Bạn đang xem bài viết Liều Dùng Vitamin B6: Dùng Sai Coi Chừng Tai Hại! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vitamin B6 là 1 trong 8 loại vitamin nhóm B. Vitamin B6 cần thiết cho sự chuyển hóa đường, chất béo và protein trong cơ thể. Nó cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trí não, dây thần kinh và nhiều bộ phận khác.
Cụ thể, tác dụng của vitamin B6 bao gồm:
Tạo kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại nhiều bệnh tật;
Duy trì chức năng thần kinh bình thường;
Tạo hemoglobin, giúp mang oxy đến các cơ quan. Do đó, thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu;
Bảo vệ tim mạch;
Giữ đường huyết ở mức bình thường.
Vitamin B6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, rau, gan, thịt và trứng. Ngoài ra, chúng thường được kết hợp với các vitamin nhóm B khác trong các sản phẩm vitamin B phức hợp.
Liều dùng vitamin B6 cho các bệnh cụ thể đã được nghiên cứu như sau:
Thiếu máu tăng nguyên bào sắt (thiếu máu sử dụng sắt): Ban đầu, uống 200 – 600 mg vitamin B6, sau đó giảm xuống còn 30 – 50 mg mỗi ngày nếu đáp ứng đầy đủ.
Thiếu vitamin B6: Ở hầu hết người lớn, liều thông thường là 2,5 – 25 mg mỗi ngày trong 3 tuần, sau đó dùng 1,5 – 2,5 mg mỗi ngày. Ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai, liều dùng là 25 – 30 mg mỗi ngày.
Tăng homocysteine máu (hyperhomocysteinemia): Để giảm homocysteine sau bữa ăn, dùng 50 – 200 mg vitamin B6. Ngoài ra, có thể sử dụng 100 mg vitamin B6 phối hợp với 0,5 mg axit folic.
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (bệnh về mắt dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi): Dùng liều 50 mg vitamin B6 ở dạng pyridoxine phối hợp với 1000 mcg vitamin B12 (cyanocobalamin) và 2500 mcg folic axit trong khoảng 7 năm.
Xơ vữa động mạch: Có thể sử dụng chế phẩm bổ sung Kyolic của Wakunga. Trong đó chứa 250 mg tỏi, 100 mcg vitamin B12, 300 mcg axit folic, 12,5 mg vitamin B6, và 100 mg L-arginine.
Sỏi thận: Dùng 25 – 500 mg vitamin B6 hàng ngày. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, liều dùng có thể là 20 mg/kg mỗi ngày.
Ốm nghén: Dùng liều 10 – 25 mg vitamin B6 uống 3 – 4 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các chế phẩm phối hợp gồm vitamin B6 và doxylamine (Diclectin) hoặc phối hợp giữa vitamin B6, B12 và axit folic (PremesisRx).
Hội chứng tiền kinh nguyệt (ủ rũ, uể oải,…): Uống 50 – 100 mg vitamin B6 hàng ngày, hoặc phối hợp với 200 mg magiê.
Rối loạn vận động thường do thuốc chống loạn thần (rối loạn vận động chậm phát triển): Uống 100 mg vitamin B6 mỗi ngày, tăng liều hàng tuần lên đến 400 mg mỗi ngày, chia làm hai lần uống.
Co giật: Tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Dùng liều 10-100 mg vitamin B6 được khuyến cáo cho các trường hợp co giật ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào vitamin B6.
Chế độ ăn uống được khuyến nghị hàng ngày (RDA) của vitamin B6 là:
Trẻ sơ sinh – 6 tháng: 0,1 mg;
7 tháng – 1 năm: 0,3 mg;
1 – 3 năm: 0,5 mg;
4 – 8 năm: 0,6 mg;
9 – 13 năm: 1 mg;
14 – 18 tuổi (nam): 1,3 mg; (nữ): 1,2 mg;
19 – 50 tuổi (cả nam lẫn nữ): 1,3 mg;
51 tuổi trở lên (nam): 1,7 mg; (nữ): 1,5 mg;
Phụ nữ mang thai/cho con bú: 1,9 mg.
Cách tốt nhất để bổ sung đủ nhu cầu vitamin là ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung thêm các thực phẩm chức năng, thuốc có chứa vitamin B6 liều rất cao (trên 1 g/ngày) trong thời gian dài, việc ngộ độc có thể xảy ra. Các tác hại của việc thừa vitamin B6 bao gồm:
Bệnh thần kinh ở bàn chân và bàn tay;
Mất kiểm soát các chuyển động của cơ thể;
Buồn nôn, nôn.
Các triệu chứng thường giảm dần sau khi ngừng dùng liều cao.
Liều dùng vitamin B6 tối đa hàng ngày không gây tác dụng phụ cho người từ 19 tuổi trở lên là 100 mg/ngày, và thấp hơn đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
Khi sử dụng thuốc vitamin B6 để điều trị các tình trạng trên, ngoài lưu ý về liều dùng vitamin B6, bạn cần phải để ý ngưng các thuốc sau đây để tránh tương tác thuốc:
3.1. Không dùng vitamin B6 vớiPhenytoin: Vitamin B6 có thể làm tăng tốc độ cơ thể phân hủy phenytoin, làm giảm hiệu quả của phenytoin. Do đó, tăng khả năng co giật. Không dùng liều lượng lớn vitamin B6 nếu bạn đang dùng phenytoin.
3.2. Hãy thận trọng khi kết hợp vitamin B6 với
Amiodarone: Sử dụng cùng với vitamin B6 có thể làm tăng khả năng bị cháy nắng, phồng rộp hoặc phát ban trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Nhớ mặc áo chống nắng và quần áo bảo vệ khi phơi nắng.
Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc hạ huyết áp): Vitamin B6 có khả năng làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp của thuốc hạ áp. Một số loại thuốc hạ huyết áp bao gồm captopril, enalapril, losartan, valsartan, diltiazem, amlodipine, hydrochlorothiazide, furosemide…
Phenobarbital: Vitamin B6 có thể làm tăng tốc độ cơ thể phân hủy phenobarbital. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của nó.
Các loại thảo mộc và chất bổ sung: Sử dụng cùng với vitamin B6 có thể làm tụt huyết áp. Các loại thảo mộc, chất bổ sung này bao gồm: xuyên tâm liên, móng mèo, dầu cá, cây tầm ma, và những loại khác.
Ngoài ra, vitamin B6 không có tương tác với các loại thực phẩm thông thường khác.
Liều Dùng, Cách Dùng Vitamin K
Tuy là một loại vitamin thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng vitamin K thường được bổ sung đủ thông qua thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vitamin K thường không được bổ sung ở dạng chất bổ sung mà được bác sĩ chỉ định cho một số tình trạng sức khỏe cần loại vitamin này.
tĐối với rối loạn chảy máu di truyền, liều 10 mg vitamin K được dùng 2-3 lần mỗi tuần.
Liều dùng vitamin K ở người lớn qua đường uống– Đối với tình trạng loãng xương: Liều dùng trong trường hợp này là dạng MK-4 của vitamin K2 45 mg mỗi ngày; vitamin K1 liều 1-10 mg mỗi ngày.
– Đối với rối loạn chảy máu di truyền: Liều 10 mg vitamin K được dùng 2-3 lần mỗi tuần.
– Để đảo ngược tác dụng làm loãng máu của warfarin: Đối với trường hợp này, người bệnh thường được kê một liều 1-5 mg vitamin K duy nhất. Liều lượng chính xác cần được xác định bằng xét nghiệm INR. Liều 100-200 mcg vitamin K hàng ngày được sử dụng cho những người dùng warfarin trong thời gian dài.
Liều dùng vitamin K ở người lớn qua đường tiêm– Đối với rối loạn chảy máu di truyền: Liều 10 mg vitamin K được tiêm vào tĩnh mạch. Tần suất tiêm những mũi tiêm này sẽ được xác định bằng xét nghiệm INR.
– Để đảo ngược tác dụng làm loãng máu của warfarin: Trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một liều 0,5-3 mg vitamin K1 duy nhất. Liều lượng chính xác cần được xác định bằng xét nghiệm INR.
Liều dùng vitamin K ở trẻ em qua đường uống– Đối với các vấn đề xuất huyết ở trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp: Liều dùng sẽ là 1-2 mg vitamin K1, tiêm 3 liều trong 8 tuần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm 1 liều duy nhất chứa 1 mg vitamin K1, 5 mg vitamin K2, hoặc 1-2 mg vitamin K3.
Liều dùng vitamin K ở trẻ em qua đường tiêm– Đối với các vấn đề xuất huyết ở trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp: Đối với trường hợp này, liều dùng là 1 mg vitamin K1 được tiêm vào cơ.
Hàm lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày (AI):– Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: 2 mcg
– Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 2,5 mcg;
– Trẻ em 1-3 tuổi: 30 mcg;
– Trẻ em 4-8 tuổi: 55 mcg;
– Trẻ em 9-13 tuổi: 60 mcg;
– Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 75 mcg;
– Nam giới trên 19 tuổi: 120 mcg;
– Phụ nữ trên 19 tuổi (bao gồm cả những người đang mang thai và cho con bú): 90 mcg.
Bạn có thể bổ sung vitamin K vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Sự thiếu hụt vitamin K đáng kể về mặt lâm sàng hiếm khi xảy ra ở người lớn, tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người bị rối loạn chảy máu và tình trạng kém hấp thu; cũng như ở những người dùng một số loại thuốc cản trở hấp thu vitamin K.
Các dạng vitamin K bổ sung, bao gồm dạng tiêm, bổ sung đường uống, đường tiêm và kem bôi ngoài da; tất cả các dạng chất bổ sung vitamin K đều thực hiện theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Đối với dạng uống, bạn có thể bổ sung vitamin K vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, uống cùng với bữa ăn chính hoặc cùng các bữa ăn nhẹ có chứa chất béo.
Hầu hết mọi người thường nhận đủ lượng vitamin K thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, do đó, không nên tự ý bổ sung vitamin K liều cao trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vitamin K bổ sung được đánh giá là an toàn và không có quá nhiều các tác dụng phụ.
Nếu được, hãy bổ sung vitamin K với các vitamin tan trong chất béo như vitamin A và E. Ngoài ra, bổ sung vitamin D và K cùng nhau có thể đem lại một số lợi ích nhất định, bởi sự kết hợp này có thể giúp tăng cường sức khỏe xương và tăng lượng canxi trong cơ thể.
Với tác dụng giúp đông máu, vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của warfarin.
Tác dụng phụ và tương tác của vitamin K– Hiện nay, tác dụng phụ của vitamin K khi dùng ở đường uống đúng theo khuyến nghị là rất hiếm.
– Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể cản trở tác dụng của vitamin K, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc làm loãng máu, một số loại kháng sinh, aspirin, thuốc điều trị ung thư.
– Ngoài ra, warfarin (Coumadin) tương tác cũng với vitamin K. Vitamin K được cơ thể sử dụng để giúp đông máu, còn warfarin được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu. Với tác dụng giúp đông máu, vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của warfarin.
Advertisement
Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng vitamin K
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Khi dùng vitamin K đúng với liều lượng khuyến cáo mỗi ngày, vitamin K an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Lưu ý không nên sử dụng liều lượng cao hơn mà không được sự cho phép của bác sĩ.
– Bệnh thận: Việc bổ sung vitamin K cần được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, bởi quá nhiều vitamin K có thể gây hại cho bệnh nhân đang điều trị lọc máu do bệnh thận.
– Bệnh gan: Vitamin K không có hiệu quả để điều trị các vấn đề đông máu do bệnh gan nặng gây ra. Trên thực tế, liều lượng cao vitamin K có thể làm cho tình trạng đông máu ở người mắc bệnh gan trở nên tồi tệ hơn.
– Giảm bài tiết mật: Những người bị giảm bài tiết mật có thể không hấp thụ tốt vitamin K bổ sung. Những người bị tình trạng này có thể cần bổ sung muối mật cùng với vitamin K để cải thiện sự hấp thụ.
Nói chung, hầu hết mọi người có đủ lượng vitamin K cần thiết qua thông qua chế độ ăn uống mà không cần bổ sung thêm theo dạng uống hoặc tiêm. Tuy được đánh giá là an toàn khi sử dụng nhưng việc có bổ sung vitamin K hay không hoặc bổ sung với liều lượng như thế nào, cần chỉ định chính xác từ bác sĩ.
Nguồn: WebMD, Healthline, Medicalnewstoday
Vitamin B6 (Pyridoxine) Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
Vitamin B6 (Pyridoxine) là gì?
Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, thuộc nhóm vitamin B. Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và có thể ngăn ngừa, điều trị các bệnh mãn tính.
Pyridoxine cùng với pyridoxal và pyridoxamin là các hợp chất vitamin B3
Công dụng của vitamin B6Vitamin này tham gia vào hơn 150 phản ứng enzyme, xử lý protein, carbs và chất béo thực phẩm. Pyridoxine cũng liên kết chặt chẽ với các chức năng của hệ thống thần kinh và miễn dịch trong cơ thể. Cụ thể:
Cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thúc đẩy sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu bằng cách hỗ trợ sản xuất hemoglobin.
Đóng góp trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, lo lắng , trầm cảm và cáu kỉnh.
Điều trị chứng buồn nôn khi mang thai.
Ngăn chặn tắc nghẽn động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư như: ung thư đại trực tràng, ung thư vú.
Tăng cường thị lực mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Đặc biệt, người lớn tuổi bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây ra các triệu chứng sau:
Phát ban đỏ, ngứa có thể xuất hiện trên da đầu, mặt, cổ và phần trên của ngực.
Môi sưng tấy, đỏ và nứt nẻ.
Gây sưng, đau, trơn, viêm hoặc đỏ lưỡi.
Gây ra trầm cảm, lo lắng, khó chịu và tăng cảm giác đau.
Làm giảm hoặc có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch.
Gây mệt mỏi và uể oải bất thường.
Gây ngứa ran và đau rát, bỏng rát ở cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân.
Gây động kinh tạo ra các triệu chứng như: co thắt cơ, đảo mắt và tay hoặc chân giật. Đôi khi không kiểm soát được (co giật) hoặc mất ý thức.
Làm tăng nồng độ homocysteine trong máu cao bất thường dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, cũng như bệnh Alzheimer, có thể làm hỏng mạch máu và dây thần thần.
Liều dùng PyridoxineLượng khuyến nghị hàng ngày đối với người lớn trên 19 tuổi là 1,3 – 1,7 mg. Trường hợp, sử dụng vitamin B6 để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe thì nên sử dụng các chất bổ sung hơn là từ các nguồn thực phẩm.
Phụ nữ mang thai ốm nghén, hỗ trợ bệnh tim thì liều dùng được khuyến nghị mỗi ngày là 30 – 250 mg
Tác dụng phụ của vitamin B6Lượng dung nạp tối đa của vitamin B6 là 100 mg mỗi ngày đối với người lớn. Uống hơn 1.000 mg vitamin B6 bổ sung mỗi ngày có thể gây tổn thương dây thần kinh và đau hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân. Tác dụng phụ này có thể xảy ra trong trường hợp bổ sung 100 – 300 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, ít khi xảy ra.
Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn.
Thực phẩm chứa PyridoxineCơ thể thường không thể dự trữ nhiều pyridoxine. Bổ sung vitamin B6 thường xuyên bằng thực phẩm và các chất bổ sung.
Các thực phẩm bổ sung vitamin B6:
Sữa: 1 cốc sữa bò hoặc sữa dê cung cấp 5% RDI. Sữa gầy cung cấp 1% RDI.
Phô mai: phô mai càng có nhiều váng sữa, thì càng có nhiều pyridoxine. Phô mai có hàm lượng đạm whey cao nhất là ricotta.
Cá hồi: tốt cho tim mạch và là loại có hàm lượng vitamin B6 cao nhất có trong thực phẩm.
Cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore: là loại thực phẩm tốt tương tự như cá hồi.
Trứng: 2 quả trứng cung cấp 10% RDI.
Gan gà: ngoài cung cấp vitamin B6, gan gà còn cung cấp protein, folate và vitamin A
Thịt bò: cung cấp một lượng đáng kể vitamin B6, protein và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, cần lưu ý thịt bò chứa nhiều chất béo.
Cà rốt: 1 thanh cà rốt tương đương như 1 ly sữa.
Cải bó xôi: cung cấp vitamin B6, A và C, cùng với sắt.
Khoai lang: cung cấp 15% RDI.
Đậu xanh: nhiều chất xơ và vitamin A, C và B6.
Các thực phẩm khác như: chuối, đậu gà, ngũ cốc ăn sáng, quả bơ…
Các loại thực phẩm chứa vitamin B6: thịt gà, thịt bò, cá, các loại đậu, chuối, bơ,…
Vitamin B6 (Pyridoxine) trong tương tácCác vận động viên, những người yêu thích thể hình và đam mê thể dục thường sử dụng chất ZMA để giúp tăng cường hiệu suất thể thao và xây dựng cơ bắp. ZMA là chất được kết hợp từ:
Vitamin B6: hàm lượng 10 -11 mg, 650% RDI.
Kẽm monomethionine: hàm lượng 30 mg – 270% RDI.
Magnesium aspaspart: hàm lượng 450 mg, 110% RDI.
Lưu ý, tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các lưu ý khi sử dụng vitamin B6Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.
Cách bảo quản vitamin B6
Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
Bảo quản vitamin B6 ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.
Đăng bởi: Tín Lê Tấn
Từ khoá: Vitamin B6 (Pyridoxine) là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Dùng Hoa Đậu Biếc Sai Cách Cẩn Thận Kẻo Gây Hại Cho Sức Khỏe
Hoa đậu biếc (đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây thân thảo, thường được trồng thành giàn hoa để làm cây cảnh hoặc cây leo trên các hàng rào. Hoa có các màu như xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất chính là màu xanh tím.
Loài hoa này còn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, trong trà hoa đậu biếc có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh.
Ngoài ra, hợp chất anthocyanin có trong hoa đậu biếc cũng sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mái tóc, làn da.
Các nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng, chất proanthocyanidin có trong hoa đậu biếc cũng giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương, giúp lưu thông máu và tăng cường trí nhớ.
Chính vì lẽ đó, nhiều người đã “thần thánh” hóa những công dụng của trà hoa đậu biếc và không ngừng truyền tai nhau. Thậm chí có những người sẵn sàng chi trả mức giá rất cao để mua loại trà này (400 nghìn – 1 triệu đồng/kg).
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Đông y, nếu bạn sử dụng hoa đậu biếc không đúng liều dùng và phương pháp, chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Không dùng quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúcLương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau) cho biết, sử dụng một lượng lớn hoa đậu biếc trong cùng một lúc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể của bạn.
Hoa đậu biếc là loài hoa vốn có tính hàn, do đó có thể gây lạnh bụng nếu bạn sử dụng một liều lượng quá mức. Hơn nữa, những người bị huyết áp thấp hoặc những người bị máu khó đông cũng tuyệt đối không nên sử dụng loài hoa này, vì có thể gây ra các tác dụng phụ.
Lương y Hằng khuyên rằng, trung bình mỗi ngày, một người bình thường chỉ nên sử dụng khoảng 15 bông hoa đậu biếc trở lại.
Tin tưởng mù quáng vào trà đậu biếcTheo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), hoa đậu biếc có nhiều công dụng tốt đối với bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
Tuy nhiên, cũng theo lương y, không nên vì vậy mà chúng ta lại tin tưởng một cách mù quáng vào việc chữa bệnh của loài hoa này và phớt lờ, không thực hiện điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
Các chuyên gia Đông y cũng cho rằng, bạn chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Trà hoa đậu biếc không phải là thuốc, và cũng không có tác dụng chữa bệnh.
Lạm dụng hoa đậu biếc quá mức không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm, mà thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Những đối tượng cần cẩn trọng khi dùng hoa đậu biếcAdvertisement
Phụ nữ hành kinh, những người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc những người đang dùng thuốc chống đông máu cần hạn chế sử dụng hoa đậu biếc. Bởi trong hoa có các chất anthocyanin, có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.
Trong hoa đậu biếc có chứa các thành phần làm hạ huyết áp, giảm đường huyết, khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn. Do đó loài hoa này cũng được khuyến cáo không dành cho những người có tiền sử huyết áp thấp, người có đường huyết thấp.
Hoa đậu biếc cũng không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, bởi tính đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh một cách rõ ràng về lợi ích và hậu quả của hoa đậu biếc đối với phụ nữ đang mang thai.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng loại trà này khi có lẫn hạt, bởi cơ thể các bé vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện.
Đối với những người đang sử dụng thuốc, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
Cách Dùng Thuốc Anaferon Tăng Sức Đề Kháng Đúng Cách Và Đủ Liều
Tổng quan về thuốc Anaferon và công dụng
Anaferon với hoạt chất chính là kháng thể kháng Interferon gamma. Thuốc thuộc nhóm chống ung thư và tác động lên hệ miễn dịch với công dụng nâng cao sức đề kháng và phòng chống virus gây bệnh.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại bào chế chính sau đây. Hai dạng bào chế này đều có thành phần và công dụng giống nhau nhưng được bào chế khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Anaferon dạng siro: Đóng gói lọ 25ml. Được bán với giá tham khảo khoảng 128.000 – 170.000 đồng/lọ.
Anaferon dạng viên nén phân tán tại khoang miệng: Đóng gói hộp 20 viên. Được bán với mức giá tham khảo khoảng 125.000 – 180.000 đồng/hộp.
Tác dụng của thuốc Anaferon như thế nào?
Anaferon được giải phóng từ kháng thể kháng Interferon gamma, được dùng để nâng cao hệ miễn dịch, từ đó cơ thể có đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Cụ thể trong một số trường hợp sau:
Dự phòng và điều trị bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp (bao gồm bệnh cúm).
herpes môi, sinh dục, thủy đậu,…
, thủy đậu,…
Phối hợp với các thuốc kháng virus trong điều trị, thủy đậu,…
Phối hợp trong điều trị và phòng ngừa tái phát herpes mạn tính (môi, sinh dục), virus viêm não,…
Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân.
Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm do virus và vi khuẩn (tức là người bệnh nhiễm virus, hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn khác tấn công).
Thuốc Anaferon tác động lên những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra
Hướng dẫn sử dụng thuốc Anaferon an toàn
Liều dùng và cách sử dụng Anaferon
Thuốc Anaferon được khuyên dùng khi đói, trước khi ăn.
Cách dùng của Anaferon viên là ngậm đến khi viên thuốc tan hết hoàn toàn trong miệng. Đối với trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi: Cha mẹ hãy hòa tan viên thuốc với khoảng 1 thìa cafe nước trắng.
Cách dùng của Anaferon siro dùng đường uống, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người khó nuốt.
Tùy vào từng tình trạng bệnh và dạng bào chế mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Anaferon với liều dùng khác nhau.
Liều dùng Anaferon dạng viên
Nhiễm virus đường hô hấp trên (bao gồm cúm), herpes, nhiễm trùng đường ruột, viêm dây thần kinh: Chữa trị càng sớm càng tốt. Trong 2 giờ đầu, cứ 30 phút uống 1 viên. Sau đó, uống 3 viên chia 3 lần với khoảng cách uống giống nhau. Từ ngày thứ 2 trở đi, uống mỗi ngày 3 viên chia 3 lần cho đến khi khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh nhiễm virus hô hấp cấp, sau khi điều trị đến ngày thứ 3 vẫn không khỏi, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Dự phòng trong mùa dịch: mỗi ngày uống 1 viên, liên tục trong khoảng từ 1 đến 3 tháng.
Phối hợp trong điều trị bệnh herpes sinh dục cấp: Từ 1 đến 3 ngày đầu, mỗi ngày chia 8 lần, mỗi lần uống 1 viên. Sau đó tiếp tục uống ít nhất 3 tuần nữa, mỗi ngày uống 4 viên chia 4 lần.
Phối hợp điều trị và phòng ngừa tái phát herpes mạn tính: Mỗi ngày uống 1 viên và sử dụng thuốc lên đến 6 tháng tùy trường hợp.
Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch: Mỗi ngày uống 1 viên.
Liều dùng Anaferon dạng siro
Nhiễm virus đường hô hấp trên (bao gồm cúm), herpes, nhiễm trùng đường ruột, viêm dây thần kinh: Trong 2 giờ đầu, cứ 30 phút uống 10 giọt. Sau đó, uống 30 giọt chia 3 lần với khoảng cách uống giống nhau. Từ ngày thứ 2 trở đi, uống mỗi ngày 30 giọt chia 3 lần cho đến khi khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh nhiễm virus hô hấp cấp, sau khi điều trị đến ngày thứ 3 vẫn không khỏi, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Dự phòng trong mùa dịch: Mỗi ngày uống 10 giọt, liên tục trong khoảng từ 1 đến 3 tháng.
Phối hợp trong điều trị bệnh herpes sinh dục cấp: Từ 1 đến 3 ngày đầu, mỗi ngày chia 8 lần, mỗi lần uống 10 giọt. Sau đó tiếp tục uống ít nhất là 3 tuần nữa, mỗi ngày uống 40 giọt chia 4 lần.
Phối hợp điều trị và phòng ngừa tái phát nhiễm herpes mạn tính: Mỗi ngày uống 10 giọt và sử dụng thuốc lên đến 6 tháng tùy trường hợp.
Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch: Mỗi ngày uống 10 giọt.
Cách sử dụng thuốc Anaferon đúng và an toàn
Xử trí khi quên liều/quá liều
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên sử dụng hoặc lỡ uống quá liều thuốc. Vì vậy, nếu bạn gặp một trong những tình huống này, có thể xử lý như sau:
Quên liều: Nếu bạn quên uống 1 liều thuốc, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm đó gần với liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng tiếp như đã định. Tuyệt đối không gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. Việc quên nhiều lần gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, đặc biệt là với một số chỉ định có liều dùng phức tạp, cho nên khuyến nghị người bệnh có thể sử dụng thêm hộp chia thuốc.
Quá liều: Chưa có báo cáo nào về các trường hợp quá liều gây nguy hiểm. Triệu chứng có thể gặp khi quá liều là khó tiêu. Ngoài ra, nếu có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào, đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Những lưu ý trong quá trình dùng thuốc Anaferon
Những đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc Anaferon
Những đối tượng sau đây cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Cụ thể:
Người đang/có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Anaferon.
Phụ nữ có thai.
Người mắc chứng rối loạn dung nạp galactose, suy giảm lactase hay không hấp thu glucose – galactose.
Ngoài ra, cần lưu ý không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Anaferon
Cho tới nay, trên lâm sàng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Anaferon khi người bệnh sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn.
Tương tác với thuốc khác của Anaferon
Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nào về trường hợp Anaferon xảy ra tương tác với thuốc khác. Có thể sử dụng Anaferon phối hợp với các thuốc kháng virus, kháng khuẩn khi cần thiết.
Báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang dùng thuốc khác cùng với Anaferon
Lời khuyên từ dược sĩ về thuốc Anaferon
Để sử dụng thuốc Anaferon an toàn và hiệu quả, người dùng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Cách bảo quản Anaferon: Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, những nơi ẩm thấp. Đặt thuốc ở vị trí xa tầm với của trẻ.
Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn dùng hay biến đổi màu sắc. Không vứt thuốc vào bồn cầu, bệ rửa,…
Tương tác với thức ăn, đồ uống: Hiện nay, chưa có báo cáo nào về việc người bệnh xảy ra tương tác với bất kỳ đồ ăn, thức uống nào. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng có khuyến cáo rằng, thuốc hấp thu tốt hơn trước khi ăn.
Phối hợp với thảo dược: Khuyến khích người dùng sử dụng thuốc Anaferon kết hợp thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược như: Lá neem, bạch chỉ, cỏ nhọ nồi, tạo giác thích. Hoặc các sản phẩm có chứa thành phần L-Lysine. Đặc biệt, L-lysine đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học và chứng minh khả năng làm lành vết thương và hạn chế các biến chứng nguy hiểm vô cùng hiệu quả.
Việc phối hợp thuốc cùng các thảo dược giúp nâng cao hệ miễn dịch, cơ thể có đủ sức chống lại virus, vi khuẩn, đồng thời, hạn chế phụ thuộc vào thuốc tây.
Sử dụng thêm các sản phẩm chứa L-Lysine giúp tăng cường đề kháng tốt
Thuốc Anaferon giúp người bệnh có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh từ virus, vi khuẩn. Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về Anaferon, đồng thời biết cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên lạc tới số hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.
Tài liệu tham khảo
Dược sĩ Nhật Hạ
Thuốc Điều Trị Bệnh Gout Febuxostat: Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tên thành phần hoạt chất: febuxostat.
Tên một số biệt dược: Feburic, Febustad, Foxstat,…
Febuxostat là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị gout và các bệnh về xương khớp.
Febuxostat thường được bào chế dưới dạng viên nén. Một số biệt dược đang lưu thông trên thị trường chứa febuxostat như:
Febuxostat được chỉ định trong trường hợp làm giảm lượng axit uric ở những người bị bệnh gout.
Bạn nên nhớ đây là thuốc bán theo đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân quá mẫn với febuxostat hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Nồng độ acid uric trong máu đã ổn định.
Có nồng độ acid uric trong máu cao nhưng không bị gout (ví dụ hội chứng Lesch-Nyhan, ung thư, điều trị ung thư, ghép tạng).
Đang sử dụng thuốc có chứa azathioprine, didanosine, hoặc mercaptopurine.
1. Liều dùngFebuxostat là thuốc được chỉ định theo đơn của bác sĩ. Liều lượng cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và triệu chứng bệnh của từng bệnh nhân. Tùy theo từng đối tượng sử dụng mà liều dùng của thuốc sẽ khác nhau.
Liều khởi đầu: uống 40 mg một lần mỗi ngày.
Liều duy trì: uống 40 mg hoặc 80 một lần mỗi ngày.
2. Cách dùngThuốc được sử dụng bằng đường uống. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc trong cơ thể, vì vậy, có thể uống trước hay sau ăn đều được.
Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc:
Buồn nôn.
Nhức đầu.
Đau khớp, sưng phù hoặc tê cứng.
Phát ban nhẹ ở da.
Choáng váng.
Tiêu chảy.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bạn không nên sử dụng Febuxostat đồng thời với:
Azathioprine.
Didanosine.
Mercaptopurine.
Theophylline.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có tiền sử bị bệnh về gan, thận, bệnh tim (ví dụ, một cơn đau tim) hay đột quỵ.
Dừng thuốc và yêu cầu sự tư vấn giúp đỡ của bác sĩ nếu bạn gặp những trường hợp sau:
Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, cơn đau lan rộng ra vùng cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác yếu toàn thân.
Tình trạng tê cóng hoặc suy nhược đột ngột, đặc biệt là ở một bên cơ thể.
Đau đầu đột ngột, lú lẫn, các vấn đề về thị giác, giọng nói hoặc giữ thăng bằng.
Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, vàng da.
1. Phụ nữ có thai và đang cho con búKhông sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.
Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
2. Người lái tàu xe hay vận hành máy mócThuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, dị cảm và nhìn mờ. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc Febuxostat và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Cập nhật thông tin chi tiết về Liều Dùng Vitamin B6: Dùng Sai Coi Chừng Tai Hại! trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!