Xu Hướng 9/2023 # Điều Trị Mề Đay Mạn Tính Với Thuốc Telfor # Top 14 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Điều Trị Mề Đay Mạn Tính Với Thuốc Telfor # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Mề Đay Mạn Tính Với Thuốc Telfor được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần hoạt chất: Fexofenadin HCl.

Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Fexofenadin, Nadifex,…

Thành phần trong công thức của thuốc

Hoạt chất

Fexofenadin HCl: 180 mg.

Tá dược

Tinh bột biến tính.

Microcrystalline cellulose M101, Natri croscarmellose, magnesi stearat.

HPMC 606, HPMC 615.

PEG 6000.

Titan dioxyd, talc, oxyd sắt đỏ, màu cam E110.

Mẫn cảm với hoạt chất fexofenadin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.

1. Cách dùng

Thuốc Telfor được bào chế ở dạng viên và dùng theo đường uống.

Dùng thuốc với một cốc nước với dung tích vừa đủ.

2. Liều dùng

Liều sử dụng Mỗi lần uống 1 viên và dùng 1 lần/ngày.

Hoặc người bệnh dùng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Các triệu chứng thường gặp

Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.

Tình trạng buồn nôn, khó tiêu.

Nhiễm virus (cảm, cúm).

Đau bụng kinh.

Xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho.

Sốt.

Viêm tai giữa, viêm xoang.

Đau lưng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải qua các tình trạng sau nhưng ít

Tình trạng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.

Khô miệng, đau bụng.

Không những vậy, cần lưu ý đến một số triệu chứng hiếm gặp sau để kịp thời báo bác sĩ

Tình trạng ban da, ngứa.

Phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng phản vệ.

Erythromycin hoặc ketoconazol.

Thuốc kháng acid có chứa gel nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin, do gắn kết thuốc ở đường tiêu hóa. Do đó, nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Nước ép bưởi.

Lưu ý, thận trọng theo dõi khi dùng thuốc Telfor cho người đã có nguy cơ tim mạch hoặc có khoảng QT kéo dài từ trước.

Ngoài ra, không dùng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang dùng fexofenadin.

Hơn nữa, cần ngừng thuốc Telfor ít nhất 24 – 48 giờ (1-2 ngày) trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.

Vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về độ an toàn của fexofenadin 180 mg ở trẻ em < 12 tuổi.

1. Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Telfor ít gây tình trạng buồn ngủ.

Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như các đối tượng lái xe hoặc điều khiển máy móc.

2. Phụ nữ mang thai/ cho con bú

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng fexofenadin cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của người mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi.

Ngoài ra, vẫn chưa rõ liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc Telfor cho phụ nữ đang cho con bú.

Báo cáo về độc tính cấp của fexofenadin còn hạn chế.

Tuy nhiên, một số triệu chứng cấp khi quá liều đã được báo cáo bao gồm:

Tình trạng buồn ngủ, chóng mặt.

Khô miệng.

Xử trí

Sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa.

Quan trọng nhất là tập trung điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Lưu ý phương pháp thẩm phân máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể

Và cho đến hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Để thuốc Telfor tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Polyphenol ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30 ºC.

Mẩn Ngứa Nổi Mề Đay: Bệnh Học, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mẩn ngứa nổi mề đay là gì?

Phan ban thường gây ngứa nhưng cũng có thể thấy rát trên da

Nguyên nhân dẫn tới phát ban và phù mạch?

Cơ thể bị nổi mề đay và phù mạch để đáp ứng với histamin huyết tương ro rỉ ra ngoài khỏi các mạch máu nhỏ trong da. Histamine là một chất hóa học được giải phóng từ các tế bào chuyên biệt dọc theo mạch máu của da.

Phản ứng dị ứng thường có nguyên nhân từ hóa chất, côn trùng đốt

Có nhiều loại dị ứng nổi mề đay khác nhau, bao gồm:

Mề đay cấp tính:

Phát ban kéo dài dưới sáu tuần. Nguyên nhân phổ biến nhất là do một số loại thực phẩm, thuốc men hoặc nhiễm trùng nhất định. Ngoài ra có thể do côn trùng cắn và bệnh.

Một số loại thuốc gây phát ban nổi mề đay và phù mạnh gồm aspirin và các thuốc chống viêm không steriod khác như ibuprofen, thuốc cao huyết áp (thuốc ức chế ACE), thuốc giảm đau (cocein).

Mề đay mạn tính và phù mạch

Bệnh mề đay mạn tính và phù mạch có thể ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác như phổi, cơ và đường tiêu hóa. Các triệu chứng khác như đau cơ, nôn mửa và tiêu chảy.

Mề đay vật lý

Ngứa rát thường xảy ra ở nơi da bị kích thích và hiếm khi xuất hiện ở nơi khác

Nổi mẩn ngứa mề đay là do sự kích thích trực tiếp của da ví dụ nóng lạnh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, rung lắc, áp suất, đổ mồ hôi và tập thể dục. Ngứa rát thường xảy ra ở nơi da bị kích thích và hiếm khi xuất hiện ở nơi khác. Hầu hết các mảng mẩn ngứa xuất hiện trong vòng một giờ sau khi tiếp xúc.

Bệnh Dermatographism (Bệnh da vẽ nổi)

Giải pháp chẩn đoán và điều trị mẩn ngứa mề đay và phù mạch

Để chẩn đoán và điều trị bệnh mẩn ngứa nổi mề đay và phù mạch, bác sĩ sẽ đặt nhiều câu hỏi với người bệnh để biết được nguyên nhân. Vì không có xét nghiệm cụ thể cho phát ban mẩn ngứa hoặc sưng phù mạch. Xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào lịch sử y tế của bạn và sẽ có một bài kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ chăm sóc.

Cách điều trị mề đay là tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được mình dị ứng với gì nếu như là lần đầu tiên gặp phải. Khi đó, bạn sẽ được kê thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng phát ban đỏ trên da.

Các xét nghiệm trên da được thực hiện để xác định chất gây dị ứng trên da bạn

Những tổn thương trên da mạn tính do nổi mấn ngứa mề đay có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin hoặc kết hợp các loại thuốc khác. Có thể dùng thuốc corticosteroid để giảm nổi mẩn mề đay.

Cách để tránh mẩn ngứa nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn

Trong khi bạn chờ các vết phát ban mẩn ngứa giảm hẳn thì có thể áp dụng các mẹo:

Dùng miếng vải lạnh hoặc vải ướt đắp lên khác khu vực nổi mẩn đỏ.

Mặc quần áo vừa và chất liệu nhẹ thoáng.

Nổi mẩn ngừa mề đay trở nên nặng hơn và cần thăm khám bác sĩ khi đi kèm các triệu chứng

Thở khò khè

Khó thở

Sưng lưỡi, môi hoặc mặt.

Lá Khế: Vị Thuốc Chữa Mề Đay Và Hơn Thế Nữa

Lá khế là bộ phận lá từ cây khế.

Cây khế: tên khoa học là Averrhoa carambola L. Họ Chua me đất – Oxalidaceae

Đây là cây thân gỗ, lâu năm. Cây có thể cao tới 12m. Lá kép lông chim, có 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng. Lá hình trái xoan, đuôi nhọn.

Hoa có cụm hoa ngắn, dạng chùm xim, mọc ở nách lá. Nụ hoa có hình cầu. hoa màu hồng nhạt, ngã tím. Đài hoa gồm 5 lá đài, thuôn, hình mũi mác, ngắn bằng nửa tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh mỏng, tròn ở đỉnh, các đài hoa đính với nhau ở 1/3 dưới. Có 5 nhị, nằm đối diện các lá đài, nằm xen kẽ cùng 5 nhị lép. Bầu nhị có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo 5 ô, trên mỗi ô đựng 4 noãn, có vòi ngắn, đầu nhụy phồng.

Quả to, mọng nước, tiết diện ngang hình ngôi sao 5 múi.

Cây mọc khắp nơi ở nước ta, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12.

Thành phần hóa học của lá khế

Theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ thì trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác dụng kháng viêm in vitro của cao chiết lá khế thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt.

Hạ mỡ máu

Một nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy, cao chiết cồn methanol của lá có nhiều tiềm năng trong điều trị mỡ máu cao. Mỡ máu cao hay rối loạn mỡ (lipid) máu là một trong những bệnh chuyển hóa thường gặp nhất hiện nay. Các thành phần của mỡ máu được dùng để đánh giá rối loạn mỡ máu là: cholesterol, triglycerid, LDL, HDL. Khi cholesterol, triglycerid, LDL tăng cao và HDL giảm khỏi giới hạn cho phép thì được xem là rối loạn mỡ máu.

Cao chiết cồn metahnol lá khế (MEACL) có tác dụng hạ mỡ máu thông qua nhiều cơ chế gián tiếp, phức tạp.

Đầu tiên, MEACL ức chế HMG – CoA reductase. HMG-CoA reductase là enzym xúc tác cho chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic – một tiền thân sớm của cholesterol. Từ đó, giảm tổng hợp cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ cholesterol ở trong tế bào.

Bên cạnh đó, MEACL làm tăng bài tiết cholesterol và acid mật theo phân ra ngoài. Giảm tổng hợp nội sinh triglycerid và cholesterol toàn phần trong gan.

Giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch

Công dụng hạ mỡ máu của MEACL về lâu dài sẽ làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch. Rối loạn lipid máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa lắng đọng ở thành mạch máu tim, não, thận. Các mảng xơ vữa này không ổn định và dễ vỡ. Một khi bị tác động từ bên ngoài như stress, chấn thương, tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa này vỡ ra gây vít tắc mạch máu nhỏ. Nguy hiểm nhất là tắc mạch ở tim và não gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.

Ổn định đường huyết

Dịch chiết lá khế đơn độc hoặc kết hợp với các loại lá khác đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong hạ đường huyết.

Ngăn ngừa lão hóa

Cao chiết cồn methanol của lá này trong nghiên cứu gầy đây cho thấy tiềm năng trong ngăn ngừa lão hóa. Lá của cây khế có chứa flavonoid, saponin. Đây là những chất chống oxy hóa, hạn chế các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa.

Chữa mề đay, mẫn ngứa

Lá khế đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị mẫn ngứa, mề đay. Trong đây phần lớn chứa alkaloid. Đây là một chất kháng viêm mạnh, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm, nhiễm, sưng…

Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá khế tính bình, vị chua và se. Có tác dụng để lợi tiểu, tiêu viêm.

Nếu bạn dùng uống trong thì có thể dùng liều cỡ 20g hoặc hơn dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm.

Lá khế nếu dùng ngoài thì có nhiều cách dùng. Chủ yếu điều trị mẫn ngứa, mề đay. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.

Tắm nước lá khế cần khoảng 200g lá tươi vò nát. Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, có thể thêm 2 thìa cà phê muối. Tắm với nhiệt độ thích hợp, xả sạch lại với nước.

Xông hơi với lá này cũng được dùng trong điều trị mẫn ngứa. Cho khoảng một nắm lá tươi vào nồi, nấu sôi 2 phút, rồi xông sơ qua. Nước nguội có thể dùng để tắm lại.

Đắp lá khế sau khi rửa sạch. Giã nát với một ít muối hạt, đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lá khế sao vàng cho đến khi ngoắt lại. Cho vào miếng vải sạch, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da mẩn ngứa, rồi rửa lại với nước

Nổi Mề Đay Cảnh Báo Bệnh Tuyến Giáp

Tự miễn dịch là nguyên nhân phổ biến gây phát ban ở người bệnh tuyến giáp. Một số người mắc bệnh này bị nổi mề đay mạn tính. Bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh. Trong trường hợp bệnh tuyến giáp tự miễn, tuyến giáp là mục tiêu tấn công, dẫn đến suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) kèm theo nổi mề đay.

Nổi mề đay phổ biến ở những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto – một bệnh tự miễn gây suy giáp. Ngoài ra, một số bệnh tuyến giáp như bệnh Graves, viêm tuyến giáp không đau, viêm tuyến giáp sau sinh… cũng có thể gây nổi mề đay.

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Viêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh tuyến giáp tự miễn phổ biến. Phát ban mạn tính trong trường hợp này xảy ra khi bệnh ở giai đoạn cận lâm sàng. Không phải tất cả người mắc bệnh tuyến giáp Hashimoto đều bị nổi mề đay. Các yếu tố môi trường hoặc di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ cho người bệnh.

Bệnh Graves: Hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp mạnh hơn, dẫn đến việc sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Nổi mề đay do bệnh Graves xảy ra ở cổ đầu tiên, sau đó lan đến các bộ phận khác.

Viêm tuyến giáp không đau: Đây là một dạng biến thể của viêm tuyến giáp Hashimoto, đặc trưng bởi chức năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh cũng gây nổi mề đay nhưng ít rõ ràng, tự biến mất trong 5-7 giờ.

Một số bệnh tuyến giáp có thể gây phát ban. Ảnh: Freepik

Viêm tuyến giáp bán cấp: Bệnh xảy ra do nhiễm virus, người bệnh có biểu hiện đau vùng trán, sốt và các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức.

Viêm tuyến giáp sau sinh: Phụ nữ mang thai dễ bị viêm tuyến giáp. Tình trạng này có thể dẫn đến cường giáp trước, sau đó chuyển thành suy giáp. Nổi mề đay do viêm tuyến giáp sau sinh thường thoáng qua, khi chức năng tuyến giáp trở lại bình thường và các triệu chứng nổi mề đay sẽ tự hết.

Các triệu chứng của mề đay mạn tính bao gồm: nổi mẩn đỏ trên da, ngứa nhẹ hoặc nghiêm trọng gây ra cảm giác châm chích, bỏng rát. Phát ban ngứa này có thể xảy ra ở cổ, ngực, lưng, mặt và mông. Một số triệu chứng da khác có thể xảy ra kèm với nổi mề đay do suy giáp như nốt đốm đổi màu, tay chân lạnh, da khô, nức. Nổi mề đay do cường giáp có thể dẫn đến một số triệu chứng như: đỏ mặt, đỏ lòng bàn tay, đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, da mỏng, mềm và sáng bóng…

Advertisement

Anh Chi (Theo Very Well Health)

Các Thuốc Điều Trị Viêm Da Dị Ứng

Cho đến nay, Y học vẫn chưa có cách chữa trị viêm da dị ứng một cách triệt để. Tuy nhiên, với các thuốc điều trị viêm da dị ứng hiện có, nếu được chọn lọc đúng cơ chế, mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh, người bệnh biết cách sử dụng cùng với sự kiểm soát tốt từ phía chuyên gia thì vẫn có thể có một làn da khỏe mạnh như những người bình thường.

1. Điều trị tại chỗ cho viêm da dị ứng

Hầu hết những người bị viêm da dị ứng đều sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ với kem dưỡng da, kem giữ ẩm và thuốc mỡ như liệu pháp đầu tiên. Khi bề mặt da bị viêm, nứt hoặc khô, điều này sẽ gây kích ứng. Nếu những kích ứng này không cải thiện, tình trạng viêm da dị ứng sẽ mau chóng trở nên tồi tệ hơn.

Bạn đang đọc: Các thuốc điều trị viêm da dị ứng

Các liệu pháp điều trị viêm da dị ứng tại chỗ bao gồm các thuốc bôi sau đây:

1.1. Kem làm mềm da

1.2. Steroid bôi da

Steroid tại chỗ là điều trị chủ yếu trong các trường hợp điều trị viêm da dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình. Thậm chí, chúng có vai trò cốt lõi trong nếu viêm da dị ứng mức độ nghiêm trọng và sau đó giảm liều khi các biện pháp khác phát huy hiệu quả.

1.3. Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Các chất ức chế calcineurin tại chỗ như kem pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM) đặc biệt hữu ích cho viêm da dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng vừa là chất điều hòa miễn dịch, vừa có tính chống viêm. Đồng thời, không giống như steroid tại chỗ, nhóm chất bôi da này không làm mỏng da hoặc nguy cơ gây ra các tổn thương trên da.

Chính vì vậy, thuốc bôi có tính điều hòa miễn dịch tại chỗ sẽ đặc biệt hữu ích cho tình trạng viêm da dị ứng ở những vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục và nếp gấp cơ thể. Các tác dụng phụ ban đầu hay gặp là nóng rát, cảm giác ấm nóng hoặc ngứa châm chích.

1.4. Dung dịch sát trùng

Dùng các dung dịch sát trùng cũng có thể hữu ích trong bệnh viêm da dị ứng nhiễm trùng miễn là nồng độ không quá cao hoặc không gây kích ứng thêm trên da.

1.5. Băng ẩm

Cách thức dùng băng quấn khí ẩm cùng những chất làm mềm da sẽ hữu dụng làm thuyên giảm những không dễ chịu khi thực trạng viêm da dị ứng vào đợt cấp .Băng thun hình ống là khá thuận tiện để sử dụng. Hơn nữa, chúng không chỉ làm mát và giữ ẩm cho da mà còn bảo vệ da khỏi bị tổn thương thâm do trầy xước. Biện pháp này hoàn toàn có thể được lặp đi lặp lại trong vài ngày hoặc lâu hơn, thay băng khí ẩm khác khi khô .

2. Kháng sinh trong điều trị viêm da dị ứng

Kháng sinh đôi khi rất quan trọng trong việc kiểm soát viêm da dị ứng, nhất là khi có các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn như xuất hiện bọng nước, mụn mủ hoặc sưng đau. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời với liệu pháp kháng sinh phù hợp sẽ rất dễ dẫn tới viêm mô tế bào.

Các kháng sinh chủ yếu được dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, nếu viêm da nhiễm trùng nặng thì cần nhập viện để điều trị kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch.

3. Thuốc kháng histamin đường uống trong điều trị viêm da dị ứng

Thuốc kháng histamin đôi khi hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng, đặc biệt là nếu bệnh nhân cũng bị nổi mề đay đồng thời.

Loại thuốc kháng histamin thường chọn là loại không có tính an thần như cetirizine và thời hạn dùng không nên lê dài quá lâu .

4. Điều trị toàn thân cho viêm da dị ứng

Các loại thuốc uống với công dụng body toàn thân sau đây hoàn toàn có thể xem xét được chỉ định cho những bệnh nhân viêm da dị ứng mức độ nặng :

Các corticosteroid đường uống như prednison và prednisolon thường được sử dụng trong một đợt điều trị ngắn hạn. Thuốc có thể kiểm soát nhanh chóng tình hình bệnh nhưng chúng lại không thể được dùng kéo dài vì nguy cơ gây ra những tác dụng phụ đáng kể.

Các chất ức chế miễn dịch không phải là steroid như azathioprine, methotrexate, cyclosporin hoặc mycophenolate có thể được sử dụng để đạt mục tiêu giảm liều steroid và cuối cùng ngừng thuốc. Mặc dù không thể không có các tác dụng phụ tiềm ẩn lâu dài, các thuốc ức chế miễn dịch đều cho thấy hiệu quả rất tốt với nguy cơ tối thiểu. Hơn nữa, thuốc cũng có thể tạm ngưng khi bệnh ổn và lặp lại khi bệnh tái phát.

Các thuốc sinh học cũng đang được nghiên cứu ứng dụng cho viêm da dị ứng. Một kháng thể đơn dòng nhắm vào IL-4 và IL-13 như dupilumab (Dupixent®) đã được phê duyệt để điều trị viêm da dị ứng cho thấy những tín hiệu khả quan.

Tóm lại, cùng với sự tiến bộ của các liệu pháp không dùng thuốc như quang trị liệu, liệu pháp hành vi – tâm lý, những thuốc điều trị viêm da dị ứng, bao gồm dạng bôi da và dạng uống, vẫn luôn giữ vững giá trị đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, phối hợp tốt các biện pháp để giữ sức khỏe cho làn da và hạn chế tác dụng phụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tác Dụng Của Thuốc Mupirocin Trong Điều Trị Bệnh Chốc Lở

Thuốc Mupirocin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng tại chỗ, có tác dụng chống lại sự phát triển của các loại vi khuẩn gram dương. Thuốc Mupirocin được sử dụng để điều trị những bệnh lý về viêm mũi hoặc để kiểm soát quá trình nhiễm khuẩn diễn ra trong cơ thể trước một bệnh lý nào đó.

1. Thuốc Mupirocin

Thuốc Mupirocin có thành phần chính là Mupirocin là một loại kháng sinh được phân lập từ Pseudomonas Fluorescens có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương. Thuốc Mupirocin có tác dụng kìm khuẩn với một nồng độ thấp, kèm với đó là tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao. Thuốc Mupirocin liên kết với Isoleucyl- tRNA synthetase của vi khuẩn không cho Isoleucine kết hợp được với protein của các loại vi khuẩn gây bệnh. Thông thường, thuốc Mupirocin được dùng trong những bệnh lý gây ra do sự sự tấn công của vi khuẩn Staphylococcus Aureus và Streptococcus beta kháng huyết.

Thuốc Mupirocin nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và ánh sáng quá cao và tránh để thuốc trong ngăn đá.

Khi dùng thuốc Mupirocin thì có thể xảy ra những tương tác với thuốc khác làm cho quá trình hoạt động của thuốc trong cơ thể bị thay đổi hoặc làm xuất hiện và nhiều lên những tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, một số loại thức ăn cũng như rượu bia và thức uống có chứa chất kích thích, cồn cũng sinh ra những phản ứng khi dùng chung với thuốc Mupirocin nên cần tránh những loại này nếu đang trong thời gian dùng thuốc Mupirocin.

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và ánh sáng quá cao, không bỏ thuốc vào ngăn đá

2. Tác dụng của Mupirocin là gì?

Thuốc Mupirocin được dùng để loại bỏ những loại vi khuẩn gây viêm mũi, cũng được xem như là một giai đoạn quan trọng trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ thể, ngăn chặn sự phát triển cũng như hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh này. Hiện nay, thuốc được sản xuất nhiều ở dạng thuốc mỡ Mupirocin 2% hoặc thuốc kem.

Tùy vào mục đích sử dụng mà thuốc Mupirocin có những liều dùng được quy định khác nhau như sau:

Đối với trường hợp bị nhiễm trùng da hoặc cấu trúc:

Người lớn:

Dùng lượng nhỏ thuốc kem bôi lên vùng da bị tổn thương 3 lần/ngày trong vòng 10 ngày.

Dùng lượng nhỏ thuốc mỡ bôi lên vùng da tổn thương 3 lần/ngày trong 7 -14 ngày.

Trẻ em:

Nếu trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 16 tháng tuổi thì dùng thuốc kem bôi lên vùng da tổn thương 3 lần/ngày trong 10 ngày.

Nếu trẻ từ 2 đến 16 tháng tuổi dùng thuốc mỡ thì bôi lượng nhỏ lên vùng tổn thương 3 lần/ngày trong 7-14 ngày.

Đối với người lớn bị nhiễm Staphylococcus Aureus:

Dùng thuốc mỡ bôi 2 lỗ mũi vào 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.

Đối với trẻ em bị nhiễm Nasal Carriage of Staphylococcus Aureus:

Trẻ em trên 12 tuổi thì dùng 1 nửa thuốc mỡ từ 1 ống để bôi 2 lỗ mũi 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.

Khi dùng thuốc Mupirocin thì cần cho đều lượng dung dịch có trong ống thuốc vào lỗ mũi 2 bên, thường thì bôi thuốc vào buổi sáng và buổi tối trong ngày hoặc theo thời gian mà bác sĩ điều trị chỉ định. Sau đó, dùng ngón tay bóp nhẹ nhàng 2 lỗ mũi lại rồi thả ra, lặp lại động tác này vài phút để làm thuốc được dàn đều bên trong lỗ mũi. Vì thuốc Mupirocin là thuốc kháng sinh nên bệnh nhân cần thực hiện dùng thuốc đủ liều, tránh tự động ngưng thuốc trước thời gian mà bác sĩ quy định vì sẽ làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển bên trong cơ thể và không phát huy được tối đa tác dụng của thuốc.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Mupirocin là:

Chảy máu mũi là tình trạng có thể gặp phải sau khi sử dụng thuốc Mupirocin

Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

Chảy máu mũi.

Nóng, đau nhức mũi.

Miệng khô, có mùi hôi

Đau đầu.

Đau nhức tai.

Chảy mũi nước, nghẹt mũi.

Ho, đau họng.

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra hoặc những tương tác thuốc xảy ra thì bệnh nhân cần báo với bác sĩ những loại thuốc có nguy cơ dị ứng mà mình đã và đang sử dụng, trong đó đặc biệt chú ý đến những thuốc kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein. Bệnh nhân cũng cần khai báo những tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ, những bệnh lý đã và đang mắc, nhất là tiêu chảy để thận trọng hơn trong việc sử dụng thuốc Mupirocin. Nếu phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú cũng cần khai báo để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong quá trình sử dụng thuốc Mupirocin.

3. Kết luận

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Mề Đay Mạn Tính Với Thuốc Telfor trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!