review AZ kết luận lại, nước dừa chứa rất ít calo và không hề gây tăng cân cho bạn. Do đó đừng quên bổ sung nước dừa vào chế độ dinh dưỡng của mình một cách khoa học và phù hợp nhất.
Nước Lèo Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?
Nước lèo bao nhiêu calo và ăn có béo không? nước lèo là một trong những loại nước được sử dụng nhiều trong chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, ít ai quan tâm đến lượng calo có trong loại nước này. Theo chuyên gia dinh dưỡng, nước lèo cũng mang đến nguồn năng lượng nhất định, bạn cần biết về nó để có sự điều chỉnh phù hợp cho chế độ ăn uống của mình tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát.
Đối với người miền Bắc gọi là nước dùng, miền nam thường gọi là nước lèo….để chỉ loại nước không thể thiếu trong các món bún mọc, bún thang, miến, bún cá, các loại hủ tiếu….Để nấu được một nồi nước lèo ngon cần có những gia vị và những bí quyết riêng. Bởi nếu nước lèo ngon ngọt sẽ góp phần tạo cho món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn thực khách.
Ngày nay, các chị em nội trợ thường dùng các loại nước lèo khác nhau được nấu từ xương heo, xương gà hoặc xương bò là chủ yếu để lấy nước trong chế biến các món ăn. Bởi nước nấu từ các loại xương này sẽ đặc biệt thơm, ngon, ngọt, tạo cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại xương và các loại gia vị đi kèm khác nhau mà giá trị dinh dưỡng của nước lèo cũng có sự khác biệt.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, thông thường 1 tô nước lèo có chứa khoảng 215 đến 250 calo. Cũng theo chuyên gia, nước hầm xương có chứa khá nhiều axit amin khác nhau. Những loại này được xác định là cần thiết cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bạn có biết trong nước hầm xương có chứa chất proline có thể giúp bạn chống lão hóa, giúp da căng bóng, tươi trẻ. Bên cạnh đó, một lợi ích khác của nước lèo đó chính là bảo vệ xương khớp. Lý do bởi nước lèo chủ yếu được tạo nên từ nước xương hầm, có chứa một số chất tự nhiên gọi là glucosamine có thể làm giảm viên, ngăn ngừa tái phát các bệnh viêm xương khớp.
Ngoài ra, nước lèo còn là chất xúc tác có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất tự nhiên. Từ đó giúp chữa lành niêm mạc dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại nước lèo tiện dụng nhưng những sản phẩm pha chế này thường chứa chất tạo màu, chất phụ gia…chính vì thế để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình bạn thì hãy tự làm nước lèo bằng các hầm xương thịt gà, thịt heo….sử dụng tốt cho sức khỏe.
Chắc chắn câu hỏi ăn nước lèo có béo không là băn khoăn của nhiều người khi họ đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Vậy dưới góc nhìn của chuyên gia về vấn đề này như thế nào?
Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết: ” Nhiều người nghĩ nước lèo không chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên sự thực hoàn toàn trái ngược. Trong nước lèo có nhiều chất béo và canxi mà cơ thể cần. Đặc biệt, bản chất nước lèo vốn là nước xương có nhiều chất béo. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sau sau khi hầm xương xong, trên bề mặt nước lèo có lớp váng đó chính là mỡ hay còn gọi là chất béo.
Mặc dù vậy nhưng nếu vớt đi lớp mỡ váng nổi trên bề mặt nước lèo thì lượng chất béo cũng giảm theo. Và với lượng calo khá ít trong nước lèo thì bạn ăn sẽ không lo bị béo. Thế nhưng nếu ăn kèm bún, mọc hay các loại nguyên liệu khác thì lượng calo sẽ tăng lên đáng kể.
Lời khuyên của chuyên gia: nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân thì hãy xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý, kết hợp luyện tập thể thao để có sức khỏe tốt và vóc dáng như mong đợi.
NÊN XEM THÊM:
Nước Râu Ngô Bao Nhiêu Calo Và Uống Có Giảm Cân Không?
Râu ngô là những sợi mỏng, sáng như tơ và phát triển cùng với bắp ngô. Những sợi râu ngô thường được phát triển dưới dạng búi hoặc tua nhô ra từ phần đầu của bắp ngô. Mỗi khi thời tiết có độ ẩm cao, râu ngô sẽ thu hút côn trùng kéo đến và ảnh hưởng tới sự phát triển của hạt ngô bên trong. Có một điểm vô cùng đặc biệt mà nhiều người có thể không biết, đó là trong râu ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất hoạt tính dược lý có lợi cho sức khỏe. Do đó, theo y học phương Đông, râu ngô có thể sử dụng như một loại thuốc dân gian có khả năng lợi tiểu và ức chế sự hình thành của melanin – một loại sắc tố gây nám da ở con người.
Tưởng chừng như vô hại, thế nhưng râu ngô lại là bộ phận vô cùng quan trọng của cây ngô. Thậm chí, râu ngô còn được thu hoạch riêng với số lượng lớn, đem lại giá trị kinh tế cao khi được sử dụng để chế biến thức uống và dược liệu phục vụ cho cuộc sống của con người. Theo các nhà nghiên cứu, râu ngô chứa bao nhiêu calo, bao nhiêu giá trị dinh dưỡng thì trong nước râu ngô cũng chứa như vậy (một số chất dinh dưỡng trong râu ngô có thể mất đi khi được đun sôi và hòa tan với nước nhưng không quá đáng kể).
Theo nghiên cứu, trong nước râu ngô chứa rất ít calo, mức calo chỉ dao động khoảng 14 kcal/ 100ml mà thôi. Theo y học phương Đông, nước râu ngô có vị ngọt tự nhiên, tính bình và có thể hỗ trợ điều trị “bách bệnh”, ví dụ như bí tiểu, tiểu ra máu, sán trong gan, vàng da,… Đây cũng là thức uống rất tốt cho người đang điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, trong nước râu ngô còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật trong đó có thể kể đến như chất vitamin A, B1, B2, B6, vitamin C, vitamin K, vitamin H, vitamin PP, axit pantothenic, các steroid như sytosterol, sigmasterol, dầu béo và nhiều chất vi lượng khác nên rất tốt cho sức khỏe… Vậy theo bạn, uống nước râu ngô giảm cân không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống nước râu ngô không chỉ hỗ trợ giảm cân tốt, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Nước râu ngô chứa hàm lượng calo rất thấp, lại nhiều chất dinh dưỡng có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu điển hình như chất vitamin, một số chất vi lượng thực vật,… Những chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình trao đổi chất và đào thải năng lượng dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, giúp bạn nhanh chóng đào thải độc tố, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nếu biết cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, bạn sẽ nhanh chóng có được thân hình như mong muốn.
Bên cạnh đó, nước râu ngô còn có mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, nổi bật như:
Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhờ hợp chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể nhờ các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, chất chống oxy hóa tự nhiên. Từ đó giúp bạn tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở người.
Trong nước râu ngô cũng chứa hàm lượng vitamin K nhất định. Chất vitamin K có công dụng hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa tình trạng mất máu ở người.
Sử dụng nước râu ngô thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản nhờ cơ chế hoạt động của vi chất urat, carbon và photphat.
Để chế biến nước râu ngô cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm râu ngô tươi, sau đó đem rửa sạch với nước rồi đem đun sôi với 1l nước lọc là được. Sau khi đun sôi khoảng 10 phút, bạn hãy tắt bếp rồi chờ nước nguội bớt là có thể thưởng thức được ngay. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên chia nhỏ nước râu ngô thành 3 – 4 lần uống, không nên uống quá nhiều cùng lúc sẽ dẫn tới tình trạng đi tiểu không kiểm soát, đi tiểu nhiều lần,… Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc sử dụng thêm đường khi uống nước râu ngô để không làm ảnh hưởng tới quá trình giảm cân của bạn.
NÊN XEM THÊM:
Bánh Superstar Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?
Bánh xốp phủ kem socola Superstar là một trong những thương hiệu bánh xốp cao cấp, được sản xuất và đóng gói trực tiếp thông qua dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất của Indonesia. Thành phần chính của bánh superstar là bột lúa mì, bột cacao, chất béo thực vật, lecithin đậu nành, hương vani tổng hợp, được chọn lựa kỹ lưỡng và thông qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi được mang đi sản xuất.
Ở Việt Nam, người lớn có thể sử dụng bánh Superstar vào buổi sáng như một bữa ăn nhẹ trong ngày. Bánh sẽ ngon hơn khi bạn kết hợp với một tách trà hoặc một ly cà phê sữa. Đồng thời, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể để duy trì tinh thần và sức khỏe luôn tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn trong cả ngày dài. Trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng bánh Superstar như một thức ăn sáng bổ dưỡng với sữa tươi, hoặc làm món ăn nhẹ vào buổi chiều.
Bánh xốp phủ kem socola Superstar được thiết kế theo dạng thanh dài, bao bọc xung quanh thanh bánh giòn xốp là một lớp kem socola béo ngậy, vô cùng hấp dẫn và hứa hẹn sẽ trở thành món ăn vặt được ưa thích nhất của giới trẻ để sử dụng trong các buổi tiệc, liên hoan, dã ngoại…
Giải đáp cho câu hỏi Ăn bánh superstar có béo không, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải như sau:
Mặc dù hàm lượng calo trong bánh superstar không quá cao so với mức năng lượng cần nạp mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Tuy nhiên, ăn bánh superstar có nguy cơ tăng cân, béo phì rất cao. Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ, loại bánh này chứa hàm lượng tinh bột, đường, chất béo, muối tương đối cao. Đây đều là những chất dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới vóc dáng và cân nặng của con người. Đặc biệt là khi bạn ăn bánh quá nhiều cùng lúc, ăn quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân sẽ ngày càng cao hơn.
Chưa kể, bánh superstar chứa khá nhiều hương liệu và chất tạo xốp, chất nhũ hóa, chất tạo màu,… Những hợp chất này khi đi vào cơ thể không những ảnh hưởng tới cân nặng, mà còn gây nguy hại cho sức khỏe nếu bạn ăn vượt mức cho phép. Chúng sẽ gây ra tình trạng táo bón, chướng bụng và khó tiêu hóa. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người đang ăn kiêng, giảm cân hay mắc các bệnh lý về tiểu đường,… Thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng loại bánh ngọt này.
Hãy chia nhỏ phần ăn của mình hoặc chia sẻ với bạn bè người thân. Điều này, sẽ giúp bạn giảm bớt lượng thức ăn sẽ nạp vào cơ thể.
Chỉ nên ăn bánh superstar 1 lần/ tuần, chỉ ăn khi thực sự cần thiết.
Uống đủ 2 – 2,5l nước/ ngày.
Không ăn bánh khi đói, điều này sẽ khiến bạn ăn mất kiểm soát
Không ăn bánh vào buổi tối, trước khi đi ngủ bởi lúc này hệ tiêu hóa sẽ không thể giúp bạn chuyển hóa và đào thải năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết.
Thay bánh ngọt bằng các loại bánh ngũ cốc, bánh gạo lứt ít calo
Tăng cường tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn có một thân hình đẹp và cân nặng như mơ.
NÊN XEM THÊM:
Cá Kèo Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?
Cá kèo là loài thuộc nhóm cá bống Gobiidae có thân hình trụ dài, phủ vẩy tròn rất bé, màu xám hơi vàng, đầu hơi nhọn, mõm tù, mắt tròn nhỏ, lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, lưỡi dạng cắt ngang, kích thước nhỏ (ít khi vượt quá 25 cm) với trọng lượng khoảng 30 – 40 gram.
Cá kèo phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đốí đến vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cá kèo phân bố nhiều ở vùng biển các tỉnh Nam bộ từ Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến Cà Mau, nhất là tại cửa sông, cửa biển và các bãi triéu với sản lượng khai thác hàng năm khá cao.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm được công bố thì 100g cá kèo chứa khoảng 70 calo với 15,8g đạm, 17 mg canxi, 900 mcg sắt, 83,2g nước, 800 mg chất béo, 181 mg phốt pho. Ngoài ra, cá kèo còn chứa nhiều dưỡng chất như sắt, selen, vitamin B2, D, E, PP… với thịt mềm, có thể chế biến thành nhiều món như lẩu cá kèo, cá kèo kho tộ, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo kho rau răm, cá kèo chay, cá kèo kho tiêu…
Ngoài lợi ích giảm cân thì Đông y còn dùng cá kèo để chế biến thành các món ăn chữa bệnh.
Chữa khí huyết hư: Ăn “Lẩu cá kèo rau đắng ” có thể giúp bạn bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị đồng thời trị chứng hư nhược mới ốm dậy.
Chữa ho đờm nhiều: Ăn “Cá kèo kho khế” có thể giúp bạn kiện tỳ phế, hóa đàm, tiêu viêm, trị chứng tỳ phế hư ho đàm, viêm họng, bụng đầy, chậm tiêu.
Chữa tâm hồi hộp, tâm tỳ hư: Ăn “Cá kèo kho rau răm” có thể giúp bạn trợ tỳ, dưỡng tâm, hóa trệ, ích khí huyết, trị chứng tỳ hư, bụng đầy châm tiêu, ho đàm nhiều.
Chữa tỳ hư bụng đầy chậm tiêu: Ăn “Cá kèo kho củ cải” có thể giúp bạn bổ tỳ vị, thanh phế hóa đàm, trừ thấp, trị chứng tỳ hư bụng đầy châm tiêu, ngược sường đầy tức, ho khan, ho đàm.
Chữa chứng đau tức ngực sườn: Ăn “Cá kèo kèo kho củ kiệu” có thể giúp bạn kiện tỳ hoá ứ, ích khí thông huyết mạch, trị chứng bụng đầy chậm tiêu, đi tiểu gắt, tiểu đục, tiểu khó, người dương hư chịu lạnh kém.
Chữa bí tiểu, phù thũng: Ăn “Canh cá kèo nấu lá giang” có thể giúp bạn trị chứng thấp nhiệt sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, chứng vàng da, men gan cao, mập phì, ngoại cảm nội thương nóng nhiệt.
Không ăn cá kèo nếu bị bệnh gout: Không chỉ cá kèo mà tất cả các loại cá khác đều giàu purine khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút khi ăn nhiều đồng thời khiến những người mắc bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.
Không ăn cá kèo nếu bị rối loạn tiêu hóa: Ăn cá kèo có thể khiến những người bị rối loạn tiêu hóa trở nên tràm trọng do chứa nhiều đạm. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm đồng thời uống nhiều nước (khoảng 2,5 – 3 lit nước mỗi ngày).
Không ăn cá kèo nếu bị dị ứng với cá: Nếu bị dị ứng với cá hay các thực phẩm nhiều đạm thì bạn nên tránh ăn cá kèo. Nếu cố tình ăn có thể gây mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da, nôn ói, phù nề, hắt hơi nhiều, khó thở do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ.
Không ăn cá kèo nếu bị tổn thương gan, thận: Cá kèo chứa nhiều protein. Nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận ở những người bị tổn thương gan, thận, từ đó khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Không ăn cá kèo nếu bị bệnh xương khớp: Cá kèo chứa nhiều protein, sắt, kẽm cùng các dưỡng chất khác. Ăn ở mức hợp lý thì rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây thừa chất dẫn tới đau khớp, sưng tấy khớp, ảnh hưởng tới việc đi lại cùng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
NÊN XEM THÊM:
Ốc Nhồi Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?
Ốc nhồi là loại ốc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời có thể chế biến thành nhiều món ăn như ốc nhồi luộc, canh ốc nhồi củ chuối tiêu, ốc nhồi xào nấm hương, canh ốc nhồi đậu hũ…
Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn ốc nhồi với ốc bươu vàng bởi màu sắc cùng hình dạng gần tương tự nhau. Nếu bạn cũng gặp tình trạng tương tự thì đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận dạng tốt hơn:
+ Ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen – trong Nam) là loại ốc của nước ta, sống trong vùng ao hồ nước ngọt và đồng ruộng, có giá trị kinh tế cao và rất giàu dinh dưỡng. Loại ốc này có vỏ mỏng, nhẵn, bóng, màu đen hoặc vàng hanh tùy thuộc nguồn nước nơi sinh sống. Phần miệng ốc có cảm giác khum vào, màu trắng ngà. Dạ dày không có cục màu vàng cam. Giữa thân và miệng không có hõm. Các vòng xoáy trôn nhẵn, hõm ít hoặc gần như không hõm. Với những con ốc bé thì miệng rất đầy. Khi ấn không bị thụt sâu vào bên trong. Ít nhớt. Khi ăn có cảm giác dai và cứng.
+ Ốc bươu vàng là loại ốc cảnh vốn được nhập từ Trung Quốc nhưng ngày càng phát triển mạnh và lan rộng khắp các ao và bờ ruộng gây ảnh hưởng tới mùa màng của bà con nông dân. Đây là loại ốc có giá trị dinh dưỡng thấp nên chuyên làm thức ăn cho gia cầm. Một số người vẫn ăn sau khi vệ sinh ốc thật kỹ bằng vôi. Ốc bươu vàng có màu vàng hanh hoặc hơi sậm đen, vỏ dày, phần miệng hơi loe ra một chút. Thân ốc có vằn ngang tương tự ốc mít của miền Bắc, đường viền và đường kẻ xung quanh thân khá rõ nét. Các vòng xoáy trôn ốc bị hõm, có xu hướng hơi tù. Nắp và miệng hơi xù xì, không được bằng phẳng. Nhớt nhiều. Thịt ốc bươu vàng chứa một cục màu cam chính là dạ dày. Phần này chứa nhiều kí sinh trùng nên ăn rất dễ gây nôn ói và ngộ độc.
Về thành phần dinh dưỡng thì 100g ốc nhồi chứa khoảng 72 calo với 12,2 gram đạm, 4,3 gram tinh bột, 3,7 gram tro, 1.000 mcg canxi, 77,6 gram nước, 700 mg chất béo, 151 mg phốt pho. Ngoài ra, ốc còn chứa nhiều dưỡng chất khác như magie, selen, vitamin E…
Hàm lượng chất béo trong ốc nhồi cực thấp, thậm chí còn được xem là không có. Hơn nữa, ốc chứa ít calo với nhiều protein nên không gây béo. Tuy nhiên bạn vẫn cần điều chỉnh lượng ăn hàng ngày cho phù hợp, đảm bảo không vượt quá 2.000 calo/ ngày là được. Nếu lỡ ăn quá nhiều thì hãy chủ động tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Bên cạnh tác dụng giảm cân thì ốc cũng rất hữu ích với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ốc có vị ngọt, tính hàn, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như vàng da, phù thũng, gan, trĩ giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe cho những người có thể trạng yếu.
Lưu ý: Tuy thơm ngon bổ dưỡng nhưng ốc nhồi lại có nhiều ký sinh trùng sinh sống bên trong như giun lươn, sán lá gan, sán lá ruột, sán máng… Chúng sống rất dai, chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài do đó khi chế biến bạn cần phải ngâm ốc trong nước gạo, nước chanh, giấm hay ớt hiểm để ốc nhả hết nhớt cùng những chất bẩn kèm ký sinh trùng. Khi luộc cần luộc kỹ với nước sôi khoảng 4 – 5 phút rồi mới có thể ăn.
Nếu không bạn có thể bị sốt, ói mửa, tiêu chảy, phù tay, phì chân, đau bụng, thậm chí chúng có thể gây bệnh ở phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến những đáp ứng miễn dịch quá mức, ung thư, suy nội tạng, vô sinh hay tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giun sán lây nhiễm ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latin rất cao, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, bạn cần chú ý:
Không ăn ốc với rượu, bia: Rượu ốc là món khoái khẩu của nhiều dân nhậu nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp này sẽ khiến cơ thể bị tăng axit uric trong máu dẫn tới bệnh gút.
Không ăn ốc với thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C kết hợp với asen trong ốc sẽ tạo ra asen hóa trị III rất dễ gây ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu ăn thường xuyên.
Không ăn ốc với bún, miến, mộc nhĩ, nấm hương, thịt bò, ngao, mướp, ngô, nước đá… để tránh bị khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, ngộ độc.
NÊN XEM THÊM:
Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Dừa Bao Nhiêu Calo Và Uống Có Béo Không? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!