Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Anh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo các kinh nghiệm xin visa du lịch Anh, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ nhân thân, hồ sơ chứng minh nghề nghiệp, hồ sơ chứng minh tài chính và giấy tờ chứng minh chuyến đi của mình. Các loại giấy tờ đều phải có một bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và có công chứng đầy đủ.
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa du lịch Anh Hồ sơ chứng minh nhân thânHộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự định đi du lịch Anh.
2 ảnh 4×6 cm chụp trên nền trắng, mới chụp trong vòng 3 tháng.
Bản sao công chứng các giấy tờ sau: sổ hộ khẩu gia đình, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh.
Thư chấp thuận của bố và mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người xin visa dưới 18 tuổi không đi cùng bố mẹ.
Hồ sơ chứng minh nghề nghiệpĐối với cán bộ, nhân viên: Bản sao công chứng Hợp đồng lao động/ Quyết định tuyển dụng/ Quyết định bổ nhiệm/ Quyết định tăng lương; Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch; Xác nhận 3 tháng lương gần nhất nếu nhận lương bằng tiền mặt hoặc Sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất nếu nhận lương qua tài khoản ngân hàng.
Đối với chủ doanh nghiệp: Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh; Báo cáo nộp thuế 6 tháng gần nhất; Giấy bàn giao công việc khi đi vắng.
Đối với người đã nghỉ hưu: Thẻ hưu trí/ Quyết định nghỉ hưu/ Sổ lĩnh lương hưu hàng tháng.
Đối với học sinh, sinh viên: Đơn xin nghỉ học có xác nhận của nhà trường.
Hồ sơ chứng minh tài chínhBản sao công chứng sổ đỏ.
Bản sao Sổ tiết kiệm có giá trị tối thiểu 10.000 USD.
Bản gốc xác nhận hạn mức thanh toán thẻ tín dụng hoặc số dư tài khoản thẻ visa/ master.
Bản sao giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản khác (xe ô tô, cổ phiếu, trái phiếu…)
Giấy tờ chứng minh chuyến đi: Xác nhận booking vé máy bay 2 chiều. Xác nhận đặt phòng khách sạn. Lịch trình du lịch Anh.
Lệ phí xin visa du lịch AnhTheo kinh nghiệm xin visa du lịch Anh, phụ thuộc vào thời gian lưu trú ở Anh Quốc và số lần xuất nhập cảnh mà lệ phí làm visa sẽ khác nhau. Cụ thể:
– Lưu trú dưới 6 tháng, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 2.660.000 VNĐ.
– Lưu trú từ 1 – 2 năm, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 9.275.000 VNĐ.
– Lưu trú 5 năm, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 17.010.000 VNĐ.
Du lịch Anh đang hấp dẫn rất nhiều du khách. Ảnh: tripxperia
Nộp hồ sơ xin visa và lấy thông tin sinh trắc học
Đến lịch hẹn nộp hồ sơ, bạn mang đầy đủ hồ sơ đến nộp theo 2 địa chỉ sau:
Tại Hà Nội: nộp hồ sơ tại: Đại sứ quán Anh tại Tòa nhà trung tâm, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào lúc 8h30 đến 11h30, thứ 2 đến thứ 6.
Tại TP.Hồ Chí Minh: nộp hồ sơ tại Công ty VFS Toàn cầu tại Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Nguyễn Du, Quận 1, TP. HCM. Vào lúc 8h30 đến 15h, thứ 2 đến thứ 6.
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được yêu cầu chụp ảnh thẻ và lấy sinh trắc học (lấy vân tay 10 đầu ngón tay).
Hoàn tất các thủ tục trên, bạn sẽ nhận được giấy xác nhận và phiếu hẹn lấy kết quả visa.
Các kinh nghiệm xin visa du lịch Anh cho hay thời gian làm visa kéo dài khoảng 7-15 ngày, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ (không tính ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật). Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể kéo dài hơn nếu nộp vào mùa cao điểm du lịch hay khoảng thời gian nhập học của sinh viên.
Những điều cần lưu ý khi xin visa du lịch AnhTrước khi làm thủ tục xin visa du lịch Anh, bạn nên kiểm tra lại hộ chiếu xem còn hạn hay không. Nếu hộ chiếu đã hết hạn thì bạn phải làm lại hộ chiếu trước. Phải đảm bảo hộ chiếu không được nhàu nát, mất trang…
Visa du lịch Anh là một trong những visa thuộc hàng khó xin trên thế giới. Ảnh: VisitLondon
Khi điền tờ khai xin visa du lịch Anh trực tuyến, bạn cần chọn đúng loại visa du lịch (General visitor). Thông tin trong đơn xin visa du lịch Anh được điền đầy đủ, chính xác và trung thực. Sau khi nộp tờ khai qua mạng, bạn sẽ nhận được email có mã số hồ sơ bắt đầu bằng GWF xác nhận đã nộp hồ sơ và lưu mã này lại để truy cứu khi gặp sự cố. Đồng thời, bạn sẽ không thể thay đổi bất cứ thông tin nào trong form khai. Do đó, bạn phải kiểm tra thật kĩ các thông tin trên tờ khai trước khi nộp.
In một bản tờ khai ra để nộp kèm với bộ hồ sơ xin visa du lịch Anh.
Tại bước cuối cùng khi điền bản khai visa, nhớ đặt lịch hẹn nộp hồ sơ. Lịch này không được quá 60 ngày kể từ ngày bạn nộp bản khai trực tuyến. Khi muốn đổi lịch hẹn nộp hồ sơ, nhớ hủy cuộc hẹn cũ.
Đại sứ quán Anh ở Việt Nam chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa. Sau khi tiếp nhận, toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển sang trung tâm xét duyệt visa của Cục Biển giới Anh tại Đại sứ quán Anh ở Bangkok để xử lý. Nếu chưa quá 15 ngày kể từ ngày từ khi nộp hồ sơ bạn không nên gọi điện hỏi về visa của mình.
Quỳnh Nguyễn – Du Lịch Việt Nam
Đăng bởi: Huyền Trân Vũ
Từ khoá: Kinh nghiệm xin visa du lịch Anh
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Macao Thuận Lợi, Cực Dễ
Hướng dẫn xin visa du lịch Macao chi tiết
Macao – điểm du lịch nổi tiếng tại Châu Á
Thủ tục giấy tờ cần có để xin visa du lịch MacaoThủ tục, giấy tờ xin visa Macao cũng giống như thủ tục cần có để xin visa chung đối với bất kì quốc gia nào. Những loại giấy tờ cần thiết các bạn cần phải chuẩn bị như:
Hộ chiếu trong thời hạn 6 tháng trở lên.
Tờ khai xin visa Trung Quốc theo mẫu của Đại sứ quán.
Chứng minh nhân dân photo công chứng.
Hộ khẩu photo công chứng.
02 ảnh cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, sắc nét.
Giấy chứng minh mục đích của chuyến đi. (Ví dụ như: Chứng minh nhân dân của người thân, bản copy tài liệu về nơi cư trú, thông tin về bạn bè, người thân đang sinh sống hoặc làm việc ở Macao…)
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính: Biên lai thuế, giấy chứng nhận việc làm, tình trạng ngân hàng, bảng lương 3 tháng gần nhất ( có xác nhận của công ty nơi làm bạn làm việc)…
Các loại giấy tờ chứng minh về phương tiện di chuyển tới Macao như: Khách sạn, nhà nghỉ, vé máy bay khứ hồi, lịch trình du lịch ở Macao…
Cùng một số giấy tờ cần thiết khác do đại sứ quán yêu cầu, các bạn có thể bổ sung sau
Visa du lịch Macao
Nhưng, một lưu ý bạn cần phải nắm đó chính là từ Việt Nam không có chuyến bay thẳng tới Macao mà phải bay qua Trung Quốc, vì vậy theo kinh nghiệm xin visa du lịch Macao nhanh, gọn các bạn bắt buộc phải làm kết hợp cả visa Trung Quốc.
Đối với trường hợp trên 18 tuổi cần có chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu bản phô tô công chứng. Nếu trẻ em dưới hoặc bằng 18 tuổi phải có bố mẹ đi kèm cần bổ sung bản sao giấy khai sinh photo công chứng, trường hợp không có bố mẹ đi cùng cần có giấy xác nhận ủy quyền có dấu xác nhận.
Chi phí xin visa du lịch MacaoChi phí làm visa Macao, có mức giá trung bình từ 50-80 USD/ người. (Lưu ý, mức lệ phí này có thể thay đổi theo từng giai đoạn, do đó để biết chính xác các bạn cần liên hệ trước với công ty làm visa)
Thời gian làm visa Macao trong vòng 14 – 21 ngày làm việc trừ thứ 7 và chủ nhật. Không tính ngày nộp hồ sơ.
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa du lịch MacaoĐịa chỉ nộp hồ sơ làm visa Macao, nếu bạn ở khu vực Hà Nội có thể tới 46 Hoàng Diệu. Điện thoại: (04) 3845 3736. Fax: 3823 2826. Hoặc tại chúng tôi 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Điện thoại: (08) 3829 2465. Fax: 3827 5845.
Có giá trị 3 tháng/lần. Được phép lưu trú 14 ngày tại MaCao.
Một vài lưu ý khác cần nắm khi xin visa du lịch MacaoNhững lưu ý cần nắm khi xin visa du lịch Macao
Để giúp bạn dễ dàng xin được visa Macao và không bị làm khó cũng như không mất nhiều thời gian làm hồ sơ xin visa các bạn cần chú ý một số điều như sau:
Đối với ảnh các bạn chú ý chọn ảnh có phông nền trắng, sắc nét và không bị mờ. Ảnh phải để đầu trần, không được dùng ảnh in phun hoặc ảnh scan.
Trong tờ khai thông tin cần ghi đầy đủ và chính xác bằng tiếng Anh in hoa, chữ viết rõ ràng không được tẩy xóa.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ làm visa các bạn cần bổ sung thêm một bản photo giống với bản gốc. Bản photo dùng giấy A4, có chữ viết rõ ràng và nội dung nằm giữa trang giấy, không được dùng giấy fax cán nhiệt. Hộ chiếu photo phóng đại 120%. Hồ sơ phải photo trên giấy một mặt và được sắp xếp theo thứ tự.
Nếu không thực hiện theo đúng những yêu cầu trên, Đại sứ quán sẽ từ chối nhận hồ sơ, vì vậy các bạn cần chú ý thực hiện đúng.
Trang bị kinh nghiệm du lịch Macao & Kinh nghiệm du lịch Hồng Kông cũng là những thông tin cực bổ ích cho chuyến đi của bạn.
Đăng bởi: Như Nguyên
Từ khoá: Chia sẻ kinh nghiệm xin visa du lịch Macao thuận lợi, cực dễ
Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Úc Tự Túc: Thông Tin Mới Nhất!
Hiện tại, Úc đã cho Việt Nam đăng ký visa online thủ tục nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều, sẽ không có cảnh lê la ở đại sứ quán từ sớm tinh mơ, nhìn ngồi ngán ngẩm đếm số thứ tự không biết bao giờ mới đến lượt mình nộp hồ sơ. Bây giờ á, chỉ cần mở máy tính lên đăng nhập, điền thông tin, tải lên vài file hồ sơ là xong. Đừng quá hoang mang nha, Chúng mình sẽ hướng dẫn siêu chi tiết thủ tục xin visa du lịch Úc tự túc bên dưới. Đọc hồi sau sẽ rõ nè.
Các bước đăng ký cấp visa du lịch online đi Úc (Visitor visa) Bước 1: Đăng nhập tài khoảnVào Mục Login to ImmiAccount sau đó vào phần Sign up
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, ở mục “New Application” bạn chọn loại Visitor visa (600).
Bước 2: Điền thông tin & hoàn tất hồ sơSau đó điền các thông tin như được yêu cầu. Đăng ký visa online kiểu này rất tiện, bạn không nhất thiết phải dành cả ngày ngồi điền cho hết 20 trang thông tin được yêu cầu. Các bạn cứ túc tắc mà làm, làm đến đâu save lại đến đó chưa xong các bạn cứ SAVE vào lúc nào rảnh đăng nhập lại để làm tiếp. Thông tin để điền cực kỳ chi tiết và đầy đủ không kém gì hồ sơ giấy đâu.
Lưu ý ở mục điền thông tin:
Phần nhân thân ở Việt Nam: điền thật đầy đủ gia đình, họ hàng để họ thấy mình còn nhiều ràng buộc ở nhà lắm, chứ không ở lại Úc được đâu (Cứ liệt kê khoảng 10 người cho chắc)
Nếu muốn xin visa Mutil các bạn nhớ ghi rõ thời gian sẽ quay lại. Bọn mình cứ xin đại visa Multi, được thì được không được thì thôi, nhưng không ghi được lúc nào quay lại nên chỉ được cấp visa Single.
Địa chỉ email nhận thông tin mà bạn cung cấp phải chính xác nha, vì toàn giấy tờ quan trọng mà nên gửi sai địa chỉ hoặc tên email sai hay thế nào đó thì rắc rối lắm.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn Scan hoặc chụp bằng điện thoại các giấy tờ bản gốc (không phải công chứng hay dịch thuật gì sất, tuy nhiên nếu không có bản gốc thì bản công chứng cũng sẽ được chấp nhận nhá) để upload lên.
Hồ sơ xin visa Úc bao gồm:
Mục upload hồ sơ
Travel Document
File 1: Lịch trình du lịch
File 2: Vé máy bay khứ hồi (Hoặc xác nhận đặt vé nếu bạn chưa mua vé)
File 4: Bảo hiểm du lịch (Cái này mình cẩn thận mua thêm cho chắc đậu visa nè – Dù sao đậu cũng nên mua nên thôi mua luôn)
Travel History
Bản scan hộ chiếu
File 1: Scan trang đầu tiên của hộ chiếu (trang ảnh có mặt mình)
File 2: Scan những trang còn lại mà dấu đóng vào/ra 1 nước khác
File 3: Scan những trang có visa các nước đã đi
Financial Capacity
File 1: Scan giấy xác nhận số dư tài khoản / sổ tiết kiệm / xác nhận hạn mức thẻ tín dụng
File 2: Scan Pay slip 3 tháng của công ty/ sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất
Work Experience
File 1: Scan hợp đồng lao động (hoặc quyết định bổ nhiệm)
File 2: Scan Giấy Nghỉ Phép
File 3: Scan giấy xác nhận công tác (thời gian, chức vụ và mức lương)
Assets – Personal
Scan sổ đỏ, giấy sở hữu xe ô tô (Nếu có)
Birth or Age
File 1: Bản scan Giấy Khai sinh
File 2: Bản Scan sổ hộ khẩu
Chi phí xin visa là 140 đô la Úc (khoảng 2,550,000 VNĐ), thanh toán trực tuyến luôn bằng thẻ visa, master card hoặc Paypal đều duyệt.
Bước 3: Hoàn tất các thủ tục còn lại
Địa chỉ của VFS ở Hà Nội: Toà nhà Gelex, tầng 3, số 52 Lê Đại Hành
Địa chỉ của VFS ở HCM: Tháp Resco, tầng 5, 94 – 96 Nguyễn Du, Quận 1
Sau khi lấy sinh trắc học xong về là phi ngay lên Account bấm nút “Information provided”, tức là bạn đã cung cấp những thông tin được yêu cầu để xin visa. Lúc này tình trạng (status) tài khoản của bạn đang “Information requested” sẽ chuyển sang “Assesment in progress”, việc còn lại chỉ là nằm khểnh chờ email kết quả thôi nè, nếu có phỏng vấn thì cũng là qua điện thoại luôn nhưng thưởng vụ bị gọi phỏng vấn là khá hiếm.
Mà các bạn nhớ phải bấm nút “Information provided” để cho người ta biết mình đã xong phần thông tin rồi nha. Chứ đừng như khổ chủ, làm sinh trắc xong khểnh râu nằm chờ, đến khi được cả tuần rồi mới chột dạ vào account xem đậu hay rớt thì hoá ra chưa có bấm, hoảng hồn bấm “Information provided”, thì chỉ 3 tiếng sau nhận được kết quả visa luôn, Status tài khoản cũng chuyển qua “Finalised” có thể thở phào được rồi. Visa cũng là visa online luôn nha (đỡ tốn 1 trang trên hộ chiếu :P)
Và đây là hình dạng em VISA GRAND NOTICE nhận được qua Email
Thời gian xin VisaTất tần tật từ lúc đăng ký đến lúc nhận được visa tối đa là 30 ngày, thời hạn visa Úc là 1 năm, thời gian nhập cảnh 3 tháng. Vậy nên tốt nhất trước khi đi 2 đến 3 tháng các bạn nên nộp hồ sơ luôn cho chắc.
Tổng chi phí xin visa du lịch Úc
Visa: 140 đô la Úc ~ 2.550.000VNĐ
Sinh trắc học: 435.000VNĐ
Xác nhận số dư ngân hàng và hạn mức tín dụng: Tuỳ vào ngân hàng bạn xin xác nhận số dư mà phí sẽ khác nhau. Mình xin của hai ngân hàng: ngân hàng VIB (30.000 VNĐ) + ngân hàng ANZ (100.000 VNĐ)
Bảo hiểm du lịch: 462.000VNĐ
Nói túm lại là dễ lắm lại còn không bị hối làm giấy tờ, tốn thời gian để đi đến nộp mất cả ngày trời, nên cứ mạnh dạn đi các bạn. Giá mà Visa nào cũng được xin online thì đúng là khoẻ re luôn.
Lịch trình du lịch Úc tự túc của Chúng mình để các bạn tham khảo
Day 1:
Vietnam – Melbourne
Check-in hotel
Day 4:
Enjoy local life and food in Melbourne
Visit Victoria Market or Royal Botanic Gardens
Day 5 – 10:
Day 11-12
Drive around Alice Spring. Go to some spots: Alice Spring, Desert Park, Olive Pink Botanic Garden
Day 13:
Alice Spring – Uluru – Sydney
Day 16:
Sydney – Vietnam
Đăng bởi: Nguyễn Nguyễn
Từ khoá: Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Úc Tự Túc: Thông Tin Mới Nhất!
Kinh Nghiệm Du Lịch Nhật Và Cách Xin Visa Tự Túc Không Cần Thư Mời
Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản và cách xin visa tự túc không cần thư mời
Du lịch Nhật Bản luôn nằm trong danh sách những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh. Từ xuân qua hạ, rồi sang thu hay những ngày đông lạnh giá, xứ Phù Tang mùa nào cũng đẹp. Thời điểm từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng du khách tới du lịch Nhật Bản rất đông để ngắm tuyết và tham gia lễ hội hoa anh đào.
Tuy nhiên, vấn đề xin visa tự túc du lịch Nhật Bản khiến không ít du khách phải đau đầu. Nếu biết cách xin visa Nhật, bạn sẽ thấy các bước đều đơn giản.
Ngoài ra, nhiều du khách gặp vô vàn khó khăn trong việc lên lịch trình cho chuyến đi khi không có sự trợ giúp từ các công ty du lịch. Chỉ với 7 ngày và 4 điểm du lịch, bạn sẽ có chuyến hành trình tuyệt vời tại xứ Phù Tang.
Chuẩn bị hồ sơ xin visa
Nếu đang có ý định đi Nhật tự túc, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ xin visa để tránh trường hợp bị đánh trượt. Du khách nộp hồ sơ xin thị thực du lịch tự túc Nhật tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Nhật Bản là điểm đến thu hút đông đảo du khách Việt.
Nếu thị thực đạt, bạn sẽ trả phí 610.000 đồng. Trong trường hợp trượt visa, Đại sứ quán sẽ chỉ trả lại hộ chiếu và không thông báo lý do. Visa bạn nhận được sẽ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày cấp.
Hộ chiếu (còn hiệu lực trên 6 tháng):
Hộ chiếu bao gồm bản gốc và một bản photo. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 2 ảnh thẻ 4×6, nền trắng, chụp trong trong vòng 6 tháng gần nhất. Tờ khai xin visa được dán sẵn ảnh thẻ 4,5×4,5. Lưu ý, phần cuối cùng của tờ khai, người xin visa chính chủ phải ký tên trùng với chữ ký trên hộ chiếu, mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.
Hồ sơ chứng minh công việc ổn định:
Những giấy tờ trong mục này càng đầy đủ, cơ hội xin visa thành công càng cao. Hồ sơ cần có: Hợp đồng lao động (bản sao công chứng hoặc có dấu treo của công ty), giấy xác nhận đang là nhân viên của công ty (song ngữ, có dấu treo của công ty), sao kê lương 3 tháng gần nhất hoặc xác nhận lương bằng tiền mặt của công ty (bản gốc, song ngữ), đơn xin nghỉ phép đi du lịch (bản gốc, song ngữ).
Chứng minh tài chính:
Tiếp đến, bạn phải xác nhận số dư tài khoản sổ tiết kiệm. Sổ tiết kiệm có thời hạn ít nhất 3 tháng, giá trị tài sản trên 100 triệu đồng. Lưu ý, số tiền trong tài khoản quá nhiều không phải là điều thuận lợi khi xin visa Nhật. Sổ tiết kiệm nếu chênh lệch nhiều hơn với số lương nhận được, hồ sơ của bạn cũng có thể bị đánh trượt.
Thông tin lịch trình lưu trú:
Trong hồ sơ, bạn phải ghi rõ các hoạt động dự định, nơi ở, địa chỉ liên lạc càng chi tiết càng tốt. Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Lịch trình cần viết theo từng ngày.
Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như Tokyo, Kyoto mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế, điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại). Lịch trình phải khớp với thông tin đặt phòng khách sạn. Bạn nên đề phòng trường hợp xin thị thực thất bại bằng cách đặt phòng ở những nơi có thể hủy để tránh lãng phí.
Tài liệu chứng minh mối quan hệ của nhóm đi du lịch:
– Nhóm bạn: Ảnh chụp nhóm lúc đi cà phê hoặc những ảnh đã đi du lịch cùng nhau, bổ sung tờ giấy kê khai tên tuổi, mối quan hệ.
– Gia đình: Tương tự nhưng có thêm giấy tờ chứng minh như giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu bản sao công chứng.
Lưu ý:
– Khi trả lời các câu hỏi của nhân viên đại sứ quán, bạn nên thành thật, tránh lắp bắp, bối rối khiến người ta nghi ngờ mục đích khác sẽ dễ bị đánh trượt visa.
– Bạn nhớ đem theo chứng minh thư để có thể qua cổng bảo vệ.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ là buổi sáng các ngày trong tuần.
Kinh nghiệm 7 ngày du lịch Nhật Bản tự túc
Ngày 1: Osaka – Kyoto
Du khách tới sân bay Kansai (Osaka), làm thủ tục và mua vé Jr Pass ngoài sảnh (vé tàu dành cho khách quốc tế tại Nhật), sau đó lên tàu Hikari để tới Kyoto chỉ khoảng 50 phút. Thẻ Jr Pass là vật bất ly thân, là tấm vé thông hành trong suốt chuyến đi, nên bạn lưu ý cất giữ cẩn thận.
Kyoto cổ kính là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản.
Tới Kyoto, bạn sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ yên tĩnh của miền đất cố đô. Nơi đây nổi tiếng với rất nhiều đền, chùa cổ kính. Đền Fushimi Inari là địa điểm nổi như cồn tại Kyoto, nơi có chiếc cổng đỏ thường xuyên xuất hiện trong những tấm hình check-in của du khách tới Nhật.
Ngày 2: Kyoto – Shirakawago (Gifu)
Rời cố đô Kyoto, du khách sẽ tới thăm làng cổ Shirakawago, ngôi làng bước ra từ cổ tích, phủ trắng tuyết vào mùa đông. Du khách khởi hành từ Kyoto đến ga Nagoya khoảng 40 phút trên tàu Hikari hoặc Kodama. Hệ thống tàu ở Nhật chạy rất đúng giờ, chỉ cần chậm 1 phút, bạn sẽ lỡ chuyến ngay.
Ngôi làng Shirakawago như bước ra từ cổ tích giữa mùa đông tuyết trắng.
Từ Nagoya, du khách sẽ đi xe bus tới làng Shirakawago. Bạn nên mua vé bus khứ hồi (khoảng 7.000 yên, tương đương 1,4 triệu đồng) tại Meitetsu Bus Center. Ngôi làng chính là điểm check-in cổ tích trong chuyến du lịch Nhật Bản của bạn.
Làng Shirakawago 4 mùa đều đẹp. Mùa đông, nơi đây có lễ hội thắp đèn thu hút đông đảo khách du lịch. Shirakawago được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1995 và là nơi tác giả Fujiko F. Fujio thai nghén những tập truyện Doraemon đầu tiên.
Ngày 3-5: Tokyo
Du khách nên dành từ 2-3 ngày để khám phá thủ đô nước Nhật.
Ngắm đường phố Tokyo thôi cũng đủ để bạn thêm yêu nước Nhật. Nếu muốn ngắm toàn cảnh dòng người đông đúc ở ngã 5 Shibuya, du khách có thể ghé quán cà phê Starbucks vừa ngắm đường phố, vừa nhâm nhi cà phê và “sống ảo”.
Tokyo hiện đại, nhộn nhịp là thiên đường du lịch của mọi du khách.
Hệ thống tàu ở Tokyo không hề rắc rối như bạn tưởng tượng. Nếu không biết tiếng Nhật hay tiếng Anh, du khách không phải lo lắng. Hai ứng dụng Travel Japan và Google map sẽ là trợ thủ đắc lực cho những ai gặp rào cản về ngôn ngữ.
Ngày 6-7: Osaka – Việt Nam
Nhật Bản với những nét văn hóa truyền thống xen lẫn nhịp sống hiện đại là điểm đến du khách nhất định phải ghé một lần trong đời.
Vì ngày đầu chưa ghé được Osaka, bạn có thể tới đây vào ngày cuối để tiện cho chuyến bay về Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp một chuyến đi Nhật tự túc với nhiều trải nghiệm và tiết kiệm được kha khá chi phí so với việc đặt tour du lịch.
Tổng chi phí
Tổng chi phí toàn bộ chuyến đi 7 ngày tại Nhật khoảng 35 triệu đồng/người.
– Vé máy bay: Gần 6 triệu đồng (đã bao gồm 20 kg hành lý ký gửi mỗi chiều).
– Thẻ Jr Pass All Japan thời hạn 7 ngày: 5,8 triệu đồng.
– Khách sạn: Khoảng 6 triệu đồng cho 6 ngày 5 đêm.
– Đổi tiền tiêu: 18 triệu đồng, du khách có thể dành ra 8 triệu đồng để mua quà lưu niệm, vật đụng, đồ ăn… đem về Việt Nam.
1. Smile Hotel Asakusa
2. Hotel MyStays Asakusa
3. Hotel New Star Ikebukuro
Đăng bởi: Dương Nguyễn
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Nhật và cách xin visa tự túc không cần thư mời
Toàn Bộ Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Trung Quốc Có Tỷ Lệ Đậu Cực Cao
Du lịch Trung Quốc có cần xin visa không? Thủ tục xin visa đi Trung Quốc gồm những gì? Thời gian trong bao lâu? Phí xin visa đi Trung Quốc bao nhiêu tiền? Đó là những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi xin visa du lịch Trung Quốc và câu trả lời cụ thể qua bài viết sau.
Du lịch Trung Quốc có cần xin visa không?Du lịch Trung Quốc có cần xin visa? Câu trả lời là có, du khách muốn đi Trung Quốc với mục đích du lịch cần phải xin visa. Một số trường hợp đi Trung Quốc bạn sẽ được miễn phí xin visa như:
– Quá cảnh tại Trung Quốc trong 24 giờ và không di chuyển ra khỏi khu vực sân bay. Đối với những trường hợp khác cũng quá cảnh, nhưng đi lại nhiều khu vực cần phải xin visa du lịch Trung Quốc.
– Có dự định du lịch một số địa điểm ở Trung Quốc cách biên giới của Việt Nam khoảng 150km sẽ không cần xin visa. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn cần phải xin giấy thông hành đi Trung Quốc.
Thủ tục cần có để làm visa du lịch Trung QuốcDu lịch Trung Quốc cần làm visa
Kinh nghiệm xin visa du lịch Trung Quốc bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ và thủ tục như sau:
Tờ khai xin visa Trung QuốcĐầu tiên, bạn cần có tờ khai xin visa đi du lịch Trung Quốc dạng tiếng Trung – Anh hoặc Trung Việt. bạn cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai trước rồi nộp tại các trung tâm làm visa. Lưu ý, bạn nên kiểm tra thông tin kỹ để tránh sai sót và không đảm bảo được tỷ lệ xin visa thành công. Bên cạnh đó, bạn cần phải có chữ ký trong tờ khai.
Hồ sơ nhân thânĐiền tờ khai xin visa du lịch Trung Quốc
Tiếp theo thủ tục làm visa đi Trung Quốc bạn cần có hồ sơ nhân thân gồm: Hộ chiếu gốc và bản photo có gắn ảnh. Lưu ý, hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và có 1 trang trống để dán visa. Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước kèm bản gốc và photo. Nếu là lần đầu xin visa cần có sổ hộ khẩu bản photo.
Ảnh để làm visaĐể xin visa đi Trung Quốc, bạn cần cung cấp 2 ảnh cỡ 4*6 trong vòng 6 tháng gần nhất, phông nền trắng. Lưu ý, ảnh phải mặc áo sơ mi có cổ, tóc không che tai hay chạm vào chân mày. Khi chụp ảnh làm visa Trung Quốc bạn cũng không được đeo kính hay bất kỳ phụ kiện nào.
Chứng minh khả năng tài chính Giấy tờ chứng minh công việcChứng minh các loại giấy tờ cần thiết xin visa đi Trung Quốc
Tương tự như giấy tờ chứng minh tài chính, bạn không bắt buộc phải cung cấp giấy tờ về công việc mình đang làm. Nhưng hoàn toàn có thể bổ sung để tăng tỷ lệ đậu xin visa đi Trung Quốc. Giấy tờ gồm có: Bản sao giấy phép đăng kinh kinh doanh đóng dấu nếu là chủ doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao động đối với nhân viên hay cán bộ.
Bản lịch trình về chuyến điBên cạnh các loại giấy tờ trên, bạn cần có thêm bản trình bày cụ thể về lịch trình chuyến đi càng chi tiết càng tốt. Cụ thể gồm:
– Thư mời: Gồm có lịch trình được mời, thời gian đến và về, địa điểm khám phá. Thông tin về người được mời, họ tên, ngày sinh, giới tính.
– Xác nhận book vé máy bay và đặt phòng khách sạn.
Địa chỉ nộp hồ sơ làm visa du lịch Trung QuốcGiấy tờ chứng minh đặt phòng khách sạn, vé máy bay
Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại Hà Nội
– Vị trí từ Quảng Trị trở ra miền Bắc
– Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà Trường Thịnh, số 1 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
– thời gian làm việc từ: 9h – 15h, từ thứ Hai đến Thứ 6 trừ ngày lễ
Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại Đà Nẵng
– Áp dụng với vị trí: Từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên và Bình Định
– Địa chỉ: Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
– Thời gian làm việc: 9h – 15h, từ thứ Hai đến Thứ 6 trừ ngày lễ
Trung tâm dịch vụ làm visa Trung Quốc tại TPHCM
– Đối tượng: Tỉnh Tây Nguyên, từ Khánh Hòa trở vào Nam
– Địa chỉ: Tầng 16 Tòa nhà Trung tâm thương mại Sài Gòn (SAIGON TRADE CENTER) , số 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Thời gian làm việc: Từ 8h30 – 11h và 1430 – 16h30, từ thứ Hai đến thứ 6, trừ ngày lễ
Ngoài ra, để làm visa đi Trung Quốc nhanh chóng và không phụ thuộc vào thời gian bạn có thể lựa chọn các công ty lữ hành có dịch vụ làm visa.
Thời gian và chi phí làm visa đi Trung QuốcCó nhiều địa chỉ khác nhau nộp hồ sơ xin visa đi Trung Quốc
– Chi phí làm visa đi Trung Quốc du lịch là 60$ (phí lãnh sự) + 685.000đ (phí trung tâm.
– Thời gian làm visa khoảng 5 ngày làm việc khi cung cấp đầy đủ giấy tờ. Có thể sử dụng dịch vụ làm visa nhanh từ 1 – 3 ngày, nhưng phí cao hơn.
Những lưu ý khi làm visa đi du lịch Trung Quốc– Nên chuẩn bị xin visa đi Trung Quốc trước khoảng 1 tháng khi khởi hành. Không nên nộp quá sớm, vì thời hạn của visa có hiệu lực trong vòng 90 ngày.
– Khi có dự định du lịch Trung Quốc dưới 15 ngày, nên làm visa thời hạn 3 tháng/lần. Theo đó, bạn sẽ được nhập cảnh 1 lần trong 3 tháng.
– Trong trường hợp xin visa cho nhóm trên 10 người, có thể lựa chọn các công ty du lịch.
– Có tỷ lệ xin visa cao nếu từng nhập cảnh ít nhất một quốc gia.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: đạt Lương
Từ khoá: Toàn bộ kinh nghiệm xin visa du lịch Trung Quốc có tỷ lệ đậu cực cao
Không Thể Kỹ Hơn Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Châu Âu Tự Túc Chuẩn Từ A
Đầu tháng 9 vừa rồi Na có xin visa Schengen từ Đại Sứ Quán Hà Lan để đi du lịch trong khoảng 2 tuần cho 3 người: Na và 2 bác bố mẹ của bạn. Dù đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo quy trình nhưng rất tiếc Na không nhận được visa. Na viết bài viết này để chia sẻ kinh nghiệm (xin visa lần 1 và claim visa lần 2) cũng như các lưu ý khi chuẩn bị giấy tờ cần thiết. Hi vọng sẽ giúp các bạn tránh được rủi ro bị từ chối như Na.
+ Lí do bị từ chối visa lần 1:
– Không có booking Khách sạn. Thực tế là Na có book khách sạn, tuy nhiên bị cancel do không charge được thẻ và rất đen là Na không nhận ra.
+ Lí do bị từ chối visa lần 2: Không chứng minh được sẽ quay về Việt Nam. Lần này do vẫn không có sổ đỏ nên visa tiếp tục bị từ chối.
1. Thông tin chung về việc xin visa Schengen
Visa Schengen cho phép bạn du lịch 26 trước và 1 số vùng lãnh thổ. Nếu bạn muốn xin visa Schengen thì phải sẽ phải nộp qua Agency thay vì nộp trực tiếp tại Đại Sứ Quán như các năm trước. Dù sẽ phải đóng thêm phí Agency nhưng bù lại bạn có thể nộp hồ sơ ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh tuỳ chọn (hồi trước thì hộ khẩu ở đâu phải nộp ở Đại Sứ Quán đó, khá mệt mỏi đi lại, nhất là với ai nhà Hà Nội nhưng làm ở Sài Gòn như Na.
@nguồn internet
Hiện tại có 3 Agency lớn được các Đại Sứ Quán tin tưởng cho bao thầu toàn bộ dịch vụ này.
+ VFS: là trung tâm được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa của khá nhiều nước trong và ngoài Schengen: Anh, Áo, Bỉ, Canada, Croatia, Đan Mạch, Faroe Islands, Greenland, Iceland, Hà Lan, Lithuania, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan, Ý, Úc
+ TLS: là trung tâm được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa của Pháp và Thuỵ Sĩ tại Việt Nam. TLS có cách dịch vụ tư vấn, tiếp nhận, thu phí (bao gồm phí xin visa và phí dịch vụ cho riêng TLS) và trả kết quả. Pháp là đại diện nhận hồ sơ visa cảu Malta và Estonia nên nếu muốn xin visa 2 nước này bạn cũng có thể nộp hồ sơ tại TLS/ĐSQ Pháp.
+ BLS: là trung tâm tiếp nhận thị thực Tây Ban Nha ngắn hạn, max là 90 ngày. Nếu muốn apply thời gian lưu trú lâu hơn bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Lãnh Sự Quán và Đại Sứ Quán.
2. Giấy tờ cần chuẩn bị để xin visa Schengen
Nhìn chung giấy tờ xin visa tại các nước Schengen khá giống nhau nên nếu bạn muốn xin visa nước khác ngoài Hà Lan cũng có thể tham khảo bài viết này. Các giấy tờ chuẩn bị để xin visa Hà Lan theo diện DU LỊCH TỰ TÚC bao gồm:
+ SỔ TIẾT KIỆM: Được gửi ít nhất 20 ngày trước ngày nộp hồ sơ với trị giá khoảng 200tr để đảm bảo bạn không sống vật vờ trong suốt quá trình đi du lịch. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì nên có sổ tiết kiệm gửi khoảng 3 tháng.
+ SỔ ĐỎ: Đặc biệt quan trọng nếu bạn đi du lịch với người lớn tuổi vì sổ đỏ sẽ chứng minh sự ràng buộc của bạn với nước sở tại (là Việt Nam đó ạ) và sẽ quay lại Việt Nam.Giấy tờ này Na và 2 bác không có.
+ SAO KÊ NGÂN HÀNG
+ SAO KÊ SỐ DƯ THẺ TÍN DỤNG
+ CHỨNG MINH ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM: Giấy tờ này quan trọng với ai làm Freelancer nha.
+ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
+ ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP: Thời gian nghỉ phép từ ngày bạn nhập cảnh tới ngày xuất cảnh khỏi Schengen được kí và xác nhận bởi công ty.
+ SAO KÊ BẢNG LƯƠNG 3 THÁNG GẦN NHẤT: Bạn có thể nhờ HR công ty in sao kê lương 3 tháng (có kèm chữ kí và đóng dấu) hoặc ra ngân hàng nhờ in sao kê.
Note: Điều quan trọng là thông tin của vé máy bay, lịch trình du lịch, bảo hiểm du lịch và khách sạn phải trùng khớp hoàn toàn. Lần 1 mình bị trượt visa do bị cancel booking mà không hề biết.
+ GIẤY HẸN NỘP HỒ SƠ: Na lên website của VFS để đặt lịch hẹn
+ THƯ GIẢI THÍCH LÍ DO XIN VISA: Lần thứ 1 nộp visa Na không viết thư giải thích lí do đi và mối quan hệ giữa Na và 2 bác nên đây cũng là 1 phần khiến Na bị từ chối. Lần thứ 2 đã bổ sung, tuy nhiên không có sổ đỏ nên Na bị trượt visa.
+ ẢNH: 1 ảnh 3.5 x 4.5, phông trắng
+ HỘ CHIẾU: Còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày xuất cảnh khỏi Schengen
@nguồn internet
3. Quá trình xin visa tại Đại Sứ Quán Hà LanBước 1: Tìm website VFS Hà Lan, download form ĐƠN XIN VISA + CHECKLIST (điền như ảnh đính kèm)
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ
Bước 3: In tất cả các giấy tờ như trong MỤC 2
Bước 4: Tới Đại Sứ Quán đúng như lịch hẹn để lăn vân tay
4. Hướng dẫn điền form ĐƠN XIN VISA@nguồn internet
1. Surname (Family Name): Họ 2. Surname at birth: Họ 3. First name(s) given name(s): Tên đệm + tên riêng 5. Place of birth: Nơi sinh của bạn theo Hộ chiếu hoặc Hộ khẩu 6. Country of Birth: VIET NAM (nếu bạn sinh ở nước khác thì bạn điền nước đó vào) 7. Current Nationality: VIET NAM 8. Sex: Chọn Male nếu là Nam, Female nếu là Nữ 9. Marial Status: Tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn+ Single : Đơn thân+ Married: Đã có gia đình+ Separated: Ly thân+ Divorced: Ly dị+ Widow(er): Goá phụ+ Other: Khác
10. In the case of minors: Nếu bạn có bé đi cùng thì điền thông tin Tên – Địa chỉ – Quốc tích cha mẹ/người giám hộ 11. National Identity Number: Số CMTND+ Other travel document: Loại hộ chiếu khác
13. Number of travel document: Số hộ chiếu 15. Valid until: Ngày hết hạn hộ chiếu 17. Applicant’s home adress and email adress: Địa chỉ nhà (ghi rõ phường, xã, quận, huyện, thành phố) và email và SĐT 18. Residence in a country other than the country of current nationality: Điền vào nếu bạn đang thường trú ở quốc gia khác không phải Việt Nam + No+ Yes + Điền thông tin về nước đang thường trú
19. Current occupation: Nghề nghiệp hiện tại20. Employer and employer’s address and telephone number. For students, name and address of educational establishment: Tên công ty và địa chỉ, điện thoại của công ty, tên Leader/tên và địa chỉ trường học
21. Main purpose of the journey: Mục đích chính của chuyến đi, chọn 1 lựa chọn ở phía dưới + Tourism: Du lịch+ Business: Kinh doanh+ Visiting family and friends: Thăm gia đình và bạn bè+ Cultural: Văn hóa+ Sports: Thể thao+ Official Visit: Chuyến đi thăm chính thức+ Medical reasons: Đi vì mục đích y tế+ Study: Du học+ Transit: Quá cảnh+ Airport transit: Quá cảnh ở sân bay+ Other: lý do khác, giải thích rõ
22. Member state (s) of destination: Các nước trong Schengen sẽ tới thăm 25. Duration of the intended stay or transit. Indicate number of days: Số ngày bạn dự định ở tại Schengen tính từ ngày nhập cảnh tại sân bay tới ngày xuất cảnh tại sân bay 26. Schengen visas issued during the past three years: Visa có hiệu lực trong vòng 3 năm gần đây của bạn ở khối liên minh Châu Âu+ No 27. Fingerprints collected previously for the purpose of applying for a Schengen visa: Dấu vân tay được thu thập trước đây nhằm mục đích xin thị thực Schengen+ No 28. Entry permit for the final country of destination, where applicable: Giấy phép nhập cảnh cho nước đích cuối cùng của điểm đến, nếu có30. Intended date of departure from the Schengen area: Ngày dự định rời khỏi Schengen
31. Surname and firstname of the inviting person (s) in the Member State (s). If not applicable, name of hotel (s) or temporary accommodation (s) in the Member State (s): Họ tên của người mời bạn trong khối Schengen, nếu không có thì điền tên khách sạn thuộc các nước trong khối này.Tên khách sạn / Tên người bạn – Email – Địa chỉ
32. Name and address of inviting company/organisation: Tên và địa chỉ của công ty / tổ chức mời bạn+ Telephone and telefax of company/organisation: Điện thoại và fax của công ty / tổ chức đó+ Surname, first name, address, telephone, telefax, and email address of contact person in company/organisation: Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email của người liên hệ trong công ty/tổ chức đó
33. Cost of travelling and living during the applicant’s stay is covered: chi phí dự tính cho chuyến đi+ By the applicant himself/herself: Chọn ô này nếu bạn tự đi – Cash: Tiền mặt- Traveller’s Cheque: Séc- Credit card- Prepaid accomodation: Xác nhận đặt phòng khách sạn- Prepaid transport: Xác nhận đặt vé máy bay- Other: Khác+ By a sponsor (host, company, organisation), please specify: Chọn ô này nếu có người/tổ chức bảo lãnh Referred to in field 31 or 32Other (please specify): + Cash: Tiền mặt+ Accommodation provided: Chỗ ở+ All expenses covered during the stay: Chi phí chuyến đi + Prepaid transport: Chi phí đi lại+ Other (please specify): Chi phí khác
34. Personal data of the family member who is an EU, EEA or CH citizen: Thông tin họ hànghoặc người thân trong khối EU, EEA, hoặc là CH + Surname: Họ + First name: Tên + Date of birth: Ngày sinh+ Nationality: Quốc tịch+ Number of travel document or id card: Số hộ chiếu / CMND
35. Family relationship with an EU, EEA or CH: Mối quan hệ của thành viên đó với bạn nếu có+ Spouse: Vợ/chồng+ Child: Con+ Grandchild: Cháu+ Dependent ascendant: Người đang sống phụ thuộc vào bạn như cha/mẹ/ông/bà
37. Signature (for minors, signature of parental authority / legal guardian): Chữ ký, trẻ vị thành viên thì bố mẹ / người bảo hộ kí thay. Tương tự ở phần chữ kí cuối cùng. 5. Lưu ý khi nộp đơn xin visa tại Đại Sứ Quán Hà Lan+ Tất cả giấy tờ photo, công chứng đều để size A4, không đóng ghim
+ Tới đúng giờ trong lịch hẹn
+ Form điền nếu bị sai hoặc gạch xoá thì hãy kí nháy bên cạnh. Các chỗ sai không quá 3 chỗ/trang.
+ Đăng kí nhận sms qua điện thoại để biết hồ sơ của bạn đã tới đâu. Na không biết người khác như thế nào, nhưng riêng Na thì không nhận được tin nhắn nào trong cả 2 lần apply visa. Lí do được đưa ra là hệ thống của VFS bị lỗi. Chán hẳn.
+ Thời gian xin visa tại Hà Lan mình làm khoảng 1 tuần
+ Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt cần PHOTO + DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG
+ Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Anh cần PHOTO
Tồng hợp: Rubi Lee
Nguồn: FB Ngoc Anh Nguyen
Đăng bởi: Hằng Đỗ Thị Bích
Từ khoá: Không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch Châu Âu tự túc chuẩn từ A- Z
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Anh trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!