Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Chè Bắp (Chè Ngô) Miền Nam Thơm Ngon Tại Nhà # Top 11 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Chè Bắp (Chè Ngô) Miền Nam Thơm Ngon Tại Nhà # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Bắp (Chè Ngô) Miền Nam Thơm Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nấu chè bắp (chè ngô) miền nam rất đơn giản, nhưng thành quả đạt được sẽ khiến bạn vô cùng mãn nguyện, bất cứ ai cũng không thể chối từ. Có rất nhiều cách nấu chè bắp, trong bài này chúng ta cùng học cách nấu chè bắp miền Nam.

Chè bắp (chè ngô) miền nam

Nguyên liệu để nấu chè bắp (chè ngô) miền nam

Món chè bắp (chè ngô) miền nam mang hương vị thơm nồng của lá dứa, kèm chút béo ngậy của nước cốt dừa, bùi bùi của những hạt bắp,  Để  nấu chè bắp kiểu miền Nam bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

3 bắp ngô nếp

2 muỗng canh bộ sắn dây

Đường phèn

3-4 cái lá dứa

300g dừa nạo

Lưu ý cách chọn nguyên liệu để nấu chè bắp (chè ngô) miền nam ngon

Để món chè bắp (chè ngô) miền nam ngon, bạn nên mua bắp tươi mới, non, hạt còn nguyên sữa. Muốn biết hạt bắp còn nguyên sữa hay không thì có bạn chỉ cần bấm móng tay thấy có nhiều sữa màu trắng đục. Chọn được bắp thu hoạch vào sáng sớm là tốt nhất vì lúc này bắp ngọt nhất, sạch nhất nấu chè không lẫn nhiều tạp chất.

Bột sắn dây giúp món chè sánh lại, nếu không có bạn cũng có thể sử dụng bột năng.

Ngoài đường phèn bạn có thể sử dụng đường bột, bạn có thể nêm nếm sao cho vừa khẩu vị.

Nếu sử dụng nước cốt dừa bán sẵn ngoài thị trường thì bạn có thể không cần mua dừa nạo sẵn nữa.

Cách nấu chè bắp (chè ngô) miền Nam thơm ngon

Bước 1: Sơ chế trái bắp

Tiếp đến, bạn sử dụng, dụng cụ bào, để tách lấy được hạt. Nếu không có dụng cụ bào có thể dùng dao gọt hoặc có thể dùng tay tách nguyên hạt, tuy nhiên cách này khó thực hiện hơn với những chiếc ngô nếp non. Món chè bắp hấp dẫn hơn khi hạt không bị nát.

Ngô nếp non bỏ vỏ bỏ râu

Bước 2: Sơ chế lá dứa

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp, sau khi mua ngoài chợ về, bạn rửa sạch từng lá một để loại bỏ hết bụi bẩn, xong bó lại thành bó nhỏ, để cho vào xoong.

Bước 3: Luộc bắp

Bước 3: Hòa bột năng

Tiếp tục thực hiện cách nấu chè bắp kiểu miền Nam. Trong thời gian đợi trái bắp chín thì bạn hòa bột sắn dây. Hòa sắn dây với nước rồi dùng đũa khuấy tan, khi bắp chín thì rót vào, đun đến khi sôi thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món chè bắp kiểu miền Nam

Khi nước sôi lại, hạt bắp đã chín mềm, thoang thoảng mùi thơm của bắp thì bạn cho đường vào, khuấy đều, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị từng người, sau đó tắt bếp.

Bước 5: Làm nước cốt dừa

Dừa tươi sau khi nạo sợi, cho vào máy xay sinh tố, rồi thêm 200ml nước xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ bã để lấy phần nước. Sau khi đã có nước cốt dừa, bạn cho vào nồi nấu đun với lửa nhỏ, khi nước cốt dừa sôi thì bạn cho thêm chút muối và chút bột sắn dây để nước cốt dừa béo ngậy hơn.

Bước 6: Thưởng thức món chè bắp kiểu miền Nam

Sau khi hoàn thành xong, bạn có thể múc ngay chè ra bát và mời cả nhà thưởng thức, hoặc nếu muốn ăn lạnh thì cho đá, cho lên trên chút nước cốt dừa hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi thưởng thức chè bắp (chè ngô) miền nam

Nấu chè bắp (chè ngô) miền nam rất đơn giản, bất kể người vụng về đến đâu cũng có thể thành công mĩ mãn khi chú ý theo dõi bài viết này. Khi nấu chè bạn cần kiên nhẫn một chút, không nên đi đâu và phải đảo chè liên tục để chè không bị vón cục.

Vị ngọt của chè không chỉ do đường tạo nên mà còn có vị ngọt dịu của bắp, càng nhiều bắp thì chè càng ngon. Vị thanh ngọt tự nhiên không giống như các loại chè khác

Việt Nam có vô vàn những món chè ngon, từ vương giả, thanh tao đến những món chè dân dã đường phố. Chè bắp (chè ngô) bạn không thể nào không biết, món chè có nguồn gốc từ Hội An, nhưng mỗi vùng miền lại có công thức khác nhau, trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn kiểu miền Nam.

Có rất nhiều món chè giải nhiệt mùa về, ngoài cách nấu chè bắp miền nam, bạn có thể học lỏm thêm cách nấu chè bắp với nếp,  cách nấu chè bí đỏ đậu phộng.

Cách Nấu Chè Dưỡng Nhan Tuyết Yến 12 Vị Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà

Chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Công dụng của chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Chè dưỡng nhan hay còn gọi là chè yến tuyết nhựa đào. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi nguyên liệu chính làm nên món chè này là yến tuyết, nhựa đào và các loại thảo dược khác như nấm tuyết, táo đỏ, long nhãn… Và đúng như tên gọi, loại chè này có công dụng là “dưỡng nhan” cho chị em phụ nữ.

Chè dưỡng nhan được biết đến trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc và chỉ được dùng cho các cung tần, mỹ nữ. Ngày nay, chè dưỡng nhan phổ biến khắp mọi nơi và được chị em truyền tai nhau công thức chế biến.

Tuyết yến: thực chất là nhựa tiết ra trong vỏ cây Gum Tragacanth có nguồn gốc từ vùng cao nguyên và sa mạc khô Địa Trung Hải. Tuyết yến chứa axit D-galacturonic, L-fucose, L-arabinose và nhiều dưỡng chất khác giúp da săn chắc, cung cấp độ ẩm, giảm cân hiệu quả.

Tuyết yến

Nhựa đào: là nhựa của cây Đào Trung Quốc. Khi nhựa cây khô lại sẽ thành các khối nhỏ tròn màu vàng. Thành phần nhựa đào có chứa collagen, galactose, amino axit giúp làn da trắng mịn, ngăn ngừa lão hóa và tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhựa đào

Kỳ tử có công dụng bảo vệ tế bào gan, ức chế các tế bào ung thư, cải thiện hệ miễn dịch

Táo đỏ: công dụng bổ não, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe

Quế hoa: giúp giảm cân hiệu quả, cải thiện kết cấu da, giảm cân hiệu quả.

Với những lợi ích tuyệt vời như vậy thì uống chè dưỡng nhan là lựa chọn thường xuyên cho chị em. Tuy nhiên, thay vì đi mua thì chị em có thể tự nấu chè dưỡng nhan tại nhà vừa tiết kiệm lại đảm bảo an toàn. Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị cơ bản cũng giống chè 10 vị hay 11 vị, chỉ thêm một vài nguyên liệu cho hợp khẩu vị mà thôi.

Nguyên liệu chuẩn bị nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Tuyết yến: 10g

Nhựa đào: 10g

Kỳ tử: 10g

Tuyết liên tử: 10g

Táo đỏ: 30g

Nấm tuyết: 10g

Hạt sen: 30g

Long nhãn: 30g

Đông trùng hạ thảo: 5g

Đường phèn: 100g

Hạt chia: 20g

Lá dứa: 5 lá

Hoặc bạn có thể mua sẵn set nấu chè dưỡng nhan tuyết yến đầy đủ 12 vị có bán tại các cửa hàng thực phẩm hay bán trên các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, …

Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Các bước nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Nhựa đào cho vào bát nước ngâm 12 tiếng cho nở

Tuyết yến, tuyết liên tử, nấm tuyết, táo đỏ cho vào 3 bát riêng rồi ngâm 4 tiếng

Hạt sen nếu dùng sen khô thì ngâm 6 tiếng cho nở. Còn dùng hạt sen tươi thì ngâm 30 phút trước khi nấu

Long nhãn, đông trùng hạ thảo chỉ cần rửa qua cho sạch bụi bẩn

Hạt chia, kỳ tử ngâm khoảng 10 phút cho nở

Chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Bước 2: Nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Cho khoảng 3l nước vào nồi, cho hạt sen và lá dứa cuộn tròn lại, đun khoảng 30 phút đến khi hạt sen chín mềm

Cho tiếp long nhãn, táo đỏ, nhựa đào vào đun sôi thêm 10 phút

Cho đông trùng, nấm tuyết, kỳ tử, tuyết liên tử, đường phèn đun sôi thêm 5 phút

Cuối cùng cho tuyết yến, hạt chia vào khuấy đều, đun sôi trở lại là được

Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Những lưu ý khi thưởng thức chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị

Chè dưỡng nhan tuyết yến 12 vị hay bất cứ loại chè dưỡng nhan nào khác đều phải sử dụng đúng cách mới đạt hiệu quả cao và an toàn. Do đó, nếu chưa nắm vững những vấn đề sau thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng chè dưỡng nhan:

Chè dưỡng nhan không dành cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai 5 tháng đầu.

Những người có vấn đề về tiêu hóa, cơ thể suy nhược, người bị ốm cũng không thích hợp để sử dụng chè dưỡng nhan.

Liệu trình sử dụng loại chè này là 2 ngày 1 lần. Mỗi ngày không dùng vượt quá 100ml và nên chia làm 2 lần/ngày.

Nên kết hợp chè dưỡng nhan với chế độ chăm sóc da, sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học để đạt hiệu quả cao.

6 Cách Nấu Chè Khoai Lang Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Cho Gia Đình

Chè khoai lang đã trở thành một món ăn quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam. Chè khoai lang chinh có vị ngọt tự nhiên không chỉ bởi đường mà còn bởi tinh bột trong khoai chuyển hóa thành đường phức tạo lên. Do đó, khi ăn chè khoai lang sẽ rất khó ngán hay có cảm giác ngọt lợ như các loại chè khác. Không chỉ thơm ngon, chè khoai lang còn nổi tiếng với các công dụng bổ dưỡng của mình. Và trong bài viết này chúng mình xin giới thiệu đến bạn các cách nấu chè Khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình.

Chè khoai bí đỏ

Chè khoai bí đỏ với những nguyên liệu quen thuộc, cách làm đơn giản sẽ đem lại cho bạn một món chè ngon hấp dẫn.

Nguyên liệu: (Cho 4 người)

Bí đỏ 1/4 quả (200gr)

Khoai lang tím 1 củ (200gr)

Khoai môn 1 củ (200gr)

Bột năng 12 muỗng canh

Nước cốt dừa 1 lít

Lá dứa 1 bó (5 lá)

Đường/ muối 1 ít

Dụng cụ thực hiện: Xửng hấp, tô, thớt, bếp, màng bọc thực phẩm,…

Cách làm:

Cắt khoai và bí đỏ: Bí đỏ bỏ cuống, gọt vỏ, bỏ hạt và rửa lại với nước, cắt khúc vừa ăn khoảng 1 lóng tay.Gọt vỏ khoai lang tím, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. Khoai môn gọt sạch vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch với nước rồi cắt khoai môn thành khúc vừa ăn.

Hấp chín khoai lang và bí đỏ: Cho 1 lít nước vào nồi, đặt xửng hấp vào nồi, đậy nắp lại rồi bắc nồi lên bếp, mở lửa vừa tiến hành hấp khoai khoảng 15 – 20 phút là khoai lang, khoai môn, bí đỏ chín. Bạn tắt bếp, lấy xửng khoai bí đỏ ra và để nguội bớt.

Trộn bột khoai: Cho khoai lang, bí đỏ, khoai môn vào 3 tô riêng, dùng muỗng tán nhuyễn. Lần lượt cho từ từ 4 muỗng canh bột năng vào từng tô, dùng tay trộn đều cho tới khi thành 1 khối dẻo, mịn thống nhất là được.

Cắt tạo viên chè: Dùng màng bọc thực phẩm bao quanh thớt. Lấy từng ít khoai ve dài trên mặt thớt. Tiếp đó lấy 1 thanh khoai môn, 1 thanh khoai lang, 1 thanh bí đỏ áp chặt vào nhau, ve dài trên thớt, vừa ve vừa cuốn tròn lại cho đẹp mắt. Bạn làm lần lượt tới hết khoai. Rồi dùng dao cắt viên vừa ăn khoảng 1.5 lóng tay.

Nấu chè khoai bí đỏ: Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 lít nước nấu sôi, khi nước sôi bạn thả các viên chè vào luộc khoảng 10 phút cho tới khi thấy các viên chè trong lại, nổi lên. Trong quá trình đợi viên chè chín, bạn cho 1 lít nước cốt dừa vào 1 cái nồi khác, bắc nồi lên bếp, bật bếp lửa vừa đun sôi nước cốt dừa. Sau đó bạn cho 200gr đường, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 bó lá dứa vào khuấy nhẹ cho tan đường. Khi các viên chè đã trong lại, nổi lên thì bạn vớt qua nồi cốt dừa, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm: Bạn múc chè ra chén, rắc thêm 1 ít mè rang và thưởng thức. Chè khoai bi đỏ có hương vị ngọt ngào, bùi béo. Đặc biệt, bí đỏ, khoai môn, khoai lang hòa quyện vào nhau, rất mềm dẻo và sánh mịn khi ăn rất thích miệng. Trổ tài vào bếp thực hiện chiêu đãi cả nhà nha!

Chè khoai lang ngô ngọt

Chè khoai bí đỏ

Nếu bạn muốn tìm kiếm một công thức chè thơm ngon để đánh tan cái nóng của mùa hè thì đây chắc chắn là công thức bạn đang tìm kiếm. Chè khoai lang ngô có đầy đủ vị ngọt tự nhiên từ cả ngô và khoai lang nên cần dùng rất ít đường. Hơn thế nữa, mỗi khi ăn chè kết hợp với cảm giác bở mềm của khoai lang là những hạt ngô giòn thơm chắc chắn khiến trải nghiệm ăn uống của bạn trở nên đáng nhớ hơn.

Nguyên liệu:

1 Củ khoai lang

2 Bắp ngô nếp

Đường phèn

Bột sắn dây

1 Hộp nước cốt dừa

Bước 2: Chế biến ngô nếp: Bạn cho lõi ngô vào nồi và chế thêm từ 500ml đến 1 lít nước rồi bắc lên bếp đun. Bạn đun tầm 20 phút với lửa vừa để ngọt nước rồi lấy lõi bắp ra, cho hạt ngô vào đun tiếp. Bạn lưu ý nên đun với lửa vừa hoặc nhỏ do hạt ngô khá dễ chín.

Bước 3: Chế biến khoai lang: Khi hạt ngô đã chín tới bạn cho thêm khoai lang vào rồi vặn lửa lớn. Khi nước sôi trở lại thì bạn vặn nhỏ lửa và đun liu diu tới khi khoai chín mềm. Trong lúc đun bạn cũng nên thỉnh thoảng dùng thìa khuấy đều để tránh khoai cháy ở dưới đáy nồi.

Bước 4: Hoàn thiện món chè khoai lang ngô: Khi khoai lang đã chín tới bạn cho thêm 200ml nước cốt dừa cùng một lượng đường phèn vừa ăn vào nồi chè rồi khuấy đều. Trong khoảng thời gian chờ nước sôi trở lại bạn hòa tan 50g bột sắn vào nước. Khi nước sôi bạn chế dần dần hỗn hợp nước bột sắn vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy thật đều tay để tránh tình trạng chè bị vón cục. Đun thêm 5 phút cho các nguyên liệu thấm đều vị ngọt rồi tắt bếp.

Chè khoai lang ngô ngọt

Chè khoai lang chuối

Chè khoai lang ngô ngọt

Nếu đã từng đặt chân tới vùng đất Nam bộ và được thử qua mòn chè chuối khoai lang thì chắc chắn bạn sẽ không thể quên được mùi vị độc đáo của món ăn này. Mặc dù được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc, quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam nhưng món chè lại có mùi vị vô cùng hài hòa, khó quên.

Món chè không chỉ có vị ngọt của đường mà còn có ngọt ngọt thanh tự nhiên của khoai cùng vị ngọt chua nhẹ nhàng của chuối chưng. Nghe thôi đã thấy quá hấp dẫn phải không?

5 trái chuối sứ to

3 Củ khoai lang tím hoặc vàng

50g Bột báng

150g Đường cát

1 Hộp nước cốt dừa

20g Hạt vừng trắng rang

1 Bó lá dứa to (Tầm 4-5 lá)

Dừa nạo sợi

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Chuối sứ bạn bóc vỏ và bổ đôi theo chiều dọc rồi cắt thành những miếng vừa ăn từ 1-1.5cm. Sau khi cắt thành các miếng nhỏ bạn cho vào 1 bát nước pha với 1 muỗng rượu trắng vừa để tránh tình trạng chuối bị thâm khi để ngoài trời vừa để tăng thêm hương vị cho chuối. Khoai lang bạn rửa sạch hết bùn đất bám bên ngoài rồi gọt bỏ vỏ. Bạn cắt khoai thành những miếng vuông vừa ăn rồi ngâm trong nước muối pha loãng để ra hết nhựa. Bột báng bạn cũng cho vào nước lọc ngâm khoảng 30 phút cho nở mềm rồi vớt ra để ráo nước. Lá dứa bạn rửa sạch từng lá rồi cho bó thành 1 bó lớn.

Bước 2: Chế biến chuối sứ: Chuối sau khi ngâm bạn vớt ra để ráo nước và cho vào 1 chiếc chảo trũng. Bạn cho thêm vào chảo 50g đường rồi bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi đường bắt đầu tan bạn dùng thìa đảo nhẹ chuối, tránh đường bị cháy rồi sên tới khi chuối được bọc bới 1 lớp đường vàng nâu đẹp mắt.

Bước 3: Chế biến khoai lang: Bạn cho khoai lang và lá dứa vào một nồi nước rồi bắc lên bếp đun với lửa lớn. Khi nước đã sôi bạn vặn nhỏ lửa để đun liu diu tầm 20 phút. Khi khoai đã chín tới bạn cho thêm 100g đường trắng vào và dùng thía khuấy đều cho tới khi đường tan hết.

Bước 4: Hoàn thiện món chè: Khi đường đã tan hết bạn cho thêm 200ml nước cốt dừa vào nồi chè để tăng thêm vị ngọt ngậy cho món ăn. Bạn tiếp tục cho thêm chuối đã sên tại bước 2 vào và đun tới khi nước chè sôi trở lại thì bạn cho bột báng vào và vớt lá dứa ra. Khi bột báng chín trong và nổi trên mặt nước thì bạn tắt bếp, bắc nồi xuống để nguội.

Chè khoai lang tím sương sáo

Chè khoai lang chuối

Chè khoai lang tím vẫn luôn là một món chè thơm ngon chinh phục được nhiều khẩu vị có yêu cầu cao, Món chè có vị ngọt thơm của khoai lang kết hợp hài hòa với vị ngọt ngậy của nước cốt dừa. Không những thế món chè còn có màu sắc tím nhạt khá bắt mắt làm tăng độ ngon miệng khi sử dụng món ăn.

500 g khoai lang tím

200 g bột năng

1 gói bột sương sáo đen

200 g đường

1 hộp kem béo thực vật

Sương sáo đen nấu theo hướng dẫn trên bao bì.- Cách làm khoai lang dẻo: gọt vỏ khoai lang tím rửa sạch cho vô nồi hấp chín. Khi khoai còn nóng lấy ra dùng muỗng đằm nhuyễn rồi cho khoảng 30-40 g bột năng vô trộn đều rồi nhồi thành 1 khối. Cho 100 g bột năng vào tô, đổ khoảng 70 ml nước sôi vô trộn đều rồi nhồi thành 1 khối.

Chia khoai dẻo vừa nhồi thành 2 phần, 1 phần vo viên to, phần còn lại vo viên nhỏ. Ngắt từng miếng bột năng nhỏ cán mỏng và tròn rồi cho viên khoai nhỏ vô bọc kín lại.

Nấu nước sôi cho viên khoai lớn vô luộc chín, vớt ra ngâm vô nước đá rồi vớt ra rổ để ráo.

Nấu nồi nước sôi khác cho viên bột bọc khoai lên luộc chín. Xong cũng ngâm vô nước đá rồi vớt ra rổ để ráo.

Cho 200 g đường vô nồi bật lửa cho cháy phần rìa (Để nước đường có màu nâu nâu) rồi đổ vô 1 chén nước. Nấu sôi nước đường khoảng 5 phút rồi để nguội. Ngâm khoai dẻo và trân châu voi nước đường.

Sương sáo cắt miếng vừa ăn

Mọi thứ đã xong, cho mỗi thứ một ít vô chén, cho thêm 1 ít kem béo thực vật nhất hương và vài viên đá là thưởng thức được rồi.

Chè khoai lang đậu xanh cốt dừa

Chè khoai lang tím sương sáo

Khoai lang là loại thực phẩm được dử dụng nhiều để chế biến nhiều món ăn đa dạng, đặc biệt là có thể kể đến những món chè, tuy dẫn dã nhưng rất thơm ngon.

Nguyên liệu: (Cho 5 người)

Khoai lang 500 gr

Đậu xanh 400 gr

Nước cốt dừa 300 ml

Nước cốt dừa dão 500 ml

Lá dứa 3 lá

Bột báng 200 gr

Đường 200 gr

Muối 1 ít

Sơ chế khoai lang: Khoai lang bạn bào sạch vỏ bằng dao bào, sau đó cắt hình vuông ngâm vào nước muối pha loãng cho sạch nhựa, sau đó vớt ra để ráo.

Vo sạch đậu xanh: Đậu xanh bạn ngâm nước lấy sạch những hạt lép hạt sâu, sau đó vo vài lần với nước cho sạch bụi bẩn.

Nấu đậu xanh khoai lang: Đậu xanh cho vào nồi thêm ít nước nấu khoảng 20 – 25 phút trên lửa vừa, đến khi đậu xanh vừa chín tới, rồi bạn cho đậu xanh ra rổ bỏ hết nước luộc đậu. Tiếp theo, bạn cho đậu xanh vào nồi thêm 500ml nước dão dừa, khoai lang đã sơ chế, 3 lá dứa cuối cùng là 500ml nước vào nấu khoảng 10 – 15 phút cho khoai chín.

Thành phẩm: Cho chè khoai lang đậu xanh nước cốt dừa ra tô và thưởng thức nào. Màu chè xanh xanh vàng vàng thật đẹp mắt, khoai lang chín mềm ngọt lịm, đậu xanh bùi bùi, nước chè ngọt thanh béo béo của nước cốt dừa. Món chè này chắc chắn sẽ làm cả nhà mình xuýt xoa khen nha!

Chè khoai lang đậu xanh cốt dừa

Chè Khoai Dẻo

Phần khoai

100 g khoai lang ruột tím

100 g khoai lang ruột vàng

100 g khoai lang ruột trắng

150 g bột năng

Sữa/nước nếu cần

Phần nước cốt dừa:

170 ml nước cốt dừa

120 g đường

20 g bột năng

600 ml nước

Phần topping: Mè rang

Bước 1: Làm phần khoai lang dẻo: Khoai lang rửa sạch, cắt khoanh rồi đem hấp chín. Khoai chín thì bóc vỏ rồi đem giã nhuyễn. Với mỗi loại khoai, bạn cho 50 g bột năng vào và nhồi kỹ để thu được khối bột khoai dẻo mịn. Bạn vo bột thành từng viên khoai có hình tròn nhỏ. Bạn đem các viên khoai đi luộc chín rồi vớt vào âu nước đá.

Bước 2: Làm phần nước cốt dừa: Đun nước cốt dừa nấu với nước và đường. Khi hỗn hợp sôi thì bạn cho 20 g bột năng đã hòa tan với nước vào và khuấy đều cho đến khi thấy hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại. Khi nước cốt dừa sôi lại thì bạn cho các viên khoai vào và nấu sôi trở lại một lần nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành: Chè nguội thì bạn múc chè ra chén, thêm đá, rắc ít mè vàng lên cho thơm và thưởng thức.

Đăng bởi: Quốc Hưng

Từ khoá: 6 cách nấu chè Khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình

4 Cách Nấu Chè Trôi Nước Thơm Ngon Đúng Vị Cho Ngày Rằm Tháng Giêng

Chè trôi nước không chỉ là một món ăn có vị thanh mát, ngon miệng mà còn là nét đặc trưng trong ẩm thực truyền thống người Việt.

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày rất quan trọng. Vào ngày này, nhà nhà sẽ làm một mâm cỗ mặn hoặc chay để cúng gia tiên. Qua đó thể hiện lòng thành kính, cầu mong may mắn, phát tài trong năm. Đặc biệt hơn, món ăn không thể thiếu rằm tháng Giêng chính là chè trôi nước (bánh trôi nước).

Chè trôi nước truyền thống

Miếng bột nếp dẻo dai, thấm nước đường gừng thơm và ngọt lịm, càng ăn càng mê mẩn. Món chè trôi nước dù giản dị nhưng vẫn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tất cả mọi người.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước :

500gr bột nếp

200gr đậu xanh không vỏ

1 củ gừng

300gr đường thốt nốt

50gr mè trắng

150gr đường thốt nốt

Cách nấu chè trôi nước truyền thống: 

Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi xắt sợi. Mè trắng cho vào chảo, rang vàng. Đậu xanh ngâm nước nóng khoảng 1 giờ cho nở rồi vo sạch, nấu chín như nấu cơm. Đậu chín thì cho 70gr đường trắng vào đậu, đánh, nghiền cho đậu nhuyễn và đường tan hết. Vo viên đậu xanh thành những viên nhỏ vừa ăn. Cho nước ấm vào bột nếp từ từ vào tô, vừa cho nước vừa nhào bột cho đến khi thấy bột mịn, không dính tay là đạt. Dùng màng nilon bọc kín bột, ủ trong khoảng 30 phút. Lấy một miếng bột nếp lớn gấp đôi viên đậu xanh, vo tròn rồi cán dẹt. Cho viên đậu xanh vào giữa rồi gói bột kín lại. Nấu sôi 1 lít nước. Cho các viên trôi nước vào, nấu đến khi viên trôi nước nổi lên là được. Vớt viên trôi nước ra, xả qua nước lạnh rồi để ráo. Cho 50gr đường trắng vào nồi cùng với gừng xắt sợi, xào cho đến khi đường tan chuyển màu hơi vàng, cách này giúp gừng dậy mùi thơm hơn. Thấy đường ngả vàng hơi sậm thì đổ 500ml nước lọc vô nồi. Cho đường thốt nốt vào cùng, nấu cho đường tan và sôi hẳn. Nước đường sôi thì cho các viên trôi nước vào. Nấu sôi nhẹ khoảng 5 phút cho viên trôi nước thấm đường thì tắt bếp. Cho nước cốt dừa vào nồi cùng với 30gr đường trắng và 1 muỗng canh bột năng. Nấu cho nước cốt dừa sôi liu riu thì tắt bếp. Cho chè trôi nước ra chén. Chan nước cốt dừa, rắc mè trắng nữa là hoàn tất. Dùng nóng.

Chè trôi nước bột báng lá dứa

Chè trôi nước được nấu từ bột báng, lớp bánh mỏng, thơm vị lá dứa đặc trưng, bùi bùi của đậu xanh, beo béo của nước cốt dừa. Màu sắc món ăn cũng rất kích thích vị giác đấy.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước bột báng lá dứa:

200gr đậu xanh không vỏ

200gr bột báng

6 muỗng canh đường trắng

1 muỗng canh bột năng

10 lá dứa

200ml nước cốt dừa

1 muỗng canh mè trắng

Cách nấu chè trôi nước bột báng lá dứa: 

Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 100ml nước lọc rồi lọc qua rây lấy nước. Ngâm bột báng vào trong nước lá dứa khoảng 5 tiếng đồng hồ, vớt ra để thật ráo. Đậu xanh đãi sạch, ngâm nước cho nở. Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi nấu chín. Sau đó, cho 2 muỗng canh đường trắng vào, đun lửa nhỏ và tán đều cho đậu nhuyễn mịn và hơi ráo nước. Nắn đậu thành những viên tròn nhỏ bằng trứng cút. Nhào bột báng đã ngâm với 1 muỗng canh bột năng. Múc ra một 1 canh bột vừa nhào nặn thành lớp vỏ bọc lấy nhân đậu xanh. Cho vào nồi 4 muỗng canh đường, 4 chén nước lọc, đun sôi. Thả những viên trôi nước vào, tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ thêm 20 phút, nước trong nồi còn lại 1/3 là được. Múc chè trôi nước ra chén, cho nước cốt dừa vừa ăn, rắc thêm mè trắng rang là có thể thưởng thức.

Chè trôi nước trà xanh

Vị mềm, dẻo của chè kết hợp cùng các nguyên liệu bột matcha, khoai lang… và mùi thơm thoang thoảng của mè trắng khiến cho món ăn có nét lôi cuốn, hấp dẫn riêng.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước trà xanh:

250gr bột nếp

2 củ khoai lang

3gr bột matcha

100gr đường trắng

20gr bột mì

3 muỗng canh mè trắng

100ml nước cốt dừa

Cách nấu chè trôi nước trà xanh:

Khoai lang rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào xửng hấp, hấp chín. Sau đó, bóc vỏ, xay nhuyễn khoai lang. Nếu không có máy xay, có thể nghiền nhuyễn khoai lang cũng được. Tiếp theo, cho bột matcha vào cùng. Cho 20gr đường trắng vào với khoai lang, xay tiếp cho đến khi tất cả đều, mịn. Vo hỗn hợp thành những viên tròn, nhỏ. Phần bột bánh thì trộn đều bột mì, bột nếp với khoảng 1 chén nước sôi, nhào bột thành một hỗn hợp đồng nhất. Chia bột thành từng phần bằng nhau, cán mỏng, cho nhân vào giữa. Vo lại sao cho thật tròn. Đun sôi nồi nước, cho viên bột vào luộc. Khi thấy viên bột nổi lên là đã chín. Cuối cùng, vớt viên bột ra, ngâm trong tô nước lọc khoảng 2 phút. Mè trắng rang qua cho thơm. Đun sôi nước cốt dừa cùng 250ml nước và 80gr đường trắng còn lại với nhau. Cho từng viên bột ra chén, chan nước cốt dừa đã nấu và rắc mè trắng lên trên là món chè trôi nước trà xanh đã hoàn thành.

Chè trôi nước nhân đậu đỏ

Với cách làm tương tự như chè trôi nước truyền thống, nhưng bạn chỉ cần biết tấu nó thành nhân đậu đỏ bùi bùi, ngon miệng rất lạ. Đừng quên cho gừng, nước cốt dừa vào để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ:

300gr bột nếp

150gr đậu đỏ

70gr đường nâu

30gr đường trắng

1 củ gừng

120ml nước cốt dừa

15gr dừa nạo

Cách nấu chè trôi nước đậu đỏ:

Chuẩn bị nhân đậu đỏ: Đậu đỏ luộc chín rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn cùng với dừa nạo sấy và đường trắng, trộn thật đều. Cho bột nếp vào tô lớn, đổ từ từ nước ấm thành một khối dẻo mịn. Cắt bột thành từng phần bằng nhau rồi vo tròn. Đè dẹt từng viên bột tròn và cho nhân đậu vào giữa bột sau đó cẩn thận viên tròn bột lại, nắn đều để đảm bảo nhân khi bị trôi ra ngoài. Tương tự làm cho đến khi hết bột. Cho gừng cắt lát cùng đường nâu và 500ml nước bắc lên bếp, khi hỗn hợp sôi đều thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi hỗn hợp chuyển màu cánh gián đẹp mắt thì tắt lửa. Luộc viên trôi nước bằng nồi khác đến chín, vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra để các viên bột không bị dính nhau. Múc nước chè vào chén, thêm viên trôi nước vào và thưởng thức.

Món chè không quá khó để thực hiện, chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn trên là có ngay một món ăn ngon để cúng trong ngày rằm.

Tổng hợp những món chè ngọt ngào, ăn là ghiền

Cobe Lilom

Đăng bởi: Thơm Vũ

Từ khoá: 4 Cách Nấu Chè Trôi Nước Thơm Ngon Đúng Vị Cho Ngày Rằm Tháng Giêng

Tổng Hợp 3 Cách Nấu Chè Thập Cẩm Ngon Miệng, Hấp Dẫn Chuẩn Vị 3 Miền

1. Chè thập cẩm miền Bắc

Nguyên liệu món chè thập cẩm miền Bắc

– 200gr đậu đỏ

– 2 củ vừa khoai lang

– 1/4 củ khoai môn

– 200gr bột báng

– 100ml nước cốt dừa

– Đường (khoảng 200gr)

– Vài cái lá dứa (nếu có)

– 1 vài ống vani

Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đậu đỏ đãi sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 5-6 tiếng để đậu được nở mềm, dễ nấu hơn.

– Bột báng rửa sạch, ngâm trong 30 phút trước khi nấu.

– Khoai lang, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vuông vừa ăn, ngâm với nước muối loãng cho tới khi hết mủ nhựa và không bi thâm. Sau đó, rửa lại khoai một lần nữa.

– Lá dứa rửa sạch, bó lại.

Bước 2: Nấu bột báng

– Cho bột báng cùng ít nước vào nồi luộc trong 15-20 phút cho đến khi chuyển sang màu trắng trong suốt cho chín. Trong lúc đó bạn nhớ đảo đều để bột không dính vào đáy nồi, bị cháy.

– Vớt bột báng đã chín ra rổ, thả ngay vào tô nước lạnh, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng, đợi 10 phút thì vớt ra.

Bước 3: Nấu chè đậu đỏ

– Vớt đậu đỏ ra khỏi chậu ngâm cho vào nồi, đổ xâm xấp mặt đậu rồi đem đi đun đến khi chín mềm. Sau đó, nêm đường và vani vào cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 4: Nấu chè khoai môn, khoai lang

– Để tiếp tục cách nấu chè thập cẩm, bạn cho khoai lang và khoai môn và lá dứa vào nồi nước đun cho tới khi khoai chín mềm, nêm đường vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn lưu ý nên chỉ đun khoảng 10-15 phút là được.

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành chè thập cẩm kiểu miền Bắc rồi. Để thưởng thức bạn cho lần lượt các thành phần đậu đỏ, khoai, bột báng vào cốc, cho thêm đá bào vào, rắc dừa tươi nạo sợi, nước cốt dừa là có thể bắt đầu cảm nhận hương vị hòa quyện của thành phẩm rồi.

2. Chè thập cẩm kiểu miền Trung

Nguyên liệu món chè thập cẩm

– 100gr đậu đỏ

– 50 gr đậu phộng (lạc)

– 100gr đậu xanh

– 100gr bột nếp

– 100gr bột năng

– 1 quả dừa tươi

– 100ml nước cốt dừa

– 200ml sữa tươi

– Đường cát trắng

– 3-4 lá dứa

Cách nấu chè thập cẩm kiểu miền Trung

Bước 1: Vo sạch đậu đỏ, vớt bỏ hạt lép, sâu mọt rồi ngâm nước khoảng 2 giờ. Cho đậu vào ninh cho chín nhừ nhưng không nát, nêm đường đủ ngọt.

Bước 2: Vo sạch đậu xanh, đãi bỏ hạt lép mọt, cũng đem ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi đem đi hấp chín, dùng thìa tán mịn đậu rồi vo tròn thành viên cỡ viên bi, để ra tô riêng.

Bước 3: Rang chín đậu phộng, xát vỏ, giã sơ hoặc để nguyên tùy ý.

Bước 4: Bột nếp và bột năng nhồi với nước vừa phải sao cho nhuyễn mịn, không cho nhiều nước sẽ làm bột bị nhão. Vo tròn thành những viên cỡ viên bi rồi đem luộc chín, khi chín thì ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút mới vớt lên, để ráo. Như vậy bạn đã hoàn thành trân châu trắng cơ bản rồi.

Bước 5: Để tiếp tục cách nấu chè thập cẩm miền Trung, bạn đem lá dứa đi xay hoặc giã để lọc lấy nước cốt

Bước 6: Dừa lấy nước, phần cùi nạo sợi; cho hỗn hợp nước dừa, cốt lá dứa và sữa tươi vào nồi đun sôi, nêm đường vừa đủ, xong để riêng.

Đến đây bạn đã hoàn thành món chè thập cẩm miền Trung rồi. Để thưởng thức bạn cho ít đá bào vào ly, múc đậu đỏ, đậu xanh, trân châu, chan 1 thìa canh nước sữa lá dứa và 1/2 thìa canh nước cốt dừa vào là có thể bắt đầu ăn rồi. Để chè thập cẩm miền Trung ngon hơn, bạn có thể cho thêm lạc rang và dừa sợi đã chuẩn bị lên trên cùng.

3. Cách nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam

Nguyên liệu món chè thập cẩm kiểu miền Nam

– 100gr đậu đỏ

– 30gr bắp ngọt tươi

– 2 quả chuối chín

– 100gr cốm khô

– 50gr bột báng

– 100gr bột mì

– 100gr bột năng

– 50gr bột thạch rau câu

– 400ml nước cốt dừa

– 200gr đường

Cách nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Đậu đỏ đãi bỏ hạt lép, sâu mọt, rồi ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước mềm.

– Bắp tách lấy hạt, rửa sạch rồi vẩy cho ráo nước.

– Cốm ngâm khoảng 10 phút cho nở ra rồi để ra rổ, ráo nước.

– Bột báng rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút, vớt ra rổ cho ráo nước.

– Trộn đều bột mì và 1/2 bột năng đã chuẩn bị. Chế nước vào nhào nhuyễn rồi vo thành viên nhỏ như viên bi làm trân châu.

Bước 2: Nấu chè

– Nấu chè đậu đỏ: Ninh nhừ đậu đỏ, nêm vào 1 thìa café đường, để nước sôi rồi tắt bếp để riêng.

– Nấu chè bắp: Tiếp tục thực hiện cách nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam, bạn hòa sẵn 20gr bột năng còn lại với ít nước, cho bắp ngọt vào nồi nước đun sôi, sau đó cho bắp chín vào đổ bột năng và thêm 2 thìa café đường khuấy đều. Nấu cho chè bắp sánh lại, trong lại thì cho 50ml nước cốt dừa vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

– Nấu chè cốm: Đối với cốm, bạn nấu chè cốm tương tự như cách nấu chè bắp ngọt.

– Nấu chè chuối: Chuối đun sôi với lượng nước vừa phải, cho bột năng, bột báng vào đun sôi, thỉnh thoảng khuấy nhẹ để bột báng không dính vào nồi mà chuối không nát. Cuối cùng bạn chỉ cần cho nước cốt dừa với 2 thìa café đường vào đun sôi trở lại thì tắt bếp.

– Những viên trân châu bạn bắc một nồi nước đun sôi thì thả vào luộc chín (nổi lên mặt nước). Khi đó bạn vớt ra ngâm trong nước lạnh cho trân châu không dính. Một lúc sau thì vớt ra, để ráo nước.

– Làm thạch rau câu với tỉ lệ: Để cách nấu chè thập cẩm hoàn thiện, tiếp theo bạn hãy cho rau câu, đường và 300ml nước khuấy đều, đun sôi rồi đổ vào tô đợi nguội. Bạn cho thạch vào khuôn hoặc chén nhỏ để thạch có hình thù đẹp mắt, có thể dùng nước cốt dừa, nước cốt củ dền, để tạo màu cho thạch. Thạch nguội bạn bỏ thạch vào ngăn mát tủ lạnh.

– Nấu bột báng: Bắc 1 nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó thả bột báng vào. Khi bột báng chuyển sang màu trắng trong, ăn thấy dẻo dẻo, mềm mềm là có thể tắt lửa. Bạn có thể cho thêm đường vào để tạo độ ngọt.

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành món chè thập cẩm miền Nam rồi. Để thưởng thức bạn cho lần lượt các thành phần đã chuẩn bị vào cốc, cho nước cốt dừa, dừa nạo sợi hoặc dừa khô, thêm chút đá bào lên trên, trộn đều lên là có thể ăn được.

tổng hợp

Đăng bởi: Đỗ Thị Thu Hà

Từ khoá: Tổng hợp 3 cách nấu chè thập cẩm ngon miệng, hấp dẫn chuẩn vị 3 miền

3 Cách Làm Chè Đỗ Xanh Ngon Đơn Giản Tại Nhà

1. Chè đỗ xanh nước cốt dừa

Nguyên liệu cho cách làm chè đỗ xanh ngon

300g đỗ xanh bóc vỏ

100g đường kính

3 thìa cà phê bột sắn

200ml nước cốt dừa

Một ít muối

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rửa đỗ xanh để loại bỏ bụi bẩn, nhặt bỏ những hạt bị hỏng, sâu mọt rồi ngâm nước  trong khoảng 2 tiếng cho hạt đỗ nở mềm, nhanh chín.

Bước 2: Nấu đỗ

– Rửa sạch lại đỗ xanh 1 lần nữa rồi vớt ra để ráo

– Đổ nước ngập trên hạt đậu 1cm và cho thêm vào một chút muối cho đậm đà, đun trong khoảng 20 phút. Trong quá trình nấu vớt bỏ bọt ra ngoài.

– Sau 20 phút cho thêm khoảng 500ml nước, vặn lửa nhỏ, nấu khoảng 15 phút nữa để chè có màu đẹp, mềm và ngon hơn.

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 3: Nấu chè

– Sau khi nồi đậu đã sôi, chín mềm, cho 100g đường vào nồi, tùy chỉnh độ ngọt của chè vừa với khẩu vị.

– Hòa tan bột sắn dây với nước, sau đó đổ từ từ nước sắn dây vào nồi chè đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy đều để bột sắn không bị vón cục, đến khi chè sánh lại bột sắn dây trắng trong thì tắt bếp

Bước 4: Nấu nước cốt dừa

Cho nước cốt dừa với nước sắn dây hòa tan và đường vào nồi, đun cho đến khi hỗn hợp hơi sánh lại, thì cho thêm vào 1 ống vani vào khuấy đều và tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Múc đậu xanh ra chén nhỏ, thêm nước cốt dừa lên trên và thưởng thức. Chè đậu xanh ăn ngon hơn nếu cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm chè đỗ xanh ngon

2. Chè đỗ xanh nha đam

Nguyên liệu cho cách làm chè đỗ xanh ngon

500g nha đam (1 lá)

250g đậu xanh bóc vỏ

100g bột sắn dây hoặc bột năng

500ml nước

1 quả chanh

Đường, dầu chuối

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Nha đam gọt sạch vỏ xanh rồi ngâm với nước muối 15p cho bớt đắng, sau đó sửa sạch lại với nước, vớt ra để ráo, rồi ướp với 100g đường cát trắng.

– Đậu xanh rửa sạch với nước, nhạt bỏ hạt hỏng, sâu mọt, sau đó ngâm khoảng 2 -3 tiếng cho hạt nở, nhanh chín, rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Nấu chè đỗ xanh

– Cho nước ngập đỗ xanh rồi đun đến khi chín nhừ, cho thêm đường tùy theo khẩu vị.

– Hòa tan bột sắn dây với một chút nước, đổ từ từ vào nồi rồi khuấy đều tay để bột sắn không bị vón cục.

– Cho phần nha đam đã ngâm đường vào nồi đậu xanh, nấu khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 3:  Hoàn thành và thưởng thức

Múc chè đậu xanh nha đam vào bát, để nguội thêm dừa nạo sợi hoặc dừa khô và thưởng thức.

3. Chè đỗ xanh cốm

Nguyên liệu cho cách làm chè đỗ xanh ngon

Đậu xanh không vỏ: 100g

Cốm khô: 100g

Nước: 3 bát con

Đường 150g

Muỗi: 1 thìa cà phê

Bột năng: 1,5 thìa cà phê

Nước cốt dừa: 0,5 lít.

Vani: 1 ống

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 1: Nấu đỗ

– Cho đỗ xanh cùng 3 bát nước vào nồi và đun sôi.

– Trong lúc nấu vớt bỏ bọt thường xuyên, cho 1 thìa cà phê muối vào cho đậm đà, khuấy đều tay và giảm lửa đến khi đỗ xanh sánh mịn.

Bước 2: Nấu chè

– Khi đậu xanh chín mềm thì hòa tan 1,5 thìa cà phê bột năng và 3 thìa cà phê nước, đổ từ từ vào nồi đậu xanh, khuấy đều.

– Cho 100g cốm khô + 150g đường cát vào nồi đậu xanh, khuấy đều rồi đợi khoảng 15 phút cho cốm nở mềm, nồi chè sánh mịn, trắng trong thì tắt bếp.

Cách làm chè đỗ xanh ngon

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Cho một chút vani vào nồi khuấy đều để tăng thêm hương vị cho món chè đỗ xanh cốm. Múc chè ra chén nhỏ, cho thêm ít nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

Video hướng dẫn cách làm chè đỗ xanh ngon, thanh mát:

Thông tin cách làm chè đỗ xanh ngon

Thời gian chuẩn bị 10M

Thời gian nấu : 30M

Tổng thời gian : 40M

Số lượng người ăn : 4

Món ăn dành cho bữa : sáng, trưa, chiều

Nguồn gốc xuất xứ món ăn: Việt Nam

Tổng calories món ăn : 300 calories

Một số lưu ý khi nấu chè đậu xanh

Đăng bởi: Nguyễn Bình Nguyên

Từ khoá: 3 Cách làm chè đỗ xanh ngon đơn giản tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Bắp (Chè Ngô) Miền Nam Thơm Ngon Tại Nhà trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!