Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Tỏi Đen Bằng Nồi Cơm Điện Cực Dễ Và Đúng Chuẩn Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tỏi cắt cuống, rửa sạch và để ráo
Bước 2: Ngâm tỏi cùng với bia để ngấm men vi sinh
– Cho tỏi vào thau nhựa sạch hoặc nồi inox, đổ đều bia lên trên sao cho bia ngập đều toàn bộ tỏi và ngâm trong khoảng 30 phút để ngấm men vi sinh của bia. Trong đó, 1 lon bia sẽ tương ứng với 1kg tỏi và có thể sử dụng loại bia tùy thích. Khi ngâm, cứ 5 phút thì đảo tỏi một lần để tỏi nhanh ngấm men vi sinh.
Cho tỏi vào thau hoặc nồi inox và rót bia lên sao cho ngập toàn bộ tỏi
Bước 3: Tiến hành ủ tỏi bằng giấy bạc
– Chuẩn bị một tờ giấy bạc to đã trải đều, rồi cho tỏi đã ngâm xếp ra giấy bạc và bọc kín giấy bạc xung quanh tỏi. Lưu ý là phải xếp tỏi ngay khi lấy ra khỏi thau bia và không được để tỏi bị hở, nếu không thì tỏi không lên men được, khi làm tỏi đen sẽ không có màu đen.
Bọc kín tỏi bằng giấy bạc
Bước 4: Ủ tỏi trong nồi cơm điện
– Cho tỏi có gói giấy bạc vào nồi cơm điện, bật nút warm và giữ ấm trong 2 tuần. Khi làm nhớ dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín xung quanh nồi cơm điện nhằm giữ nhiệt tốt hơn. Trong thời gian ủ men, cần thường xuyên mở nồi cơm điện để kiểm tra tỏi và không được mở nắp quá 2 phút.
– Trong 2 tuần, tỏi sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nâu, rồi thành màu đen; đồng thời hàm lượng carbohydrate sẽ tăng từ 28,7% lên tới 47,9%. Điều này lý giải tại sao tỏi đen lại có vị ngọt của trái cây.
Ủ tỏi trong nồi cơm điện và bật nút warm
Bước 5: Sấy khô tỏi đen
– Sau thời gian ủ tỏi trong nồi cơm điện thì lấy tỏi ra và phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô bằng máy sấy. Khi tỏi đạt yêu cầu là có vị hơi ngọt chua, bùi và không còn mùi nồng ban đầu của tỏi. Cuối cùng, có thể bảo quản trong túi giấy hoặc bóc vỏ ra, cho vào hũ thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Sau khi ủ xong, lấy tỏi đen ra sấy hoặc phơi khô tự nhiên
Bước 6: Cách dùng tỏi đen
– Tỏi đen có thể bóc vỏ ăn ngay hoặc kết hợp với các món ăn hàng ngày hay ngâm rượu tỏi đen, chế biến thành nước ép tỏi đen. Số lượng tỏi đen khuyên dùng là 2 – 3 củ/ngày với hạn sử dụng 18 tháng. Nếu biết dùng tỏi đen đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất, phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh hiệu quả.
Tỏi đen có thể bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn hàng ngày
Với cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện đơn giản và tiện lợi trên, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Ngoài ra, tỏi đen còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để chế biến thành các món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng.
Hà Vy – Tổng hợp
Cách Làm Pizza Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Như Nhà Ngon
1. Nguyên liệu và dụng cụ cần cho cách làm bánh pizza bằng nồi cơm điện
– Bột mì 85 gr (dùng làm bánh và bột áo).
– Nước ấm 50 ml.
– Mật ong 1/2 muỗng cà phê.
– Muối 1/2 muỗng cà phê.
– Dầu ô liu 1 muỗng cà phê (hoặc dầu ăn).
– Men nở 1/2 muỗng cà phê (hay còn gọi là Baking soda).
– Cà chua 3 quả.
– Phô mai Mozzarella 120 gr.
– Thịt bò 150 gr.
– Thơm 1/2 trái.
– Lá thơm 1 ít (húng tây/ oregano … bạn có thể mua ở các cửa hiệu bán đồ làm bánh)
– Nồi cơm điện, dao, thớt, chảo chống dính, thau trộn bột, ….
2. Cách làm pizza bằng nồi cơm điện đơn giản như sau– Bước 1: Thực hiện làm vỏ bánh
Sau khi ủ phần bột 20 phút thì cho nốt dầu olive, mật ong, muối, lá thơm vào trộn đều. Đem ủ bột thêm 20 phút nữa. Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ.
– Bước 2: Thực hiện làm nhân bánh
Thơm cắt hạt lựu vừa ăn. Phô mai bào sợi. Bắc chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn xào cho thịt vừa chín tới, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cà chua rửa sạch, chần sơ qua nước sôi cho dễ bóc vỏ, sau đó bóc vỏ và bổ cà chua bỏ phần hạt bên trong đi.
Cho cà chua vào nồi, thêm một tí nước rồi nấu cho cà chua nhừ ra, có thể nêm thêm tí gia vị cho vừa ăn.
– Bước 3: Bắt đầu tạo hình bánh pizza
Cách làm pizza bằng nồi cơm điện cần có thời gian ủ bột, rắc một lớp bột áo lên trên bề mặt phẳng, đặt khối bột lên trên cán mỏng, bạn lưu ý cán bột thành hình tròn đường kính bằng với đường kính của nồi hoặc nhỏ hơn 1 chút vì trong quá trình nướng bánh còn nở ra.
– Bước 4: Nướng bánh làm pizza bằng nồi cơm điện
Sau khi cán xong, bạn đặt đế bánh vào trong nồi cơm điện, bạn nhớ lót một lớp giấy nến bên dưới đáy nồi để chống dính. Bật nồi cơm điện ở chế độ “Cook”. Khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ “Warm” bạn lật đế bánh lại bấm nút “Cook” thêm khoảng 5 phút nữa.
Sau đó, lật đế bánh lại như lúc đầu rồi dùng dĩa châm vào đế bánh, quét sốt cà chua đều lên mặt bánh và rắc một lớp phô mai lên trên. Tiếp đó bạn rắc một lớp bò băm và dứa cắt hạt lựu và cuối cùng là một lớp phô mai.
Đậy nắp nồi cơm điện lại và nhấn “Cook” thêm một lần nữa, nướng bánh tới khi phô mai chảy ra là được.
– Bước 5: Thưởng thức thành phẩm
Pizza thơm lừng, hấp dẫn mà bạn hoàn toàn có thể nướng bánh bằng nồi cơm điện. Bạn thêm một chút tương ớt hoặc tương cà sẽ cảm thấy khác biệt rõ rệt.
Đăng bởi: Mưa Chiều
Từ khoá: Cách làm pizza bằng nồi cơm điện ngon như nhà ngon
Hướng Dẫn Hấp Thức Ăn Bằng Nồi Cơm Điện Tử
Bước 1: Dùng một tay ấn nhẹ chấu giữ để mở nắp, một tay đỡ nhẹ nắp khi mở.
Ấn nhẹ chấu giữ để mở nắp
Bước 2: Lấy nồi con và xửng hấp để riêng ra bên ngoài.
Lấy nồi cơm và xửng hấp ra
Bước 3: Đổ nước vào nồi con sao cho lượng nước phù hợp với số lượng và loại nguyên liệu mà bạn cần hấp.
Ví dụ đối với thực phẩm là tôm mau chín thì nên cho ít nước, nếu là thịt lâu chín hơn thì phải cho nhiều nước hơn. Tuy nhiên tuyệt đối lượng nước cho vào phải thấp hơn xửng hấp tối thiểu 3cm.
Đổ nước vào nồi cơm sao cho phù hợp với nguyên liệu cần hấp
Bước 4: Đặt xửng hấp vào bên trên nồi con
Đặt nhẹ nhàng xửng hấp lên nồi con
Bước 5: Cho thức ăn vào xửng hấp, sao cho vừa vặn với không gian của xửng
Xếp thức ăn vào xửng hấp
Bước 6: Dùng khăn khô lau sạch xung quanh nồi con trước khi đặt nồi con vào nồi
Lau sạch xung quanh nồi con bằng khăn khô
Bước 7: Đặt từ từ nồi con vào bên trong nồi
Đặt nhẹ nhàng nồi con vào nồi
Lưu ý:Không được di chuyển hay va mạnh nồi con vì nước có thể sẽ bị tràn ra bên ngoài gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp.
Đậy nắp nồi thật kín
Lưu ý:Phải đập nắp thật chặt, tuyệt đối không được để nắp hở khi hấp vì như thế sẽ làm thức ăn không ngon.
Bước 9: Cắm phích điện vào ổ cắm và nhấn phím CAKE / BREAD (phím làm bánh / bánh mì cũng là phím chức năng HẤP)
Nhấn phím CAKE/BREAD(phím làm bánh / bánh mì cũng là phím chức năng HẤP)
Bước 10: Ấn tiếp phím COOKING TIME (phím chọn thời gian) để chọn thời gian hấp thích hợp với nguyên liệu. Sau khi hấp xong nồi sẽ tự động phát ra 3 tiếng “tít” và đèn WARM (đèn giữ ấm) sẽ sáng lên.
Ấn tiếp phím COOKING TIME (phím chọn thời gian) để chọn thời gian hấp
Bước 11: Sau khi hấp xong, nhấn phím WARM/OFF (phím giữ ấm/tắt) để kết thúc quá trình hấp.
Nhấn phím WARM/OFF (phím giữ ấm/tắt) để kết thúc quá trình hấp
Bước 12: Rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện, dùng muỗng bằng nhựa tặng kèm theo nồi lấy hết thức ăn ra.
Dùng muỗng bằng nhựa lấy hết thức ăn ra.
LƯU Ý AN TOÀN
Tuyệt đối không ngâm thiết bị vào nước vì sẽ gây hư hỏng cho sản phẩm.
Không đặt nồi trên sàn ẩm thấp, ngoài trời, gần bếp ga hay gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm len…
Không để vải lau hay những thứ tương tự lên trên nắp nồi khi hấp.
Advertisement
Phích phải cắm thật chắc chắn vào ổ cắm điện, khi rút phích phải nắm vào vỏ phích tuyệt đối không nắm trực tiếp lên dây dẫn.
Không sử dụng muỗng kim loại trong nồi mà chỉ nên sử dụng muỗng nhựa đi kèm theo nồi.
Bài viết sử dụng hình ảnh của nồi SHARP KS-COM18V
Nồi Cơm Điện Không Vào Điện – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Nguyên nhân nồi cơ điện không vào điện Phích cắm bị lỏngPhích cắm nối với nồi cơm điện bị lỏng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng không vào điện. Một khi phích cắm bị lỏng, nguồn điện không được dẫn đến nồi cơm điện, do đó nồi cơm điện sẽ không hoạt động được.
Dây cắm bị hỏngDây cắm điện bị hỏng, đứt, hở,… sẽ làm cho việc truyền tải điện năng gặp vấn đề. Điều này không những khiến cho nồi cơm điện không vào điện mà hơn hết còn gây ra việc rò rỉ điện nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng.
Dây cắm nồi cơm điện bị hỏng
Nguồn cấp điện yếuNguồn cấp điện trong ổ cắm quá yếu sẽ ảnh hưởng tới việc truyền tải, khiến cho điện năng không thể truyền tới nồi cơm điện, do đó cũng gây ra hiện tượng nồi không vào điện.
Nguồn cắp điện yếu làm cho điện năng không thể truyền đến nồi
Cầu chì lỏngCầu chì gặp trục trặc cũng ảnh hưởng đến việc truyền tải điện năng trong gia đình. Vì thế, nếu cầu chì bị lỏng thì hoạt động của các thiết bị điện cũng không được tốt. Đối với nồi cơm điện thì đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không vào điện.
Cầu chì nồi cơm điện bị lỏng
Cách khắc phục nồi cơm điện không vào điện Kiểm tra phích cắm điệnTrước khi nấu cơm, bạn cần kiểm tra phích cắm điện thật kĩ xem phích đã được cắm chắc chắn với đầu dẫn của nồi cơm chưa. Ngoài ta, cũng nên lau chùi phích cắm sạch sẽ, tránh trường hợp bụi bẩn đóng quá nhiều khiến phích không thể cắm chặt vào nồi.
Kiểm tra phích cắm điện xem đã cắm chặt hay chưa
Sửa chữa dây cắm điệnMang nồi đến trung tâm bào hành hoặc tiệm sửa chữa điện để tiến hành sửa chữa hoặc thay mới dây cắm điện. Bạn không nên tự làm ở nhà nếu như chưa thành thạo các thao tác. Điều đó có thể làm dây bị hỏng nghiêm trọng hơn và nguy hiểm khi sử dụng.
Sửa chữa dây cắm điện bị hỏng
Khắc phục nguồn điện yếuĐể giải quyết tình trạng nguồn cấp điện quá thấp, bạn nên lắp đặt một chiếc ổn áp trong nhà. Tác dụng của ổn áp là làm ổn định điện áp đầu ra truyền tải cho các thiết bị điện, đồng thời còn giúp các thiết bị khác tránh gặp sự cố như quá tải, chập mạch,…
An toàn, khắc phục nguồn điện yếu nhờ lắp đặt chiếc ổn áp
Sửa chữa cầu chìTrong trường hợp cầu chì bị lỏng, bạn nênnhanh chóng khắc phục lại vấn đề. Bạn cần tháo cầu chì ra, sau đó lắp lại cho chặt. Trong quá trình thao tác, bạn cần ngắt nguồn điện để bảo đảm an toàn.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đã hiểu rõ nguyên nhân nồi cơm điện không vào điện và giải pháp khắc phục vấn đề. Nhờ đó nồi cơm điện sẽ luôn mang đến những bữa cơm ngon cho gia đình bạn.
Advertisement
Hướng Dẫn Cách Giặt Giày Sneaker Đúng Chuẩn, Không Làm Hư Hại Giày
1. Xác định chất liệu của giày Sneaker trước khi giặt
Điều quan trọng đầu tiên bạn cần lưu ý trước khi giặt giày sneaker đó là tìm hiểu về chất liệu giày để lựa chọn cách thức giặt giày thích hợp. Một số chất liệu giày sneaker phổ biến là:
Canvas: Chất vải được đánh giá là có độ bền lớn. Khi bị dính bẩn, vải cũng tương đối dễ giặt.
Da: Chất liệu khá phổ biến nhưng khi dính bẩn lại khó tẩy sạch do da rất dễ bị trầy xước.
Vải lưới: Tương tự như canvas, vải lưới bị dính bẩn tuy nhiên có thể dễ dàng làm sạch.
Cao su: Về cơ bản, chất liệu cao su tương đối dễ làm sạch nhưng còn tùy thuộc vào vết bẩn.
Da lộn: Chất liệu “đỏng đảnh”, “khó chiều” rất khó làm sạch khi dính bẩn. Da lộn tương đối dễ bắt bẩn nhưng lại đem đến cho giày vẻ sang trọng.
Ngoài việc xác định chất liệu, đừng quên xem nhãn hướng dẫn và lưu ý trước khi giặt. Trên mỗi đôi giày thường có hướng dẫn sử dụng bằng ký hiệu để giúp bạn vệ sinh giày đúng cách.
Nhãn giày thường nằm ở phần lưỡi gà, chứa các thông tin về quy cách giặt ủi
2. Chuẩn bị trước khi giặtNhằm đảm bảo việc giặt giày diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn, bạn đừng quên 2 bước cơ bản như sau:
Tháo dây giày và miếng lót giày: Đây là 2 bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các vết bẩn, vết ố vàng. Do đó, việc tháo rời và vệ sinh riêng dây giày, miếng lót là cần thiết để đảm bảo làm sạch toàn diện đôi giày sneaker của bạn.
Giũ sơ lớp bụi bẩn: Hãy đập giày sơ qua trước khi giặt để loại bỏ bớt lớp bụi bẩn. Khi giặt, bạn sẽ không cần phải chà quá mạnh tay nhưng vẫn loại bỏ được vết bẩn nhờ trải qua bước giũ giày.
Những bộ phận được tách rời để giặt riêng, đảm bảo loại bỏ tối đa bụi bẩn
3. Chọn dung dịch giặt giày sneaker phù hợpSau khi đã hoàn tất 02 phần trên, hãy bắt tay vào vệ sinh đôi giày của bạn. Để vệ sinh giày sneaker, bạn hãy chọn dung dịch giặt giày phù hợp. Một số dung dịch phổ biến và an toàn cho giày có thể kể đến như:
Nước ấm với xà phòng: Cho một ít xà phòng thông thường hòa tan cùng nước ấm. Tiếp tục sử dụng bàn chải để chà lên phần vết bẩn, sau đó rửa sạch lại với nước.
Baking soda: Baking soda được đánh giá là một trong những siêu phẩm giúp bạn làm sạch đôi giày của mình. Hòa tan chút giấm cùng baking soda theo tỉ lệ 2:3, sau đó, chà nhẹ vết bẩn bằng bàn chải mềm.
Dung dịch vệ sinh giày sneaker: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dung dịch vệ sinh chuyên dụng hỗ trợ vệ sinh giày sneaker. Tuy nhiên, bạn nên đến những cơ sở chăm sóc giày uy tín để đảm bảo hóa chất sử dụng là an toàn với chất liệu giày cũng như môi trường.
4. Phơi khô giày SneakerSau khi làm sạch giày sneaker, đừng quên việc phơi khô đúng cách để bảo vệ đôi giày của mình. Rất nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng máy giặt để vệ sinh giày và máy sấy để hong khô. Việc làm này sẽ khiến đôi giày yêu quý của bạn buộc phải “xếp xó” vì bị hỏng form dáng.
Tác động nhiệt độ cao cùng lực xoáy mạnh sẽ khiến giày bị biến dạng và ảnh hưởng đến chất liệu giày. Đặc biệt, không nên phơi giày dưới trời nắng nóng để tránh làm hỏng phần keo gắn đế cũng như bạc màu giày.
5. Phủ lớp nano chống thấm lên giày sneakerMột gợi ý hay ho và hiệu quả dành cho bạn đó là sử dụng lớp phủ nano để bảo vệ giày. Lớp nano như tấm bảo vệ giày cho bạn khỏi những tác nhân xấu từ môi trường như khói bụi, nước mưa…
“Chiến binh” nano chống thấm giúp bảo vệ giày tối ưu, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu
Quy trình phủ nano không quá phức tạp song đòi hỏi sự chặt chẽ trong từng khâu thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng giày. Do đó, bạn nên tìm đến cơ sở vệ sinh giày uy tín để thực hiện phủ nano lên sneaker. Sản phẩm trải qua dịch vụ vẫn cần đảm bảo:
Tính thẩm mỹ của giày
Độ bền, độ an toàn của giày
Quy trình vệ sinh giày 48h hỗ trợ khách hàng cần lấy gấp
Đăng bởi: Nguyễn Hường
Từ khoá: Hướng dẫn cách giặt giày Sneaker đúng chuẩn, không làm hư hại giày
Hướng Dẫn Điều Trị Covid Tại Nhà Đúng Cách Cho Bệnh Nhân F0
Đối tượng nào được điều trị covid tại nhà?
Theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế, người bệnh mắc COVID-19 được quản lý, điều trị tại nhà nếu đáp ứng điều kiện sau đây: [1]
Người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, nghẹt mũi, đau mỏi cơ, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, tê lưỡi; chảy mũi, tiêu chảy, mất vị giác và khứu giác.
Người mắc COVID-19 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở dưới 20 lần/phút; SpO2 trên 96% khi thở khí trời, không có thở bất thường như thở rên, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít.
Người mắc COVID-19 không có tiền sử mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị và tình trạng sức khỏe ổn định.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều cần lưu ý các chỉ số sau:
Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở từ 20 lần/phút trở lên. Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở từ 30 lần/phút trở lên. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.
Huyết áp: huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg.
F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày
Bạn không nên làm việc gắng sức mà cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi..
Bạn nên uống nhiều nước (nước lọc là tốt nhất) để tránh mất nước.
Bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần paracetamol để hạ sốt, oresol để bù điện giải trong các trường hợp sau:
Đối với người lớn: Sốt cao trên 38,5 độ hoặc đau đầu, đau mỏi người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 500mg, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ nếu còn sốt, ngày không quá 2000mg viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
Đối với trẻ em: Sốt cao trên 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm COVID-19
Nếu gặp phải tình trạng ho ra đờm hoặc ho khan dai dẳng, tốt nhất bạn nên tránh nằm ngửa mà thay vào đó bạn hãy nằm nghiêng hoặc giữ tư thế ngồi thẳng lưng. Điều này giúp cải thiện khả năng hô hấp và hạn chế ho.
Ngoài ra, để giúp giảm ho, bạn hãy thử uống một muỗng cà phê mật ong. Nhưng hãy lưu ý rằng không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu vẫn chưa thể cải thiện tình trạng ho khan nhiều, bạn có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc ho nếu cần thiết.
Bạn cần lưu ý không ra khỏi nhà trong thời gian điều trị tại nhà và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ.
Ho khan, ho ra đờm là các triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu nhiễm COVID
Nếu bạn cảm thấy khó thở, việc bạn cần làm đầu tiên là mở các cửa sổ hoặc cửa ra vào trong nhà. Điều này giúp không khí được lưu thông tốt hơn, giúp giảm khả năng tích tụ virus trong không gian phòng.
Không nên sử dụng quạt hay điều hòa vì chúng có thể là nguyên nhân làm lây lan virus nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng phương pháp sau để cải thiện tình trạng khó thở:
Hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng, trước khi thở ra hãy mím môi, động tác giống như bạn đang nhẹ nhàng thổi một ngọn nến.
Ngồi ở tư thế thẳng lưng.
Thư giãn vai, không gù vai.
Điều quan trọng là bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và thái độ tích cực, cố gắng đừng hoảng sợ nếu bạn cảm thấy khó thở.
Người nhiễm COVID-19 có thể gặp tình trạng khó thở, tuy nhiên hãy cố giữ bình tĩnh đừng hoảng sợ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩHãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu bạn hoặc người bạn đang chăm sóc xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Khó thở khi đứng yên hoặc hoạt động nhẹ như mặc quần áo hoặc ăn uống nhưng vẫn có thể nói đầy đủ các câu mà không bị.
Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
Không thể ăn uống trong một thời gian dài (hơn 24 giờ
Advertisement
Các triệu chứng đang dần tiến triển nặng hơn.
Bạn không thể tự chăm sóc bản thân (ví dụ: tắm, mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc làm thức ăn).
Khi có các dấu hiệu chuyển biến nặng cần nhanh chóng liên hệ các cơ quan y tế gần nhất để kịp thời điều trị
Các bệnh viện điều trị Covid 19 uy tín
Tại TP HCM: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
13 triệu chứng hậu COVID bạn cần lưu ý
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Virus corona là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Nguồn: chúng tôi Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế
Nguồn tham khảo
Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Tỏi Đen Bằng Nồi Cơm Điện Cực Dễ Và Đúng Chuẩn Tại Nhà trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!