Xu Hướng 9/2023 # Ký Hiệu Cửa Sổ Trong Bản Vẽ # Top 18 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ký Hiệu Cửa Sổ Trong Bản Vẽ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ký Hiệu Cửa Sổ Trong Bản Vẽ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn đang xem: Ký hiệu cửa sổ trong bản vẽ

Bạn đang xem: Ký hiệu cửa ra vào

Khái niệm bản vẽ nhà

Bản vẽ nhà là một tổ hợp bao gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt bên, mặt đứng và các số liệu xác định cấu tạo, hình dạng, kích thước của ngôi nhà. Khi thiết kế và thi công xây dựng nhà thì bản vẽ nhà được sử dụng.

Trong bản vẽ nhà có mặt bằng, mặt đứng, mặt bên.

Theo công ty thiết kế thi công cảnh quan SGL – Saigon Landscape, mặt cắt là hình cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh. Mặt cắt là các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao, cụ thể: Cao tường, cao mái, cao cửa,…

Mặt đứng là hình chiếu vuông góc với các mặt ngoài của ngôi nhà. Mặt đứng là hình dạng bên ngoài như các mặt chính, mặt sau, mặt bên,…

Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà

Để hiểu và đọc được bản vẽ xây dựng thì gia chủ nhất định phải nắm bắt được kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà. Và các bộ phận cấu tạo nên ngôi nhà được kí hiệu quy ước bao gồm:

Kí hiệu lỗ trống;Kí hiệu cửa sổ;Kí hiệu cửa đi;Kí hiệu đường dốc, cầu thang.Kí hiệu vách ngăn.Kí hiệu các bộ phận cần sửa chữa.

Lưu ý một số trường hợp sử dụng các kí hiệu nhưng không có trong tiêu chuẩn kể trên cần phải chú thích ngay trên bản vẽ.

Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Các kí hiệu trong bản vẽ gồm có: Xây gạch, bê tông, kí hiệu kính, kí hiệu gỗ, kí hiệu ngói, ngói mũi hài, đất tự nhiên, bê tông, đá granite, kí hiệu sắt, kí hiệu chất dẻo, kí hiệu nước, kí hiệu sỏi, kí hiệu cỏ.

Tham Khảo: Cốt đai là gì? Cách bố trí cốt đai trong cột, dầm

Dựa theo các kí hiệu chúng tôi đã nêu ở trên, gia chủ có thể nhìn thông qua bảng kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng để nắm bắt dễ dàng hơn.

Có đôi lúc kí hiệu có thể không giống như với tiêu chuẩn ban hành, nên bạn hãy chú thích để tránh hiểu nhầm đáng tiếc.

Kí hiệu bản vẽ đồ nội thất

Một số đồ nội thất cơ bản có kí hiệu đó là: Cửa đi 1 cánh, cửa đi 2 cánh, cửa đi 4 cánh, cửa đi mở 30 độ, cửa đi mở 2 chiều, cửa sổ, chậu rửa tay, gas thu nước – thoát sân, sen vòi tắm, xí bệt, tivi, bếp từ, chậu rửa bếp, giường ngủ có tab, tab đầu giường, bàn ăn 4 ghế.

Quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Muốn đọc bản vẽ thiết kế nhà cần phân biệt được nét vẽ trong bản vẽ xây dựng. Bởi có nhiều nét vẽ trùng nhau nên các nét vẽ có sự ưu tiên về thứ tự:

Nét đậm.Nét hiện.Nét mảnh.Đường gẫy khúc.Nét chấm gạch.Nét đứt.

Ký Hiệu Vật Liệu Trong Bản Vẽ Xây Dựng

Ký hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Thưa các bạn tôi nghĩ rằng cách đọc bản vẽ xây dựng nhà là một điều khá cần thiết dù có thể bạn không làm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên việc đọc và hiểu các kí hiệu bản vẽ cũng không thừa. Các bạn có thể hiểu rõ hơn về các bản vẽ và giám sát được công trình nhà ở của mình nếu có bản vẽ.

Vậy bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình. Hoặc có thể là một vật thể cần biểu diễn. Đôi khi bản vẽ cũng chỉ thể hiện mặt bằng, mặt bên, mặt đứng, mặt cắt của một vật thể. Hay nói một cách nghệ thuật hơn thì bản vẽ là một câu truyện được người thiết kế kể bằng các kí hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Bạn đang xem: Ký hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Biết cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở là không có thừa, giả sử như bạn đang chuẩn bị làm nhà. Bạn đang nghi ngờ đội ngũ xây dựng, thợ xây dựng đọc bản vẽ không đúng. Bạn có thể đọc để hiểu được rằng người ta có làm đúng hay không? Hay nếu bạn đang cần thiết kế nhà ở thì việc đọc bản vẽ cũng khá quan trọng để bạn biết được rằng nhà đó thiết kế có hợp lí không? Có rất nhiều nguyên nhân để các bạn có thể đọc bài viết này và không bị lãng phí thời gian dành cho các bạn. Để đi vào chi tiết hơn chúng tôi xin được tách ra làm 2 phần để các bạn tiện theo dõi.

Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Bảng ký hiệu các loại vật liệu xây dựng

Để biết cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở chúng ta phải hiểu được cách kí hiệu cơ bản trong bản vẽ xây dựng. Đây là bảng thể hiện kí hiệu các loại vật liệu trong bản vẽ xây dựng nhà ở. Có lẽ mới nhìn lần đầu nên các bạn còn bỡ ngỡ nhưng nhìn quen rồi chúng ta sẽ thấy đơn giản thôi. Khi học thì chúng ta được học theo tiêu chuẩn xây dựng nhưng khi đi làm thực tế lại có chút sai khác. Đôi khi kí hiệu lại khác so với tiêu chuẩn ban hành, nếu các bạn thể hiện bản vẽ chúng ta nên chú thích ra tránh sự hiểu nhầm không đáng có.

Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

Kí hiệu bản vẽ đồ nội thất

Trong phần ký hiệu bản vẽ chúng ta sẽ có các phần như sau:

Thống kê các ký hiệu

Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng điện

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng – bản vẽ kí hiệu điện Bảng ký hiệu các thiết bị nước

Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng nước

Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng – bản vẽ kí hiệu nước Bảng ký hiệu các thiết bị điện

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở Cách đọc bản vẽ mặt bằng nội thất nhà ở

Đây là mặt bằng bố trí nội thất mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn cùng tham khảo. Nhìn vào bản vẽ kia các bạn có thể nhận thấy phần tường xây bằng gạch theo kí hiệu như phía trên, phần lưới cột là cột màu đen có kích thước 220x220m. Nếu nhìn vào trong bản vẽ này các bạn mà hiểu được phần kích thước. Trong bản vẽ cũng có ghi rõ các kí hiệu các phòng, kích thước của từng phòng, diện tích từng phòng. Mỗi phòng chúng ta đều có thể thấy khá rõ được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng cửa mở, vị trí cửa mở. Tương tự cho các phòng khác thì mỗi phòng đều có kích thước và vị trí của các đồ đạc khá rõ ràng. Tất nhiên đây là bản vẽ 2D thì không thể so sánh với bản vẽ 3D được.

Đây là bản vẽ 3D về mặt bằng để các bạn có thể tham khảo chi tiết nhất, tất nhiên có thể vẽ cả 3D kết cấu của khung nhà nhưng thời gian và chi phí thiết kế sẽ cao hơn. Vừa có bản vẽ 2D vừa có bản vẽ 3D thì việc thi công sẽ không quá khó, nhưng đó chỉ là dành cho những người mới biết đọc bản vẽ mà thôi. Còn nếu chúng ta đọc bản vẽ thành thạo thì tôi nói rằng đó là không cần thiết. Nếu đối với các dự án lớn các bạn mà đều làm thế thì tôi nói rằng mỗi công trình các bạn phải chở bằng xe tải mới hết được bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ các hình chiếu đứng của bản vẽ nhà ở

Thông thường một căn nhà chúng ta sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của căn nhà với mục đích thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà. Như tôi đã nói mặt đứng của một căn nhà đó chính là mặt đứng của tổ hợp các vật thể có trong căn nhà đó. Và mặt đứng này thể hiện cũng rất rõ rằng, vị trí của cửa đi, cửa sổ, chiều cao của mái, kích thước mái, chiều cao của các phần trang trí, cách trang trí như thế nào đều được chú thích rất rõ ràng trong các mặt đứng này.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng

Đây là phần bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng, các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1. Chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.

Đây là những bản vẽ cơ bản của một mẫu nhà ở để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy khó thì chúng ta hãy thư thái mà tìm hiểu hoặc các bạn cứ coi như đó là một câu truyện của các kiến trúc sư. Chỉ có điều câu truyện này được các kiến trúc sư thể hiện bằng các nét vẽ khô khan mà thôi. Thông thường cách thể hiện bản vẽ là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết. Tức là bao giờ cũng có mặt bằng định vị vị trí của các đồ đạc, sau đó sẽ đi vào chi tiết của các đồ khác.

Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Trong bài viết trước chúng tôi cũng có hướng dẫn các bạn về các bản vẽ móng cũng như hướng dẫn một phần cách đọc cơ bản. Các bạn có thể tham khảo tại:

Các loại móng nhà 3 tầng cần biết

Các loại móng nhà cấp 4, ưu nhược điểm các loại móng

Các loại móng nhà, các loại móng nhà dân dụng

Mặt cắt móng băng

Chi tiết cổ móng

Mặt cắt tường móng

Mặt cắt dầm chân thang

Chi tiết móng đơn

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang: Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn

Đấy các bạn thấy không, bản vẽ kĩ thuật cũng không quá khó, nếu chúng ta hiểu được các kí hiệu toán học, kí hiệu bản vẽ kĩ thuật thì đối với bất kì ai cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở không phải là quá khó đúng không? Các bạn có thể tải hình ảnh về và đối chiếu với những lời giải thích của tôi trong bản vẽ các bạn sẽ minh bạch ra được rất nhiều thứ.

Bài viết này được viết với mục đích hướng dẫn cách bạn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở. Chúng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn được phần nào trong công cuộc xây dựng nhà ở cho gia đình mình. Nếu các bạn đã hiểu được nguyên lí thể hiện bản vẽ thì tôi nói rằng nó không chỉ giúp cho bạn xây nhà mà sau này có thể còn có thể giúp cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống. Với ai mà xây dựng nhà xong cũng có thể đọc và thành thạo được bản vẽ cả thôi, đấy là điều mà tôi thấy như thế.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà ở, phần kiến trúc

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

Ký Hiệu Bản Vẽ Xây Dựng

Ký hiệu bản vẽ xây dựng

Bạn đang muốn thiết kế một bản vẽ xây dựng của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc đang băn khoăn về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng khó hiểu. Đừng lo hôm nay với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề kể trên

Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng

Để thiết kế một bản vẽ xây dựng hay đọc và hiểu được về nó. Điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó là các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng. Nó là tập hợp những hình vẽ, ký hiệu được quy ước để dùng chung trong ngành thiết kế xây dựng và được chia ra làm hai nhóm chính là: kí hiệu vật liệu, kí hiệu đồ nội thất.

Bạn đang xem: Ký hiệu bản vẽ xây dựng

Kí hiệu vật liệu

Ảnh 1: Ký hiệu vật liệu trong ký hiệu bản vẽ xây dựng

Kí hiệu đồ nội thất

Tương tự với nhóm ký hiệu vật liệu các ký hiệu nội thất sẽ được sử dụng để thể hiện cách bố trí đồ đạc và vật dụng nội thất của một công trình ví dụ như: vị trí của cửa, bàn ghế, tivi, bếp, v.v…

Ảnh 2: Ký hiệu nội thất trong bản vẽ xây dựng

Quy định về bản vẽ xây dựng

Sau khi tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng điều tiếp theo bạn cần tìm hiểu đó là những quy định về một bản vẽ xây dựng. Đây là những quy chuẩn chung mà bất cứ một bản vẽ nào cũng phải tuân theo.

Quy định về khung bản vẽ thiết kế

Khung của một bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn sẽ buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Được dùng bằng giấy để vẽ và có hình chữ nhật cùng các nét liền nét đậm

Cách mép của tờ giấy sau khi xén khoảng 10mm ( đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm ( đối với những khổ giấy A2, A3,A4)

Thông thường khung của một bản vẽ thiết kế sẽ nằm ở góc bên phải của mặt giấy nằm ngay và gồm những thông tin sau:

Ảnh 3: khung bản vẽ thiết kế

Quy định nét vẽ trong bản thiết kế

Mỗi nét vẽ trong bản vẽ thiết kế lại được sử dụng với một mục đích khác nhau, cùng với đó là độ ưu tiên khác nhau. Chúng được sắp xếp theo thứ tự sau:

Ảnh 4: các loại nét được sử dụng trong bản vẽ thiết kế

Nét liền đậm ( nét thấy rõ)

Nét đứt ( là những cạnh khuất, đường bao khuất)

Nét chấm gạch mảnh ( giới hạn mặt phẳng cắt với 2 nét đậm tại 2 đầu)

Nét chấm gạch mảnh ( trục đối xứng, đường tâm)

Nét liền mảnh ( đường kích thước)…

Quy định về kích thước

Đây là những quy định tối quan trọng mà bên thiết kế và bên thi công phải nhất quán với nhau. Bởi chỉ một hiểu lầm hay một sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình thi công.

Kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn.

Đơn vị đo kích thước dài là mm.

Đơn vị đo kích thước chiều cao là m, không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.

Đơn vị đo kích thước góc sẽ là: độ, phút, giây…

Trong bản vẽ thiết kế xây dựng về phần kích thước thì sẽ gồm 3 thành phần chính mà ta cần quan tâm gồm: đường kích thước, đường dóng và con số kích thước. Với kinh nghiệm của các kiến trúc sư chuyên nghiệp, thứ tự ưu tiên thực hiện của chúng trên bản vẽ sẽ như sau: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước rồi đến con số kích thước.

Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Trước khi đọc một bản vẽ xây dựng hay một bản vẽ thiết kế, bạn sẽ cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

Luôn đọc bản vẽ thiết kế theo đúng các trình tự. Ví dụ với một bản vẽ thiết kế biệt thự nhiều tầng thì chúng ta sẽ phải đọc mặt bằng tầng một trước rồi mới theo thứ tự mới đến tầng hai, tầng ba,… Sau đó thì mới xem xét đến các phòng chức năng của nó như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh…

Đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để dễ dàng hình dung công trình hơn.

Mặt vẽ đứng của bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung về kiến trúc, hình dáng bên ngoài của công trình.

Chú ý đọc bản vẽ không gian của từng tầng (nếu công trình có từ hai tầng trở lên)

Luôn chú ý xem lại kết cấu và các thông số kỹ thuật của bản vẽ như dầm, sàn, cầu thang, móng, cột,…

Cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết và chuẩn xác Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất

Trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sẽ luôn là bản vẽ đầu tiên. Bản vẽ mặt bằng của kiến trúc sẽ là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang và cách mặt sàn khoảng 1,5m. Trong một bản vẽ mặt bằng cũng sẽ hiện rõ vị trí của các phòng trong một tầng. Vị trí nội thất cũng như không gian của từng phòng chức năng.

Ảnh 5: Bản vẽ mặt bằng và nội thất

Một số lưu ý về dãy kích thước khi đọc bản vẽ mặt bằng:

Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa.

Dãy thứ 2 ghi kích thước khoảng cách các trục tường, trục cột,…

Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay ngang ngôi nhà

Cách đọc chính xác bản vẽ thiết kế mặt bằng gồm:

Kích thước chiều dài, chiều rộng thông thủy mỗi phòng

Vị trí và kích thước chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên tường hoặc vách ngăn của công trình, chiều rộng các cánh thang,…

Kích thước và chiều dày các tường, vách ngăn, kích thước mặt cắt các cột

Kích thước ghi diện tích từng phòng sẽ sử đơn vị diện tích là m2 nhưng không ghi đơn vị sau con số kích thước và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích.

Trong bản vẽ mặt bằng cũng sẽ thể hiện vị trí nội thất của từng phòng. Ví dụ như vị trí sắp xếp của tivi, bàn, ghế, tủ, đèn,….

Bản vẽ mặt bằng cũng yêu cầu thể hiện rõ vị trí và chiều rộng của cầu thang bằng các đường gấp khúc

Đọc bản vẽ các hình chiếu đứng

Ảnh 6: Bản vẽ hình chiếu đứng

Bản vẽ hình chiếu đứng là hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng của. Công dụng của bản vẽ hình chiếu đứng là để giúp người đọc hình dung và thấy được tính thẩm mỹ cũng như bố cục hình của công trình với góc nhìn ngang.

Ví dụ khi nhìn vào bản vẽ hình chiếu đứng bạn sẽ thấy được một cách chân thực vẻ đẹp hoa văn. Vị trí hình dáng của cửa sổ, cửa chính mặt ngoài của một ngôi nhà. Trong bản vẽ mặt đứng không cần ghi kích thước.

Đọc bản vẽ mặt cắt

Ảnh 7: Bản vẽ xây dựng hình chiếu mặt cát

Bản vẽ mặt cắt là bản vẽ sử dụng 1 hay nhiều mặt cắt tưởng tượng với chiều thẳng đứng và song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu mặt cắt bố trí dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang ngôi nhà thì gọi là hình cắt ngang.

Công dụng của các bản vẽ này là cho người xem thấy được chiều cao chi tiết của công trình ví dụ như, chiều cao chi tiết của các lỗ cửa, chiều cao của cầu thang, chiều cao của từng tầng, v.v…

Đọc bản vẽ phối cảnh

Ảnh 8: Bản vẽ phối cảnh cho hình ảnh chân thật

Bản vẽ phối cảnh sẽ cho bạn thấy hình dáng sát với thực tế nhất của công trình sau khi xây dựng. Với công nghệ hiện nay các kiến trúc sư hoàn toàn có thể tạo những bản vẽ phối cảnh với hình ảnh sống động có màu giống y hệt công trình của bạn sau khi hoàn thiện.

Đọc bản vẽ kết cấu

Ảnh 9: Bản vẽ kết cấu trong xây dựng

Bản vẽ kết cấu sẽ là bản vẽ thể hiện kết cấu cũng như số lượng vật liệu của các chi tiết trong công trình. ví dụ như kết cấu và vật liệu để tạo ra các cột trụ, tường, cầu thang của công trình.

Các nét vẽ chủ đạo trong bản vẽ kết cấu:

Cốt chịu lực vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s)

Cốt phân bố, cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s)

Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh (3s)

Con số đứng trước ký φ là để chỉ số lượng thanh thép sẽ dùng.

Con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có.

Các lưu ý khi đọc bản vẽ kết cấu:

Luôn chú ý đến đến bố trí cốt thép trên hình chiếu chính, từ đó căn cứ theo số hiệu thanh thép rồi tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép cũng hình khai triển trong bảng kê.

Các mặt cắt nên bố trí gần hình chiếu chính và rõ ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó. Thường thì bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

Đọc bản vẽ móng

Đối với bản vẽ móng thường sẽ được chia làm 5 loại chính lần lượt là:

Bản vẽ mặt cắt móng băng

Bản vẽ cổ móng chi tiết

Bản vẽ mặt cắt tường móng

Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

Bản vẽ móng đơn chi tiết

Ảnh 10: Các loại bản vẽ móng trong xây dựng

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Ảnh 11: Bản vẽ mặt cắt móng băng trong xây dựng

Theo bản vẽ ta có thể thấy tổng độ cao của móng là 600 trong đó 250mm là phần thân móng, 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm.

Móng được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới là lớp thép phi 12 đan cách nhau 200mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người sẽ lót bằng gạch để đổ bê tông.

Cách đọc bản vẽ cổ móng chi tiết

Ảnh 12: Bản vẽ cổ móng chi tiết trong xây dựng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng vì thế sẽ được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè.

Theo bản vẽ trên ta có thể thấy cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách giữa mỗi đai là 150mm.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Ảnh 13: Bản vẽ mặt cắt tường móng

Bản vẽ mặt cắt tường móng này thường được dùng để thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc).

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

ảnh 14: Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

Với bản vẽ được làm ví dụ như trên ta có thể thấy, móng lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và liên kết dầm bằng 4 thanh sắt phi 16, hai thanh bên và hai thanh bên dưới. Đai sắt được sử dụng là đai sắt 6 cách nhau 15cm

Cách đọc bản vẽ móng đơn

Bản vẽ móng đơn sẽ được sử dụng để thể hiện rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, cũng như nguyên vật liệu cấu tạo móng.

Ảnh 15: Bản vẽ móng đơn trong xây dựng

Ký Hiệu Bản Đồ Là Gì?

Khái niệm ký hiệu bản đồ?

Ký hiệu theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.

Ký hiệu nửa theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.

– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.

Ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ. Ý nghĩa của ký hiệu bản đồ là phản ánh tính chất, vị trí, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ.

Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta phải xem bảng chú giải bởi:

– Thứ hai: Bảng chú giải giúp người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách bố trí sắp xếp các kí hiệu trên bản tồ, từ đó có những hình dung chính xác, chân thực nhất về các đối tượng được mô phỏng trên bản đồ.

Khái niệm bản đồ

“Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc”.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2023, bản đồ được phân thành các loại chính, cụ thể như sau:

– Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

– Bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.

– Bản đồ công trình ngầm: Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.

Tỉ lệ bản đồ là gì?

Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của đối tượng địa lý bên ngoài thực địa.

Tỷ số bản đồ phản ánh chi tiết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được thể hiện trên bản đồ so với khoảng cách đo được trên bề mặt thực địa. Nếu tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của các đối tượng địa lý trên bản đồ càng cao.

– Thứ nhất: Tỉ lệ số

Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Khi mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Ví dụ: Trên góc của bản đồ trình bày như sau: “Tỉ lệ 1:100.000” có nghĩa là 01 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 01 km bên ngoài thực địa.

– Thứ hai: Tỉ lệ thước

Ví dụ: Trên biểu đồ trình bày mỗi đoạn 01 cm bằng 01 km hoặc bằng 10 km v.v…

Được biết rằng, bản đồ địa hình quốc gia tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật, biên giới, địa giới và địa danh trên đất liền, đảo, quần đảo được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.

Cách Chọn Rèm Cửa Cho Phòng Ngủ Phòng Khách Cửa Sổ

Chọn rèm cửa phù hợp cho căn phòng có thể không dễ dàng đối với bạn vì nó có nhiều yếu tố để xem xét. Màu sắc, chất liệu vải, chiều dài và lớp lót đều cần được đánh giá kỹ khi lựa chọn rèm cửa tốt nhất cho căn phòng. Bên cạnh đó bạn cũng phải tính đến làm sao cho phù hợp với phong cách trang trí hiện tại trong ngôi nhà cũng như về kích thước & hình dạng của chính căn phòng.

Rèm chống nắng

Là vị trí thường xuyên phải đón nhận ánh nắng gay gắt trong ngày. Bạn phải chọn một loại vải bền & một số loại vải có độ bền cao hơn các loại khác đồng thời có thể chống lại tia nắng mặt trời. Do chức năng của rèm loại này là chống lại ánh nắng gay gắt nên nó còn có chức năng bảo vệ nội thất bên trong ngôi nhà không bị hư hại bởi ánh nắng mặt trời.

Tránh sử dụng loại rèm này có hoa văn đậm bởi vì ánh nắng sẽ nhanh chóng làm phai màu hoa văn & khi đó trông chúng sẽ rất nhợt nhạt cũ kỹ.

Cần đón nhận nhiều ánh sáng

Nếu căn phòng cần đón nhận nhiều ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài thì chọn loại rèm vải mỏng là kiểu phù hợp nhất. Nó cho phép ánh sáng đi qua dễ dàng do đó căn phòng cũng đón nhận được nhiều ánh sáng nhẹ nhàng hơn. Nếu sự riêng tư là một mối quan tâm, hãy chọn loại bán mỏng, nó cung cấp một sự riêng tư tinh tế mà không làm mất đi ánh sáng tự nhiên.

Chọn rèm ngăn nhiệt

Là loại rèm giúp cho căn phòng mát mẻ về mùa hè nhưng cũng làm ấp áp căn phòng vào mùa đông. Đây là các loại vải dày nặng như vải nhung, bông, len,…Những loại vải này thường mang cảm giác truyền thống, do đó nếu ngôi nhà của bạn có cảm giác hiện đại thì cần phải xem xét sao cho phù hợp.

Chọn rèm phòng ngủ

Phòng ngủ rất quan trọng, do đó chọn loại rèm cũng phải phù hợp để mang lại giấc ngủ thoải mái là điều đặc biệt cần hướng tới. Ở đây bạn phải lưu ý, phòng ngủ của bạn có bị ánh sáng công cộng bên ngoài hắt vào hay không? có bị ảnh hưởng tiếng ồn từ bên ngoài hay không? … bởi những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Loại rèm cửa màu đen dùng để ngăn chặn ánh sáng, chất liệu vải bằng polyester dày nặng có thể giúp giảm thiểu được tiếng ồn từ bên ngoài cũng là một sự lựa chọn.

Ngoài các yếu tố trên, bạn cần phải chọn loại phù hợp với màu sắc, độ tương phản, kiểu dáng cho phù hợp với phong cách thiết kế của căn phòng.

5

/

5

(

5

bình chọn

)

Kích Thước Cửa Sổ Bao Nhiêu Là Chuẩn?

Xác định hướng và vị trí cho cửa sổ hợp phong thủy

Hướng và vị trí cho cửa sổ hợp phong thủy tốt nhất là hướng Nam hoặc hướng Bắc, đây là hướng mang về luồng khí tốt, mưa nắng ôn hòa. Riêng cửa sổ đặt hướng Đông thì rất phù hợp với người làm ăn kinh doanh. Còn cửa sổ đặt vị trí hướng Tây thì khiến ngôi nhà bị nắng nóng chiếu vào, làm tăng sự căng thẳng.

Xác định hướng cho cửa sổ

Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý

– Cửa sổ hướng Đông, Đông Nam: Nên dùng cửa kính màu xanh để có thể ngăn cản tia tử ngoại

– Cửa sổ hướng Nam: Nên là cửa kích thước rộng, màu nâu đỏ

– Cửa sổ hướng Tây Nam: Nên dùng màu nâu đỏ, màu cánh gián

– Cửa sổ hướng Tây: Nên có rèm và mái che nắng

– Cửa sổ hướng Tây Bắc: Chỉ nên mở khi cần thiết, bình thường nên đóng

– Cửa sổ hướng Bắc: Nên ưu tiên dùng màu tối, xanh biển

– Cửa sổ hướng Đông Bắc: Nên có rèm che

Kích thước cửa sổ theo phong thủy thông dụng nhất

Kích thước cửa sổ theo phong thủy thông dụng nhất được đo theo thước Lỗ Ban. Cụ thể, gia chủ sẽ dùng loại thước 52,2 cm hay còn gọi là thước thông thủy để đo các tỉ lệ của cửa sổ.

Cung tốt tạo nên cửa sổ đẹp

Khi đo kích thước cửa sổ bằng thước này, gia chủ sẽ chọn những số đo có tỉ lệ chiều rộng và chiều cao ứng với các cung có màu đỏ. Đây được coi là những cung tốt tương ứng với những số đo tạo nên cửa sổ đẹp.

Kích thước cửa sổ dạng thông thường theo thước Lỗ Ban

Kích thước cửa sổ dạng thông thường theo thước Lỗ Ban

– Chiều cao: 0.59m – 0.62m – 0.69m – 0.88m – 0.89m – 1.25m – 1.33m – 1.44m

– Chiều rộng: 0.47m – 0.61m – 0.66m – 0.85m – 0.89m – 1.08m – 1.25m – 1.26m

Kích thước cửa sổ dạng 2 cánh theo thước Lỗ Ban

Chiều cao: 1.28m – 1.33m – 1.34m – 1.44m – 1.53m

Chiều rộng: 0.88m – 0.89m – 1.05m – 1.06m – 1.08m – 1.09m

Kích thước cửa sổ dạng thông thường

Khoảng cách giữa sàn và mép cửa sổ

Khoảng cách giữa sàn nhà và mép cửa sổ đẹp nhất nằm trong khoảng từ 0,83m đến 2,2m. Nếu khoảng cách đó ngoài khoảng này sẽ có hai trường hợp không tốt:

Khoảng cách lớn hơn 2,2m sẽ phạm phải Quang Sát, Thiên Trảm Sát. Đây là hai trong tứ sát, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sống trong ngôi nhà.

Khoảng cách nhỏ hơn 0,83m sẽ làm cho khí của căn phòng bị thoát âm, dẫn đến các căn bệnh về đường hô hấp, làm gia chủ không tích trữ được tiền của.

Khoảng cách giữa sàn và mép cửa sổ thuộc khoảng từ 0,83m đến 2,2m

Một số kích thước cửa thông dụng trong nhà  Kích thước cửa nhà vệ sinh thông dụng nhất

Kích thước theo chiều ngang cửa nhà vệ sinh thường từ 700mm đến 900mm tùy theo diện tích thực tế của phòng vệ sinh. Ngoài ra, kích thước lọt lòng Lỗ Ban về chiều ngang thường là 690mm hoặc 810mm.

Kích thước chiều cao cửa nhà vệ sinh được sử dụng là từ 2000mm đến 2350mm. Đối với trường hợp này chiều cao cửa nhà vệ sinh được cộng lên thêm từ 300mm đến 450mm để tạo độ thông thoáng thì kích thước tổng chiều cao từ 2550mm đến 2620mm là hợp lý.

Kích thước cửa nhà vệ sinh

Kích thước cửa phòng ngủ cân đối, hợp phong thủy cho gia chủ

– Chiều cao chung cho cửa phòng ngủ đẹp và hợp phong thủy với mọi ngôi nhà thường là 1,90 – 2,1 – 2,3 (mét)

– Cửa phòng ngủ cho chủ nhà nên để chiều rộng cửa 0,82 – 1,04 – 1,24 (mét)

– Các thành viên là con của chủ nhà và đang trong độ tuổi còn đi học nên để chiều rộng cửa nên để 0,82 – 1,06 – 1,26 (mét)

– Với các thành viên là con của chủ nhà nhưng đã trưởng thành nên để chiều rộng cửa lý tưởng đạt 0,85 – 1,05 – 1,2 (mét)

Kích thước cửa phòng ngủ cân đối

Lưu ý khi chọn chất liệu cửa 

Chọn chất liệu cửa nào phù hợp với phong cách kiến trúc và nhu cầu sử dụng là vấn đề quan trọng cần lưu ý ngay từ khi lên bản vẽ thiết kế. Những vị trí có điều kiện khác nhau đòi hỏi phải chọn lựa những chất liệu khác nhau mới có thể đảm bảo công năng sử dụng.

Chất liệu cб»­a phГ№ hб»Јp vб»›i phong cГЎch kiбєїn trГєc cб»§a cДѓn nhГ

Ví dụ như những khu vực có mưa tạt nhiều, gia chủ không nên dùng cửa trượt mà nên ưu tiên cửa nhựa lõi thép dạng hất lên. Những nơi đặt cửa gỗ ngoài trời cần thiết kế thêm mái, hiên hoặc ô văng để bảo vệ cửa. Dạng cửa mở quay cần tránh dùng cánh lớn vì điều này dễ làm xệ cánh cửa.

Kích thước cửa nhà theo phong thủy

Đăng bởi: Nguyễn Trường

Từ khoá: Kích thước cửa sổ bao nhiêu là chuẩn?

Cập nhật thông tin chi tiết về Ký Hiệu Cửa Sổ Trong Bản Vẽ trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!