Bạn đang xem bài viết Lá Vối: Vị Thuốc Nhiều Tác Dụng Đến Hệ Tiêu Hóa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên khoa học
Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.)
Thuộc họ Sim Myrtaceae
Mô tả thực vật
Cây vối cao khoảng từ 5 đến 6m, có thể cao hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài từ 1 đến 1,5cm, dai, cứng, dạng hình trứng rộng, dài từ 8 đến 20 cm, rộng từ 5 đến 10 cm. Hai mặt lá có những đốm nâu.
Hoa gần như không có cuống, nhỏ, có màu xanh nhạt, hợp thành cụm hoa dạng hình tháp tỏa ra ở kẽ lá đã rụng.
Quả hình cầu, hoặc hơi hình oval, đường kính từ 7 đến 12mm, xù xì.
Toàn lá, cành non và nụ vối khi vò có mùi thơm dễ chịu, riêng biệt của vối.
Phân bố, thu hái
Cây vối mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta. Ngoài ra, ta còn có thể thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
Lá vối thu hái quanh năm. Người ta thu hái các bộ phận của cây như: lá, nụ, cành non.
Thành phần hóa họcTrong lá vối có ít tanin, alkaloid và 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu
Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại
Lá vối đã được nghiên cứu tác dụng dược lý từ rất lâu. Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu đông y, đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối tác động lên một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Ở tất cả giai đoạn phát triển, cây có tác dụng như kháng sinh. Đặc biệt, vào mùa đông, cây cho hoạt chất kháng sinh nhiều nhất.
Hoạt chất kháng sinh này bền vững với nhiệt độ, ở các môi trường có khoảng pH rộng từ 2 đến 9. Mạnh nhất đối với Streptococcus (hemolytic và staman), vi khuẩn bạch hầu, nhóm tụ cầu Staphylococcus, Pneumococcus. Đây là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở da, hầu họng, đường ruột. Trên cơ sở này, người ta áp dụng chữa các bệnh đã kể trên.
Bên cạnh đó, lá vối còn có thành phần đặc biệt là hoạt chất ức chế ức chế enzyme alpha – glucoside. Đây là một dược liệu hứa hẹn trong việc kiểm soát đường huyết và biến chứng đái tháo đường như đục thủy tinh thể.
Lá vối còn có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các hóa chất trung gian gây viêm.
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ. Cây được nhân dân ta sử dụng từ lâu, rất phổ biến. Người ta thường nấu nước để uống giúp vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa thơm.
Lá tươi hoặc khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, giúp giảm viêm sưng, nhanh khô, nhanh lành vết thương.
Người ta hái lá, nụ vối tươi phơi khô. Để pha nước và làm thuốc, ta dùng lá, nụ tươi phơi khô là được.
Có người ủ rồi mới phơi như sau: Cắt nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hoặc vật chứa lớn để ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ủ khi uống thơm ngon hơn.
Lá có thể hãm nước nóng, sắc, hoặc cô đặc thành cao, thuốc viên. Hiện nay, người ta đã bào chế thành dạng thuốc viên để sử dụng tiện lợi.
Ngày dùng 3 gram lá khô, hoặc 3 – 5 lá tươi. Hãm 1 lít nước sôi, hoặc sắc.
Trị viêm da mẩn ngứa, chốc đầu: Lá vối nấu kỹ lấy nước để tắm và gội đầu.
Dùng quá nhiều lá vối có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh tác dụng có lợi của nước vối, uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi đem lại những tác dụng không mong muốn. Quý bạn đọc cần tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng có hiệu quả nhất.
Những Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe Của Nước Lá Vối Và Cách Uống Đúng
Giới thiệu về cây vối
Giới thiệu chung về cây vốiCây vối hay còn được gọi là cây trâm nắp, tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loài thực vật có hoa xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á.
Cây vối có 2 loại là vối kê (hay vối nếp) và vối tẻ. Vối kê có lá nhỏ và màu vàng xanh còn vối tẻ có lá to hình thoi và màu xanh thẫm.
Đặc điểm của cây vốiCây vối là cây thân gỗ có chiều cao từ 12-15 mét, thân cây vối có vỏ màu nâu đen và những vết nứt dọc.
Lá vối có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, hình bầu dục và nhọn ở phần đầu lá, phiến lá khá dày, dai, cứng và có những đốm nâu ở mặt dưới của lá, những đốm nâu này sẽ chuyển thành màu đen khi lá vối già.
Hoa vối nhỏ có màu xanh nhạt pha chút sắc trắng, quả vối hình cầu nhỏ chỉ khoảng 7-12mm và chuyển sang màu tím khi quả chín.
Lá vối chứa khoảng 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu, các thành phần khác như tannin, một số loại vitamin, khoáng chất,..
Phân bố địa lýCây vối thường mọc hoang ở rất nhiều nơi, được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng đồng bằng và vùng trung du Bắc Bộ nước ta.
Nước lá vối là gì?Nước lá vối là nước được nấu từ lá của cây vối hoặc là nước kết hợp nấu từ lá cây với rễ cây, vỏ và thân cây hay từ hoa của cây vối.
Trong lá vối có chứa tanin, khoáng chất, vitamin và có một chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sterol và chất béo cũng được tìm thấy trong các bộ phận khác của cây vối.
Nước lá vối thường được nấu bằng lá vối tươi hoặc lá vối khô. Với nước lá vối tươi, bạn chỉ cần đem lá vối đã rửa sạch đi nấu là đã có thể sử dụng, còn nước lá vối khô phải trải qua thêm một công đoạn phơi khô lá vối. Tuy nhiên, trong lá vối có chất kháng khuẩn nên nước lá vối khô là một cách sử dụng an toàn hơn nước lá vối tươi, hạn chế việc tiêu diệt hết các lợi khuẩn.
Những công dụng của nước lá vối đối với sức khỏeNgoài việc làm nước giải khát sử dụng phổ biến ở những vùng thôn quê thì nước lá vối còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng trong Đông y lẫn Tây y, bao gồm các công dụng sau:
Làm nước giải khátNước lá vối rất thơm và dễ uống, không những để giải khát mà nó còn giúp bạn giảm thiểu căng thẳng. Không những vậy, uống nước lá vối còn cung cấp cho cơ thể một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể duy trì lượng nước nhiều hơn và lâu hơn vì khi uống nước lá vối chỉ có khoảng 1/5 lượng nước bị đào thải, ít hơn nhiều so với khi uống nước lọc.
Cải thiện tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc đại tràngTrong lá vối có chất đắng giúp kích thích dịch tiêu hóa tiết ra nhiều, trong khi đó tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tuy có tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng cũng không gây hại đến các vi khuẩn có lợi mà giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏe mạnh hơn. Vì vậy, uống nước lá vối hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp bạn ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị bệnh đại tràng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đườngTheo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, trong nụ vối có chứa một hàm lượng polyphenol và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, hỗ trợ giảm lượng liquid trong máu, khi uống nước vối đúng cách lâu dài sẽ giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chống oxy hóaUống nước được nấu từ lá và nụ vối có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do, làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi những tổn thương, phục hồi men chống oxy hóa cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài daChất kháng viêm và kháng khuẩn có trong lá vối có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt rất hiệu quả, giã lá vối tươi đắp lên vết thương sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nấu nước lá vối tươi gội đầu còn giúp chữa bệnh chốc lỡ da đầu hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh goutNgười bị bệnh gout nếu uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp làm tan các khoáng chất uric, từ đó hỗ trợ trị bệnh gout hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng daTính thanh lọc và giải nhiệt cơ thể của lá vối giúp cải thiện tình trạng gan, có tác dụng ngăn ngừa mắc các bệnh về gan và hỗ trợ điều trị cho những ai đang mắc bệnh viêm gan.
Lợi sữaAdvertisement
Nước lá vối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên phụ nữ sau khi sinh có thể uống nước lá vối để tăng cường sự trao đổi chất, đảm bảo đủ lượng sữa cho con.
Cách nấu nước lá vốiCách nấu nước lá vối đúng cách
Cách nấu nước lá vối tươiRửa sạch lá vối tươi rồi sử dụng từ 4-5 lá để nấu. Với cách nấu này, bạn lấy lá vối tươi pha với nước đun sôi rồi để khoảng 20 phút. Nước lá vối khi pha xong có màu vàng nhạt, thơm dịu, có vị ngọt và hơi chát nhẹ.
Cách hãm nước lá vối khôLấy từ 5-6 lá vối phơi khô một nắng đem đi nấu với 1.5 lít nước, khi nước sôi tắt bếp và để khoảng 20 phút. Nước lá vối uống vào tạo cảm giác thanh mát sảng khoái.
Cách uống nước lá vối đúng tốt cho sức khỏeNước lá vối tuy có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng biết uống nước lá vối đúng cách. Do đó, để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, cần đảm bảo uống đúng cách để tăng hiệu quả của nước lá vối:
Không uống nước lá vối khi đang đói bụng: Uống nước vối khi đói bụng sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, mất năng lượng.
Không uống nước lá vối ngay sau khi ăn: Uống nước lá vối sau khi ăn sẽ làm giảm đi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn cũng như từ lá vối.
Không dùng nước lá vối thay thế nước uống hàng ngày: Trong lá vối có chất kháng viêm và kháng khuẩn nên nếu uống nước lá vối không có liều lượng hợp lý sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, dẫn đến tình trạng hao huyết.
Uống 1 ly nước lá vối mỗi ngày: Nếu uống quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa cho người uống, vì vậy chỉ nên uống nước lá vối với một lượng vừa đủ.
Kết hợp uống nước lá vối với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Điều này giúp tăng hiệu quả của lá vối và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá vốiNước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chữa khỏi các bệnh, vì vậy cần phải theo dõi bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không lạm dụng nước lá vối để tránh những hậu quả không đáng có, nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn.
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống nước lá vối, sau đây là những người không nên uống nước lá vối:
Nước lá vối giúp kiểm soát lượng đường trong máu nên sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, vì vậy những người quá gầy hay có sức khỏe yếu không nên hoặc hạn chế uống nước lá vối.
Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên uống quá nhiều nước lá vối, vì có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Nếu người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tây nên hạn chế uống nước lá vối, nếu muốn uống hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ điều trị của mình.
Sử dụng nước lá vối đúng cách giúp lá vối phát huy tối đa những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Hy vọng rằng những thông tin về nước lá vối mà chúng tôi đem đến có ích đối với bạn.
Nguồn: soyte.namdinh, Vinmec
Hợp Hoan Bì: Vị Thuốc Giúp Hoạt Huyết Tiêu Sưng
Như đã nhắc đến ở trên, Hợp hoan bì là vỏ cây Hợp hoan. Cây Hợp hoan hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác: Dạ hợp thụ bì, Nhung hoa thụ, Mã anh hoa,…
Tên khoa học của cây Hợp hoan là Albizia julibrissin Durazz., thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả đặc điểm cây Hợp hoanHợp hoan là cây gỗ trung bình, cây trưởng thành có thể cao tầm 16m. Toàn thân nhẵn. Từ thân cây đâm ra nhiều cành nhỏ có góc cạnh.
Lá to, mà lục sáng, lá chét lông chim 2 lần dạng như hình lá phượng, có cuống chung dài tới 24 – 30cm. Mỗi lá mang 8 – 12 cặp cuống lá chét bậc nhất dài 10 – 15cm. Mỗi cuống này lại mang 14 – 30 đôi lá chét bậc hai hẹp hơn, dài 0 – 12mm, rộng 1 – 4mm, gốc không cân xứng, dạng lưỡi liềm hơi cắt ngang. Lá không có lông, cuống dài 6 – 7mm, có tuyến ở nửa dưới. Các lá chét thường khép lại vào ban đêm.
Chùy hoa ở ngọn nhánh, cuống cụm hoa hình đầu 3 – 4cm, nhị có chỉ nhị dài 3cm. Hoa mang hình dáng như những chùm lông, màu hồng tím.
Quả Hợp hoan dẹp, mỏng, thõng xuống, màu nâu đỏ, dài 9 – 15cm, rộng 3 – 3,5 cm. Mỗi quả chứa khoảng 10 hạt. Mùa hoa hợp hoan tầm tháng 6 – 7, màu quả tháng 9 – 11.
Phân bốHợp hoan là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện được trồng tại rất nhiều tỉnh ở nước này. Cây thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát vì cây cao lớn và có hoa rất đẹp. Cây ít thấy ở nước ta.
Hoa hợp hoan bì mang hình dáng như những chùm lông, màu hồng tím Mô tả dược liệuHợp hoan bì là vỏ cây Hợp hoan. Dược liệu khô thường có hình phiến dạng nửa ống. Mặt ngoài màu nâu tro, mặt trong màu nâu vàng nhạt, nhẹ trơn láng có những đường vằn nhỏ chất cứng mà dòn, dễ bẻ gãy.
Thu hái, bào chế, bảo quảnThu hái: Bộ phận này có thể thu hái quanh năm. Người dân thường chọn những cây già tuổi làm thuốc để có chất lượng thuốc tốt hơn.
Bào chế: Dược liệu tươi sau khi thu hái về được rửa sạch rồi đem phơi khô. Sau đó cạo bỏ lớp vỏ rêu sần bên ngoài. Có thể sao vàng lên dùng dần.
Bảo quản: Cần cất giữ thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm thấp, nước đọng sẽ làm hư hại, giảm chất lượng thuốc.
Thành phần hóa họcThành phần hóa học chính trong Dược liệu này là Saponin
Tác dụng theo Y học cổ truyềnHợp hoan bì có vị ngọt, tính bình. Nó có công dụng giải uất an thần, giúp hoạt huyết tiêu sưng thũng. Thường được dùng để chữa:
Tâm thần bất ổn không yên
Sầu muộn
Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
Viêm phổi
Ung nhọt
Đòn ngã tổn thương
Dược liệu Hợp hoan bì khôNgày dùng 10 – 15g vỏ khô dưới dạng thuốc sắc. Hoặc có thể dùng 150 – 200g dạng tươi. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc chữa tâm thần không yên, sầu muộn mất ngủHợp hoan bì 9g, Dạ giao đằng 15g. Tất cả đem sắc nước uống.
Bài thuốc chữa viêm phổi lâu ngày không khỏiHợp hoan bì 15g, Bạch liễm 15g. Đem sắc uống.
Bài thuốc chữa đòn ngã tổn thương gãy xươngHợp hoan bì (bỏ lớp bần rêu bên ngoài, giữ lấy phần vỏ trong, giã nát, sao vàng hơi sém cạnh) 200g, Xạ hương 5g, Nhũ hương 5g, Mỗi lần uống 15g với rượu ấm.
Bài thuốc chữa vết thương do nhện cắnVỏ cây hợp hoan giã thành bột, đem chế với dầu rồi bôi lên vết thương.
Lá Khế: Vị Thuốc Chữa Mề Đay Và Hơn Thế Nữa
Lá khế là bộ phận lá từ cây khế.
Cây khế: tên khoa học là Averrhoa carambola L. Họ Chua me đất – Oxalidaceae
Đây là cây thân gỗ, lâu năm. Cây có thể cao tới 12m. Lá kép lông chim, có 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng. Lá hình trái xoan, đuôi nhọn.
Hoa có cụm hoa ngắn, dạng chùm xim, mọc ở nách lá. Nụ hoa có hình cầu. hoa màu hồng nhạt, ngã tím. Đài hoa gồm 5 lá đài, thuôn, hình mũi mác, ngắn bằng nửa tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh mỏng, tròn ở đỉnh, các đài hoa đính với nhau ở 1/3 dưới. Có 5 nhị, nằm đối diện các lá đài, nằm xen kẽ cùng 5 nhị lép. Bầu nhị có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo 5 ô, trên mỗi ô đựng 4 noãn, có vòi ngắn, đầu nhụy phồng.
Quả to, mọng nước, tiết diện ngang hình ngôi sao 5 múi.
Cây mọc khắp nơi ở nước ta, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12.
Thành phần hóa học của lá khếTheo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ thì trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác dụng kháng viêm in vitro của cao chiết lá khế thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt.
Hạ mỡ máuMột nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy, cao chiết cồn methanol của lá có nhiều tiềm năng trong điều trị mỡ máu cao. Mỡ máu cao hay rối loạn mỡ (lipid) máu là một trong những bệnh chuyển hóa thường gặp nhất hiện nay. Các thành phần của mỡ máu được dùng để đánh giá rối loạn mỡ máu là: cholesterol, triglycerid, LDL, HDL. Khi cholesterol, triglycerid, LDL tăng cao và HDL giảm khỏi giới hạn cho phép thì được xem là rối loạn mỡ máu.
Cao chiết cồn metahnol lá khế (MEACL) có tác dụng hạ mỡ máu thông qua nhiều cơ chế gián tiếp, phức tạp.
Đầu tiên, MEACL ức chế HMG – CoA reductase. HMG-CoA reductase là enzym xúc tác cho chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic – một tiền thân sớm của cholesterol. Từ đó, giảm tổng hợp cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ cholesterol ở trong tế bào.
Bên cạnh đó, MEACL làm tăng bài tiết cholesterol và acid mật theo phân ra ngoài. Giảm tổng hợp nội sinh triglycerid và cholesterol toàn phần trong gan.
Giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạchCông dụng hạ mỡ máu của MEACL về lâu dài sẽ làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch. Rối loạn lipid máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa lắng đọng ở thành mạch máu tim, não, thận. Các mảng xơ vữa này không ổn định và dễ vỡ. Một khi bị tác động từ bên ngoài như stress, chấn thương, tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa này vỡ ra gây vít tắc mạch máu nhỏ. Nguy hiểm nhất là tắc mạch ở tim và não gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.
Ổn định đường huyếtDịch chiết lá khế đơn độc hoặc kết hợp với các loại lá khác đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong hạ đường huyết.
Ngăn ngừa lão hóaCao chiết cồn methanol của lá này trong nghiên cứu gầy đây cho thấy tiềm năng trong ngăn ngừa lão hóa. Lá của cây khế có chứa flavonoid, saponin. Đây là những chất chống oxy hóa, hạn chế các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa.
Chữa mề đay, mẫn ngứaLá khế đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị mẫn ngứa, mề đay. Trong đây phần lớn chứa alkaloid. Đây là một chất kháng viêm mạnh, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm, nhiễm, sưng…
Tác dụng theo y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, lá khế tính bình, vị chua và se. Có tác dụng để lợi tiểu, tiêu viêm.
Nếu bạn dùng uống trong thì có thể dùng liều cỡ 20g hoặc hơn dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm.
Lá khế nếu dùng ngoài thì có nhiều cách dùng. Chủ yếu điều trị mẫn ngứa, mề đay. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.
Tắm nước lá khế cần khoảng 200g lá tươi vò nát. Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, có thể thêm 2 thìa cà phê muối. Tắm với nhiệt độ thích hợp, xả sạch lại với nước.
Xông hơi với lá này cũng được dùng trong điều trị mẫn ngứa. Cho khoảng một nắm lá tươi vào nồi, nấu sôi 2 phút, rồi xông sơ qua. Nước nguội có thể dùng để tắm lại.
Đắp lá khế sau khi rửa sạch. Giã nát với một ít muối hạt, đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Lá khế sao vàng cho đến khi ngoắt lại. Cho vào miếng vải sạch, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da mẩn ngứa, rồi rửa lại với nước
Uống Nước Lá Bàng Có Tác Dụng Gì? Và 101 Mẹo Dùng Lá Bàng Bạn Nên Biết
Vẫn còn rất nhiều người chưa biết được cụ thể uống nước lá bàng có tác dụng gì? Trong khi lá bàng từ lâu đã được áp dụng trong nhiều mẹo dân gian để giúp điều trị một số bệnh ở mức độ nhẹ. Bài viết sau đây của GHV KSol không chỉ trả lời câu hỏi “ uống nước lá bàng có tác dụng gì?” mà còn đưa thêm cho bạn đọc một số cách sử dụng lá bàng khác có lợi cho sức khỏe.
XEM THÊM:
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về lá bàng
1.1. Đặc điểm của lá bàng
Lá bàng là lá của cây bàng, một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ bàng – Combretaceae. Tên khoa học của lá bàng tươi là Folium Terminalia catappa.
Lá bàng có đặc điểm là lá dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, hình trứng, dài 20-30cm, rộng 10-14cm. Khi còn non, lá bàng có màu xanh cốm, sau đó chuyển dần dần sang màu xanh đậm. Đến khi già và rụng xuống thì lá có màu vàng hoặc đỏ.
Lá bàng rụng vào mùa thu khiến cây còn mỗi cành, bắt đầu nảy chồi lại vào mùa xuân và xanh tốt nhất vào mùa hè.
Lá bàng tươi có hình trứng, màu xanh rồi chuyển dần về màu vàng, đỏ khi già
1.2. Phân bố, chế biến, thu hái, thành phần hóa học
Bàng thường phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể gặp cây bàng được trồng mọi tỉnh thành.
Lá bàng có thể sử dụng ở dạng khô hay tươi đều được. Khi muốn thu hoạch lá bàng khô thì nên hái những lá còn tươi xanh ở trên cành, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn. Mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.
Theo các nghiên cứu, trong lá bàng có các thành phần hóa học như flavonoid (kaempferol, quercetin), tanin, phytosteron, saponin…
1.3. Tính vị, công dụng của lá bàng
Lá bàng là vị thuốc có tính mát. Có các tác dụng như sau:
Theo y học cổ truyền
Là bàng có tác dụng chữa cảm sốt, lỵ, tê thấp và giúp cơ thể ra mồ hôi.
Giảm đau nhức bằng cách chườm, đắp lá non.
Trị mụn, sâu quảng bằng búp non phơi khô, nghiền lấy bột rồi rắc vào.
Sắc nước đặc búp non lá bàng để điều trị và phòng ngừa sâu răng.
Trị các chứng tiêu chảy ra máu, trĩ ra máu.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại thì lá bàng được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng như:
Cảm sốt, viêm họng.
Sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng
Mụn nhọt.
Đau dạ dày,
Trĩ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm phụ khoa…
Ngăn ngừa ung thư do trong lá bàng có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo, sửa chữa và bảo vệ tế bào như flavonoid, saponin…
2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?
2.1. Nước lá bàng hỗ trợ chữa đau dạ dày
Nước lá bàng được đánh giá là một trong những cách hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh đau dạ dày nhưng cũng chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nào đó của bệnh.
Cách thực hiện đó là:
Chuẩn bị 1 nắm lá bàng tươi và non, nếu có thì dùng thêm cả búp lá non cũng được. Không lựa những lá bàng già hay dùng lá khô vì những loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, dẫn đến giảm hiệu quả của cách này.
Đem lá bàng đi rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp đến, cho lá bàng vào trong nồi sạch và thêm khoảng 2 lít nước.
Đun bằng lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.
Lọc bỏ phần lá bàng đi, chỉ giữ lại phần nước cốt.
Dùng nước lá bàng để uống hàng ngày. Có thể đem phần nước còn lại bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bàng để qua đêm.
Duy trì cách này trong vòng khoảng 1 tháng để cảm nhận được các triệu chứng của đau dạ dày để giảm dần.
Nước lá bàng thường có tác dụng với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng mà không thấy giảm bớt triệu chứng thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Giảm đau dạ dày
2.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa cảm sốt nhức đầu
Các nguyên liệu cần có đó là 15g lá bàng non, 5g hoắc hương, 10g vỏ quýt và khoảng 3 lát gừng tươi.
Các nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào sắc với nước. Dùng phần nước thu được để uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
2.3. Giúp ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt
Bên cạnh chữa cảm sổ nhức đầu, nước lá bàng kết hợp cùng các dược liệu khác còn có khả năng giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt.
Nguyên liệu cần có là 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 10g kinh giới, 12g bạc hà.
Cho hết các nguyên liệu vào sắc cùng nước. Uống một lần khi nước thuốc còn nóng. Sau khi uống thì đắp chăn để ra mồ hôi.
2.4. Chữa lỵ, tiêu chảy
Một tác dụng khác của uống nước lá bàng đó là chữ chứng lỵ, tiêu chảy. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy bàng non tươi hoặc lá bàng đã phơi khô để đun nước uống thay cho trà hàng ngày.
3. Một số mẹo sử dụng lá bàng để hỗ trợ chữa bệnh khác
3.1.Chữa chứng cảm sốt có ho
Nguyên liệu cần có đó là 7-10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt và 250ml nước.
Cách thực hiện:
Lá bàng mang đi rửa sạch, để cho ráo bớt nước.
Cho lá bàng, muối, nước, vào trong máy xay rồi xay nhuyễn.
Lọc qua rây để lấy phần nước, rồi cho vào trong chai thủy tinh, đậy chặt nắp.
Bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng để súc miệng 4-5 lần mỗi ngày. Lưu ý là trước khi lấy nước lá bàng để súc miệng thì hãy lắc đều chai.
3.2. Chữa mụn và vết thương lên mủ bằng lá bàng
Cách dùng lá bàng để chữa mụn và vết thương lên mủ như sau: Lấy một nắm lá và búp bàng, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với nước. Tiếp đó sau khi đun xong thì đợi nước bớt nóng, rồi ngâm chỗ bị sưng đỏ, lên mủ vào nước lá bàng trong khoảng 20 phút.
Tanin có trong lá bàng có tác dụng như một chất sát khuẩn tự nhiên. Chất này sẽ giúp đẩy cồi mụn lên đồng thời giảm tình trạng sưng viêm.
3.3. Chữa viêm da cơ địa
Với viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá bàng với nhiều cách khác nhau để trị chứng bệnh này. Cụ thể đó là:
Bôi: Lấy lá bàng non sau khi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối đi cho vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ phần bã đi. Dùng tăm bông thấm nước cốt thu được để bôi lên vùng da bị viêm cơ địa hàng ngày. Sau đó để nguyên rồi đi ngủ, rửa sạch lại bằng nước vào sáng hôm sau.
Tắm: Dùng lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước và một ít muối. Sau khi đun, đợi nước nguội rồi dùng để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày.
Đắp: Giã nhuyễn lá bàng non đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước muối loãng.
Ngâm: Rửa sạch lá bàng non sau khi hái hoặc mua về. Sau đó cho lên bếp đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước nguội bớt thì ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh trong 15 phút. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.
Dùng lá bàng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm da cơ địa
3.4. Lá bàng chữa sâu quẳng, lở loét, ghẻ lở
Cách thực hiện như sau: Lấy lá bàng non, rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Sau khi lá bàng đã khô thì tán thành bột rồi dùng bột đó rắc lên trên vùng da bị ghẻ, lở loét, sâu quảng…
3.5. Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng
Để dùng lá bàng chữa viêm họng, bạn thực hiện như sau: Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn, rồi đem đi đun và lọc lấy nước. Phần nước này dùng để súc miệng sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm họng một cách đáng kể.
3.6. Trị chàm ở trẻ nhỏ
Có hai cách dùng lá bàng để trị chàm má, chàm ở trẻ nhỏ đó là:
Cách 1: Đun một nắm lá bàng đã được rửa sạch với nước. Dùng phần nước lá bàng đun được để tắm cho trẻ. Sau khi thực hiện một vài lần sẽ thấy các vết chàm trên cơ thể bé biến mất dần dần.
Cách 2: Dùng búp lá bàng đã được rửa sạch, ngâm với nước muối. Rồi cho vào cối giã nát cùng với một vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm của bé. Áp dụng cách này trong 3-4 ngày để có hiệu quả.
3.7. Trị vết thương ngứa và lên da non
Lấy một nắm lá bàng còn non, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm vùng bị thương đang lên da non và ngứa vào.
3.8. Các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu
Lá bàng có thể giúp khắc phục các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu một cách hiệu quả. Nguyên liệu bạn cần ở đây là một nắm lá bàng non, mang đi rửa sạch. Tiếp đó cho vào đun cùng với 1 lít nước cho tới khi nước cạn còn khoảng một chén thì ngừng đun. Dùng phần nước là bàng này để súc miệng ngày 2 lần.
3.9. Dùng lá bàng chữa phong tê thấp, đau nhức
Cách thực hiện đó là: Hái lấy búp lá bàng non, còn tươi mang về giã nhỏ. Sau đó cho lên chả sao nóng, rồi dùng để đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này từ 1-2 lần để có hiệu quả.
3.10. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
3.11. Dùng lá bàng để chữa trĩ
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng, 2 lít nước, 2 thìa muối hạt.
Cách thực hiện: Là bàng rửa sạch rồi đem đi đun cùng với nước và muối. Khi nước còn nóng thì dùng để xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước lá bàng đã nguội bớt thì bạn có thể ngồi vào chậu để ngâm hậu môn. Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại.
Lưu ý: Cách này chỉ nên dùng cho những người bị bệnh trĩ nhẹ, dưới 2 năm. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng như sinh hoạt lành mạnh và các thuốc, thảo dược được bác sĩ chỉ định.
3.12. Chữa viêm phụ khoa
Dùng lá bàng để xông hơi vùng kín là một gợi ý cho chị em bị viêm phụ khoa.
Bạn cần chuẩn bị 10-15 lá bàng bánh tẻ, đem đi rửa sạch. Tiếp đến hãy vò nát lá bàng trước khi cho vào đun với nước. Dùng phần nước lá bàng này để xông hơi vùng kín. Nhưng chị em cần lưu ý rằng phải rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi. Khi phần nước bàng đã nguội thì dùng để rửa lại vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện cách này 3-5 lần.
3.13. Dùng lá bàng trị viêm âm đạo
Các nguyên liệu cần có là 15 lá bàng bánh tẻ, 3 thìa cà phê muối, 1 lít nước sạch.
Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với nước và muối đã chuẩn bị. Sau đó để nước nguội và dùng để rửa vùng âm đạo. Chị em nên thực hiện cách này 2 lần/ngày.
Ngoài ra, chị em có thể dùng phần nước lá bàng này để thụt rửa trực tiếp vào âm đạo. Cụ thể đó là dùng xilanh để hút lấy nước lá bàng, sau đó bơm trực tiếp phần nước này vào trong âm đạo. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4-5 cc nước lá bàng.
Trong thời gian trị bệnh viêm âm đạo bằng lá bàng thì bạn nên tạm ngừng quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.
3.14. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Chuẩn bị: 10 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước.
Đem lá bàng đã rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước dùng để xông hơi vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng để trị bệnh
Khi uống nước lá bàng hay sử dụng lá bàng theo các cách khác thì bạn nên chú ý một số điều sau:
Đa số các trường hợp nên lựa chọn lá bàng non, tươi. Vì lúc này, lượng nhựa trong lá còn nhiều và sẽ cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn.
Không nên uống nước lá bàng để qua đêm vì hiệu quả sẽ bị giảm đi. Việc sơ chế, chuẩn bị nước lá bàng không tốn quá nhiều thời gian nên bạn nên thực hiện mỗi ngày.
Hiệu quả của các cách dùng lá bàng để chữa bệnh sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Vì vậy, khi dùng lá bàng để chữa bệnh thì hãy kiên trì thực hiện.
Như vậy, qua bài viết này của GHV KSol hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được một phần về câu hỏi “ Uống nước lá bàng có tác dụng gì”. Có thể thấy uống nước lá bàng nói riêng và các cách sử dụng lá bàng khác nói chung đem lại rất nhiều hiệu quả hỗ trợ điều trị các loại bệnh đa dạng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được y lệnh của các bác sĩ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2023: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Beta Carotene Là Gì?Tác Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa Nhiều Beta Caroten
Beta carotene là một chất có màu tự nhiên: màu đỏ, cam và xanh đậm được tìm thấy trong thực vật và trái cây như: cà rốt, táo, ớt, cà chua, rau bina… Nó không chỉ hoạt động như vitamin A, mà còn có các tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc thiếu hụt beta carotene làm cho cơ thể có nhiều bất lợi và suy giảm hệ miễn dịch.
Beta carotene có trong các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng, xanh đậm
Beta carotene được gọi là tiền chất của vitamin A, nghĩa là khi nó vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Có các dạng đồng phân chính là: all-trans-B-carotene, 9-cis-B-carotene, 13-cis-B-carotene, và 15-cis-B-carotene. Trong đó all-trans-B-carotene và 9-cis-B-carotene là quan trọng nhất, vì theo nghiên cứu sự hình thành của hai đồng phân này giúp cho các quá trình oxy hóa, đồng phân hóa ở mức tối ưu nhất [1].
Beta carotene là thành phần nổi bật của carotenoids, là một chất có màu tự nhiên, thường mang sắc đỏ, cam và xanh đậm xuất hiện trong chế độ ăn hằng ngày. Beta carotene có nhiều ở thực vật và không có ở động vật hay các chế phẩm làm từ động vật . Nên nó là nguồn bổ sung vitamin A tốt nhất dành cho người ăn thuần chay.
Beta carontene giúp chống oxy hóaBeta carotene là một chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ quả
Beta carotene được xem như là chất chống oxy hóa giúp cơ thể trung hòa các phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Trong cơ thể sẽ cân bằng gốc tự do và chất chống oxy hóa để cơ thể có sức khỏe tốt nhất. Nếu gốc tự do có nhiều hơn chất chống oxy hóa sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương tế bào, mô và dẫn đến stress oxy hóa. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều rau và trái cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó chúng ta nên tập luyện thể dục điều độ và có chế độ ăn hợp lí để góp phần ngăn ngừa bệnh tật [2].
Beta carotene giúp sáng mắtBeta caroten ngừa thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người già
Như đã nói ở trên, nó là tiền chất của vitamin A nên nó là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên, dồi dào cho cơ thể. Vitamin A đóng vai trò cho khả năng của thị giác và sự phát triển của trẻ em nên nó cũng có tác dụng làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh. Nó tốt cho trẻ em và người cao tuổi.
Ở người cao tuổi, việc bổ sung beta carotene giúptăng cường bảo vệ mắt và chống lại các tác nhân gây hại đến mắt bao gồm thoái hóa điểm vàng (Age-related macular degeneration). Trong một nghiên cứu đã chỉ ra lượng carotenoids có trong máu cao bao gồm beta carotene sẽ giúp người cao tuổi giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng lên tới 35% [3].
Thêm một nghiên cứu cho thấy việcăn nhiều trái cây và rau quả có chứa các chất chống oxy hóa như: vitamin C, beta carotene, alpha carotene sẽ giúp cho nam giới hút thuốc giảm nguy cơ mắt bệnh thoái hóa điểm vàng [4].
Beta carotene bảo vệ daBeta carotene bảo vệ da khỏi tia cực tím nhờ chất chống oxy hóa
Tuy nhiên mức độ bảo vệ chỉ ở mức trung bình, bạn nên kết hợp kem chống nắng dùng tại chỗ để tăng hiệu quả.
Beta carotene giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thưBeta carotene chống các gốc tự do bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của ung thư
Theo một nghiên cứu tổng hợp cho ta biết một chế độăn uống thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của một số bệnh ung thư như: ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy [7] [8] [9] [10].
Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, có đầy đủ vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật phối hợp với nhau để hỗ trợ sức khỏe hơn là bổ sung beta carotene .
Beta carotene chỉ cần bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày
Hầu hết mọi người đều được bổ sung đủ beta carotene vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hằng ngày mà không cần chất bổ sung, miễn là họ ăn nhiều rau củ quả.
Không có mức kiến nghị bổ sung beta carotene hằng ngày bởi vì beta carotene là một phần của vitamin A. Vitamin A và các carotenoid tiền vitamin A đều được tìm thấy trong thực phẩm, các khuyến nghị hàng ngày cho vitamin A được đưa ra là tương đương hoạt động Retinol (RAE).
Theo National Institutes of Health (NIH) phụ nữ trưởng thành nên nhận 700 mcg RAE mỗi ngày, trong khi nam giới trưởng thành cần 900 mcg RAE mỗi ngày [11].
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 770 mcg RAE và 1.300 mcg RAE
Còn nếu chúng ta bổ sung beta caroten dưới dạng tự nhiên trong thực phẩm thì chúng ta yên tâm là sẽ không sợ bị quá liều.
Advertisement
Dùng liều cao beta carotene dẫn đến nhiễm sắc tố da
Cùng với những tác dụng cần thiết, beta carotene có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, đau khớp…. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều có thể không xảy ra, nhưng nếu chúng xảy ra, chúng có thể cần được chăm sóc y tế.
Theo thời gian, ăn một lượng quá cao beta carotene có thể dẫn đến một tình trạng vô hại được gọi là chứng nhiễm sắc tố da, khi da chuyển sang màu vàng cam như: vàng lòng bàn tay, bàn tay hoặc lòng bàn chân và ở mức độ nhẹ hơn là mặt
Các loại thực phẩm chứa nhiều beta carotene
Beta carotene tập trung nhiều trong các loại trái cây có màu đỏ, cam hoặc vàng. Tuy nhiên không nên bỏ qua các loại rau xanh vì chúng chứa nhiều các chất chống oxy hóa tốt. Các loại thực phẩm chứa nhiều beta carotene gồm: cải xoăn và rau bina, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, bí ngô, dưa lưới, ớt đỏ và vàng, quả mơ, đậu Hà Lan, Romaine rau diếp.
Cơ sở dữ liệu thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp các chi tiết sau về hàm lượng beta carotene:
– 100 gram cà rốt nấu chín cung cấp 8.279 microgam (mcg) của beta caroten.
– 100 gram rau bina nấu chín không thêm chất béo cung cấp khoảng 6.103 mcgcủa beta caroten.
– 100 gram khoai lang luộc chứa 9,406 mcg của beta caroten.
Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Rxlist
Nguồn tham khảo
β-Carotene Is an Important Vitamin A Source for Humans
Antioxidants: In Depth
Intakes of Lutein, Zeaxanthin, and Other Carotenoids and Age-Related Macular Degeneration During 2 Decades of Prospective Follow-up
Associations between fruit and vegetable, and antioxidant nutrient intake and age-related macular degeneration by smoking status in elderly Korean men
β-Carotene and other carotenoids in protection from sunlight
Supplementation with beta-carotene or a similar amount of mixed carotenoids protects humans from UV-induced erythema
Food Antioxidants and Their Anti-Inflammatory Properties: A Potential Role in Cardiovascular Diseases and Cancer Prevention
Dietary Carotenoids and the Risk of Invasive Breast Cancer
Association of Dietary Vitamin A and β-Carotene Intake with the Risk of Lung Cancer: A Meta-Analysis of 19 Publications
Association between vitamin A, retinol and carotenoid intake and pancreatic cancer risk: Evidence from epidemiologic studies
Vitamin A
Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Vối: Vị Thuốc Nhiều Tác Dụng Đến Hệ Tiêu Hóa trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!