Bạn đang xem bài viết Cai Thuốc Lá: Bạn Đã Thực Sự Sẵn Sàng? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hằng ngày chúng ta vẫn nghe bác sĩ, truyền thông sức khỏe nói về tác hại của thuốc lá. Rõ ràng những người hút thuốc lá họ cũng biết về tác hại này. Nhưng thực sự, cai thuốc lá là một việc rất khó khăn. Không chỉ đơn giản là những lời cổ vũ “hãy cố gắng lên”, “hãy vượt lên chính mình”. Khi quyết định cai thuốc lá, bạn phaỉ chuẩn bị rất nhiều. Ngoài những kế hoạch rõ ràng, phải chuẩn bị cho bản thân về mặt cảm xúc lẫn tinh thần. Và đây thực sự là một cuộc chiến.
Đó là do nicotine trong thuốc lá. Khi bạn hút thuốc lá vào, bộ não của bạn nhanh chóng thích nghi với nó và ngày càng khao khát được cảm nhận theo cách bạn từng cảm thấy sau khi hút chỉ một điếu thuốc.Theo thời gian, não của bạn học cách dự đoán khi nào bạn sẽ hút thuốc lá. Bạn cảm thấy suy sụp và mệt mỏi, vì vậy bạn nghĩ, “Tôi cần một điếu thuốc” và cứ lặp lại chu kỳ này.
Nhưng theo thời gian, nó không chỉ về vấn đề hóa học ở não. Một số tình huống khiến bạn muốn hút thuốc. Nó có thể là mùi khói thuốc lá, nhìn thấy gói thuốc lá, ăn một số loại thực phẩm hoặc uống cà phê buổi sáng cũng làm bạn thèm thuốc. Đôi khi chỉ là cách bạn cảm thấy (buồn hay vui) cũng là một kích hoạt. Một trong những chìa khóa lớn nhất để bỏ hút thuốc. Đó là tìm ra các tác nhân khiến bạn thèm hút thuốc và cố gắng tránh chúng.
Khi bắt đầu dừng từ điếu thuốc đầu tiên, nồng độ nicotine bắt đầu giảm dần. Cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm khó chịu, mất ngủ, lo lắng và tăng sự thèm ăn. triệu chứng cai thuốc lá từ nicotine rất khó chịu và căng thẳng. Nhưng những lúc đó hãy tự động viên bản thân rằng chúng chỉ là tạm thời. Hầu hết các triệu chứng nãy đạt đỉnh 48 giờ sau khi bỏ thuốc và giảm dần trong 3 đến 4 tuần tiếp theo.
Khi qua thời gian này bạn nghĩ rằng mình đã cai được thuốc lá. Không đâu, thực chất bạn chỉ mới vượt qua được về mặt thể chất. Nhưng chưa vượt qua được mặt tinh thần. Có nghĩa là cơ thể bạn đã quen với việc giảm nicotine nên không còn khó chịu nữa. Nhưng sự thèm nhớ về mặt tâm lý vẫn còn đó và đây là một trong những nguyên nhân chính làm bạn hút lại. Chưa kể, giai đoạn này làm bạn thèm ăn và tăng cân rất nhiều. Nên một số người tự ti về vóc giáng của họ và hút thuốc lại.
Viết xuống khi bạn hút thuốc, tại sao bạn hút thuốc và những gì bạn đang làm khi bạn hút thuốc. Đây là những tác nhân kích thích hút thuốc của bạn. Bạn cần tránh những điều này thường xuyên.
Ngừng hút thuốc trong một số tình huống (chẳng hạn như trong giờ nghỉ làm việc hoặc sau bữa tối) trước khi thực sự bỏ thuốc hoàn toàn.
Lập danh sách các hoạt động bạn có thể làm thay vì hút thuốc, như đi bộ nhanh hoặc nhai một miếng kẹo cao su. Bạn phải sẵn sàng làm việc khác khi bạn muốn hút thuốc.
Hỏi bác sĩ về việc sử dụng kẹo cao su hoặc miếng dán thay thế nicotine.
Tham gia một nhóm hoặc chương trình hỗ trợ cai thuốc lá. Nói với bạn bè và gia đình của bạn về kế hoạch bỏ thuốc lá của bạn. Cho họ biết họ có thể hỗ trợ bạn như thế nào.
5.1 Trị liệu hành vi 5.2 Liệu pháp thay thế nicotine
Có một số loại bao gồm kẹo cao su nicotine, miếng dán, ống hít, thuốc xịt và viên ngậm. Chúng cung cấp cho bạn nicotine mà không cần sử dụng thuốc lá. Bạn có thể bỏ thuốc bằng liệu pháp thay thế nicotine, nhưng nó hoạt động tốt nhất khi bạn sử dụng nó kết hợp với liệu pháp hành vi cùng với rất nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Và hãy nhớ rằng mục tiêu là chấm dứt cơn nghiện nicotine của bạn chứ không chỉ đơn giản là bỏ thuốc lá.
5.3 ThuốcBupropion và varenicline là các loại thuốc theo toa có thể giúp giảm cơn thèm thuốc và các triệu chứng cai thuốc.
5.4 Combo trị liệuBạn có thể bỏ thuốc lá tốt hơn nếu bạn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, sử dụng cả miếng dán nicotine và kẹo cao su có thể tốt hơn dùng miếng dán một mình. Các kết hợp hữu ích khác bao gồm liệu pháp hành vi và liệu pháp thay thế nicotine. Thuốc với một miếng dán trị liệu thay thế nicotine .FDA đã phê duyệt sử dụng hai loại liệu pháp thay thế nicotine cùng một lúc, vì vậy hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ trước để xem đây có phải là phương pháp phù hợp với bạn không.
Cai thuốc lá thực sự không dễ dàng. Ở bài viết này chúng tôi không muốn đề cập đến tác hại của thuốc lá nữa vì chúng tôi hiểu được rằng những người muốn cai thuốc họ biết rằng thuốc lá có hại như thế nào. Hiện nay đã có rất nhiều trung tâm hay phòng khám chuyên khoa cai thuốc lá được ở ra. Bạn nên nhớ rằng bạn không đơn độc trên con đường cai thuốc lá.
Lá Khế: Vị Thuốc Chữa Mề Đay Và Hơn Thế Nữa
Lá khế là bộ phận lá từ cây khế.
Cây khế: tên khoa học là Averrhoa carambola L. Họ Chua me đất – Oxalidaceae
Đây là cây thân gỗ, lâu năm. Cây có thể cao tới 12m. Lá kép lông chim, có 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng. Lá hình trái xoan, đuôi nhọn.
Hoa có cụm hoa ngắn, dạng chùm xim, mọc ở nách lá. Nụ hoa có hình cầu. hoa màu hồng nhạt, ngã tím. Đài hoa gồm 5 lá đài, thuôn, hình mũi mác, ngắn bằng nửa tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh mỏng, tròn ở đỉnh, các đài hoa đính với nhau ở 1/3 dưới. Có 5 nhị, nằm đối diện các lá đài, nằm xen kẽ cùng 5 nhị lép. Bầu nhị có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo 5 ô, trên mỗi ô đựng 4 noãn, có vòi ngắn, đầu nhụy phồng.
Quả to, mọng nước, tiết diện ngang hình ngôi sao 5 múi.
Cây mọc khắp nơi ở nước ta, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12.
Thành phần hóa học của lá khếTheo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ thì trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác dụng kháng viêm in vitro của cao chiết lá khế thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt.
Hạ mỡ máuMột nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy, cao chiết cồn methanol của lá có nhiều tiềm năng trong điều trị mỡ máu cao. Mỡ máu cao hay rối loạn mỡ (lipid) máu là một trong những bệnh chuyển hóa thường gặp nhất hiện nay. Các thành phần của mỡ máu được dùng để đánh giá rối loạn mỡ máu là: cholesterol, triglycerid, LDL, HDL. Khi cholesterol, triglycerid, LDL tăng cao và HDL giảm khỏi giới hạn cho phép thì được xem là rối loạn mỡ máu.
Cao chiết cồn metahnol lá khế (MEACL) có tác dụng hạ mỡ máu thông qua nhiều cơ chế gián tiếp, phức tạp.
Đầu tiên, MEACL ức chế HMG – CoA reductase. HMG-CoA reductase là enzym xúc tác cho chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic – một tiền thân sớm của cholesterol. Từ đó, giảm tổng hợp cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ cholesterol ở trong tế bào.
Bên cạnh đó, MEACL làm tăng bài tiết cholesterol và acid mật theo phân ra ngoài. Giảm tổng hợp nội sinh triglycerid và cholesterol toàn phần trong gan.
Giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạchCông dụng hạ mỡ máu của MEACL về lâu dài sẽ làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch. Rối loạn lipid máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa lắng đọng ở thành mạch máu tim, não, thận. Các mảng xơ vữa này không ổn định và dễ vỡ. Một khi bị tác động từ bên ngoài như stress, chấn thương, tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa này vỡ ra gây vít tắc mạch máu nhỏ. Nguy hiểm nhất là tắc mạch ở tim và não gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.
Ổn định đường huyếtDịch chiết lá khế đơn độc hoặc kết hợp với các loại lá khác đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong hạ đường huyết.
Ngăn ngừa lão hóaCao chiết cồn methanol của lá này trong nghiên cứu gầy đây cho thấy tiềm năng trong ngăn ngừa lão hóa. Lá của cây khế có chứa flavonoid, saponin. Đây là những chất chống oxy hóa, hạn chế các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa.
Chữa mề đay, mẫn ngứaLá khế đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị mẫn ngứa, mề đay. Trong đây phần lớn chứa alkaloid. Đây là một chất kháng viêm mạnh, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm, nhiễm, sưng…
Tác dụng theo y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, lá khế tính bình, vị chua và se. Có tác dụng để lợi tiểu, tiêu viêm.
Nếu bạn dùng uống trong thì có thể dùng liều cỡ 20g hoặc hơn dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm.
Lá khế nếu dùng ngoài thì có nhiều cách dùng. Chủ yếu điều trị mẫn ngứa, mề đay. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.
Tắm nước lá khế cần khoảng 200g lá tươi vò nát. Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, có thể thêm 2 thìa cà phê muối. Tắm với nhiệt độ thích hợp, xả sạch lại với nước.
Xông hơi với lá này cũng được dùng trong điều trị mẫn ngứa. Cho khoảng một nắm lá tươi vào nồi, nấu sôi 2 phút, rồi xông sơ qua. Nước nguội có thể dùng để tắm lại.
Đắp lá khế sau khi rửa sạch. Giã nát với một ít muối hạt, đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Lá khế sao vàng cho đến khi ngoắt lại. Cho vào miếng vải sạch, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da mẩn ngứa, rồi rửa lại với nước
Lá Vối: Vị Thuốc Nhiều Tác Dụng Đến Hệ Tiêu Hóa
Tên khoa học
Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.)
Thuộc họ Sim Myrtaceae
Mô tả thực vật
Cây vối cao khoảng từ 5 đến 6m, có thể cao hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài từ 1 đến 1,5cm, dai, cứng, dạng hình trứng rộng, dài từ 8 đến 20 cm, rộng từ 5 đến 10 cm. Hai mặt lá có những đốm nâu.
Hoa gần như không có cuống, nhỏ, có màu xanh nhạt, hợp thành cụm hoa dạng hình tháp tỏa ra ở kẽ lá đã rụng.
Quả hình cầu, hoặc hơi hình oval, đường kính từ 7 đến 12mm, xù xì.
Toàn lá, cành non và nụ vối khi vò có mùi thơm dễ chịu, riêng biệt của vối.
Phân bố, thu hái
Cây vối mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta. Ngoài ra, ta còn có thể thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
Lá vối thu hái quanh năm. Người ta thu hái các bộ phận của cây như: lá, nụ, cành non.
Thành phần hóa họcTrong lá vối có ít tanin, alkaloid và 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu
Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại
Lá vối đã được nghiên cứu tác dụng dược lý từ rất lâu. Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu đông y, đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối tác động lên một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Ở tất cả giai đoạn phát triển, cây có tác dụng như kháng sinh. Đặc biệt, vào mùa đông, cây cho hoạt chất kháng sinh nhiều nhất.
Hoạt chất kháng sinh này bền vững với nhiệt độ, ở các môi trường có khoảng pH rộng từ 2 đến 9. Mạnh nhất đối với Streptococcus (hemolytic và staman), vi khuẩn bạch hầu, nhóm tụ cầu Staphylococcus, Pneumococcus. Đây là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở da, hầu họng, đường ruột. Trên cơ sở này, người ta áp dụng chữa các bệnh đã kể trên.
Bên cạnh đó, lá vối còn có thành phần đặc biệt là hoạt chất ức chế ức chế enzyme alpha – glucoside. Đây là một dược liệu hứa hẹn trong việc kiểm soát đường huyết và biến chứng đái tháo đường như đục thủy tinh thể.
Lá vối còn có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các hóa chất trung gian gây viêm.
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ. Cây được nhân dân ta sử dụng từ lâu, rất phổ biến. Người ta thường nấu nước để uống giúp vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa thơm.
Lá tươi hoặc khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, giúp giảm viêm sưng, nhanh khô, nhanh lành vết thương.
Người ta hái lá, nụ vối tươi phơi khô. Để pha nước và làm thuốc, ta dùng lá, nụ tươi phơi khô là được.
Có người ủ rồi mới phơi như sau: Cắt nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hoặc vật chứa lớn để ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ủ khi uống thơm ngon hơn.
Lá có thể hãm nước nóng, sắc, hoặc cô đặc thành cao, thuốc viên. Hiện nay, người ta đã bào chế thành dạng thuốc viên để sử dụng tiện lợi.
Ngày dùng 3 gram lá khô, hoặc 3 – 5 lá tươi. Hãm 1 lít nước sôi, hoặc sắc.
Trị viêm da mẩn ngứa, chốc đầu: Lá vối nấu kỹ lấy nước để tắm và gội đầu.
Dùng quá nhiều lá vối có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh tác dụng có lợi của nước vối, uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi đem lại những tác dụng không mong muốn. Quý bạn đọc cần tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng có hiệu quả nhất.
Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam – 10 Loại Lá Cây Hiệu Quả
10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng
1. Lá trầu không trị ghẻ ngứa
Trong lá trầu có chứa một lượng khá dồi dào tinh dầu với hàm lượng betel phenol chavicol cùng với cadinen cao. Công dụng chính giúp kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ ngứa, mụn nước. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm viêm ngứa hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng lá trầu không trị ghẻ ngứa theo 3 cách sau:
Lá trầu không có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh da liễu, trong đó có ghẻ ngứa
Cách 1: Sử dụng lá trầu không nấu nước tắm trị ghẻ ngứa:
Thái nhỏ lá trầu rồi cho vào nồi, đun với nước trong khoảng 20 phút để tinh dầu tỏa ra nước.
Sau đó, vớt bỏ bã, phần nước thuốc pha với nước mát sao cho nhiệt độ nước giảm còn âm ấm.
Mỗi ngày áp dụng 1 lần, kiên trì thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất.
Nhiều người cũng thắc mắc liệu bị ghẻ nước thì nên tắm lá gì? Với lá trầu không, bạn cũng có thể áp dụng cho cả những trường hợp này. Những nốt mụn nước chưa vỡ hoặc đã vỡ có thể được khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, chống nguy cơ gây mủ, nhiễm trùng.
Bạn hái một nắm lá trầu, sau đó rửa sạch.
Nấu lá trầu không với nước (khoảng 1 lít) trong khoảng 10 phút.
Sử dụng dung dịch nước lá trầu không và muối vệ sinh vùng da bị ghẻ.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để có được kết quả như mong đợi.
Bạn sử dụng khoảng 60g lá trầu không, cùng với 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn.
Lá trầu, vỏ cây nhãn rửa sạch trước khi nấu.
Đến khi nước thuốc còn 100ml thì dừng lại, bỏ nước thuốc vào chai thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
Mỗi ngày, lấy nước thuốc thoa lên vùng da bị ghẻ ngứa 2 lần.
2. Lá muồng trâu trị ghẻ ngứa tại nhà
Sử dụng lá muồng trâu trị ghẻ ngứa an toàn tại nhà
Cây muồng trâu còn được gọi với cái tên là muồng lác, cây lác. Dân gian tận dụng tất cả bộ phận của cây để làm thuốc trị bệnh. Để điều trị chứng ghẻ ngứa, bạn có thể sử dụng lá và rễ cây. Bởi, chúng chứa nhiều vitamin C, ngoài ra hàm lượng chất chống oxy hóa cũng khá dồi dào.
Bạn hái một nắm lá muồng trâu, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt hết vi khuẩn, bị bẩn.
Sau đó giã nát lá, cho thêm một ít muối ăn vào.
Mỗi ngày có thể sử dụng 1 – 2 lần, kiên trì áp dụng sau một thời gian tình trạng ghẻ ngứa sẽ được cải thiện tích cực.
Tuy nhiên, bạn không nên thoa dung dịch lên vị trí da bị trầy xước, vết thương hở.
Bạn lấy khoảng 20g rễ muồng trâu, 20g lá và cành cây kiến cò, rửa sạch.
Sau đó giã nát nguyên liệu, cho vào bình ngâm với 100ml rượu trắng (45 độ).
Mỗi ngày, sử dụng tăm bông y tế thấm rượu và thoa lên vị trí bị ghẻ ngứa 2 lần.
3. Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá cây xoan
Cây xoan là một loại cây được trồng phổ biến với công dụng là lấy gỗ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này cũng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Trong đó, lá xoan có công dụng điều trị chứng ghẻ ngứa khó chịu. Bởi, trong loại cây này có chứa chất sát khuẩn, giảm khô, bong tróc da, nhất là giảm ngứa hiệu quả. Sử dụng theo các bước sau:
Tắm nước lá xoan chữa bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước
Rửa sạch hai nguyên liệu.
Cho nguyên liệu vào nồi nấu chung với 2 – 3 lít nước, đun trong 10 phút.
Bạn có thể pha với nước mát để rửa vùng da bị ghẻ hoặc sử dụng tắm điều trị toàn thân.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
4. Sử dụng rau sam chữa trị ghẻ ngứa
Theo Đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát khí huyết cho con người. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp giảm sưng viêm, diệt khuẩn, virus,…Trong đó có cái ghẻ, nguyên nhân khiến nhiều người bị nổi mụn nước trên da.
Bạn có thể sử dụng cả lá, thân, rễ cây. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp rau sam chung với lá xoan, lá đào. Thực hiện theo cách đơn giản như sau:
Rửa sạch các nguyên liệu, nên ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất.
Sau đó cho tất cả vào trong một lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ rượu trắng vào ngâm.
Mỗi ngày lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa, đều đặn 3 – 4 lần.
Thực hiện liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần để nhận thấy hiệu quả.
5. Lá cây chẻ cỏ trị ghẻ ngứa đơn giản
Trị ghẻ ngứa trên da bằng cây chẻ cỏ
Sử dụng 20g đến 40g chẻ cỏ, rửa với nước nhiều lần cho sạch hết đất cát.
Sau đó cho chẻ cỏ vào nồi, nấu chung với một lượng nước vừa đủ.
Lấy nước thuốc nam pha với nước mát để tắm hoặc rửa vùng da cần điều trị.
Mỗi ngày thực hiện 2 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6. Dùng lá đào trị ghẻ ngứa tại nhà
Một thời gian sử dụng, vùng da tổn thương sẽ phục hồi đáng kể, tránh tình trạng nhiễm trùng nguy hại. Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo hai cách đơn giản như sau:
Cách 1: Sử dụng lá đào nấu nước tắm trị ghẻ nước:
Sau đó cho lá đào vào nôi đung với một lượng vừa đủ nước lọc sạch.
Sau 10 phút thì đổ nước ra chậu, đến khi nước còn âm ấm thì sử dụng làm sạch vùng da bị ghẻ ngứa.
Cách 2: Đắp thuốc lá đào trị ghẻ ngứa:
Tương tự như cách bên trên, bạn cũng hai một nắm lá đào tươi và rửa cho thật sạch.
Có thể lấy băng gạc cố định lại, giữ thuốc trên da trong nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với biện pháp tắm nước lá đào.
7. Lá đơn tướng quân chữa ghẻ ngứa đơn giản
Tận dụng cây đơn tướng quân trong vườn nhà trị ghẻ ngứa
Lá đơn tướng quân có thể sử dụng ở dạng sấy, phơi khô hoặc sử dụng lá tươi. Lá có thể thu hái được quanh năm. Trong lá đơn tướng quân có nhiều hoạt chất với công dụng giải độc, chống khuẩn, ức chế dị ứng. Không những thế, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm viêm ngứa hiệu quả.
Đây được xem là lá thuốc nam trị ghẻ ngứa, viêm da, mề đay, viêm họng được nhiều người tin dùng. Trong điều trị chứng ghẻ ngứa, mụn nước khó chịu, bạn có thể sử dụng lá tướng quân nấu nước tắm. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Sau đó cho vào nồi nấu với 5 lít nước.
Để nước sôi trong 10 phút thì tắt bếp.
Tắm rửa toàn thân với nước lá đơn tướng quân.
Thực hiện liên tiếp trong 3 – 5 ngày, tình trạng ghẻ ngứa sẽ cải thiện tích cực.
8. Sử dụng lá khế chữa ghẻ ngứa
Trong lá khế có chứa những hoạt chất có công dụng chống viêm hiệu quả, điển hình là flavonoid, saponosid, tanin,…Ngoài ra còn có các acid hữu cơ, muối canxi. Chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho da.
Đối tượng trẻ em cũng có thể tận dụng biện pháp này để điều trị khắc phục trường hợp ghẻ ngứa nhẹ. Sử dụng lá khế nấu nước tắm còn giúp điều trị ghẻ nước. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc bị ghẻ nước nên tắm lá gì thì có thể tham khảo loại lá thảo dược này. Có hai cách sử dụng phổ biến như sau:
Sử dụng lá khế chữa mụn nước, viêm ngứa da do ký sinh trùng ghẻ ngứa gây hại
Bạn sử dụng một nắm lá khế, rửa sạch với nhiều lần nước.
Sau đó cho lá khế vào nồi, nấu cùng với 3 lít nước.
Cho nước sôi vài phút thì tắt lửa.
Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội còn âm ấm thì lấy nước tắm toàn thân.
Cách 2: Đắp lá khế trị ghẻ ngứa:
Tương tự như trên, bạn hái một nắm lá khế, rửa thật sạch, để cho ráo nước.
Sau đó đắp trực tiếp bã thuốc lên vùng da cần điều trị.
Lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch, thấm khô da với khăn bông mềm.
9. Lá bạch đàn chữa bệnh ghẻ ngứa
Đối với y học hiện đại, trong lá bạch đàn có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên có tên là flavonoid. Công dụng ức chế sự phát triển, lây lan của ký sinh trùng gây ghẻ ngứa. Lượng tinh dầu trong lá cũng khá cao, nên thường được sử dụng để điều chế tinh dầu.
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá bạch đàn mang lại hiệu quả bất ngờ
Do đó, nếu bạn không tìm được lá bạch đàn tươi có thể thay thế bằng tinh dầu Khuynh Diệp. Để sử dụng được hiệu quả nhất, bạn tham khảo hai cách sau:
Bạn có thể sử dụng lá tươi hoặc lá khô, một lượng khoảng 5 – 7 lá.
Rửa sạch với nhiều lần nước đảm bảo sao cho không còn tạp chất bám vào lá.
Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Sử dụng nước lá bạch đàn âm ấm để tắm rửa toàn thân, đặc biệt là khu vực da bị ghẻ.
Cách 2: Sử dụng lá bạch đàn đắp trị ghẻ ngứa:
Bạn lấy một ít lá bạch đàn tươi, sau đó rửa sạch. Lưu ý liều lượng sao cho tương thích với vùng da bị ghẻ ngứa.
Sau đó đắp lá bạch đàn lên vùng da cần điều trị, lưu lại trên da 20 – 30 phút.
Rửa lại với nước ấm, kiên trì trong 2 tuần để tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh.
10. Lá sầu đâu trị ghẻ ngứa
Công dụng chính của lá sầu đâu là giúp kháng khuẩn, chống nấm, viêm, chữa bệnh sốt rét,…Ngoài ra, theo một số nguồn có ghi chép lại, lá cây này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng bệnh phong, với thành phần như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng loại lá này để tiêu diệt ký sinh trùng, nấm ngứa tren da. Thực hiện như sau:
Lá sầu đâu – thuốc nam trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả
Lấy khoảng 20 đến 25 lá cây sầu đâu, rửa sạch.
Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
Massage nhẹ nhàng, sau đó giữ hỗn hợp trên da thêm 1 tiếng đồng hồ.
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người lựa chọn áp dụng. Do các thảo dược từ thiên nhiên nên an toàn và giúp giảm thiểu thấp nhất chi phí điều trị. Ngoài ra, cách thức thực hiện cũng khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.
Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân áp dụng một thời gian nhưng không thấy ghẻ ngứa thuyên giảm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do người bệnh bị ghẻ ở tình trạng nặng, có sự tổn thương lan rộng và sâu vào bên trong da. Đồng thời, tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả của mỗi người cũng không giống nhau hoàn toàn.
Thuốc nam thực chất chỉ phù hợp cho người có bệnh nhẹ, trường hợp ghẻ ngứa nặng cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn. Do đó, bạn nên nhận định mức độ bệnh lý của bản thân hoặc thông qua thăm khám y tế để lựa chọn cách thức điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Một số lưu ý khi trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam
Người bệnh nên kiên trì áp dụng các bài thuốc nam để ghẻ ngứa thuyên giảm
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Uống nhiều nước mỗi ngày, việc này giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn. Đồng thời, khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ xoa dịu được hiện tượng kích ứng, khô và ngứa ngáy trên da. Máu huyết lưu thông tốt tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân với người thân trong gia đình. Đặc biệt là quần áo, nên sử dụng nước nóng giặt trước, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao để đảm bảo tiêu diệt ký sinh trùng bám trên vải. Phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời.
Tắm bằng nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng để tắm, không sử dụng xà phòng, sản phẩm tắm có chất tẩy rửa mạnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng. Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích,…Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam như đã đề cập là phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp ghẻ ngứa nặng, lây lan và có nhiều vết thương hở trên diện rộng, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà
Uống Nước Lá Bàng Có Tác Dụng Gì? Và 101 Mẹo Dùng Lá Bàng Bạn Nên Biết
Vẫn còn rất nhiều người chưa biết được cụ thể uống nước lá bàng có tác dụng gì? Trong khi lá bàng từ lâu đã được áp dụng trong nhiều mẹo dân gian để giúp điều trị một số bệnh ở mức độ nhẹ. Bài viết sau đây của GHV KSol không chỉ trả lời câu hỏi “ uống nước lá bàng có tác dụng gì?” mà còn đưa thêm cho bạn đọc một số cách sử dụng lá bàng khác có lợi cho sức khỏe.
XEM THÊM:
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về lá bàng
1.1. Đặc điểm của lá bàng
Lá bàng là lá của cây bàng, một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ bàng – Combretaceae. Tên khoa học của lá bàng tươi là Folium Terminalia catappa.
Lá bàng có đặc điểm là lá dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, hình trứng, dài 20-30cm, rộng 10-14cm. Khi còn non, lá bàng có màu xanh cốm, sau đó chuyển dần dần sang màu xanh đậm. Đến khi già và rụng xuống thì lá có màu vàng hoặc đỏ.
Lá bàng rụng vào mùa thu khiến cây còn mỗi cành, bắt đầu nảy chồi lại vào mùa xuân và xanh tốt nhất vào mùa hè.
Lá bàng tươi có hình trứng, màu xanh rồi chuyển dần về màu vàng, đỏ khi già
1.2. Phân bố, chế biến, thu hái, thành phần hóa học
Bàng thường phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể gặp cây bàng được trồng mọi tỉnh thành.
Lá bàng có thể sử dụng ở dạng khô hay tươi đều được. Khi muốn thu hoạch lá bàng khô thì nên hái những lá còn tươi xanh ở trên cành, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn. Mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.
Theo các nghiên cứu, trong lá bàng có các thành phần hóa học như flavonoid (kaempferol, quercetin), tanin, phytosteron, saponin…
1.3. Tính vị, công dụng của lá bàng
Lá bàng là vị thuốc có tính mát. Có các tác dụng như sau:
Theo y học cổ truyền
Là bàng có tác dụng chữa cảm sốt, lỵ, tê thấp và giúp cơ thể ra mồ hôi.
Giảm đau nhức bằng cách chườm, đắp lá non.
Trị mụn, sâu quảng bằng búp non phơi khô, nghiền lấy bột rồi rắc vào.
Sắc nước đặc búp non lá bàng để điều trị và phòng ngừa sâu răng.
Trị các chứng tiêu chảy ra máu, trĩ ra máu.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại thì lá bàng được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng như:
Cảm sốt, viêm họng.
Sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng
Mụn nhọt.
Đau dạ dày,
Trĩ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm phụ khoa…
Ngăn ngừa ung thư do trong lá bàng có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo, sửa chữa và bảo vệ tế bào như flavonoid, saponin…
2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?
2.1. Nước lá bàng hỗ trợ chữa đau dạ dày
Nước lá bàng được đánh giá là một trong những cách hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh đau dạ dày nhưng cũng chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nào đó của bệnh.
Cách thực hiện đó là:
Chuẩn bị 1 nắm lá bàng tươi và non, nếu có thì dùng thêm cả búp lá non cũng được. Không lựa những lá bàng già hay dùng lá khô vì những loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, dẫn đến giảm hiệu quả của cách này.
Đem lá bàng đi rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp đến, cho lá bàng vào trong nồi sạch và thêm khoảng 2 lít nước.
Đun bằng lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.
Lọc bỏ phần lá bàng đi, chỉ giữ lại phần nước cốt.
Dùng nước lá bàng để uống hàng ngày. Có thể đem phần nước còn lại bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bàng để qua đêm.
Duy trì cách này trong vòng khoảng 1 tháng để cảm nhận được các triệu chứng của đau dạ dày để giảm dần.
Nước lá bàng thường có tác dụng với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng mà không thấy giảm bớt triệu chứng thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Giảm đau dạ dày
2.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa cảm sốt nhức đầu
Các nguyên liệu cần có đó là 15g lá bàng non, 5g hoắc hương, 10g vỏ quýt và khoảng 3 lát gừng tươi.
Các nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào sắc với nước. Dùng phần nước thu được để uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
2.3. Giúp ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt
Bên cạnh chữa cảm sổ nhức đầu, nước lá bàng kết hợp cùng các dược liệu khác còn có khả năng giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt.
Nguyên liệu cần có là 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 10g kinh giới, 12g bạc hà.
Cho hết các nguyên liệu vào sắc cùng nước. Uống một lần khi nước thuốc còn nóng. Sau khi uống thì đắp chăn để ra mồ hôi.
2.4. Chữa lỵ, tiêu chảy
Một tác dụng khác của uống nước lá bàng đó là chữ chứng lỵ, tiêu chảy. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy bàng non tươi hoặc lá bàng đã phơi khô để đun nước uống thay cho trà hàng ngày.
3. Một số mẹo sử dụng lá bàng để hỗ trợ chữa bệnh khác
3.1.Chữa chứng cảm sốt có ho
Nguyên liệu cần có đó là 7-10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt và 250ml nước.
Cách thực hiện:
Lá bàng mang đi rửa sạch, để cho ráo bớt nước.
Cho lá bàng, muối, nước, vào trong máy xay rồi xay nhuyễn.
Lọc qua rây để lấy phần nước, rồi cho vào trong chai thủy tinh, đậy chặt nắp.
Bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng để súc miệng 4-5 lần mỗi ngày. Lưu ý là trước khi lấy nước lá bàng để súc miệng thì hãy lắc đều chai.
3.2. Chữa mụn và vết thương lên mủ bằng lá bàng
Cách dùng lá bàng để chữa mụn và vết thương lên mủ như sau: Lấy một nắm lá và búp bàng, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với nước. Tiếp đó sau khi đun xong thì đợi nước bớt nóng, rồi ngâm chỗ bị sưng đỏ, lên mủ vào nước lá bàng trong khoảng 20 phút.
Tanin có trong lá bàng có tác dụng như một chất sát khuẩn tự nhiên. Chất này sẽ giúp đẩy cồi mụn lên đồng thời giảm tình trạng sưng viêm.
3.3. Chữa viêm da cơ địa
Với viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá bàng với nhiều cách khác nhau để trị chứng bệnh này. Cụ thể đó là:
Bôi: Lấy lá bàng non sau khi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối đi cho vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ phần bã đi. Dùng tăm bông thấm nước cốt thu được để bôi lên vùng da bị viêm cơ địa hàng ngày. Sau đó để nguyên rồi đi ngủ, rửa sạch lại bằng nước vào sáng hôm sau.
Tắm: Dùng lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước và một ít muối. Sau khi đun, đợi nước nguội rồi dùng để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày.
Đắp: Giã nhuyễn lá bàng non đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước muối loãng.
Ngâm: Rửa sạch lá bàng non sau khi hái hoặc mua về. Sau đó cho lên bếp đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước nguội bớt thì ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh trong 15 phút. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.
Dùng lá bàng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm da cơ địa
3.4. Lá bàng chữa sâu quẳng, lở loét, ghẻ lở
Cách thực hiện như sau: Lấy lá bàng non, rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Sau khi lá bàng đã khô thì tán thành bột rồi dùng bột đó rắc lên trên vùng da bị ghẻ, lở loét, sâu quảng…
3.5. Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng
Để dùng lá bàng chữa viêm họng, bạn thực hiện như sau: Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn, rồi đem đi đun và lọc lấy nước. Phần nước này dùng để súc miệng sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm họng một cách đáng kể.
3.6. Trị chàm ở trẻ nhỏ
Có hai cách dùng lá bàng để trị chàm má, chàm ở trẻ nhỏ đó là:
Cách 1: Đun một nắm lá bàng đã được rửa sạch với nước. Dùng phần nước lá bàng đun được để tắm cho trẻ. Sau khi thực hiện một vài lần sẽ thấy các vết chàm trên cơ thể bé biến mất dần dần.
Cách 2: Dùng búp lá bàng đã được rửa sạch, ngâm với nước muối. Rồi cho vào cối giã nát cùng với một vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm của bé. Áp dụng cách này trong 3-4 ngày để có hiệu quả.
3.7. Trị vết thương ngứa và lên da non
Lấy một nắm lá bàng còn non, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm vùng bị thương đang lên da non và ngứa vào.
3.8. Các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu
Lá bàng có thể giúp khắc phục các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu một cách hiệu quả. Nguyên liệu bạn cần ở đây là một nắm lá bàng non, mang đi rửa sạch. Tiếp đó cho vào đun cùng với 1 lít nước cho tới khi nước cạn còn khoảng một chén thì ngừng đun. Dùng phần nước là bàng này để súc miệng ngày 2 lần.
3.9. Dùng lá bàng chữa phong tê thấp, đau nhức
Cách thực hiện đó là: Hái lấy búp lá bàng non, còn tươi mang về giã nhỏ. Sau đó cho lên chả sao nóng, rồi dùng để đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này từ 1-2 lần để có hiệu quả.
3.10. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
3.11. Dùng lá bàng để chữa trĩ
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng, 2 lít nước, 2 thìa muối hạt.
Cách thực hiện: Là bàng rửa sạch rồi đem đi đun cùng với nước và muối. Khi nước còn nóng thì dùng để xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước lá bàng đã nguội bớt thì bạn có thể ngồi vào chậu để ngâm hậu môn. Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại.
Lưu ý: Cách này chỉ nên dùng cho những người bị bệnh trĩ nhẹ, dưới 2 năm. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng như sinh hoạt lành mạnh và các thuốc, thảo dược được bác sĩ chỉ định.
3.12. Chữa viêm phụ khoa
Dùng lá bàng để xông hơi vùng kín là một gợi ý cho chị em bị viêm phụ khoa.
Bạn cần chuẩn bị 10-15 lá bàng bánh tẻ, đem đi rửa sạch. Tiếp đến hãy vò nát lá bàng trước khi cho vào đun với nước. Dùng phần nước lá bàng này để xông hơi vùng kín. Nhưng chị em cần lưu ý rằng phải rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi. Khi phần nước bàng đã nguội thì dùng để rửa lại vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện cách này 3-5 lần.
3.13. Dùng lá bàng trị viêm âm đạo
Các nguyên liệu cần có là 15 lá bàng bánh tẻ, 3 thìa cà phê muối, 1 lít nước sạch.
Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với nước và muối đã chuẩn bị. Sau đó để nước nguội và dùng để rửa vùng âm đạo. Chị em nên thực hiện cách này 2 lần/ngày.
Ngoài ra, chị em có thể dùng phần nước lá bàng này để thụt rửa trực tiếp vào âm đạo. Cụ thể đó là dùng xilanh để hút lấy nước lá bàng, sau đó bơm trực tiếp phần nước này vào trong âm đạo. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4-5 cc nước lá bàng.
Trong thời gian trị bệnh viêm âm đạo bằng lá bàng thì bạn nên tạm ngừng quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.
3.14. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Chuẩn bị: 10 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước.
Đem lá bàng đã rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước dùng để xông hơi vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng để trị bệnh
Khi uống nước lá bàng hay sử dụng lá bàng theo các cách khác thì bạn nên chú ý một số điều sau:
Đa số các trường hợp nên lựa chọn lá bàng non, tươi. Vì lúc này, lượng nhựa trong lá còn nhiều và sẽ cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn.
Không nên uống nước lá bàng để qua đêm vì hiệu quả sẽ bị giảm đi. Việc sơ chế, chuẩn bị nước lá bàng không tốn quá nhiều thời gian nên bạn nên thực hiện mỗi ngày.
Hiệu quả của các cách dùng lá bàng để chữa bệnh sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Vì vậy, khi dùng lá bàng để chữa bệnh thì hãy kiên trì thực hiện.
Như vậy, qua bài viết này của GHV KSol hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được một phần về câu hỏi “ Uống nước lá bàng có tác dụng gì”. Có thể thấy uống nước lá bàng nói riêng và các cách sử dụng lá bàng khác nói chung đem lại rất nhiều hiệu quả hỗ trợ điều trị các loại bệnh đa dạng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được y lệnh của các bác sĩ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2023: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Cơ Thể Bạn Thực Sự Cần Bao Nhiêu Protein? Có Phải Ăn Càng Nhiều Đạm Càng Tốt?
Cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể
0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là khuyến nghị tiêu chuẩn. Do đó một người nặng 90 kg phải ăn khoảng 70 gam protein mỗi ngày.
Tùy vào chế độ ăn uống thường ngày của bạn, lượng protein này có thể dễ đáp ứng hoặc khó. Các axit amin thiết yếu thường có nhiều trong thịt và cá. Cá hồi, gà tây và thịt bò đều là những món giàu protein. Cá hồi có 19 gam protein trong một khẩu phần 85 g. Ức gà không da chứa hàm lượng protein là 27 gram trên mỗi khẩu phần.
Cá hồi có 19 gam protein trong một khẩu phần 85 g (Ảnh: Internet)
Bất kỳ chế độ ăn nào cũng có thể cung cấp đủ protein. Nhiều loại thực phẩm như đậu, bơ đậu phộng, sữa bò, trứng và sữa đậu nành đều chứa nhiều protein.
Những người nào cần bổ sung protein nhiều hơn?Khẩu phần chứa nhiều protein hơn được khuyến khích cho các vận động viên và nam giới, những người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Lượng protein được khuyến nghị là 2,2 gam cho mỗi kg trọng lượng cơ thể vì phải bổ sung nhiều protein để xây dựng cơ bắp.
Các vận động viên thường cần nhiều protein hơn để giữ được cơ bắp (Ảnh: Internet)
Thực phẩm nhiều protein có thể khó kiếm, mặc dù sữa lắc và thực phẩm bổ sung có thể giúp ích cho bạn nhưng thực phẩm nguyên chất nên được ưu tiên hơn. Cũng nên nhớ rằng protein có tác dụng phụ nếu bạn nạp quá nhiều mà không tập thể dục để cơ thể sử dụng chúng vào việc phát triển cơ bắp.
Chế độ ăn cân bằng các chất bên cạnh proteinBạn không nhất thiết phải ăn thật nhiều protein chỉ vì nó tốt cho sức khỏe và tăng cơ bắp. Điều quan trọng là phải ăn cân bằng những chất dinh dưỡng và nhóm thực phẩm khác trong khẩu phần hằng ngày cho dù bạn có áp dụng chế độ ăn nhiều protein hay không. Nên bổ sung rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác trong bữa ăn.
Một yếu tố quan trọng hơn nữa là lượng protein mà cơ thể sử dụng hiệu quả. Cơ thể chúng ta không thể dự trữ protein nhưng có thể dự trữ chất béo vô hạn. Protein được sử dụng liên tục, nhưng nếu ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết thì lượng protein dư thừa sẽ bị phân hủy thành glucose để tạo năng lượng.
Cung cấp thêm nhiều chất khác thay vì cứ chăm chăm vào protein (Ảnh: Internet)
Nếu bạn tập luyện nhiều và cần duy trì cơ bắp săn chắc thì tốt nhất là nên chia đều lượng protein nạp vào trong ngày bằng cách thường xuyên ăn một lượng protein nhất định trong nhiều bữa ăn. Chẳng hạn như bữa sáng gồm trứng, bữa trưa ăn cá và bữa tối gồm bông cải xanh, cơm và thịt gà.
Kết luậnĐăng bởi: Hay Chấm Com
Từ khoá: Cơ thể bạn thực sự cần bao nhiêu protein? Có phải ăn càng nhiều đạm càng tốt?
Cập nhật thông tin chi tiết về Cai Thuốc Lá: Bạn Đã Thực Sự Sẵn Sàng? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!