Xu Hướng 9/2023 # Đền Thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình – Mảnh Ghép Lịch Sử Nơi Cố Đô Xưa # Top 18 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đền Thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình – Mảnh Ghép Lịch Sử Nơi Cố Đô Xưa # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đền Thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình – Mảnh Ghép Lịch Sử Nơi Cố Đô Xưa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu đền thờ Trương Hán Siêu

Theo sử sách, Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hoá thời Trần, quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (kinh đô Hoa Lư xưa) nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình. Ông là một vị quan dưới 4 đợi vua nhà Trần, từng giữ các chức: Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung, Thượng thư. Khi mất ông được hai đời vua truy tặng chức Thái bảo rồi Thái phó. Kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sang tác của ông đó chính là bài Bạch Đằng giang phú ( Bài phú sông Bạch Đằng) – một áng thiên cổ hùng văn có giá trị lịch sử và văn hoá vô cùng lớn lao. Những áng thơ văn còn lưu trưyền mãi hậu thế chứa chan niềm tự hào dân tọc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng: “Giặc tan muôn thuở thái bình/ Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”.

Là người có tính cương trực và học vấn uyên thâm được các đời vua Trần tôn như bậc thầy. Thời trẻ ông bài xích đạo Phật, nhưng vua không trách cứ còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời ông là người sùng đạo Phật và những sáng tác sau này của ông đều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này. Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, lập được nhiều công trạng trong hai trận đánh giặc Nguyên – Mông lần thứ 2 và lần thứ ba.

Trương Hán Siêu được đánh giá là một nhà văn hoá có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam. Ông cũng chính là người cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.

Đền thờ Trương Hán Siêu ở đâu?

Đền thờ Trương Hán Siêu thuộc địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình).

Đền thờ Trương Hán Siêu nằm ở phía Tây Nam của núi Dục Thuý, một bên dựa lưng vào núi, bên kia là dòng sông Đáy trữ tình lững lờ trôi, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy ngôi Đền tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình, yên bình mà không kém phần uy nghiêm.

Núi Dục Thuý từ lâu đã trở thành một di tích đặc biệt quan trọng gắn liền với tên tuổi của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đất nước như Lương Văn Tuy, Trương Hán Siêu, Võ Nguyên Giáp. Và cũng là lựa chọn tâm linh của nhiều du lịch trong và ngoài tỉnh. Dục Thuý Sơn là một ngọn núi mang nhiều áng văn thơ hay nhất cổ nhất Việt Nam với hơn 100 bài vịnh với 40 bài khắc thạch của các danh nhân lịch sử nước ta như: Lê Thánh Tông, Trương Hán Siêu.. Ngọn núi thiêng và ngôi đền chùa trong khu di tích đã được xếp vào di tích lịch sử quốc gia từ năm 1962.

Lịch sử đền thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ văn sĩ Trương Hán Siêu trước đây vốn đã bị san lấp bởi chiến tranh. Đền thờ Trương Hán Siêu mới có diện mạo như hiện nay được xây dựng vào năm 1998 gồm 3 gian bái đường và 2 gian hậu cung. Trước cửa đền có bức đại tự viết bằng chữ Hán “Trương thăng phủ từ”. Ngôi đền là một công trình văn hoá thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình đối với danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu.

Đền thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình nằm đối diện chùa Non Nước- một di tích lịch sử nổi tiếng là địa điểm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng. Cùng với đó là Công viên Dục Thuý Sơn nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, non nước hữu tình và thơ mộng. Tất cả tổ hợp này tạo nên một không gian văn hoá lịch sử tâm linh mang giá trị rất cao.

Xưa kia vào thời kỳ nhà Lý nơi đây có ngọn tháp Linh Tế cao vủt và sau Trương Hán Siêu mô tả cái tháp nổi tiếng này với tân bài “Linh Tế tháp ký”. Hiện nay tháp này đã không còn nữa nhưng Ninh Bình đang có kế hoạch triển khai xây dựng tháp mới trên ngọn núi Non Nước.

Về phần cái tên Dục Thuý Sơn do Trương Hán Siêu đặt lại cho Núi Non Nước có nghĩa là con chim trả tắm mình bên dòng nước bạc. Đây là một ngọn núi đẹp nằm ở giữa cầu non nước và cầu Ninh Bình và ngay trên ngã ba sông Vân và sông Đáy.

Trên đỉnh Non Nước có di tích Lầu đón gió Trương Hán Siêu được xây dựng vào thế kỷ XIV. Tương truyền nơi đây Trương Hán Siêu cùng với những tao nhân mặc khách, những vị đạo sĩ, văn sĩ đàm đạo thơ phú và suy tư việc nước.

Đi qua 100 bậc đá với nhiều những bậc đá mòn lõm in dấu vết của thời gian và không gian, du khách sẽ lên tới đỉnh Non Nước tương đối bằng phẳng với bát ngát cây xanh nghiêng bóng xuống Lầu đón gió Trương Hán Siêu. Từ đây nhìn xuống du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh sông nước bao la, mây trời tuyệt đẹp, cõi lòng lắng xuống để xua tan đi cái mệt mỏi thường ngày.

Hướng dẫn đi đền thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình

+ Nếu bạn đi bằng xe máy: xuất phát từ Hà Nội theo hướng Giải Phóng đi thẳng xuống Thường Tín, rồi chạy tiếp quốc lộ 1A đi Phủ Lý Hà Nam. Tổng quãng đường khoảng 100km sẽ tới Thành phố Ninh Bình, bạn sẽ dùng hết khoảng 3 tiếng đồng hồ trong quỹ thời gian của mình.

+ Đi bằng xe limousine: Việc sử dụng những dịch vụ cao cấp đã trở thành thói quen của nhiều khách hàng. Đón/ Trả tận nhà với mức phí là 300,000đ/01 người/01 lượt. Bạn sẽ đến thẳng Đền thờ của Trương Hán Siêu mà không cần trả thêm phí xe ôm hoặc taxi.

Nên đi đền thờ Trương Hán Siêu thời gian nào?

Bạn có thể ghé tham quan đền thờ Trương Hán Siêu vào bất kể mùa nào trong năm. Tuy nhiên vào dịp đầu xuân năm mới mùa lễ hội, Đền thờ Trương Hán Siêu lại tấp nập du khách trong và ngoài tỉnh đổ về thắp hương tưởng niệm cầu mong bình an, sức khoẻ đến với gia đình và người thân của mình.

Tại đây dịp đầu xuân sẽ có những hoạt động khai bút đầu xuân, tặng chữ cho học sinh và người dân. Đây được coi là một nét đẹp văn hoá nhằm khơi gợi tầm quan trọng của nghiệp bút nghiên cũng như tưởng nhớ về công ơn to lớn đối với danh sĩ Trương Hán Siêu.

Ngoài việc tham quan Đền Thờ Trương Hán Siêu thì du khách có thể dạo chơi quanh khuôn viên. Đền nằm ngay canh dòng sông Đáy thơ mộng với khí hậu mát mẻ cây cối bao quanh tạo ra một không gian thờ tự vãn cảnh cho du khách gần xa.

Đền mở cửa từ 8:00 sáng – 17:00 chiều hàng ngày

Miễn phí vé vào cửa

Một số lưu ý đi thăm quan đền thờ Trương Hán Siêu

Vì đây là một di tích tâm linh nên bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự kín đáo khi ghé tham quan. Nếu đã trót mặc trang phục ngắn mà không tiện để thay quần áo, bạn cũng có thể tìm mua/ thuê trang phục phù hợp ở quầy dịch vụ. Luôn mang theo khăn lớn cũng là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn.

Đi đứng và cười nói nhẹ nhàng khi tham quan Nếu bạn nói chuyện quá lớn tiếng, gây mất trật tự trong những nơi linh thiêng sẽ bị coi là mất lịch sự. Khi vào Đền hãy nhớ tắt tất cả các thiết bị phát thanh như loa đài. Nói chuyện đủ nghe và xưng hô đúng mực.

Nên lựa chọn những đôi giày đế bệt, hoặc giày thể thao để di chuyển dễ dàng hơn

Không hút thuốc, mang theo gậy gộc, hung khí vào những nơi như này

Bạn không cần phải mua vé vào cửa

Gợi ý tour đền thờ Trương Hán Siêu

Tour du lịch Đền thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình được lựa chọn khá nhiều đối với du khách khi ghé tham quan mảnh đất cố đô này. Tour có thể kết hợp cùng với những điểm du lịch khác tại Ninh Bình như: Chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc, Cố đô Hoa Lư … Để du khách có có cơ hội hiểu thêm về lịch sử, giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp của vùng đất Ninh Bình.

 Ngày 1: Hà Nội – Đền thờ Trương Hán Siêu – Hang Múa

08h00:Xe và HDV của chúng mình đón quý khách tại các khách sạn trong phố cổ và Nhà hát lớn Hà Nội sau đó khởi hành đi Ninh Bình.

10h00:Đến Ninh Bình, Quý khách vào thăm quan Đền thờ Trương Hán Siệu – vị danh tướng thời Trần và ngắm nhìn núi Dục Thuý

12h30:Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa.

14h00:Hướng dẫn viên sẽ đưa quý khách lên thuyền đi thăm các hang động tại Khu sinh thái Tam Cốc. Đi qua 3 hang: hang Cả, hang Hai, hang Ba. Ghé thăm ngôi đền Thái Vi, nơi thờ đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo). Sau khoảng 2h đồng hồ quý khách trở lại bến Tam Cốc.

17h00:Xe đưa Quý khách về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30:Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Ninh Bình.

Ngày 02:  Chùa Bái Đính – Tràng An

Sáng: Quý khách ăn sáng và nghỉ ngơi.

10h00:Trả phòng khách sạn. Sau đó xe sẽ đến đón Quý khách tại khách sạn đưa Quý khách đi thăm chùa Bái Đính – ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó, Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (nặng 100 tấn) và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn.

12h30: Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa buffet tại nhà hàng.                       

13h30:Xe đưa quý khách ra bến Tràng An, lên thuyền thăm Khu du lịch sinh Thái Tràng An – nơi những dải đá vôi, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian huyền ảo, kỳ bí. Ngồi trên thuyền tham quan các hang động với những hình thù nhũ đá rất đặc sắc như: Hang tối, hang sáng, hang nấu rượu, hang sính, hang si, hang ba giọt, hang địa linh…

17h30: Quý khách tập trung lên xe trở về Hà Nội.

20h00: Quý khách về đến Hà Nội .Hướng dẫn viên thay mặt công ty gửi lại lời chào lời chúc sức khỏe đến toàn bộ quý khách trong đoàn. chúng mình hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến đi tới.

Đăng bởi: Nhựt Nguyễn Minh

Từ khoá: Đền thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình – Mảnh ghép lịch sử nơi Cố Đô xưa

Về Núi Rừng Hùng Vĩ Ở Cố Đô Ninh Bình

Vùng đất cố đô không chỉ ghi dấu bởi cảnh vật tuyệt sắc mà còn sở hữu cả một trang sử hào hùng được khắc tạc bằng nền văn hóa ngàn năm.

Về núi rừng hùng vĩ ở cố đô Ninh Bình

Ninh Bình giữ nét mộc mạc và thôn quê giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. 

Ở đây không có hình ảnh những căn nhà cao tầng nhấp nhô, che kín cả bầu trời xanh trong. Và đương nhiên cũng chẳng có tiếng “bim bíp” kẹt xe inh ỏi vào mỗi chiều tan tầm. Thay vào đó là sắc “xanh – nâu – vàng” của đất trời, núi đá và cây cỏ. Có chăng là tiếng kêu của bầy trâu ngoài cánh đồng đang vào mùa nông, hay tiếng của đàn vịt bì bõm bơi trên mặt hồ xanh lục biếc.

Tôi đến Ninh Bình vào một ngày đầu tháng 6. Đây lại chính là mùa lúa chín đẹp nhất năm. Cứ vào độ tháng 6 và tháng 10, Ninh Bình lại khoác lên mình một bộ áo mới. Bộ áo được bao phủ bởi sắc vàng óng ả, dịu nhẹ của cây lúa trĩu hạt, nghiêng mình đón gió.

Ninh Bình chỉ cách Hà Nội tầm 100 cây số nên tôi chọn phương tiện bằng xe máy để trải nghiệm trọn vẹn cung đường. Quên làm sao được những con đường mòn uốn lượn dẫn vào ngôi làng nhỏ, rồi lại băng qua những cánh đồng sen thơm ngát đang nở rộ cả một chân trời.

Điểm đến đầu tiên tôi chọn để khám phá vùng đất này là Hang Múa. Nơi chắc đã phủ sóng trên các trang du lịch được giới trẻ săn đón nhất hiện nay. Hang Múa nằm dưới chân núi Múa được ví von là Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ của Việt Nam bởi vẻ đẹp cổ kính và hùng vĩ.

Nhìn từ xa, Hang Múa hiện lên sừng sững giữa những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Xung quanh được bao phủ bởi khoảng hồ rêu phong ẩn dưới tán cây xanh um. Đặc biệt 486 bậc đá thô sơ được đắp kì công dẫn lối đến đỉnh. Mỗi bước chân dù thấm mệt nhưng cũng không làm giảm cảm giác hào hứng và nôn nao bởi từng khung cảnh sống động dần hiện ra trước mắt.

Tại đỉnh núi có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hướng mắt xuống vùng đất cố đô, cùng những chú rồng ôm mình uốn lượn theo dốc núi, khiến Hang Múa càng trở nên uy nghi và linh thiêng.

Khoảnh khắc chinh phục đỉnh Hang Múa là sự choáng ngợp tột cùng vì khung cảnh quá đỗi rộng lớn. Phải một lần đến nơi đây, bạn mới thấy được con người chúng ta nhỏ bé như thế nào giữ sự hùng vĩ của đất trời.

Phóng tầm mắt từ đỉnh Hang Múa nhìn ra xa là toàn cảnh Tam Cốc đẹp đến ngỡ ngàng. Từng dãy núi trùng điệp ôm gọn vào tầm mắt. Những cánh đồng lúa chín uốn lượn đẩy đưa theo dòng nước miên man. Đâu đó nhấp nhô những chiếc thuyền nan cứ thế chầm chậm, chẳng vội vàng cuống quýt.

Vẻ đẹp của Ninh Bình sẽ chẳng thể nào chạm đến tuyệt đỉnh nếu thiếu đi quần thể danh thắng Tràng An. Nơi được gắn biệt danh “Hạ Long trên cạn” khiến không ít các travel blogger nổi tiếng thế giới cho đến nhà làm phim Hollywood đại tài phải trầm trồ khen ngơi.

Tràng An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới bởi vẻ đẹp nguyên sơ của những núi đá vôi muôn hình vạn trạng, đứng hiên ngang giữa một miền sông nước hữu tình. Cùng với đó là những di tích lịch sử được nâng niu, bảo tồn theo từng năm tháng. Tất cả tạo bức tranh thủy mặc đẹp đến nao lòng.

Đến Tràng An vào buổi sớm tinh mơ khi ánh nắng ban mai còn chưa kịp gắt, cứ thể bồng bềnh thả trôi trên chiếc thuyền nan nhỏ nhắn rồi nhẹ nhàng lướt qua từng lớp rêu phong xanh rờn ẩn hiện dưới luồng nước trong veo. Chốc lát ngước mắt lên thôi mà cứ ngỡ mình đang lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thuyền chầm chậm len lỏi qua từng hang động, băng qua những núi rừng hùng vĩ. Mỗi trạm dừng chân sẽ mang đến một câu chuyện ly kì về lịch sử bảo vệ kinh đô Hoa Lư hào hùng như đền Thái Vi, đền Trần, hành cung Vũ Lâm…

Bên cạnh Tràng An và Hang Múa, Ninh Bình còn có một danh sách dài các điểm du lịch như chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á, Tuyệt Tình Cốc lôi cuốn, đầy mê hoặc hay Vườn chim Thung Nham rộng lớn, bạt ngàn…

Đăng bởi: Kiệt Trần

Từ khoá: Về núi rừng hùng vĩ ở cố đô Ninh Bình

Đền Pantheon Ý Và Những Biến Cố Lịch Sử La Mã

Về Pantheon

– Địa chỉ nhà: Basilica del Pantheon, Piazza della Rotonda, nằm ở trung tâm thành phố Rome, được bao quanh bởi những con phố nhỏ hẹp thích hợp cho du khách tản bộ và tham quan. Đây là công trình kiến ​​trúc chiếm vị trí nổi bật trong lịch sử đền đài La Mã.

– Ý nghĩa của cái tên Pantheon: Đây là từ tiếng Hy Lạp, “pan” có nghĩa là mọi thứ, “theon” có nghĩa là thần. Đó là ngôi đền thờ tất cả các vị thần, đó cũng là ý nghĩa của việc xây dựng ngôi đền này – Ngôi đền thờ các vị thần La Mã.

– Giờ kinh doanh:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8h30 – 19h30 (Lượt vào cuối 19h30).

+ Chủ nhật: 9:00 – 18:00 (Vào cửa cuối lúc 17:45).

+ Ngày lễ: 9:00 sáng – 1:00 chiều.

+ Đền sẽ đóng cửa vào các ngày: 1/1, 1/5 và 25/15 (Đây là những ngày lễ quan trọng của đất nước).

Đền thờ Pantheon Rome

– Kiến trúc của Pantheon:

Hình thức và quy mô của ngôi đền vượt qua tất cả các ngôi đền Greco-La Mã trước đó. Ngôi chùa được xây dựng bằng bê tông, gạch nung và đá lát quý hiếm. Sự kết hợp hài hòa và độc đáo này đã thể hiện trình độ tư duy sáng tạo kỹ thuật ở La Mã cổ đại.

kiến trúc đền thờ thần thánh

Khi nào đi thăm Đền PantheonẤn tượng đầu tiên khiến chúng tôi choáng ngợp là khoảng sân trước dài tới 12m, xung quanh là những hàng cột và hiên che khuất ngôi chùa đồ sộ phía sau. Chỉ khi đi qua các cột cổng, ngôi chùa mới bất ngờ hiện ra. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị khi du khách có thể đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, càng ấn tượng về ngôi chùa cổ kính này.

Đền có khối chính hình tròn, mái vòm hình bán cầu lợp bằng đá nhẹ bán kính 43,2m. Tính đến thế kỷ 19, đây là mái vòm lớn nhất trong suốt 13 thế kỷ. Để tạo ra cấu trúc đặc biệt như vậy, họ đã tạo ra hỗn hợp bê tông và đá nham thạch để giảm trọng lượng của mái vòm.

Trên đỉnh mái vòm có một hình tròn rỗng đường kính 8,92m, đây được coi là con mắt của ngôi đền (oculus). Ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi đền qua lỗ tròn tạo nên một không gian huyền ảo bao trùm. Mái vòm của Pantheon là mái vòm bê tông không cốt thép lớn nhất trên thế giới.

Ảnh 2: Dome of the Pantheon.

Thiết kế độc đáo bên trong của ngôi đền là tượng trưng cho các tầng trời, lỗ trên mái vòm cũng là mắt của ngôi đền, nó tượng trưng cho ánh sáng và sự sống của mặt trời. Các bức tường và sàn của ngôi đền được xây dựng và trang trí bằng đá cẩm thạch và mạ vàng. Một tính năng đáng kinh ngạc của ngôi đền là bán kính của mái vòm chính xác bằng chiều cao của cánh cửa của bức tường hỗ trợ nó. Để chống đỡ nó, người ta phải xây bức tường dày tới 6,2m.

Ảnh 3: Thiết kế độc đáo của bức tường Pantheon.

Ngôi chùa có diện tích lên đến 1500m2, sâu 14m. Sự đồ sộ và kiên cố của ngôi chùa được thể hiện rõ nét nhất qua sự chống đỡ của 16 cột Corinthian có đường kính 1,5m, cao 14m. Hai mái dốc hình tròn hai bên sảnh được đặt tượng Hoàng đế và Marcus Agrippa – một kiến ​​trúc sư, một kỹ sư vĩ đại và là bạn của Nhật hoàng.

Lịch sử đầy biến cố của Pantheon Ý nghĩa của Pantheon

Ngôi đền được xây dựng từ năm 118 – 125 sau Công nguyên, dưới thời trị vì của Hoàng đế La Mã Publius Aelius Hadrianus để thờ các vị thần của La Mã cổ đại. Nhưng trên thực tế, đây là lần xây dựng thứ 3 của ngôi chùa này. Ban đầu, Pantheon được xây dựng dưới sự bảo trợ của Tướng La Mã Marcus Agrippa vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Ngôi đền đã trải qua 2 biến cố lớn trong lịch sử hình thành và tồn tại, đó là hai trận hỏa hoạn vào năm 80 sau Công nguyên và năm 110 sau Công nguyên. Đến trận hỏa hoạn thứ hai, gần như toàn bộ cấu trúc của ngôi đền bị thiêu rụi và được Hoàng đế Hadrianus cho xây dựng lại. Và lần xây dựng thứ 3 đã tạo nên một công trình kiến ​​trúc đồ sộ được lưu giữ cho đến ngày nay. Sau đó, nó được bảo trì và tân trang lại bởi các hoàng đế Septimus Severus và Caracalla trong khoảng thời gian từ năm 193 – 217 sau Công Nguyên. Trong suốt hai thế kỷ đó, Pantheon hoạt động như một ngôi đền thờ các vị thần với các nghi lễ hiến tế động vật phổ biến.

Năm 609, khi hoàng đế Byzantine Phocas trao nó cho Giáo hoàng Boniface IV, nó đã trở thành một nhà thờ Công giáo. Sau sự biến đổi lớn này, cuối cùng nó đã trở thành nơi chôn cất những nhân vật lịch sử của vùng đất này: Vị vua đầu tiên của Ý Vittorio Emanuele II và con trai ông là Umberto. Đây cũng là nơi yên nghỉ của họa sĩ Raphael, nhà soạn nhạc Arcangelo Corelli và kiến ​​trúc sư Baldassare Peruzzi.

Cho đến ngày nay, ngôi đền vẫn tiếp tục hoạt động như một nhà thờ, với các thánh lễ Công giáo thường xuyên được tổ chức ở đây.

Mặt trước của ngôi đền được khắc dòng chữ: “M AGRIPPA LF COS TERTIVM FECIT”, đầy đủ là: “MACUS AGRIPPA LUCII FILIUS CONSUL TERTIUM FECIT”. Được khắc bởi hoàng đế La Mã Hadrianus sau khi xây dựng lại ngôi đền để tỏ lòng tôn kính với Tướng quân La Mã Agrippa, dòng chữ được hiểu là: “Macus Agrippa con trai của Lucius đã xây dựng ngôi đền này khi lần thứ năm trôi qua. cha anh ấy trở thành Lãnh sự “

Những câu chuyện về Pantheon. Đồng hồ mặt trời khổng lồ?

Theo cách độc đáo của người La Mã cổ đại, họ sử dụng một bán cầu rỗng có lỗ trên đỉnh làm đồng hồ, nó được gọi là đồng hồ mặt trời.

Với cấu trúc xây dựng được thiết kế của ngôi nhà Đền Pantheon, người ta cho rằng đây là chiếc đồng hồ mặt trời lớn nhất hành tinh khi có kích thước: cao 43m, dài 84m và rộng tới 58m. Họ đã đưa ra lời giải thích bằng cách nghiên cứu ánh sáng mặt trời chiếu qua Olucus vào những ngày quan trọng trong năm như sau:

Trong hai ngày xuân phân vào tháng 3 và tháng 9, ánh sáng mặt trời chiếu qua khe hở sẽ chiếu tới điểm tiếp giáp giữa tường và mái vòm ở cổng lớn phía bắc của ngôi đền. Guilio Magli, một nhà sử học chuyên nghiên cứu về kiến ​​trúc cổ đại tại Đại học Bách khoa Milan ở Ý, và Robert Hannah, một học giả tại Đại học Otago ở New Zealand, họ đã phát hiện ra rằng chính xác vào giữa trưa điểm phân xảy ra, một chùm tròn ánh sáng chiếu qua mắt đền và chiếu sáng lối vào đền. Họ đưa ra giả thuyết rằng đây là khi Hoàng đế La Mã vào đền thờ để làm lễ điểm phân. Giáo sư Magli từng nói: “Hoàng đế được chiếu sáng như thể ông ấy đang ở trong một xưởng phim. Người La Mã cổ đại tin rằng mối quan hệ giữa Hoàng đế và các tầng trời là gần nhất trong khoảng thời gian xảy ra nguyệt thực trong năm.

Đồng hồ mặt trời tự nhiên và ánh sáng của toàn bộ ngôi đền – Perry Wunderlich

Vận chuyển các trụ cột Corinthian

Ngôi đền được nâng đỡ bởi 16 cột Corinthian làm bằng đá cẩm thạch nặng tới 60 tấn, cao 11,8m và đường kính 1,5m. Chúng được vận chuyển từ Ai Cập đến La Mã một cách thần kỳ. Những người vận chuyển sẽ kéo các cọc trong hành trình 100km từ mỏ đá đến bờ sông Nile trên những chiếc xe tải bằng gỗ. Sau đó, nó sẽ đi theo tuyến đường xuyên Địa Trung Hải đến cảng Ostia của La Mã, và sau đó được kéo bằng sà lan dọc theo sông Tiber để đến Rome. Kết quả của những công đoạn vô cùng gian khổ đó là công trình kiến ​​trúc đồ sộ và kiên cố còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Cột Corinthian ở phía trước của ngôi đền

Làm thế nào để đến Pantheon?

Đến với thủ đô Rome, nơi tập trung những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Ý, phương tiện công cộng là lựa chọn thích hợp để bạn vừa dễ dàng di chuyển giữa các điểm đến, vừa có thể ngắm cảnh. chiêm ngưỡng toàn bộ thủ đô Rome tráng lệ. Tất nhiên, để phục vụ nhu cầu di chuyển cao của du khách giữa lòng thủ đô, các phương tiện công cộng được đầu tư hiện đại và di chuyển liên tục.

Để đến được Pantheon, du khách có thể sử dụng các tuyến xe buýt số 40, 60, 64. Đây là các tuyến cố định đi từ ga trung tâm Termini và băng qua con đường dẫn đến chùa. Các con đường xung quanh Pantheon thường rất hẹp và đông đúc, vì vậy xe buýt không thể đi ngay đến cổng vào của ngôi đền, vì vậy du khách sẽ phải đi bộ một đoạn ngắn.

Xe buýt trong thành phố Rome sẽ bắt đầu chạy từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm.

Những món ăn nhất định phải thử khi đến thăm Pantheon.

Tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô Rome thơ mộng của Ý, du khách tất nhiên sẽ không phải lo lắng về việc tìm kiếm những món ăn ngon tại vùng đất này khi đến thăm chùa. Nhắc đến Rome, người ta không chỉ nói đến những công trình kiến ​​trúc cổ kính, những chiến binh lịch sử dũng cảm mà còn là một nền văn hóa ẩm thực hàng nghìn năm. Trong bài viết này, Toidi sẽ giới thiệu đến bạn những nhà hàng nổi tiếng với những món ăn truyền thống gần đền Pantheon.

Carbonara

Carbonara hay còn gọi là mì Ý sốt kem được coi là món ăn “kinh điển” đặc trưng của nước Ý. Thành phần chính của món ăn gồm có: Thịt ba chỉ, trứng, phô mai và kem tươi. Sự pha trộn thú vị đã chinh phục khẩu vị của nhiều tín đồ ẩm thực trên thế giới. Vì vậy, khi đến thăm đền Pantheon, bạn nhất định phải ghé qua bất kỳ nhà hàng nào xung quanh ngôi đền để thưởng thức hương vị tuyệt vời này.

Carciofi Alla Giudea

Đây là một món ăn rất đặc biệt thể hiện tài năng sáng tạo của các đầu bếp. Hoa atiso được tẩm gia vị rồi chiên hai lần với dầu ô liu. Bạn nên chọn thưởng thức món ăn này vào khoảng thời gian đầu thu, đầu đông, ăn vào tiết trời se lạnh thì tuyệt vời.

Cacio Pepe

Món ăn đại diện cho toàn bộ tinh hoa của ẩm thực Ý bởi sự đơn giản của nó. Thành phần chỉ có mì ống, pho mát và hạt tiêu. Đừng bỏ lỡ nếu bạn đã đặt chân đến miền đất hứa này.

Nhà hàng Da Amando Al Pantheon

Ra đời từ năm 1961, đây là nhà hàng với những món ăn truyền thống đậm đà văn hóa mà bạn nhất định phải ghé qua để thưởng thức.

Địa chỉ nhà: Salita De Crescenzi 31, 00186 Rome, Ý. Nhà hàng nằm đối diện với Pantheon.

Vui lòng liên hệ đặt chỗ qua số: 06 6880 3034.

Osteria Del Sostegno. nhà hàng

Được trang trí theo phong cách đơn giản và ấm cúng, nhà hàng này là địa chỉ được khách du lịch cũng như người La Mã yêu thích. Các món ăn ở đây được chế biến theo phong cách cổ điển, đặc biệt là món gà Cacciatora được chế biến với rượu trắng, tỏi và giấm. Chỉ từ 35 – 50 Euro cho một người thưởng thức tại nhà hàng này.

Địa chỉ: Via Delle Colonnelle, 5. Bạn có thể dễ dàng đến đó từ Pantheon.

Giờ hoạt động: Nhà hàng mở cửa phục vụ bữa trưa và bữa tối từ thứ Ba đến thứ Bảy, và chỉ mở cửa phục vụ bữa trưa vào Chủ Nhật.

Vui lòng liên hệ đặt bàn qua: 06 679 3842

Các câu hỏi thường gặp 1. Có thể chụp ảnh khi vào điện Pantheon không?

Du khách có thể thoải mái chụp ảnh trong chùa để lưu lại những kỉ niệm cho chuyến đi của mình.

2. Những điểm du lịch nào khác gần Pantheon?

Rome là thủ đô quy tụ nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Ý như Đấu trường La Mã, Bảo tàng Vatican, Đài phun nước Trevi hay Quảng trường Novana. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến những nơi này bằng các phương tiện công cộng như xe bus, metro, taxi, v.v.

3. Có điều gì cần lưu ý khi bước vào Pantheon không?

Bạn cần lưu ý những lưu ý sau để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến thăm đền Pantheon:

– Pantheon là nhà thờ thiên chúa giáo, khi đến đây bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục. Hãy chọn những bộ trang phục giản dị và kín đáo để phù hợp với sự trang nghiêm của phòng thờ! – Một điều quan trọng nữa mà bạn cần hết sức lưu ý khi vào chùa là hãy giữ trật tự và cẩn thận với những hiện vật được trưng bày trong chùa.

Bài viết trên của Toidi đã giới thiệu sơ qua về những nét độc đáo của điện Pantheon cũng như sức hút của thủ đô Rome. Còn chần chừ gì nữa, hãy xách túi lên và đi, đến đất nước Ý xinh đẹp để tận mắt chiêm ngưỡng sự tinh xảo và đồ sộ của ngôi chùa 2.000 năm tuổi này. Toidi hy vọng những kinh nghiệm này sẽ là hành trang giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến đó.

Tổng 3.958 Lượt xem

Đăng bởi: Phương Lê

Từ khoá: Đền Pantheon Ý và Những Biến Cố Lịch Sử La Mã

Khám Phá Di Tích Lịch Sử Đền Vua Đinh Vua Lê Ninh Bình

Nội dung chính

1.Tìm hiểu đôi nét về đền vua Đinh vua Lê ở Ninh Bình

Đền vua Đinh – Lê là một phần trong khu di tích cố đô Hoa Lư. Cả hai ngôi đền đều được xây dựng từ thời nhà Lý, và được dựng lại vào thế kỉ thứ XVII dưới thời Hậu Lê. Đến thời Hậu Lê, nhà vua có ban lệnh sửa chữa lại đền, cho đến nay vẫn giữ nguyên được những nét đẹp trong kiến trúc ban sơ.

Bên trong đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đều là những vị vua có công lớn trong phát triển nước Đại Cồ Việt xưa.

Ảnh: @qiao_yan_mei

2.Hướng dẫn chỉ đường đến đền vua Đinh vua Lê

Đường đến di tích đền vua Đinh vua Lê rất dễ dàng. Bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Ninh Bình, di chuyển theo đường quốc lộ 1A, đến đường Hải Thượng Lãn Ông thì rẽ phải sang ĐT 491. Bạn đi tiếp đến ngã rẽ sang Tràng An, rồi đi qua núi Mã Yên là đến cố đô Hoa Lư. Đến đây bạn chỉ cần gửi xe rồi đi bộ, tiếp tục mua vé vào thăm đền là 20.000 đồng/ người.

Ảnh: @paulettee

3.Khám phá kiến trúc đền vua Đinh vua Lê Tham quan đền vua Đinh

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Ngôi đền được nằm trọn trong khuôn viên rộng tới 5ha.

Đền vua Đinh còn có tên gọi khác là Đền Thượng được xây dựng dựa trên kiến trúc cung điện xưa của vua. Thiết kế đền độc đáo theo phong cách “nội công ngoại quốc”, tức là bên trong kiến trúc theo dạng chữ Công, bên ngoài theo dạng chữ Quốc, bao gồm 3 khu vực chính là: bái đường, thiêu hương, rồi đến chính cung.

Ảnh: @lexson264

Bái đường là khu vực sân rộng lớn. Bái đường thường được dùng làm nơi thắp hương, tế lễ trước khi vào thăm quan bên trong đền. Giữa sân bái đường là sập long sàng được trạm trổ tinh tế trên phiến đá xanh nhìn rất đẹp mắt. Những đường chạm khắc này đều mang hình rồng phượng, mang nét đẹp kiến trúc Lý và Hậu Lê.

Thiêu hương là chỗ thờ các vị quan có công với đất nước trong thời Lê là: Nguyễn Bặc, Lê Cơ, Triệu Tú và Đinh Điền.

Chính Cung được xây dựng rộng lớn gồm có 5 gian. Cửa chính cung còn được gọi là Cổng Ngọ Môn bên trên khắc 8 chữ “Bắc Môn Tỏa Thược”, “Tiền Triều Phượng Khuyết”.

Ảnh: @annaniaj

Nổi bật nhất ở chính cung là gian giữa – nơi có bức tượng đồng vua Đinh Tiên Hoàng được sơn son thiếp vàng, đặt trên bệ thờ đá xanh nguyên khối. Gian phải thờ Thái tử Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn. Gian trái thờ Đinh Liễn – con trai trưởng của vua.

Đền vua Đinh Tiên Hoàng còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý như câu đối, cột kinh Phật có chạm khắc chữ Phạn, gạch xây điện đều khắc chữ Đại Việt quốc, nhiều bài bia, ký….

Ảnh: @thao.bayybii.9

Gợi ý: Nếu bạn đang độc thân thì đến ngay Chùa Duyên Ninh – ngôi chùa se duyên linh thiêng ở Ninh Bình 

Khám phá đền Vua Lê

Đền vua Lê còn có tên gọi khác là Đền Hạ, nằm cách đền vua Đinh chỉ khoảng 300m. Kiến trúc chung của đền cũng giống với đền vua Đinh. Khu vực cửa ngoài được gọi là nghi môn ngoại, bên trong đường chính đạo phía bên trái là hòn non bộ nổi bật với tượng chim phượng cao tới 3m, bên phải có nhà Tiền Bái, phía trước có hòn non bộ hổ ngồi và cây duối có tuổi đời 300 năm.

Riêng khu vực bái đường được thiết kế 5 gian, với điểm nhấn là 3 tấm biển lớn được sơn son thiếp vàng.

Ảnh: @lexson264

Khu vực thiêu hương ở đây thờ quan Phạm Cự Lượng – vị quan liêm chính có công dưới thời vua Lê. Bên trong chính cung đề thờ vua Lê Hoàn ở giữa, vua Lê Long Đĩnh bên gian phải và thái hậu Dương Vân Nga ở gian trái.

Bạn có thể đến đây vào dịp lễ hội ngày 8 đến ngày 10/3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội tổ chức các nghi lễ có giá trị văn hóa tâm linh cao được chia làm các mục: lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ dâng hương, lễ tế, cờ lau tập trận, kéo chữ Thái Bình… rất hấp dẫn. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian thú vị như đấu vật, thi bơi…. để tưởng nhớ, tái hiện và bày tỏ niềm biết ơn với các vị vua và quân thần đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất thiên hạ. Lễ hội mang giá trị văn hóa phi vật thể sâu sắc được rất nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.

Ảnh: @wongngailam

4.Một số địa điểm du lịch gần đền vua Đinh Lê

Địa điểm Khoảng cách

Quần thể danh thắng Tràng An 4,9 km

Hang Múa 9,4 km

Chùa Bái Đính 7,6 km

Động Am Tiên 900m

Vườn chim Thung Nham 22,5 km

Đầm Vân Long 13,9 km

Vườn Quốc gia Cúc Phương 43 km

Nhà thờ Phát Diệm 37,5 km

Đăng bởi: Hiếu Trần

Từ khoá: Khám phá di tích lịch sử đền vua Đinh vua Lê Ninh Bình

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã – Nơi Ước Đến, Chốn Mong Về Của Cố Đô

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa hồ Truồi trên đỉnh Bạch Mã tựa sơn hướng thủy đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh hay vãn cảnh tịnh tâm mà thiền viên có là địa điểm lý tưởng để thưởng thức nhiều món ăn chay hấp dẫn.

Ngay từ những bước chân đầu tiên tới Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ở Huế du khách sẽ cảm nhận được mùi hương trầm phảng phất trong gió, cùng với không gian yên bình đã khiến bao du khách say đắm. Xa xa là tiếng chuông chùa ngân vàng tất cả tạo nên một khung cảnh thanh tĩnh giúp du khách rũ bỏ mọi mệt mỏi trong cuộc sống.

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã ở đâu?

Thiền viện nằm giữa lòng hồ Truồi, ngự trên núi Linh Sơn thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ – người đầu tiên sáng lập.

Đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã như thế nào? 

Đi 30km trên đường Quốc Lộ 1 về phía Nam.

Đến địa phận Truồi, đến cầu Truồi thì rẽ phải đi thêm 10km.

Sau đó, men theo dòng sông là đến đập Truồi

Vượt hết dốc bên lưng đồi là thấy ngay Thiền Viện cách chân đập 500m, lúc này du khách cần đi đò mới sang được chùa. 

Cách đi Thiền Viện Trúc Lâm Huế bằng đò

Giá vé vào cửa Thiền Viện Trúc Lâm Huế: miễn phí 

Khám phá kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Huế 

Chùa có độ cao lên tới 1450m, vì vậy để tới cổng Tam Quan của chùa thì phải đi qua 172 bậc tam cấp bằng đá. Trong quá trình đó, du khách được chiêm ngưỡng cảnh quan và các công trình lân cận, càng lên cao càng cảm nhận được sự yên tĩnh, nhẹ nhàng tại không gian nơi đây.

Toàn cảnh thiền viện

Cổng Tam Quan 

Cổng Tam Quan tại Thiền Viện Trúc Lâm ở Huế  gồm 3 cổng lần lượt là 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Cổng chính dành cho bậc quận vương, cổng phụ bên phải dành cho quan văn, cổng phụ bên trái dành cho quan võ. Trước đây, theo tín ngưỡng người dân muốn trở thành quan văn hay võ thì chọn 2 cổng hai bên và đi vào đó, còn nếu đi cổng chính thì bị coi là phạm thượng. Sau khi đi qua cổng Tam Quan, ngay sân trước cửa điện Đại Hùng có tháp chuông và tháp trống. Tiếng chuông hòa cùng tiếng trống giữa núi rừng yên tĩnh khiến âm thanh hòa vào không gian đại ngàn.

Cổng tam quan – Nguồn: @_southeastasia

Các khu vực bên trong 

Thiền Viện Trúc Lâm Huế  chia thành 3 khu vực chính: Ngoại viện, Tăng viện và Ni Viện. Trong đó Ngoại viện được coi là điện thờ chính, thờ Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề, phía sau là khu vực thờ Tổ sư Đạt Ma. Tăng viện là khu vực của Phật tử và nam tu sĩ. Ni viện là khu vực của nữ tu sĩ và Phật tử nữ giới.

Điện thờ chính được gọi là điện Đại Hùng có lối kiến trúc làm hoàn toàn bằng gỗ, cửa gỗ bên trên chấn song con tiện, cửa bức bàn cao nửa mét ngăn giữa hành lang và trong nhà. Đây là một nét độc đáo, tinh tế của người Việt xưa, với ý nghĩa khi khách đến thì từ tốn không xông thẳng vào nhà mà nhẹ nhàng cẩn thận bước vào. 

Điện thờ chính – Nguồn: @thinh_tran_

Đặc biệt nếu du khách tới Thiền Viện Trúc Lâm ở Huế thì không thể bỏ qua bức tượng thờ Phật Thích ca tọa thiền trên ngọn đồi. Bức tượng Phật cao 24m, nặng 1.500 và được làm hoàn toàn bằng đá. Xung quanh bức tượng là những bức tranh tái hiện lại cuộc đời của Phật từ lúc sinh ra đến khi Niết bàn (trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, không dục vọng, sáng suốt). Mỗi bức tranh đều thể hiện được sự gian nan trong hành trình cứu chúng sinh khỏi bể khổ. 

Ngoài ra, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh hồ Truồi ở trên cao. Vào những thời điểm sáng sớm hay ngày sương mù dày đặc, hồ truồi như một bức tranh huyền bí.

Hoạt động tại chùa Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Khi đến Thiền viện, ngoài thăm thú quang cảnh nơi đây, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động của chùa như pháp đàm, ngọ trai, kinh hành, vấn đáp,.. vừa khám phá vừa tiếp thu được giá trị tâm linh tại chùa.

Nguồn: @vietnam_travel_media

3:00 sáng thức dậy ngồi thiền 2 tiếng 

6:00 tập trung ăn sáng, tham gia lao động tại chùa 

12:00 nghỉ ngơi ăn trưa (nghỉ trưa 1 tiếng)

Buổi chiều học Phật Lý và tụng kinh

Tối thiền 1,5 giờ đến 22 giờ đi ngủ. 

Ngoài ra, du khách cũng có thể tìm hiểu cội nguồn của đạo Phật qua những tư liệu như hình ảnh, hình vẽ, thông tin được khắc chạm, in lồng trên tường tại các thiền đường. Không gian thanh tịnh và xanh mát của Thiền Viện Trúc Lâm Huế khiến nhiều du khách tới một lần mà lưu luyến mãi không quên, ngoài ra du khách cũng có thể cảm nhận không gian như vậy tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.

Đăng bởi: Trương Tuấn Đạt

Từ khoá: Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã – Nơi ước đến, chốn mong về của Cố Đô

Guốc Gỗ Hà Lan – Mảnh Ghép Cho Bộ Trang Phục Dân Tộc

Nếu như đa số các đôi guốc khác ra đời là để làm tăng nét đẹp của con người thì guốc gỗ Hà Lan lại khác. Nó là kết quả của cuộc chiến chống lại thiên nhiên của người dân đất nước này.

Theo thời gian, những đôi guốc gỗ thô sơ đã trở thành những đôi guốc sặc sỡ qua bàn tay của những người thợ khéo léo. Những xưởng gia công đã tạo nên những đôi guốc gỗ Hà Lan nổi tiếng, níu giữ đôi chân du khách ở lại với đất nước xinh đẹp này.

Sự ra đời của những đôi guốc gỗ Hà Lan Từ cuộc đấu tranh chống lại khí hậu, thiên nhiên

Với đặc điểm địa hình, khí hậu ở Hà Lan đòi hỏi người dân phải sáng tạo ra những sản phẩm, công cụ để giúp ích cho con người trong quá trình thích nghi với cuộc sống. Hà Lan là một đất nước có địa thế thấp hơn mực nước biển do đó thường xuyên bị tích nước và trở nên lầy lội, khí hậu lạnh. Do đó, những đôi guốc gỗ ra đời để giúp người dân thích nghi với thiên nhiên. Guốc gỗ cùng với cối xay gió là những phát minh lớn, độc đáo để giúp người dân sống hòa hợp với thiên nhiên. Ngày nay, guốc gỗ, hoa tuy líp, cối xay gió đã trở thành những biểu tượng nổi tiếng của Hà Lan.

Guốc gỗ là một phát minh lớn giúp người Hà Lan thích nghi với thiên nhiên và khí hậu

Đến một phần không thể thiếu của bộ trang phục dân tộc

Trang phục dân tộc chính là một hình ảnh đại diện cho con người, vùng đất của mỗi quốc gia. Với Hà Lan cũng vậy. Nhắc đến trang phục dân tộc của Hà Lan là nhắc đến bộ váy áo cầu kỳ, rực rỡ. Sự cầu kỳ, rực rỡ đặc trưng đó một phần đến từ những đôi guốc gỗ. Guốc gỗ vừa làm tôn lên vẻ đẹp của con người vừa đại diện cho đặc điểm của thiên nhiên, khí hậu Hà Lan. Hà Lan có những cánh rừng bạch dương bạt ngàn – nguồn cung cấp nguyên liệu để sáng tác nên những đôi guốc gỗ.

Guốc gỗ Hà Lan và những nét đẹp văn hóa ẩn chứa trong nó Đại diện cho tinh thần của con người Hà Lan

Nếu như áo dài cho thấy sự mềm mại, dịu dàng của phụ nữ Việt, kimono cho thấy tính kỷ luật, nguyên tắc của người Nhật thì guốc gỗ lại đại diện cho sự cứng cỏi, mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng của người Hà Lan. Sự cứng cỏi được thể hiện qua chất liệu cũng như hình dáng bên ngoài của đôi guốc.Sự dịu dàng của nó được thể hiện qua những họa tiết, màu sắc trang trí. Ngoài ra, guốc gỗ còn cho thấy sự mạnh mẽ, kiên cường của con người Hà Lan trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên.

Guốc gỗ cho thấy sự mạnh mẽ, kiên cường của con người Hà Lan trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên

Đại diện cho tình yêu của người Hà Lan

Không phải là những đôi nhẫn, những bó hoa rực rỡ mà guốc gỗ mới chính là món quà mà những người chồng dành tặng cho những người vợ vào ngày đính ước.Nhiều quốc gia quan niệm, đôi chân là phần linh thiêng, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Khi người khác giới được nhìn thấy, chạm vào đôi chân trần thì có nghĩa là người phụ nữ đồng ý lấy người đó.  Xuất phát từ quan niệm đó người Hà Lan cho rằng đôi chân đại diện cho vẻ đẹp quyến rũ. Có lẽ vì thế mà đôi guốc đã trở thành một vật không thể thiếu trong những ngày đính ước. Ngoài ra những đôi guốc sặc sỡ với những họa tiết trái tim còn là biểu tượng cho tình yêu, lòng chung thủy của những đôi yêu nhau.

Không phải là những đôi nhẫn, những bó hoa rực rỡ mà guốc gỗ mới chính là món quà mà những người chồng dành tặng cho những người vợ vào ngày đính ước

Tăng nét dân tộc cho các điệu múa truyền thống

Đôi guốc gỗ không chỉ là một phần trong bộ trang phục dân tộc mà còn làm tăng tính dân tộc cho những trang phục độc đáo của điệu múa truyền thống. Dù có mặc trang phục nào thì những vũ công vẫn không thể không có những đôi guốc gỗ.Những đôi guốc này được làm với chất liệu nhẹ hơn giúp cho vũ công có thể di chuyển nhẹ nhàng, uyển chuyển.Để rồi tất cả những điều đó đã tạo nên một điệu múa truyền thống đặc trưng của Hà Lan.

Đôi guốc gỗ không chỉ là một phần trong bộ trang phục dân tộc mà còn làm tăng tính dân tộc cho những trang phục độc đáo của điệu múa truyền thống

Quá trình tạo nên đôi guốc gỗ Hà Lan sặc sỡ Sự ra đời của những đôi guốc gỗ Hà Lan đầu tiên

Những đôi guốc gỗ đầu tiên không sặc sỡ, đa dạng như bây giờ. Đầu tiên, guốc gỗ được làm bằng tay với những người thợ thủ công khéo léo. Những đôi guốc thành phẩm phải cân xứng, cân đối, che được cả phần mu bàn chân. Một thanh gỗ phải trải qua 25 giai đoạn mất khoảng một tháng mới hoàn thành một chiếc guốc gỗ.Tuy những đôi guốc gỗ đầu tiên mộc mạc thô sơ nhưng lại rất hữu ích với cuộc sống.Đây cũng chính là tiền đề cho những xưởng gia công guốc gỗ phát triển.

Guốc gỗ Hà Lan hiện nay – sự kế thừa và phát huy truyền thống

Đầu thế kỷ XX, máy móc, công nghiệp phát triển guốc gỗ đã được sản xuất rộng rãi hơn trước.Các khâu đẽo, gọt từ một thanh gỗ thành hình dạng một chiếc guốc chỉ mất khoảng 2 phút. Nhờ có sự xuất hiện của máy móc, những đôi guốc gỗ Hà Lan được sản xuất dễ dàng, nhanh chóng hơn, có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên việc sản xuất bằng máy móc vẫn không làm mất đi nét đẹp truyền thống của những đôi guốc gỗ này

Ngôi làng sản xuất guốc gỗ

Ngôi làng có những xưởng gia công guốc gỗ được đầu tiên ở Hà Lan được thành lập từ những năm 1570. Nhắc đến ngôi làng sản xuất guốc gỗ là nhắc đến ngôi làng Zaansa Schans. Nơi đây không chỉ thanh bình với những hình ảnh của những chiếc cối xay gió mà còn có xưởng gia công guốc gỗ truyền thống của Hà Lan. Đi dọc bờ sông Zaase, du khách sẽ đến xưởng sản xuất này.

Đến ngôi làng Zaanse Schans du khách sẽ được trực tiếp quan sát quá trình sản xuất một chiếc guốc gỗ Hà Lan bởi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công

Ngoài ra, ngôi làng Zaansa Schans còn có một bảo tàng guốc gỗ nhỏ.Nơi đây lưu giữ những bộ sưu tập guốc gỗ độc đáo và đa dạng với nhiều màu sắc sặc sỡ. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt quá trình sản xuất ra một đôi guốc gỗ Hà Lan bởi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.

Một tour du lịch Hà Lan sẽ đưa bạn tới ngôi làng được coi là “bảo tàng mở’ này và tận mắt chiêm ngưỡng những đôi guốc gỗ huyền thoại.

BABARtravel luôn sẵn sàng đồng hành cũng bạn trên mọi nẻo đường Châu Âu!

Đăng bởi: Hữu Trương

Từ khoá: Guốc gỗ Hà Lan – mảnh ghép cho bộ trang phục dân tộc

Cập nhật thông tin chi tiết về Đền Thờ Trương Hán Siêu Ninh Bình – Mảnh Ghép Lịch Sử Nơi Cố Đô Xưa trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!