Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 24 Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến tuần 24 của thai kỳ, em bé trong bụng thực sự đang lớn rất nhanh. Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 24 cần cân bằng và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các chị em nên tập trung ăn nhiều rau xanh và trái cây, lựa chọn thông minh những món ăn vặt dinh dưỡng, bổ sung chất cần thiết.
– Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng này rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cần tránh các loại cá quá béo hoặc thịt mỡ để tránh bị tăng cân nhiều. Những thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể bao gồm: thịt nạc, cá trắng, trứng, đậu…
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 24 nhất định không được thiếu sữa. Bởi nhu cầu về canxi để thai nhi phát triển xương và răng là rất cao. Do đó, mẹ cần bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa mỗi ngày.
– Rau xanh và trái cây tươi: Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu đặc biệt ở giai đoạn này khi bụng bầu đang lớn nhất nhanh. Những loại rau mẹ bầu nên ăn là củ cải, bắp cải, măng tây, rau bina, cà rốt, bí đỏ, cà tím, đậu xanh, cà chua…Không chỉ có rau xanh, các loại trái cây cũng góp phần cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cho thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, chị em chớ bỏ qua chuối, nho, kiwi, táo, lê hay bưởi…
Lựa chọn không tốt cho mẹ bầu:
– Chất béo và những món ăn mặn: Tăng cân quá đà, tiểu đường thai kỳ hay cao huyết áp là những rắc rối có thể xảy ra với mẹ bầu trong giai đoạn này của thai kỳ. Nếu không muốn phải đối phó với những “vị khách không mời” này, bầu nên cắt giảm nguồn năng lượng từ chất béo, tránh ăn mỡ và da, hạn chế lượng gia vị khi nêm nếm thức ăn, hạn chế thức ăn nhanh, những thực phẩm nhiều muối, đường…
– Thịt tái sống: Chúng có thể chứa vi khuẩn listeriosis gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Một nguyên tắc cần thiết mẹ bầu nào cũng cần phải ghi nhớ đó là ăn chín, uống sôi.
– Thực phẩm cay nóng: Rất nhiều mẹ thường thèm ăn đồ cay, nóng và chọn chúng vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên chúng sẽ gây chứng khó tiêu và gây khó chịu cho chị em. Gia vị cay nóng cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi nên mẹ cần hạn chế đến mức tối đa.
Món ăn vặt cho bà bầu – ưu tiên thực phẩm lành mạnh
Thông thường vào 3 tháng giữa của thai kỳ, cảm giác thèm ăn và đói bụng cứ liên tục kéo đến, làm phiền mẹ bầu. Do đó, ngoài 3 bữa chính trong ngày, các chị em nên tranh thủ ăn thêm 1-2 bữa phụ, và nhâm nhi thêm một vài món ăn vặt trong lúc buồn miệng. Ưu tiên những món ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, trái cây tươi, trái cây sấy…, và hạn chế tối đa khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo, các loại đồ uống nhiều năng lượng nhưng không dinh dưỡng…
Một số nước ép dinh dưỡng cho mẹ bầu:
– Nước cam ép: Chúng ta ai cũng biết cam là loại quả chứa một lượng lớn vitamin C. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung 1 ly nước cam vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh cảm thông thường.
thai nhi.
Thực phẩm bổ sung vitamin A bạn nên biết
Trong các loại vitamin thiết yếu của cơ thể thì không thể không nhắc tới vitamin A. Đây là một loại vitamin có nhiều tác dụng khác nhau, hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ quan trọng với…
– Nước ép bắp cải: Là một loại nuớc uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai. Ngoài việc giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và vitamin K giúp chống đông máu, nước ép bắp cải còn chứa rất nhiều chất xơ – đây chính là một trong những loại nước ép giúp các mẹ giảm táo bón hiệu quả.
Để thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc ăn uống đúng cách, các mẹ bầu nên duy trì luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Ngoài việc nâng cao sức khỏe còn giúp chuyện sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dinh Dưỡng Trong Thai Kỳ
Trong thời kỳ mang thai, vấn đề dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng để thai phụ có thể sinh ra một đứa bé khỏe mạnh, thông minh mà vẫn đảm bảo được sức khỏe.
Để tăng sức đề kháng và hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm, thai phụ khi mang thai nên đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, giúp trẻ phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, hạn chế sinh non hay sinh khó.
Vì vậy, không thể xem nhẹ vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Như vậy, tăng cân bao nhiêu là hợp lý cho một thai kỳ?
Đối với những thai phụ nhẹ cân, có thể tăng từ 12,5 đến 18kg.
Còn những thai phụ thừa cân, có thể tăng 7 đến 11,5kg.
– Thai nhi đang dần hình thành trong ba tháng đầu của thai kỳ và đây là cũng là giai đoạn dễ xảy ra các tai biến nhất.
– Trong giai đoạn này, thai phụ cần ăn nhiều những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
– Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 1g, nên thai phụ cần phải lưu ý bổ sung dinh dưỡng. Có thể ăn 3 bữa mỗi ngày là đủ nếu không có hiện tượng “nghén”.
– Ngoài ra, thai phụ vẫn cần phải bổ sung axit folic, chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ… và nên uống nước thường xuyên, khoảng 2,5 – 3 lít/ngày.
– Lưu ý, ốm nghén thường có hai mức khác nhau:
Nghén bình thường: ngoài những lúc có cảm giác buồn nôn và nôn, những lúc khác vẫn ăn được.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục, không ăn, uống được dẫn đến thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
– Khi thức giấc đừng vội trở dậy ngay mà nên nằm yên trên giường, có thể ăn nhẹ nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm. Thời điểm này, có thể ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là bánh có vị gừng và chỉ rời giường sau khi đã ăn xong khoảng 10 phút.
– Để giảm nôn ói, có thể sử dụng gừng tươi hoặc gừng khô uống chia 2-4 lần trong ngày.
– Trong suốt thai kỳ, nên giữ tâm hồn lạc quan, thoải mái tránh các xung đột hay những tình huống làm căng thẳng khác.
– Mục tiêu tăng cân trong giai đoạn này là từ 1 – 2 kg.
Một số lưu ý:
– Có thể thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn và nên tránh các loại thức ăn có mùi khó chịu.
– Nên ăn vừa đủ no.
– Chia làm nhiều bữa một ngày.
– Khi ăn cơm, hạn chế ăn canh.
– Hạn chế những loại thức ăn quá nhiều mỡ hoặc gia vị.
– Nên chọn các loại thực phẩm không gây kích thích dạ dày và đường ruột.
Dinh dưỡng trong ba tháng giữa của thai kỳ
– Sau ba tháng đầu, thường thì tình trạng ốm nghén sẽ chấm dứt.
– Trong giai đoạn này, thai phụ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt (thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm) để tránh bị hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm vitamin C (cam, bông cải xanh, ớt chuông xanh) để tăng khả năng hấp thu sắt. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cần bổ sung 30mg sắt hàng ngày, nếu phát hiện thiếu máu thiêu sắt cần bổ sung 60 – 120mg sắt hàng ngày. Khi uống sắt nên uống kèm với nước hoa quả để dễ uống và tăng khả năng hấp thu.
– Thai phụ cũng nên ăn những loại rau, củ quả đa dạng màu sắc và ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu.
– Khi mang thai nên ăn 4 – 5 bữa một ngày, mỗi lần ăn vừa đủ no và khi đói là ăn ngay để dễ hấp thu chất dinh dưỡng và không có cảm giác nặng bụng.
– Tháng thứ 5 của thai kỳ, thai phụ sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng. Vào thời điểm này, thai nhi dài khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài thân, mũi và miệng đã trở nên rõ rệt và bắt đầu mọc tóc, móng tay. Lúc này, không nên ăn quá nhiều thịt vì không tốt cho sự phát triển não của thai nhi do có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt và cũng nên hạn chế ăn nhiều đường trắng sẽ không tốt cho việc phát triển tế bào ở đại não.
– Cơ thể thai phụ tích nhiều nước do đó nên hạn chế ăn mặn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
– Đến tháng thứ 6, để tránh cho trẻ dễ bị loãng xương, đau răng, viêm lợi hoặc có hiện tượng bị gù lưng, thai phụ cũng cần chú ý bổ sung đủ lượng canxi cần thiết (sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và đậu đỗ),. Lượng canxi cần cho phụ nữ mang thai trong lứa tuổi 19 – 50 là là 1000mg/ ngày, và 1300mg/ ngày cho nhóm dưới 18 tuổi. Nếu bổ sung canxi bằng thuốc nên dùng cách thời điểm dùng viên Sắt khoảng 3h.
Advertisement
– Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
– Trung bình mức tăng cân trong 3 tháng giữa là 5 – 6 kg.
– 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất, cần nhiều năng lượng dinh dưỡng nhất. Trong giai đoạn này nên giữ cơ thể tăng cân khoảng 7 – 8 kg là hợp lý nhất. Thai phụ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người mẹ để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi và mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ, hậu sản và cho con bú.
– Thai phụ nên ăn nhiều cá (cá hồi, cá ngừ hay cá thu) vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp thai nhi phát triển não bộ.
– Thai phụ nên dành thời gian 2 tháng cuối thai kỳ để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng.
– Uống nhiều nước sẽ tránh được cạn nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không lo táo bón thai kỳ.
– Hạn chế những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy….
– Ăn ít muối để tránh bị phù nề, cao huyết áp…
Vấn đề dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng để thai phụ có thể sinh ra một đứa bé khỏe mạnh, thông minh. Cần ăn nhiều những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi… Trong suốt thai kỳ, nên giữ tâm hồn lạc quan, thoải mái tránh các xung đột hay những tình huống làm căng thẳng khác.
(Hình ảnh tổng hợp từ National Academy of Science 2009, chúng tôi google …)
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Ốm Nghén Ăn Gì Cũng Nôn Có Gây Hại Cho Thai Nhi Không?
Ngoài việc ốm nghén ăn gì cũng nôn và nôn nghiêm trọng, kéo dài khi bị ốm nặng, bạn sẽ trải qua những triệu chứng khác nữa. Ví dụ như:
Mất nước.
Ketosis – một tình trạng nghiêm trọng gây ra bởi số lượng xeton trong máu và nước tiểu tăng lên. Xeton là các hóa chất có tính axit độc được tạo ra khi cơ thể bạn phân hủy chất béo, thay vì glucose, để tạo năng lượng.
Giảm cân.
Huyết áp thấp hay hạ huyết áp biểu hiện qua việc bạn bị nhức đầu, chóng mặt khi đứng lên, thậm chí bạn có thể bị ngất xỉu và vàng da
Khi bị ốm nghén nặng, bạn sẽ trải qua cảm giác ốm nghén ăn gì cũng nôn rõ ràng nhất. Cảm giác buồn nôn và nôn thường nghiêm trọng đến mức bạn không thể giữ bất kỳ lượng thức ăn nào, kể cả chất lỏng. Điều này có thể gây mất nước và giảm cân.
Ốm nghén nặng với biểu hiện dễ thấy nhất là ốm nghén ăn gì cũng nôn rất khó chịu với các triệu chứng nghiêm trọng. Dù có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt và khả năng làm việc của bạn, nhưng tình trạng này lại ít có khả năng gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu nó khiến bạn bị giảm cân nhiều, thì bạn sẽ có nguy cơ cao sinh em bé nhẹ cân hơn dự kiến.
Ốm nghén ăn gì cũng nôn có thể là biểu hiện của ốm nghén nặng. Nguồn ảnh: Heathline
3. Có thể điều trị tình trạng ốm nghén ăn gì cũng nôn khôngNếu ốm nghén ăn gì cũng nôn là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà phương pháp điều trị thích hợp sẽ được chỉ định.
Các trường hợp bị ốm nghén nặng với tình trạng nôn không quá nghiêm trọng có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc kháng axit.
Trường hợp nôn nghén nặng có thể cần điều trị chuyên khoa, nhập viện. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể bao gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch để điều trị ketosis và giúp ngừng nôn.
Bạn không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào, dù cảm thấy khó chịu đến đâu. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn hoặc chỉ định loại thuốc an toàn cho thai kỳ.
Một số trường hợp nôn nghén quá nặng có thể cần được can thiệp y tế. Nguồn ảnh: Helathline
4. Thử thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để giảm tình trạng nôn nghénCũng có khả năng bạn bị tình trạng nôn nghén thường xuyên là do cơ địa. Nếu vậy, nó sẽ có xu hướng giảm, hoặc ít nhất là không tăng nặng khi thai kỳ tiến triển. Lúc này, để giảm bớt cảm giác buồn nôn hay nôn, bạn có thể áp dụng một số thay đổi trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ. Ví dụ như:
Ăn các loại thực phẩm khô như bánh mì, ngũ cốc, bánh quy dinh dưỡng cho bà bầu ,…khi mới ngủ dậy và trước khi rời khỏi giường.
Ăn thịt nạc, phô mai hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác trước khi đi ngủ.
Uống nước từng lượng ít một trong suốt cả ngày. Tránh uống một lượng lớn nước một lúc.
Ăn những bữa nhỏ hoặc bữa nhẹ mỗi hai đến ba tiếng thay vì chỉ ăn ba bữa lớn một ngày.
Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ quá béo, quá cay hay quá nhiều gia vị
Tránh ăn đồ ăn có mùi quá nồng.
Ăn đồ ăn lạnh hoặc mát, tránh các món ăn nóng.
Tránh làm việc quá sức.
Vận động nhẹ nhàng, điều độ. Các bài tập đi bộ hoặc yoga cho bà bầu là rất thích hợp. Tuy nhiên, nếu đó là những hoạt động hoàn toàn mới mà bạn chỉ dự định tập khi bắt đầu có em bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách thực hiện chúng phù hợp và an toàn nhất.
Thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để giảm tình trạng nôn nghén khi mới mang thai. Nguồn ảnh: What to Expect
Ốm nghén ăn gì cũng nôn là tình trạng vô cùng khó chịu đối với bất kì mẹ bầu nào nếu gặp phải. Một điều đáng mừng là việc nôn nghén, kể cả nôn nghén nặng thường ít khi nào gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, có những trường hợp việc không thể giữ lại bất kì lượng thực phẩm hay chất lỏng nào khiến bạn bị giảm cân hay gây ra những vấn đề về sức khỏe khác. Lúc này, bạn cần được can thiệp y tế để đảm bảo thai kỳ được tiếp tục một cách an toàn và khỏe mạnh, cũng như hạn chế tình trạng em bé bị nhẹ cân khi sinh ra.
Theo Pregnancy Birth Baby & WebMD
Lily Nguyễn
Mẹ Mang Thai Ở Tuần 15 Cần Lưu Ý Những Điều Quan Trọng Gì?
Ở tuần 15, bụng của mẹ bầu đã phình to hơn và khó có thể mặc các loại quần jean vì sẽ gây khó chịu.
Lúc này, tâm lý của các mẹ bầu có sự thay đổi bất chợt, nhưng đây là tâm lý chung của những người mang thai. Ngoài tâm lý thay đổi thất thường, mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện những tình huống như hay quên, vụng về và khó tập trung. Điều này là do ảnh hưởng của các hormone trong cơ thể.
Do đó, các mẹ bầu hãy bình tĩnh, hạn chế những tác nhân gây căng thẳng và lo lắng cho bản thân và học cách làm quen với sự thay đổi đó. Hãy yên tâm vì tình trạng này chỉ mất một thời gian ngắn là hết.
Khi mẹ mang thai ở tuần 15, lúc này kích thước của thai nhi sẽ bằng với một quả táo với cân nặng là khoảng 75g và chiều dài là khoảng 10cm tính từ đầu đến chân.
Ngoài ra, làn da của bé cũng đang phát triển liên tục. Chúng ta có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong bởi da của bé khá mỏng và mờ.
Các bộ phận bên ngoài như tóc và lông mày cũng tăng trưởng, và đặc biệt tai sẽ rất gần với vị trí chính xác của tai sau khi bé hoàn toàn phát triển nhưng vẫn còn hơi thấp. Còn với hệ thống xương bên trong cũng tương tự, phát triển liên tục, giúp bé có thể cử động một ít ở đầu, tứ chi và miệng.
Có thể nói, tuần 15 là giai đoạn các bộ phận của bé vẫn đang phát triển và lúc này bé sẽ tập luyện nhiều các phản xạ như hít thở, từ đó hình thành phản xạ thị giác.
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?Nếu ba mẹ có căn bệnh dị ứng thì có nguy cơ di truyền căn bệnh này sang con sắp chào đời.
Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ cho con bú trong khi bản thân đang bị dị ứng, hoặc ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng và các sản phẩm từ sữa, bé có thể bị di truyền chứng dị ứng các loại thực phẩm mà mẹ ăn, nhưng không phải lúc nào cũng dị ứng cùng tác nhân giống với ba mẹ.
Thêm vào đó, dù chưa được xác thực 100% từ các nghiên cứu nhưng nhiều mẹ bầu rất thích ăn bơ đậu phộng ở tuần 15.
Do đó, khi trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú, các mẹ bầu cần xin tư vấn từ các bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý và an toàn nếu mẹ bầu đã từng bị dị ứng.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làmKhi đi khám thai trong tháng này, bác sĩ sẽ xem xét sự phát triển của thai nhi, kiểm tra sức khỏe của người mẹ và xác nhận ngày lâm bồn.
Advertisement
Đo kích thước của tử cung của mẹ bầu là một trong những kiểm tra mà bác sĩ sẽ làm nhằm xác định độ tuổi của thai nhi.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhiVề mặt tâm lý:
Tuần 15 là giai đoạn thay đổi về mặt cảm xúc ở người mẹ, có thể sẽ xuất hiện những trạng thái tâm lý như:
Tâm trạng thay đổi thất thường, đôi khi sẽ có cảm giác khó chịu, thậm chí có thể khóc vô cớ.
Vui vẻ nhưng đan xen lo lắng vì bắt đầu cảm nhận được bản thân đang mang thai.
Không thể mặc vừa quần áo thường ngày là nguyên nhân nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi chọn đồ. Ngoài ra, lúc này bụng chưa đủ lớn để các mẹ mặc đồ bầu càng khiến tâm trạng khó chịu hơn.
Khó tập trung và tâm trí luôn mơ hồ, hay quên, hay làm rơi đồ vật,… khiến các mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn.
Do đó, mẹ bầu nên điều chỉnh tâm lý và thích nghi với sự thay đổi càng sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Về mặt thể chất:
Vào tuần 15 của thai kỳ, việc chăm sóc răng miệng của các mẹ bầu sẽ rất khó khăn vì hormone thai kỳ không tốt cho các nướu răng, làm cho chúng dễ bị sưng, viêm, dễ chảy máu và dễ bị mảng bám và vi khuẩn, thậm chí có thể gây ra viêm nướu hoặc sâu răng.
Do đó, các mẹ bầu có thể vệ sinh răng miệng bằng cách xỉa răng và chải răng đều đặn và làm sạch lưỡi khi đánh răng. Những việc này sẽ giúp tránh sâu răng và loại bỏ vi khuẩn trong vòm miệng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc răng miệng phù hợp.
Không nên ăn hàu sống vì không thể đảm bảo 100% hàu còn chứa vi khuẩn Vibrio vulnificus hay không. Vì thế, tốt nhất là các mẹ bầu nên ăn hàu sau khi đã được nấu chín để bảo vệ sức khỏe khi mang thai.
Phụ Nữ Mới Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Khỏe Mạnh?
1. Những dưỡng chất cần bổ trợ khi mới mang thai
Giai đoạn mới mang thai rất quan trọng bởi đây là giai đoạn tế bào phôi thai đang phân hóa cũng như hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Mới mang thai mẹ bầu chưa cần ăn quá nhiều, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi phát triển tốt nhất.
Bạn đang đọc: Phụ nữ mới mang thai nên ăn gì để con khỏe mạnh?
Axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng quan trọng với sự tăng trưởng, phân loại của tế bào. Axit folic thiết yếu để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ. Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh TW không khép kín trọn vẹn, đặc biệt quan trọng là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Các chuyên viên khuyến nghị ngay từ khi có dự tính mang thai mẹ bầu cần bổ trợ khoảng chừng 400 mcg – 600 mcg / ngày folic trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình .
➤ Hướng dẫn bổ sung acid folic khi mang thai
Trung bình một trái cam hoàn toàn có thể cung ứng khoảng chừng 50 mcg axit folic cho khung hình
Sắt
Sắt là nguồn bổ trợ nguyên vật liệu tạo máu có vai trò quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Mới mang thai từ tháng 1-3 nếu mẹ thiếu sắt hoàn toàn có thể gây sảy thai hoặc thai bị chết lưu, còn thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai sẽ làm cho khung hình mẹ căng thẳng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt .
➤ Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai
Canxi
Theo quá trình tăng trưởng thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Nhu cầu canxi ở mẹ bầu tăng lên theo thời hạn 3 tháng đầu cần khoảng chừng 800 mg, 3 tháng giữa cần khoảng chừng 1.000 mg, 3 tháng cuối cần khoảng chừng 1.200 mg, do hệ xương của bé ngày càng tăng trưởng nên nhu yếu canxi của mẹ cũng tăng dần. Thiếu canxi, khung hình người mẹ cảm thấy stress, đau cơ, chuột rút … nặng hơn nữa là biểu Open những cơn co giật, bộc lộ của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra những dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn …
➤ Khi nào cần bổ sung canxi khi mang thai
Protein (chất đạm)
Giúp khung hình duy trì sức sống và nguồn năng lượng, không riêng gì bạn mà cả em bé trong bụng cũng rất cần protein để tăng trưởng trong suốt thai kỳ. Khoảng 20 % khung hình bạn được tạo nên bởi protein, vì thế nếu thiếu đi dưỡng chất này, chắc như đinh rằng khung hình bạn sẽ không hề hoạt động giải trí thông thường được .
2. Mới mang thai nên ăn gì ? Khoai langBên cạnh đó khoai lang chứa nhiều chất xơ bổ dưỡng, kali ( thậm chí còn nhiều hơn chuối có ! ), Vitamin C và sắt, cũng như đồng và beta-carotene. rất tốt cho phụ nữ mang thai .
Súp lơ
Súp lơ là loại rau xanh có chứa rất nhiều acid folic và sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thường xuyên đổi vị các loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh, xà lách cũng chứa rất nhiều acid folic.
Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi
Trứng gà
Là món ăn phổ biến của các bà bầu, lòng đỏ trứng gà không những là nguồn bổ sung protein dồi dào, mà còn là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần.
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
Các loại thịt đỏ
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và những lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ không dễ chịu trong thai kỳ .
Đậu phụ
Đậu đen
1 ly chè đậu đen có thể mang đến 105mg canxi cho bà bầu. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các loại đậu khác vì chúng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
Nho
Nho chứa nhiều đường glucose, canxi, phốt pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể phụ nữ mang thai và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Bơ
Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt hảo dành cho mẹ. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folic. Không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho mẹ và bé.
Măng tây
Măng tây có chứa hàm lượng axit folic cao nhất, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1.000 mcg folate.
Vẫn là tìm cách bổ sung axit folic trong giai đoạn quan trọng này. Bạn có thể đổi món để đỡ chán, ngán hay do bạn sợ những món giàu axit folic vừa nhắc ở trên. 3 tháng đầu nghén với mỗi người khác nhau, bạn nên tìm cách thay thế các thực phẩm có giá trị tương đương.
Với măng tây bạn hoàn toàn có thể xào nấu hay luộc chấm mắm ớt đều rất ngon và đủ dinh dưỡng .
Hạnh nhân
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E chống oxy hóa, đặc biệt quan trọng là khi phối hợp với vitamin C, giúp bảo vệ chống sẩy thai và tiền sản giật – một loại huyết áp cao hoàn toàn có thể xảy ra ở 1 số ít thai kỳ. Các nguồn phân phối vitamin E dồi dào khác là lòng đỏ trứng và dầu ô liu .
3. Mới mang thai nên kiêng thực phẩm gì ?Bên cạnh những thực phẩm nên bổ trợ mẹ bầu cũng cần quan tâm đến những thực phầm không nên ăn. Một số thực phẩm dễ gây động thai, lưu thai, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ ví dụ điển hình như :
Các loại rau cần kiêng: Ngải cứu, rau ngót, rau chùm ngây, rau sam…
Các loại hoa quả cần kiêng: Dứa, nhãn, đu đủ xanh…
Các loại đồ uống cần kiêng: Rượu bia, chất kích thích như nước tăng lực, nước ngọt có gas hay đồ uống có caffein…
Các loại đồ ăn khác cần kiêng: Đồ hộp, cá loại cá có chứa nhiều thủy ngân, các sản phẩm nội tạng như gan, lòng mề, đồ ăn quá ngọt, quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ.
Xem đầy đủ: Mới mang thai nên kiêng gì?
4. Những quan tâm quan trọng trong siêu thị nhà hàng khi mới mang thai➤ Kinh nghiệm chọn thuốc bổ cho bà bầu
Giai đoạn mới mang thai, nhất là với phụ nữ mang thai lần đầu thật lạ lẫm và đầy lo âu. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, vui vẻ và tinh thần thật tốt để có thể chuẩn bị những điều tốt nhất cho con yêu.
Mai Linh tổng hợp
Khi Mang Thai Nên Tránh Những Điều Gì?
Chín tháng mười ngày tuy không ngắn cũng không dài. Đó là thời gian người mẹ mang trong mình giọt máu bé nhỏ, chờ đợi ngày con chào đời. Việc trang bị những kiến thức cần thiết giai đoạn mang thai là điều cần thiết. Có những lưu ý nhỏ mẹ nên tránh để bảo vệ cho em bé của mình khỏe mạnh chào đời.
Khi mang thai, mẹ thường hay có xu hướng thèm ăn nhất là đồ ăn văt. Điều này không an toàn cho em bé, đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Thay vì ăn vặt mẹ hãy ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt. Thường đồ ăn vặt không có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều đường bột và chất béo.
Sau khi ăn vặt, mẹ sẽ cảm thấy no, bữa chính ăn ít lại làm không cung cấp đủ chất. Quá nhiều đường bột, chất béo trong các món ăn vặt không tốt cho sự phát triển của em bé.
Em bé của bạn tuy chưa chào đời. Nhưng nhất cử nhất động của người mẹ đều có thể cảm nhận được. Từng chi tiết nhỏ nhặt như đi lại, ăn uống đến tâm sinh lý của bạn đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng nên nghe âm thanh quá to, ồn ào hoặc nhạc quá buồn. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của mẹ mà em bé sẽ có thể cảm thấy sợ hãi hay buồn giống như vậy.
Hãy bắt đầu nghe những bản nhạc, âm thanh êm dịu tâm trí hoặc những bài hát vui vẻ và hạnh phúc.
Thuốc là và rượu bia là những thứ gây hại cho sức khỏe con người. Hút thuốc, uống rượu bia không chỉ hại sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng thai nhi. Em bé sẽ có thể bị các hội chứng do rượu tác động lên bào thai. Và bị chậm phát triển trí tuệ lẫn thể chất sau này.
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ và bé, mà còn giúp sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp tránh gây ra áp lực lên tử cung. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn động tác và thời gian tập phù hợp. Thường bác sĩ khuyên sản phụ có thể tập các bài tập yoga từ tuần thứ 14 thai kỳ.
Khi mang thai, tâm trạng của sản phụ thay đổi rất thất thường, dễ bực dọc. Mẹ nên tham gia các hoạt động nhóm với các bà mẹ khác hoặc khóa học tiền sản thai kỳ. Vừa có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai và chăm sóc con sau này. Vừa giải tỏa được tâm trạng hạn chế việc bị trầm cảm sau sinh.
Đi du lịch nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc xuất huyết. Còn với 3 tháng cuối thì làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai trong giai đoạn này. Do đó, mẹ nên tránh đi du lịch hoặc đi lại nhiều hai thời kỳ trên. Nên nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.
Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi, mẹ cần ăn lượng hoa quả có hàm lượng đường cao với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều người trong quá trình mang thai ăn uống quá nhiều thức ăn (ví dụ như sầu riêng,…) có hàm lượng đường cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ;
Mẹ cũng không nên những loại thực phẩm chứa quá nhiều mỡ động vật. Để tránh thai nhi bị quá to gây khó khăn khi sinh;
Không nên ăn nhiều thức ăn quá mặn như các loại khô, mắm, các loại nước chấm,… để tránh gây phù hoặc các biến chứng khác;
Không nên chỉ ăn một món mà nên ăn nhiều món. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và bản thân;
Không nên ép bản thân ăn quá nhiều với suy nghĩ phụ nữ có thai phải ăn phần hai người cho mẹ và bé;
Việc bổ sung vitamin khoáng chất là cần thiết. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được thời gian nào nên bổ sung loại nào? Liều bao nhiêu cho phù hợp nhu cầu của mẹ và bé;
Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, thức uống có cafein vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi;
Trong ba tháng đầu thai kỳ nên kiêng một số loại thực như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… sẽ gây đau bụng, co thắt tử cung, có khả năng sảy thai;
Khi chọn lựa sữa và các chế phẩm từ sữa, nên chọn loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng sữa chưa tiệt trùng để tránh bị nhiễm khuẩn;
Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.Trong quá trình mang thai nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chú ý giữ gìn sức khỏe. Nếu trong người không khỏe dù với bất cứ triệu chứng nào bất thường nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán kê đơn phù hợp.
Tránh việc tự đoán bệnh rồi tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Kể các bệnh thông thường hay gặp như cúm, cảm sốt. Nếu trước khi mang thai mẹ có đang sử dụng thuốc thì cũng nên nói cho bác sĩ biết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 24 Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!