Xu Hướng 9/2023 # Cây Si: Loại Cây Cảnh Chứa Vị Thuốc Ít Người Biết # Top 14 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Si: Loại Cây Cảnh Chứa Vị Thuốc Ít Người Biết # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Si: Loại Cây Cảnh Chứa Vị Thuốc Ít Người Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây Si là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có cây sống tới hàng trăm năm, cây trưởng thành có thể cao tới 20 – 25m, lớp vỏ ngoài thân hơi nhẵn, màu trắng xám. Đặc điểm nổi bật của cây này là bộ rễ phụ. Rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao, mọc dài ra đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Sau khi tiếp đất, các rễ này sẽ phát triển ngày một to lớn, tạo thành một bộ phận như những cột chống xung quanh thân chính, làm cho cây càng thêm phần bề thế, vững chãi.

Lá cây màu xanh bóng hình bầu dục, mọc so le. Lá khá lớn, dài khoảng 10 – 15cm, rộng tầm 5 – 6cm, chóp nhọn hoặc bo tròn. Cuống lá dài 1,5 – 3,5cm. Lá kèm có lông trắng lúc còn non. Quả Si là dạng quả sung, thường mọc ở đầu cành. Quả khi non màu xanh, khi chín màu hồng, và lúc già chuyển màu tím đen. Mùa hoa quả thường vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.

Cây Si có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri Lanka, nước Úc. Cây thường mọc hoang ở những vùng có thủy triều lên xuống, mọc dựa vào bờ sông suối, kênh rạch.

Ở Việt Nam, cây Si thường thấy ở các quần hệ rừng núi đá, rừng thứ sinh, nhất là vùng biển và đảo. Ngoài ra cây còn được trồng để làm cảnh và lấy bóng mát ở khắp nơi quanh các khu vực dân cư. Loại cây này rất dễ trồng và dễ sống. Chỉ một cành nhánh của nó đem giâm hoặc cắm xuống nước nó cũng có thể mọc thành cây. Cây Si ưa khí hậu nóng ẩm, nơi đủ ánh sáng. Nó không chịu hạn, không chịu rét, không ưa nắng gắt, sinh trưởng tốt trong môi trường hơi chua hoặc hơi kiềm.

Bộ phận dùng của nó là nhựa cây chích ở toàn thân, lá hoặc phần rễ phụ của cây. Các bộ phận này có thể thu hái quanh năm.

Nhựa cây Si có thể chích ở toàn thân, sau khi chích người ta thường cho vào trong rượu để uống. Còn phần rễ phụ sẽ được thu hái về rồi đem sao thơm, dùng sắc uống hoặc cho vào rượu ngâm, có thể uống hoặc xoa bóp. Lá cây Si có thể dùng tươi hay phơi khô để sử dụng dần.

Hiện nay cây Si chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học. Nhưng theo số liệu về một giống Si gần với giống Si này, loại cây này lá to rộng hơn nhưng ít được dùng làm thuốc hơn, thì người ta thấy trong nhựa của nó chứa 65% Resin và 30% cao su.

Từ xưa, trong dân gian, người dân ta đã biết sử dụng các bộ phận của rễ, nhựa, lá của cây Si để chữa một số chứng sau:

Trị những vết thương lở loét.

Trị các trường hợp bị đánh đập, té ngã dẫn đến vết thương ứ huyết, sưng đau, bầm tím.

Chữa đau nhức xương khớp.

Chữa ho hay cắt cơn hen.

Chữa viêm amidan, viêm phế quản.

Chữa cảm cúm, sốt cao.

Chữa các trường hợp viêm ruột cấp, kiết lỵ.

Bài thuốc trị vết lở loét 

Lá cây Si 30gr, dầu đậu phông ½ chén. Lá Si tươi giã nát rồi đem đun với dầu đậu phộng cho sôi lên, sau đó để nguội rồi thoa vào vết lở loét.

Bài thuốc trị hen

Dùng 0,01 lít nhựa Si hòa với rượu để uống.

Bài thuốc trị đau nhức bầm tím

Lấy 100gr rễ cây Si, giã nát thêm ít nước, sao nóng lên, lấy bã đắp vào vết thương, còn nước có thể dùng uống.

Bài thuốc dự phòng cúm

Lá Si và Lá Bạch đàn mỗi thứ đều 30gr. Sắc uống.

Bài thuốc chữa viêm ruột cấp

Lá Si tươi 500gr, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày

Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn

Lá Si tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.

Các vị thuốc thường có ở quanh ta. Cây Si cũng là một trong số các thuốc của kho tàng dược liệu phong phú của dân tộc. Tuy nhiên, để một món thuốc có thể sử dụng được hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết chính xác tình trạng của người bệnh. Điều này đòi hỏi người có chuyên môn chứ không phải ai cũng làm được.

Do đó, khi muốn dùng một vị thuốc hay một phương pháp chữa bệnh nào đó, quý bạn đọc nên có sự tham khảo và thăm khám từ những người thầy thuốc. Không nên tự ý sử dụng để tránh đưa đến những tác dụng không mong muốn. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

7 Loại Cây Cảnh Cực Dễ Chăm Dành Cho Người Mới Trồng

Không gian sống nhà bạn vẫn luôn ngập tràn vẻ đẹp tươi tốt, dịu dàng sắc xanh nhờ chọn lựa và chăm sóc các loại cây được gợi ý trong bài viết.

Cây trồng trong nhà phục vụ các mục đích khác nhau, chúng có thể được sử dụng để làm đẹp, lọc không khí, hoặc là nguồn cung cấp thực phẩm cho bữa ăn gia đình. Bất kể lý do nào thì việc trồng cây trong nhà luôn là điều cần thiết.

Với những người yêu cây, bạn nên bắt đầu bằng việc chọn lựa những loại cây dễ sống, phù hợp với môi trường, không gian mà bạn định đặt chậu cây.

Lượng nước và ánh sáng cũng là hai yếu tố quan trọng để bạn lựa chọn. Cây xanh luôn mang đến vẻ đẹp tươi mát cho không gian sống, tạo niềm vui và sự hứng khởi cho bạn mỗi ngày.

Gợi ý dành cho bạn

550.000đ 650.000đ

650.000đ 800.000đ

450.000đ 550.000đ

600.000đ 880.000đ

1. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây trồng trong nhà được nhiều người yêu thích. Những dải màu xanh lục trên những chiếc lá giống như thanh kiếm vô cùng đẹp mắt. Cây lưỡi hổ ưa nhiều nắng, có thể trồng trong nhà và lưu ý tưới nước giữ độ ẩm cho đất.

2. Cây xương rồng

Nếu bạn là một người khá bận rộn và chưa từng trồng cây, cây xương rồng là lựa chọn tối ưu. Bạn có thể cho phép mình quên tưới nước vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng cây vẫn tốt tươi, đẹp mắt. Cây xương rồng có hàng chục loại phù hợp trồng trong nhà với nhiều hình dáng khác nhau. Cây phát triển tốt khi được tưới ít nước, có đèn sáng và chậu thoát nước tốt.

3. Cây nhền nhện

Cây nhền nhện là lựa chọn tuyệt đẹp dành cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể tưới nước 1 tuần 1 lần, không cần chú ý nhiệt độ hoặc ánh sáng. Cây có thể phát triển dễ dàng trong điều kiện đất ít chất dinh dưỡng. Bạn nên kết hợp cây với các loại cây trồng khác để tạo nên chậu mini thật xinh trang trí trong nhà.

4. Cây thường xuân

 

Wedecor – design it your way!!!

“Vật dụng cao cấp sẽ tô điểm cho không gian sống của bạn trở nên thức thời và đặc sắc”

Làm mới không gian từ những thay đổi nhỏ bằng những sản phẩm nội, ngoại thất tối giản, tinh tế, trầm tĩnh nhưng sang trọng… sẽ mang đến nguồn cảm hứng vô tận, tăng năng suất làm việc, cảm nhận cuộc sống hạnh phúc hơn…

Cây thường xuân là một loại cây trồng trong nhà với lá màu xanh đậm, trắng và bóng. Cây treo hoặc đặt trên các kệ trang trí tạo độ mềm mại và uyển chuyển trong không gian. Cây thường xuân cần ánh sáng gián tiếp, ít nước, thoát nước tốt và phân bón giàu ni tơ. Mặc dù cây rất đẹp nhưng lại độc hại với trẻ em và vật nuôi.

5. Cây Lan Ý

Cây Lan Ý cũng là loại cây phù hợp cho người mới bắt đầu. Ngôi nhà có sự hiện diện của những chậu Lan Ý sẽ mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi tắn. Cây có thể dễ dàng phát triển trong điều kiện thiếu dinh dưỡng, ít sáng và tưới nước vừa đủ.

6. Cây ngọc bích

Cây ngọc bích là một trong những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi muốn tập tành trồng cây trong nhà. Cây có thể phát triển với kích thước của một cây bụi nhỏ. Cây rất đẹp khi trồng ở nơi có ánh sáng gián tiếp.

7. Cây trường sinh

Cây trường sinh là loại cây trang trí đẹp mắt, có nhiều kích cỡ, màu sắc và hình dạng, chúng có lá dày, chịu hạn tốt. Đối với người mới bắt đầu trồng cây trong nhà thì cây trường sinh là một trong những lựa chọn lý tưởng.

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Quốc Dũng

Từ khoá: 7 loại cây cảnh cực dễ chăm dành cho người mới trồng

Cây Hoàng Tinh: Vị Thuốc Bổ Dưỡng Bị Quên Lãng

1. Mô tả

1.1. Cây Hoàng tinh

Lá Hoàng tinh

Lá không cuống mọc vòng trong 4-5 lá một. Phiến lá hình mác dài 712mm, rộng 5-12mm, đầu lá nhọn và quăn. Hoa mọc ở kẽ lá rũ xuống; cuống hoa dài 1,5-2cm, mỗi cuống mang hai hoa hình ống dài 8-15mm màu tím đỏ. Mùa hoa ở Sapa (Lào Cai) vào tháng 3-4.

Hoa của cây Hoàng tinh

1.2. Dược liệu Hoàng tinh

Dược liệu dùng là thân rễ của cây, có hai dạng hình chính: 5cm, rộng 1-3cm (hoặc khối lớn hình dạng thay đổi). Mặt ngoài màu vàng hay nâu vàng đến nâu đen, nhiều nếp nhăn nheo, sần sùi. Chất dẻo dai, hơi khó bẻ, mặt bẻ màu vàng đến nâu nhạt, không phẳng, hơi lổn chổn, có chất dính, mùi đường, vị ngọt nhẹ, hơi ngứa lưỡi. Những khối ngắn dài không nhất định gồm 2-5 đốt tròn hình chén dính nhau, ở giữa có một vòng tròn lõm xuống (vết tích của thân cây đã rụng). Mặt ngoài thân rễ màu nâu đen có những vòng tròn mảnh màu nâu nhạt, nhiều nốt sần nhỏ, mẫu rễ con. Chất cứng hơi khó bẻ, mặt bẻ bằng phẳng, mặt cắt ngang màu vàng ngà, rải rác có nhiều chấm trắng nhỏ, mùi thơm vị ngọt.

Củ Hoàng tinh

2. Thu hái và bào chế

Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.

Hoàng tinh: Lấy cây sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.

Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy cây sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg thì dùng 20 lít rượu.

3. Thành phần hoá học

Năm 2009, hai saponin spirostanol mới, được đặt tên là kingianoside H và kingianoside I, được phân lập từ thân rễ đã qua chế biến, cùng với một triterpenoid saponin ginsenoside-Rc, bốn saponin spirostanol đã biết, polygonatoside C và ophiopogonin C’.

4. Tác dụng dược lý của Hoàng tinh

4.1. Chống đái tháo đường

Saponin từ Hoàng tinh có thể làm giảm hiệu quả tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy Saponin điều chỉnh tăng sự biểu hiện của GLUT4 trong khi điều chỉnh giảm sự biểu hiện của G6P trong con đường tín hiệu insulin. Trong gan, biểu hiện của protein hoạt hóa adenosine monophosphate kinase và glucose kinase được tăng lên. Hơn nữa, Saponin từ cây thúc đẩy các biểu hiện của GLUT4 trong cơ xương và PPAR-γ trong mô mỡ.

4.2. Điều hoà rối loạn lipid máu

5. Công dụng, liều dùng của Hoàng tinh

Trương Sơn Lôi (một thầy thuốc thời cổ) nói thêm “Công dụng của Hoàng tinh cũng như Thục địa chuyên bổ huyết, bổ âm, nuôi tì vị, những người nào đờm thấp, yếu dạ không nên ăn.”

Ngày dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.

Hoàng tinh chế

6. Bài thuốc kinh nghiệm từ Hoàng tinh

6.1. Dùng cho người yếu sức, ho, lao lực

6.2. Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh

Thường phối hợp với Kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ, Đảng sâm.

6.3. Trị chứng lipid huyết cao

Dùng viên hạ mỡ (Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh) uống liên tục trong 2 tháng.

7. Lưu ý

Những người bị đờm thấp, yếu dạ không nên dùng.

Tóm lại, Hoàng tinh là một vị thuốc quý với tác dụng bổ Phổi, bổ tỳ vị, giúp trị các chứng do cơ thể yếu sức, ho, lao lực. Ngoài ra còn có tác dụng chống đái tháo đường và hạ lipid máu. Khi muốn sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam – 10 Loại Lá Cây Hiệu Quả

10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng

1. Lá trầu không trị ghẻ ngứa

Trong lá trầu có chứa một lượng khá dồi dào tinh dầu với hàm lượng betel phenol chavicol cùng với cadinen cao. Công dụng chính giúp kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ ngứa, mụn nước. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm viêm ngứa hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng lá trầu không trị ghẻ ngứa theo 3 cách sau:

Lá trầu không có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh da liễu, trong đó có ghẻ ngứa

Cách 1: Sử dụng lá trầu không nấu nước tắm trị ghẻ ngứa:

Thái nhỏ lá trầu rồi cho vào nồi, đun với nước trong khoảng 20 phút để tinh dầu tỏa ra nước.

Sau đó, vớt bỏ bã, phần nước thuốc pha với nước mát sao cho nhiệt độ nước giảm còn âm ấm.

Mỗi ngày áp dụng 1 lần, kiên trì thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất.

Nhiều người cũng thắc mắc liệu bị ghẻ nước thì nên tắm lá gì? Với lá trầu không, bạn cũng có thể áp dụng cho cả những trường hợp này. Những nốt mụn nước chưa vỡ hoặc đã vỡ có thể được khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, chống nguy cơ gây mủ, nhiễm trùng.

Bạn hái một nắm lá trầu, sau đó rửa sạch.

Nấu lá trầu không với nước (khoảng 1 lít) trong khoảng 10 phút.

Sử dụng dung dịch nước lá trầu không và muối vệ sinh vùng da bị ghẻ.

Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để có được kết quả như mong đợi.

Bạn sử dụng khoảng 60g lá trầu không, cùng với 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn.

Lá trầu, vỏ cây nhãn rửa sạch trước khi nấu.

Đến khi nước thuốc còn 100ml thì dừng lại, bỏ nước thuốc vào chai thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.

Mỗi ngày, lấy nước thuốc thoa lên vùng da bị ghẻ ngứa 2 lần.

2. Lá muồng trâu trị ghẻ ngứa tại nhà

Sử dụng lá muồng trâu trị ghẻ ngứa an toàn tại nhà

Cây muồng trâu còn được gọi với cái tên là muồng lác, cây lác. Dân gian tận dụng tất cả bộ phận của cây để làm thuốc trị bệnh. Để điều trị chứng ghẻ ngứa, bạn có thể sử dụng lá và rễ cây. Bởi, chúng chứa nhiều vitamin C, ngoài ra hàm lượng chất chống oxy hóa cũng khá dồi dào.

Bạn hái một nắm lá muồng trâu, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt hết vi khuẩn, bị bẩn.

Sau đó giã nát lá, cho thêm một ít muối ăn vào.

Mỗi ngày có thể sử dụng 1 – 2 lần, kiên trì áp dụng sau một thời gian tình trạng ghẻ ngứa sẽ được cải thiện tích cực.

Tuy nhiên, bạn không nên thoa dung dịch lên vị trí da bị trầy xước, vết thương hở.

Bạn lấy khoảng 20g rễ muồng trâu, 20g lá và cành cây kiến cò, rửa sạch.

Sau đó giã nát nguyên liệu, cho vào bình ngâm với 100ml rượu trắng (45 độ).

Mỗi ngày, sử dụng tăm bông y tế thấm rượu và thoa lên vị trí bị ghẻ ngứa 2 lần.

3. Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá cây xoan

Cây xoan là một loại cây được trồng phổ biến với công dụng là lấy gỗ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này cũng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Trong đó, lá xoan có công dụng điều trị chứng ghẻ ngứa khó chịu. Bởi, trong loại cây này có chứa chất sát khuẩn, giảm khô, bong tróc da, nhất là giảm ngứa hiệu quả. Sử dụng theo các bước sau:

Tắm nước lá xoan chữa bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước

Rửa sạch hai nguyên liệu.

Cho nguyên liệu vào nồi nấu chung với 2 – 3 lít nước, đun trong 10 phút.

Bạn có thể pha với nước mát để rửa vùng da bị ghẻ hoặc sử dụng tắm điều trị toàn thân.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.

4. Sử dụng rau sam chữa trị ghẻ ngứa

Theo Đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát khí huyết cho con người. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp giảm sưng viêm, diệt khuẩn, virus,…Trong đó có cái ghẻ, nguyên nhân khiến nhiều người bị nổi mụn nước trên da.

Bạn có thể sử dụng cả lá, thân, rễ cây. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp rau sam chung với lá xoan, lá đào. Thực hiện theo cách đơn giản như sau:

Rửa sạch các nguyên liệu, nên ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất.

Sau đó cho tất cả vào trong một lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ rượu trắng vào ngâm.

Mỗi ngày lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa, đều đặn 3 – 4 lần.

Thực hiện liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần để nhận thấy hiệu quả.

5. Lá cây chẻ cỏ trị ghẻ ngứa đơn giản

Trị ghẻ ngứa trên da bằng cây chẻ cỏ

Sử dụng 20g đến 40g chẻ cỏ, rửa với nước nhiều lần cho sạch hết đất cát.

Sau đó cho chẻ cỏ vào nồi, nấu chung với một lượng nước vừa đủ.

Lấy nước thuốc nam pha với nước mát để tắm hoặc rửa vùng da cần điều trị.

Mỗi ngày thực hiện 2 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Dùng lá đào trị ghẻ ngứa tại nhà

Một thời gian sử dụng, vùng da tổn thương sẽ phục hồi đáng kể, tránh tình trạng nhiễm trùng nguy hại. Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo hai cách đơn giản như sau:

Cách 1: Sử dụng lá đào nấu nước tắm trị ghẻ nước:

Sau đó cho lá đào vào nôi đung với một lượng vừa đủ nước lọc sạch.

Sau 10 phút thì đổ nước ra chậu, đến khi nước còn âm ấm thì sử dụng làm sạch vùng da bị ghẻ ngứa.

Cách 2: Đắp thuốc lá đào trị ghẻ ngứa:

Tương tự như cách bên trên, bạn cũng hai một nắm lá đào tươi và rửa cho thật sạch.

Có thể lấy băng gạc cố định lại, giữ thuốc trên da trong nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với biện pháp tắm nước lá đào.

7. Lá đơn tướng quân chữa ghẻ ngứa đơn giản

Tận dụng cây đơn tướng quân trong vườn nhà trị ghẻ ngứa

Lá đơn tướng quân có thể sử dụng ở dạng sấy, phơi khô hoặc sử dụng lá tươi. Lá có thể thu hái được quanh năm. Trong lá đơn tướng quân có nhiều hoạt chất với công dụng giải độc, chống khuẩn, ức chế dị ứng. Không những thế, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm viêm ngứa hiệu quả.

Đây được xem là lá thuốc nam trị ghẻ ngứa, viêm da, mề đay, viêm họng được nhiều người tin dùng. Trong điều trị chứng ghẻ ngứa, mụn nước khó chịu, bạn có thể sử dụng lá tướng quân nấu nước tắm. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Sau đó cho vào nồi nấu với 5 lít nước.

Để nước sôi trong 10 phút thì tắt bếp.

Tắm rửa toàn thân với nước lá đơn tướng quân.

Thực hiện liên tiếp trong 3 – 5 ngày, tình trạng ghẻ ngứa sẽ cải thiện tích cực.

8. Sử dụng lá khế chữa ghẻ ngứa

Trong lá khế có chứa những hoạt chất có công dụng chống viêm hiệu quả, điển hình là flavonoid, saponosid, tanin,…Ngoài ra còn có các acid hữu cơ, muối canxi. Chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho da.

Đối tượng trẻ em cũng có thể tận dụng biện pháp này để điều trị khắc phục trường hợp ghẻ ngứa nhẹ. Sử dụng lá khế nấu nước tắm còn giúp điều trị ghẻ nước. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc bị ghẻ nước nên tắm lá gì thì có thể tham khảo loại lá thảo dược này. Có hai cách sử dụng phổ biến như sau:

Sử dụng lá khế chữa mụn nước, viêm ngứa da do ký sinh trùng ghẻ ngứa gây hại

Bạn sử dụng một nắm lá khế, rửa sạch với nhiều lần nước.

Sau đó cho lá khế vào nồi, nấu cùng với 3 lít nước.

Cho nước sôi vài phút thì tắt lửa.

Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội còn âm ấm thì lấy nước tắm toàn thân.

Cách 2: Đắp lá khế trị ghẻ ngứa:

Tương tự như trên, bạn hái một nắm lá khế, rửa thật sạch, để cho ráo nước.

Sau đó đắp trực tiếp bã thuốc lên vùng da cần điều trị.

Lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch, thấm khô da với khăn bông mềm.

9. Lá bạch đàn chữa bệnh ghẻ ngứa

Đối với y học hiện đại, trong lá bạch đàn có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên có tên là flavonoid. Công dụng ức chế sự phát triển, lây lan của ký sinh trùng gây ghẻ ngứa. Lượng tinh dầu trong lá cũng khá cao, nên thường được sử dụng để điều chế tinh dầu.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá bạch đàn mang lại hiệu quả bất ngờ

Do đó, nếu bạn không tìm được lá bạch đàn tươi có thể thay thế bằng tinh dầu Khuynh Diệp. Để sử dụng được hiệu quả nhất, bạn tham khảo hai cách sau:

Bạn có thể sử dụng lá tươi hoặc lá khô, một lượng khoảng 5 – 7 lá.

Rửa sạch với nhiều lần nước đảm bảo sao cho không còn tạp chất bám vào lá.

Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.

Sử dụng nước lá bạch đàn âm ấm để tắm rửa toàn thân, đặc biệt là khu vực da bị ghẻ.

Cách 2: Sử dụng lá bạch đàn đắp trị ghẻ ngứa:

Bạn lấy một ít lá bạch đàn tươi, sau đó rửa sạch. Lưu ý liều lượng sao cho tương thích với vùng da bị ghẻ ngứa.

Sau đó đắp lá bạch đàn lên vùng da cần điều trị, lưu lại trên da 20 – 30 phút.

Rửa lại với nước ấm, kiên trì trong 2 tuần để tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh.

10. Lá sầu đâu trị ghẻ ngứa

Công dụng chính của lá sầu đâu là giúp kháng khuẩn, chống nấm, viêm, chữa bệnh sốt rét,…Ngoài ra, theo một số nguồn có ghi chép lại, lá cây này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng bệnh phong, với thành phần như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng loại lá này để tiêu diệt ký sinh trùng, nấm ngứa tren da. Thực hiện như sau:

Lá sầu đâu – thuốc nam trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả

Lấy khoảng 20 đến 25 lá cây sầu đâu, rửa sạch.

Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

Massage nhẹ nhàng, sau đó giữ hỗn hợp trên da thêm 1 tiếng đồng hồ.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người lựa chọn áp dụng. Do các thảo dược từ thiên nhiên nên an toàn và giúp giảm thiểu thấp nhất chi phí điều trị. Ngoài ra, cách thức thực hiện cũng khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân áp dụng một thời gian nhưng không thấy ghẻ ngứa thuyên giảm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do người bệnh bị ghẻ ở tình trạng nặng, có sự tổn thương lan rộng và sâu vào bên trong da. Đồng thời, tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả của mỗi người cũng không giống nhau hoàn toàn.

Thuốc nam thực chất chỉ phù hợp cho người có bệnh nhẹ, trường hợp ghẻ ngứa nặng cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn. Do đó, bạn nên nhận định mức độ bệnh lý của bản thân hoặc thông qua thăm khám y tế để lựa chọn cách thức điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Một số lưu ý khi trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam

Người bệnh nên kiên trì áp dụng các bài thuốc nam để ghẻ ngứa thuyên giảm

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Uống nhiều nước mỗi ngày, việc này giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn. Đồng thời, khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ xoa dịu được hiện tượng kích ứng, khô và ngứa ngáy trên da. Máu huyết lưu thông tốt tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.

Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân với người thân trong gia đình. Đặc biệt là quần áo, nên sử dụng nước nóng giặt trước, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao để đảm bảo tiêu diệt ký sinh trùng bám trên vải. Phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời.

Tắm bằng nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng để tắm, không sử dụng xà phòng, sản phẩm tắm có chất tẩy rửa mạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng. Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích,…Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam như đã đề cập là phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp ghẻ ngứa nặng, lây lan và có nhiều vết thương hở trên diện rộng, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà

Top 10 Cây Cảnh Đẹp Nhất Hải Dương Dành Cho Tín Đồ Yêu Cây Cảnh

Kho tàng thiên nhiên cây cảnh đẹp nhất Hải Dương.

Top 10 cây cảnh đẹp nhất Hải Dương dành cho tín đồ yêu cây cảnh Cây kim sa tùng

Tại Hải Dương, cây kim sa tùng do chủ nhân Đặng Văn Hồng sở hữu, có tên tác phẩm trình làng là “cây thanh hao”, đây là loài cây đặc biệt bởi mùi hương tỏa ra từ những đốm hoa trắng li ti có thể xua đuổi côn trùng nên được nhiều người mua về trưng bày trong không gian ở. Dáng cây mảnh mai cùng tán lá kim xanh không cuống xếp thành từng chùm nhỏ tuyệt đẹp. Trong phong thủy, cây có ý nghĩa giúp cho gia chủ đường công danh sự nghiệp thuận buồm xuôi gió và cũng là vị thuốc chữa một số bệnh như: dạ dày, phong thấp, đau nhức xương khớp,…

Cây mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy giá tiền tỷ độc nhất Hải Dương.

Cây si đá

Cây si đá đặc sắc, uy nghi có “1 không 2” tại Hải Dương.

Cây si đá nổi tiếng là một trong những cây bonsai đẹp nhất với dáng cây dễ uốn và thân cây độc đáo. Trong giới chơi bonsai, không ai là không biết đến tác phẩm “thạch sanh”, một tác phẩm cây si đá của ông Nguyễn Văn Thạo đã gây tiếng vang trong buổi triển lãm sinh cảnh Hải Dương. Tác phẩm đi kèm tượng điêu khắc người đàn ông đầy lực lưỡng với ý nghĩa nỗ lực phấn đấu không ngừng, vượt mọi thử thách gian nan để đạt được kết quả đầy viên mãn trong sự nghiệp lẫn tình yêu đang được trả giá hơn 4 tỷ đồng.

Cây vạn niên tùng

Cây vạn niên tùng trị giá 2 tỷ đồng.

 Cây sanh “lão tiên giáng trần”

Cây sanh dáng hình độc đáo, tuyệt phẩm trong giới cây cảnh đẹp nhất Hải Dương.

Cây sanh có tuổi thọ hàng trăm năm với dáng thân to khỏe, cứng cáp. Tán cây xanh ngắt, thanh mảnh như những đám mây bồng bềnh trôi. Cây có bộ rễ lan đều ra mọi phía trông rất vững chắc và uy nghi. Bên cạnh gốc cây sanh, có một cây nhỏ mọc lên khỏe mạnh như các cháu chắt đang vui đùa bên cây ông bà cổ này. Tác phẩm này được nghệ nhân Dương Văn Mười trình làng tại buổi triển lãm Hải Dương đã thu hút rất nhiều sự chú ý và được trả giá hơn 10 tỷ đồng.

Cây phi lao bonsai

Tuyệt phẩm nghệ thuật cây phi lao đẹp nhất Hải Dương.

Cây phi lao là loài cây có sức sống tốt, với thân hình cứng cáp, chắc khỏe nên phù hợp với sự khắc nghiệt của nghệ thuật bonsai. Gốc và rễ cây xù xì bám chặt vào đất tạo thế đứng hiên ngang cho cành lá um tùm vươn lên. Hoa cái mọc thành cụm ôm sát cành, khi nở hoa xòe cánh tua tủa màu đỏ thẫm trông rất đẹp mắt. Quả phi lao thuộc loại quả kép, khi chín sẽ hóa gỗ và tự phóng thích hạt ra bên ngoài, đồng thời hạt có khả năng tái sinh cao thích nghi tốt ở vùng đồi cát ven biển. Hiện nay, cây bonsai được trưng bày trong buổi triển lãm Hải Dương.

Cây duối

Cây duối với vẻ đẹp hiếm có lâu đời.

Cây ổi bonsai

Cây ổi bonsai được uốn nắn kỳ công ra quả độc đáo, tuyệt đẹp.

Bằng bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, cây ổi đã được trồng như một loại cây bonsai đẹp bởi cây hội tụ đủ yếu tố để tạo nên một tác phẩm bonsai độc lạ. Cây ổi có dáng thế bạt phong, toàn thân sần sùi và u xoắn nên toát lên vẻ rất cổ kính. Cây cho quả đa dạng nhiều kích cỡ dù không to như ổi thông thường nhưng rất bắt mắt và tôn được nét đẹp mỹ miều của cây. Cây ổi này có tuổi đời hơn 300 năm, đang được định giá lên tới hơn 1 tỷ đồng, thuộc quyền sở hữu của nghệ nhân Văn Thọ.

Cây sanh “long cổ đại”

Siêu cây sanh trị giá tiền tỷ của đại gia Hải Dương.

Cây sanh “long cổ đại” được Hội chuyên gia nghệ nhân cây cảnh đánh giá hội tụ đầy đủ “cổ, kỳ, mỹ, văn” tuyệt đẹp của một cây cảnh nghệ thuật này thuộc quyền sở hữu của anh Bùi Văn Dũng. Cây có dáng long cổ đồ sộ toát lên khí chất uy nghiêm, hùng vĩ. Cây  sanh đặc biệt với có phần rễ sần sùi ôm trọn vào chậu đá từ mặt chậu đến đỉnh đã được định giá với 15 tỷ đồng.

Cây tùng la hán

Cây tùng la hán trăm tuổi hiếm có tại Hải Dương.

Cây tùng la hán thuộc họ cây cổ thụ mang ý nghĩa đem đến tài lộc, vận may. Cây có tuổi thọ gần 100 năm đang thuộc sở hữu của nghệ nhân Bùi Văn Toản. Cây cao 2 mét mang dáng trực, thân lớn, gốc to, cành xòe rộng. Lá cây tùng có hình dạng xoắn ốc, mọc so le và xanh sẫm. Quả cây có màu đỏ tía trông giống như ông la hán khoác áo cà sa nên có tên gọi là cây tùng la hán. Đặc biệt, nhựa cây có thể dùng làm hương liệu chế tạo linh dược quý hiếm trị bệnh cho người, hiện cây có giá trị nửa tỷ đồng.

Đăng bởi: Toàn Võ

Từ khoá: Top 10 cây cảnh đẹp nhất Hải Dương dành cho tín đồ yêu cây cảnh

Giảm Cân Dễ Dàng Với Top 10 Loại Trái Cây Vừa Ít Calo Vừa No Cả Ngày

1. Quả bưởi (khoảng 38kcal/100 gram)

Với 90% thành phần là nước, lượng đường rất ít và thành phần không hề có tinh bột, bưởi trở thành một trong những loại quả rất được ưa chuộng trong các thực đơn “eat clean”. Tuy lượng calo ít, bưởi lại rất giàu các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là cung cấp đến 65% lượng vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bưởi – loại quả không thể thiếu trong các đồ uống detox (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, bưởi còn có rất nhiều các tác dụng khác như ngăn ngừa béo phì do giảm lượng cholesterol trong máu, đốt cháy mỡ thừa và làm sáng da nhờ lượng vitamin C dồi dào. Nhờ vậy, bưởi trở thành một trong những món phụ cực kì có lợi sau mỗi bữa ăn hàng ngày.

2. Quả táo (Khoảng 52kcal/100 gram)

Với lượng chất xơ dồi dào chiếm đến 17% trong khẩu phần ăn hàng ngày, táo sẽ giúp tăng cường cảm giác no và giảm bớt sự thèm ăn. Từ đó, táo luôn xuất hiện trong các thực đơn ăn giảm cân, có thể đóng cả vai trò bữa chính và bữa phụ.

Bạn đã thử trà táo hương quế chưa? (Nguồn: Internet)

Hơn thế, với lượng đường và chất béo vô cùng ít, táo còn được các bác sĩ khuyên dùng đối với những bệnh nhân tiểu đường và có vấn đề về tim mạch. Vì vậy, hãy tập thói quen ăn táo mỗi ngày. Các món ăn từ táo cũng rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng!

Xem hướng dẫn cách làm trà táo hương quế giảm cân trong video sau:

3. Quả dưa chuột (khoảng 15kcal/100gram)

Không chỉ có lượng calo rất ít, trong dưa chuột hầu như không hề có chất béo và lượng đường cũng vô cùng nhỏ. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi dưa chuột luôn được các chị em tin tưởng và có mặt trong rất nhiều các món ăn “eat clean”, đặc biệt là salad. Ngoài ra, với sự dồi dào vitamin C và vitamin K, dưa chuột cũng góp phần không nhỏ trong việc chống oxy hoá và tăng sức khỏe xương.

Ăn dưa chuột – Vừa khỏe vừa “nuột”(Nguồn: Internet)

Dưa chuột vô cùng giàu chất dinh dưỡng, vì vậy việc đưa chúng vào thực đơn ăn chính hàng ngày là một điều hợp lý. Dưa chuột cũng có thể trở thành một loại nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn.

4. Quả dâu tây (khoảng 32,5kcal/100 gram)

Dâu tây dù ăn ở hình thức nào cũng luôn giữ được các dưỡng chất có lợi và đem đến những tác dụng tuyệt vời. Với lượng calo thấp nhưng dồi dào vitamin, dâu tây luôn được khuyến cáo nên dùng trong các thực đơn bữa chính và bữa phụ. Hơn thế, dâu tây có thể được chế biến rất đa dạng, từ nước ép đến salad hay mứt dâu đều rất ngon và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Dâu tây – vừa ngon vừa bổ lại không béo (Nguồn: Internet)

5. Quả cam (khoảng 47,1kcal/100gram)

Có thể lượng calo của cam sẽ hơi cao hơn một chút so với các loại quả còn lại, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với các loại đồ ngọt chứa nhiều fructose. Hơn thế, do lượng chất xơ và protein vô cùng lớn, cam cũng góp phần làm tăng cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn, từ đó giúp kiểm soát chế độ ăn hàng ngày. Chỉ số đường huyết (GI) của cam là trung bình, nên lượng đường nhập vào cơ thể luôn được duy trì vừa phải.

Đưa ngay cam vào list hàng ngày để thấy sự khác biệt (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, với lượng chất béo bão hoà và cholesterol là gần như bằng 0, cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể như tăng cường hệ miễn dịch, tăng thị lực, tốt cho tiêu hoá, cam là một trong các loại quả nên được sử dụng thường xuyên. Hơn thế, sử dụng cam làm nước detox cũng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả đấy!

6. Quả Kiwi (khoảng 60,9kcal/100gram)

Kiwi với hàm lượng chất xơ gần như lớn nhất trong tất cả các loại quả đã và đang trở thành một trong những loại quả hỗ trợ tuyệt vời cho sự giảm cân, không chỉ tạo cảm giác no mà còn làm chậm quá trình vận chuyển các chất béo hay đường vào trong máu. Các món ăn hỗ trợ giảm cân như salad, ức gà, sinh tố… đều có sự góp mặt của kiwi bên trong. Ngoài ra, lượng vitamin vô cùng dồi dào, đặc biệt và vitamin C sẽ góp phần làm đẹp da và tránh sự oxy hoá, rất phù hợp cho các nàng vừa muốn đẹp dáng vừa cần mịn da.

Kiwi – “Ông hoàng” chất xơ trong làng hoa quả (Nguồn: Internet)

7. Quả dưa hấu (khoảng 30,4kcal/100gram)

Một vài người vẫn lầm tưởng một loại quả ngọt như dưa hấu chắc hẳn sẽ có lượng đường và mức năng lượng rất cao. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai. Dưa hấu hầu như chỉ chứa rất nhiều nước và các vitamin như: vitamin C, vitamin A,… so với đó thì lượng đường trong dưa hấu là rất nhỏ.

Dưa hấu – ngọt ngào nhưng không béo (Nguồn: Google)

Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng giải khát tạm thời, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức. Với lượng calo thấp và sự giàu các khoáng chất có lợi như sắt, magie, dưa hấu xứng đáng được “pick” ngay vào thực đơn giảm cân mùa nóng, đặc biệt nước ép hay salad dưa hấu đều có vị rất ngon và bổ dưỡng.

8. Quả chanh (khoảng 28,9kcal/100gram)

Với các loại quả có vị chua như chanh, chúng ta hầu như không cần phải lo lắng về việc lượng calo của chúng quá nhiều. Nước chanh còn là một trong những thức uống luôn được tin dùng trong các quá trình giảm cân hay “eat clean” vì sự đốt cháy mỡ thừa tuyệt vời của chúng.

Chanh – “thần dược” đốt cháy mỡ thừa (Nguồn: Google)

Chanh rất giàu vitamin C, chất béo hay đường hầu như không tồn tại. Vì vậy, chanh quả thực là “thần dược” đối với các quy trình giảm cân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng chanh quá nhiều vì có thể sẽ gây các bệnh về dạ dày do tính axit khá cao!

9. Quả thanh long (khoảng 49,5kcal/100gram)

So với lượng calo cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày vào khoảng 2.000 calo, số calo thanh long đưa vào cơ thể là thấp hơn mức tiêu chuẩn, vì vậy sẽ không gây béo phì hay tăng cân. Ngoài ra, với thành phần chất béo bằng 0 cũng như lượng chất xơ cao, thanh long sẽ hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, đồng thời tránh tích tụ các chất dư thừa đặc biệt là chất béo tại các vùng hông, đùi, bắp chân bắp tay.

Thanh long – cây nhà lá vườn vừa ngon vừa bổ (Nguồn: Google)

Thanh long có chỉ số đường huyết (GI) thấp, lại có vị ngọt, thanh mát dễ ăn, vì vậy rất phù hợp để chế biến thành sinh tố hay salad.

10. Quả dứa (khoảng 50kcal/100 gram)

Mặc dù có vị ngọt và khá dễ ăn, lượng đường và chất béo trong dứa vẫn vô cùng thấp, song song với đó lại rất giàu natri và các khoáng chất có lợi khác cho sức khỏe. Dứa còn có enzym bromelain – một loại enzym phân giải protein, có tác dụng lớn trong việc tiêu calo và đốt cháy mỡ bụng hiệu quả.

Dứa – ăn tươi hay chế biến đều ngon (Nguồn: Google)

Dứa có chỉ số đường huyết (GI) trung bình, vì vậy sẽ không hề gây ra hiện tượng nhập quá đường vào cơ thể, là một loại quả rất hợp lý để ăn hàng ngày.

Với các loại quả vừa ít calo vừa dễ dàng đưa vào sử dụng trong các thực đơn hàng ngày đã kể trên, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi thói quen ăn uống của mình, từ đó giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn cũng như ngăn ngừa việc tăng cân mất kiểm soát trong thời gian nghỉ dịch. Vì vậy, hãy rời xa chiếc giường của mình một chút, tiến vào bếp và làm một chút hoa quả tươi ngon cho chính bản thân mình nào !

Đăng bởi: Vũ Hồng Hạnh

Từ khoá: Giảm cân dễ dàng với top 10 loại trái cây vừa ít calo vừa no cả ngày

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Si: Loại Cây Cảnh Chứa Vị Thuốc Ít Người Biết trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!