Bạn đang xem bài viết Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp Đơn Giản, Giàu Ý Nghĩa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Mâm ngũ quả lễ Tết Trung thu bao gồm những loại quả nào? 1.1. Cách bày mâm ngũ quả trung thu miền BắcCách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp kiểu truyền thống ở miền Bắc thường bao gồm 5 loại quả cơ bản: đào, chuối, hồng, quýt. Khi bày mâm ngũ quả, nải chuối thường được đặt ở dưới cùng mang hàm ý sự che chở của đất trời dành cho con người.
Giữa nải chuối là bưởi hoặc phật thủ. Các loại quả chín đỏ là hồng, đào, quýt thường được đặt xung quanh. Những nơi khuyết thường được đặt quýt vàng, táo xanh hoặc các loại quả màu đỏ.
Hiện nay nhiều gia đình chọn nhiều loại quả khác nhau với mong muốn gia đình luôn sung túc, no ấm. Vì thế, mâm ngũ quả ở miền Bắc hiện nay có thêm lê, táo, cam, thanh long, măng cụt,…
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc truyền thống. Ảnh: Internet
1.2. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp của miền TrungMâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc truyền thống. Ảnh: Internet
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên khá ít hoa quả. Người miền Trung không quá quan trọng hình thức mâm ngũ quả, họ thường có gì cúng đó miễn sao thể hiện lòng thành với tổ tiên.
Miền Trung ảnh hưởng giao thoa văn hóa 2 miền Nam – Bắc. Thế nên, mâm ngũ quả thường phong phú với: mãng cầu, chuối, xoài, đu đủ, dừa, sung,…
Mâm ngũ quả trung thu miền Trung là sự kết hợp các loại quả của 2 miền Nam- Bắc. Ảnh: Internet
1.3. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp kiểu miền NamNgười miền Nam cầu kỳ hơn trong việc lựa chọn hoa quả bày biện mâm ngũ quả. Khác với người miền Bắc, người miền Nam thường không chọn chuối làm loại quả chính. Người miền Nam thường chọn các loại quả trang trí mâm ngũ quả gồm: dừa, mãng cầu, xoài, sung, đu đủ.
Phần chân đế thường trang trí thêm 3 trái thơm biểu hiện sự vững vàng. Ngoài ra, cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh cũng rất được ưa chuộng.
Ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán hay tết trung thu ở miền Nam đều có các loại quả: dừa, mãng cầu, xoài, sung, đu đủ,… Ảnh: Internet
2. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp phong cách hiện đạiBên cạnh những loại quả và cách trang trí truyền thống, bạn có thể học cách bày mâm ngũ quả ngày Tết trung thu đẹp theo theo cách trang trí hiện đại sinh động, phá cách.
2.1. Cách tạo hình cá từ thanh long
Chuẩn bị: Thanh long ruột trắng, hạt nhãn, vỏ bưởi.
Cá thanh long trang trí mâm ngũ quả thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Internet
2.2. Cách tạo hình chậu hoa từ dứa bày mâm ngũ quả trung thu đẹp
Chuẩn bị: Một quả dứa chín, tăm, miếng dưa hấu.
Cách làm: Dứa đem bổ ngang, cắt tỉa 1 nửa tạo hình bông hoa. Thực hiện tương tự với các bông hoa bằng dưa hấu. Dùng tăm cắm vào nửa quả dứa còn lại là đã tạo thành châu hoa dứa với nhiều màu sắc bắt mắt.
Chậu hoa dứa bắt mắt khiến các bé mê tít. Ảnh: Internet
2.3. Làm chú công trang trí mâm cỗ Trung thu
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 1 quả dứa chưa gọt vỏ, 1 quả bí dài, 8 quả ớt dài, 10 quả ớt đỏ, cây xốp cắm hoa, 2 hạt nhãn, 1 miếng cà rốt.
Cách thực hiện: Bí cắt lấy phần ngon gắn với phần dưới quả dứa chín. Bạn có thể dùng tăm nhọn gắn cho chặt. Dùng tăm nhọn gắn các trái ớt to vào 2 bên thân công, những quả nhỏ gắn ở dưới cổ giúp cổ công được đầy đặn và bắt mắt. Cà rốt gọt miếng nhọn dùng làm miệng công, 2 hạt nhãn dùng làm mắt công. Thực hiện uốn cong xốp thành các nhánh nhỏ, gắn mào công là đã hoàn thiện.
Tạo hình chú công từ ớt, bí dài, cà rốt, hạt nhãn,… Ảnh: Internet
2.4. Cách tạo hình chú thỏ từ quả bưởi bày mâm ngũ quả trung thu đẹp
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả bưởi, 6 tăm nhọn, dao tỉa, 2 hạt nhãn.
Cách thực hiện: Bạn dùng bút vẽ mắt, miệng thỏ lên vỏ bưởi, dùng dao tỉa theo hình đã vẽ. Tỉa sao cho phần vỏ xanh hoặc vàng của vỏ bưởi lộ ra lớp cùi trắng là được. Phần miệng thỏ, thực hiện tỉa một hình chữ nhật, khoét đường ở phần giữa tạo thành 2 chiếc răng cửa. Phần vỏ bưởi vừa cắt ra, bạn sử dụng làm tai thỏ. Gắn 2 hạt nhãn vào phần mắt cùng 6 tăm làm râu thỏ.
Tạo hình thỏ bằng vỏ bưởi sinh động cho mâm ngũ quả bắt mắt. Ảnh: Internet
3. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt kiểu truyền thốngVì là mâm ngũ quả nên bạn hãy sử dụng 5 loại quả khác nhau cúng ngày trung thu. Bạn có thể dùng 5 loại quả khác nhau theo sở thích, theo từng vùng miền hoặc theo mùa. Các loại quả cơ bản nên có trên mâm ngũ quả trung thu gồm: bưởi, na dai, hồng đỏ, cam, dưa hấu, ổi,… Trong đó, bưởi là loại quả phổ biến nhất ở bất cứ nơi đâu.
Mỗi loại quả khác nhau sẽ mang những ý nghĩa riêng. Qủa hồng mang ý nghĩa niềm hy vọng mới. Trong khi đó, trái na mang ý nghĩa tài lộc, lựu tượng trưng cho sự sinh sôi trong khi bưởi báo hiệu điều tốt lành,…Về cơ bản, mâm ngũ quả trung thu có những loại quả tương đối giống với mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán tại các vùng miền. Tuy nhiên, mâm ngủ quả hiện nay được cải tiến đa dạng cho phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ nhỏ.
Mâm ngũ quả hiện nay có nhiều sự cải tiến đa dạng hơn. Ảnh: Internet
4. Những điều cần lưu ý trang trí mâm ngũ quả lễ Trung thu đẹp, để được lâu
Để có mâm ngũ quả đẹp mắt, bạn cần chú ý bày hoa quả, bánh trái để làm sao bố trí màu sắc sao cho đan xen hài hòa. Khi xếp mâm ngũ quả, lưu ý cho quả cứng hơn đặt phần dưới. Đồng thời, chọn những quả mềm dễ vỡ đặt lên trên. Bạn cũng có thể dùng băng dính để cố định các loại quả phía dưới, xếp các quả khác lên trên.
Để có mâm ngũ quả đẹp mắt, bạn có thể thực hiện cắt tỉa những hình thù đẹp từ những loại quả quen thuộc. Chúng giúp mâm cỗ Tết trung thu của gia đình thêm sinh động và sáng tạo.
Phạm Dịu
9 Bài Thuyết Trình Mâm Cỗ Trung Thu Hay Và Ý Nghĩa Nhất
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Biết ơn”
Mâm quả của chi đội 8 mang ý nghĩa với Bánh trung thu tượng trưng cho trời, các loại trái cây tượng trưng cho đất như bưởi, Nho, Cam, táo, Chuối. Cầu mong cho đất nước có một năm mưa thuận gió hòa, người người hưởng ấm no hạnh phúc và phù trợ cho tất cả các bạn luôn học giỏi chăm ngoan, thể hiện lòng kính trọng, hiếu thảo và ước mong những điều tốt đẹp đến với mọi gia đình.
Mâm ngũ quả trên chi đội 8 muốn nói về công ơn trời biển của thầy cô đã dìu dắt chúng em qua những năm tháng gian lao vất vả. Cũng ở đó chi đội 8 đã được học biết bao điều tốt đẹp mà ông bà, cha mẹ đã dạy dỗ.
Ngày trung thu la ngày để chúng em tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ với thầy cô giáo. Đối với chi đội 8 thì các bạn không thể quên được công việc lau dọn trường lớp bàn ghế sạch sẽ và bày biện hoa quả cho thật đẹp mắt. Đó cũng là một cách để tỏ lòng biết ơn với thầy cô và cha mẹ người đã sinh ra mình. Vì nhìn những bông sen tết bằng trái cây trông rất đẹp và thuần khiết nó sẽ làm cho ngày Tết Trung Thu thêm sinh động và ý nghĩa thiêng liêng.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Gia đình”Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Biết ơn”
Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa Ban giám khảo
Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!
Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Đây quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Đây quả dứa tượng trưng cho cây đa, đây trái ớt bé bỏng là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho hình ảnh người cha, người luôn cố gắng để gia đình có một cuộc sống ấm no, sung túc. Đây dưa hấu được cắt tỉa khéo léo thành bông hoa đẹp rực rỡ. Dưa hấu tượng trưng cho người mẹ dịu hiền, đảm đang. Các loại hoa, quả còn lại tượng trưng cho các con trong đại gia đình. Quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen ở giữa mâm cỗ tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình.
Bên cạnh đó mâm cỗ trung thu còn có bánh dẻo, bánh nướng được nghệ nhân làm theo hình những chú cá. Bánh Trung thu còn tượng trưng cho các bạn tung tăng ngắm trăng.
Mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Gia đình”
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Nhớ ơn cha mẹ, thầy cô”Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Gia đình”
Thay mặt cho các bạn chi đội XX em rất vinh dự được trình bày phần mâm cỗ của chi đội.
Mâm quả của chi đội XX mang ý nghĩa với Bánh trung thu tượng trưng cho trời, các loại trái cây tượng trưng cho đất như bưởi, nho, cam, táo, chuối. Cầu mong cho đất nước có một năm mưa thuận gió hòa, người người hưởng ấm no hạnh phúc và phù trợ cho tất cả các bạn luôn học giỏi chăm ngoan, thể hiện lòng kính trọng, hiếu thảo và ước mong những điều tốt đẹp đến với mọi gia đình.
Mâm ngũ quả trên chi đội XX muốn nói về công ơn trời biển của thầy cô đã dìu dắt chúng em qua những năm tháng gian lao vất vả. Cũng ở đó chi đội đã được học biết bao điều tốt đẹp mà ông bà, cha mẹ đã dạy dỗ. Ngày trung thu là ngày để chúng em tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ với thầy cô giáo. Đối với chi đội XX thì các bạn không thể quên được công việc lau dọn trường lớp bàn ghế sạch sẽ và bày biện hoa quả cho thật đẹp mắt. Đó cũng là một cách để tỏ lòng biết ơn với thầy cô và cha mẹ người đã sinh ra mình. Vì nhìn những bông sen tết bằng trái cây trông rất đẹp và thuần khiết nó sẽ làm cho ngày Tết Trung Thu thêm sinh động và ý nghĩa thiêng liêng.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ”Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Nhớ ơn cha mẹ, thầy cô”
Chúng em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng đến ngắm nhìn mâm cỗ của khối tiểu học chúng em.
Thu đã về trong cái háo hức của chúng em chờ tới ngày trung thu, thu về trong niềm vui đoàn viên với mâm cỗ trông trăng mang đầy ý nghĩa và kỉ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Từ trên cao ông trăng tròn sáng tỏ như đang mỉm cười chia vui với mâm cỗ của chúng em với mâm ngũ quả được chăm chút đủ sắc hương. Nải chuối chín vàng no đủ, hồng đỏ mang hi vọng, trái dứa mang ước nguyện nảy nở, sinh sôi. Lựu ngọt ngào, may mắn và đặc biệt không thể thiếu trái bưởi mát lành. Bên cạnh đó không thể thiếu được là các loại bánh nướng bánh dẻo truyền thống ngọt ngào như tình yêu thương của tất cả mọi người dành cho tuổi thơ của chúng em. Trang trọng phía trên mâm cỗ là hình ảnh bác hồ kính yêu đang mỉm cười như muốn gởi gắm biết bao tình yêu thương cho các cháu thiếu niên nhi đồng, bên cạnh là các món đồ chơi dân gian thể hiện ý thức đề cao truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam cởi mở, nhân hậu, mến khách.
Mâm cỗ đã được tay mẹ, tay cô khéo léo bày biện thể hiện tình thương yêu vô bờ bến đối với chúng em. Vì thế, tình cảm thầy trò, tình yêu gia đình lại càng khăng khít gắn bó mỗi dịp thu về. Chúng em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với tất cả tình cảm của cha mẹ thầy cô đã dành cho chúng em.
Cuối cùng cho phép em được thay mặt các bạn học sinh kính chúc các các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và có một tết trung thu vui vẻ, đầy ý nghĩa. Em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng ở lại phá cỗ chung vui với chúng em.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Hồn Việt”Đây: Một Khuê Văn Các được dựng nên từ sản phẩm của bột gạo, bột ngô, những tinh tuý của đồng đất quê hương cùng biết bao khát vọng vươn tới tương lai bằng việc rèn đức luyện tài với tư tưởng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Cũng như xưa kia cha ông ta đã gửi gắm mong ước đó qua hình tượng “ Ông tiến sĩ giấy”. Và đây là những em thiếu nhi – những mần non tương lai của đất nước phát huy những truyền thống đó để xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ.
Nuôi dưỡng những ước mơ đó, chính là những sản vật của đồng quê và sự kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc. Là hoa trái vườn nhà thảo thơm với bưởi vàng, hồng đỏ, chuối xanh…. Là những hạt cốm dẻo thơm đựơc chắt chiu từ đất đai ruộng đồng hai sương một nắng. Và đây là những tích trò trong đêm hội Trăng rằm như múa lân, rước đèn… cũng được tái hiện lại.
Tất cả, tất cả đều được làm nên từ mâm cỗ bình dị này, chúng em muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới tổ tiên của người Việt. Cảm ơn ban Tổ chức đã cho chúng em có cơ hội để được cùng bày cỗ Trung thu và chia sẻ niềm vui đón Tết trăng rằm cùng bè bạn trên đất Rồng thiêng trong những ngày rộn ràng mừng Thăng Long một ngàn năm tuổi này.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Hồn Việt”
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu về sự đoàn tụ, hòa hợpBài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Hồn Việt”
“Tùng, cắt, tùng, cát, tùng, cắt, tùng…!”
Thế là một mùa trung thu nữa lại đến, từng tiếng trống lân vang lên khiến biết bao trái tim trẻ thơ xao xuyến, náo nức, đón chờ. Mỗi năm trung thu về lại mang một cảm xúc khác nhau, như chúng em, những đứa học sinh cuối cấp đón chào lễ hội trăng rằm năm nay với một sự bồi hồi, đầy xúc động và có một cái gì đó thật đong đầy. Vì khoảnh khắc rời xa mái trường thân yêu từng gắn bó suốt 4 năm học cũng đã gần đến, đã đến lúc chúng em cần để lại những dấu ấn thật đẹp mà rời xa nơi này.
Đối với chúng em, tập thể lớp XX chính là một gia đình mà ở đó những học sinh chính là những người con và thầy cô chính là người cha, người mẹ hiền thứ 2. Lấy ý tưởng này, chúng em trình bày mâm cỗ trung thu theo hình tượng của một mái nhà và ở đó có những chú heo xinh xắn đang quây quần bên nhau, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó, keo sơn như anh em một nhà và đó cũng chính là thông điệp mà tập thể lớp XX mong muốn gửi tới hội thu ngày hôm nay.
Chúng em đã tự tay làm nên những chiếc bánh trung thu cổ truyền và tạo hình thành những chú heo. Vẫn nguyên liệu đó nhưng pha lẫn một chút tình cảm của người học sinh sắp phải rời xa mái trường thân yêu. Mặc dù có thể hương vị không quá ngon nhưng đó chính là tất cả tình cảm chân thành của chúng em đã gửi gắm. Mỗi chiếc bánh mang một màu sắc riêng để tượng trưng cho từng cá tính như: Màu xanh là một năm đầy hi vọng, nhiệt huyết, hồng sen nói lên sự ấm áp, dịu dàng. Song bên cạnh đó, cũng không thể không nói tới ý nghĩa của chiếc bánh trung thu. Bánh trung thu gồm hai loại là dẻo và nướng, chúng em đã chọn bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng, nhồi cùng với đường ngọt lịm, với nước hoa bưởi thơm lừng. Tuy rằng hình dáng không mấy bắt mắt, không quá đậm đà thế nhưng cũng đủ để thể hiện sự đoàn viên, khát vọng, niềm tin về một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng chính lý do này mà nhiều người gọi bánh là “Nguyệt đoàn” hay “Bánh nguyệt”, một thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết trung thu. Và bên cạnh chiếc bánh là một tách trà thơm càng tăng thêm sự ấm cúng về một sự đoàn viên đầy hạnh phúc.
Chúng em xin kính biếu tới thầy cô, chúc thầy cô có một mùa trung thu thật đầm ấm bên gia đình. Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được hoạt động, vui chơi lành mạnh trong ngày hội trăng rằm và có thể cho chúng em được thể hiện hết những tâm sự, tình cảm của chúng em.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu với hình tượng con Phụng HoàngBài thuyết trình mâm cỗ trung thu về sự đoàn tụ, hòa hợp
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Thu về cũng là lúc chúng em được nghe tiếng trống trường rộn rã, tưng bừng, được chào đón một năm học mới với bao kỉ niệm vui buồn, được gặp lại thầy cô yêu quý cùng với bao bạn bè thân thương. Và đây cũng là thời điểm, chúng em được đón một cái tết trung thu hạnh phúc, vui vẻ bên gia đình, thầy cô, bạn bè. Càng đặc biệt hơn cả là chúng em được nhà trường tổ chức cho những trò chơi đầy thú vị trong dịp trung thu. Đến với hội thi trình bày mâm cỗ trung thu hôm nay, lớp XX chúng em với những đôi bàn tay khéo léo và sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy/cô chủ nhiệm đã hoàn thành xong mâm cỗ trung thu lấy ý tưởng từ một con Phụng (Phụng Hoàng). Một loài vật được dân ta ca ngợi với vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Không chỉ vậy Phụng còn biểu thị cho khả năng kiên cường, tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn.
Từ một quả dứa, chúng em đã cắt tỉa khéo léo thành đầu của phụng. Đôi mắt được tạo từ hai hạt đu đủ còn cái mỏ và cái mào làm từ trái ớt đỏ tươi. Còn phần thân thì được làm từ những loại trái cây với những màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Những quả táo màu đỏ tươi này, thường được người dân trưng thờ trên bàn thờ tổ tiên không chỉ vị ngọt, thanh mát mà vì màu đỏ còn là màu tượng trưng cho phú quý, giàu sang. Trên mâm cỗ, còn có những trái thanh long, mang ý nghĩa tượng trưng là rồng và mây hội tụ …Hay những quả táo xanh này chúng em bày xung quanh mâm cỗ, tượng trưng cho niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, đầy niềm tin. Những quả na này (mẵng cầu theo cách gọi của người miền Nam), vỏ nó rất đặc biệt là từ những mảng vỏ nhỏ gắn kết và bao bọc bên trong thể hiện sự bao dung yêu thương cũng như truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta. Bên cạnh đó, trên mâm cỗ còn có chùm nho là tượng trưng cho sự đông đủ, đoàn kết gắn bó của tập thể. Trung thu thì không thể nào thiếu được bánh trung thu – một vật tượng trưng cho tinh hoa của đất trời ban tặng, lớp chúng em cũng đã lựa một cái bánh trung thu tuy nhỏ nhưng ẩn chứa biết bao hương vị của cuộc sống. Còn đây là cái đuôi của con phụng được làm từ lá của cây thiên tuế được cắm một cách khéo léo lên trái dưa hấu.
Thông qua hình ảnh con phụng được trưng bày bởi những trái cây, bánh, chúng em mong trường THCS XX sẽ luôn luôn phát triển thịnh vượng, luôn xanh sạch và thân thiện. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, chúc hội thi trung thu được thành công rực rỡ.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu với hình tượng con Phụng Hoàng
Vậy là một cái tết trung thu vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập hầu khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Vào ngày tết đặc biệt này, bắt nguồn từ truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga, tết trung thu tết không thể thiếu được mâm cỗ trông trăng – được xem là một vật phẩm để tỏ lòng đến chú Cuội và chị Hằng đã mang ánh sáng dịu dàng cho trần thế, tôn thêm sắc màu đêm trung thu, sau đây em xin thay mặt cho các bạn lớp XX trình bày ý tưởng về mâm cỗ của mình.
Các bạn biết không Trung thu năm nay như càng vui hơn, trăng tháng tám như tròn hơn, sáng hơn bởi hôm nay chúng ta nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của các quý vị đại biểu và đó chính là nguồn lực giúp chúng ta phấn đấu nhiều hơn nữa. Chúng em những học sinh lớp XX trường tiểu học YY xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của các quý thầy cô, lãnh đạo đã giúp đỡ, dìu dắt chúng em hôm nay để ngày mai chúng em trở thành những người công dân tốt của đất nước.
Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Nhìn về hướng này, chúng ta có thể thấy được một quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Còn đây là quả dứa tượng trưng cho cây đa và trái ớt bé xíu này sẽ là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho người cha luôn mong muốn cho một cuộc sống được đầy đủ, sung túc, và đây là quả dưa hấu được tỉa thành bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho người người mẹ dịu hiền, đảm đang với mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp như hoa. Còn đây là các loại hoa, quả được tỉa gọt khéo léo tượng trưng cho các con trong đại gia đình. Ở vị trí trung tâm, giữa mâm cỗ là quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình đang quây quần bên nhau rất vui vẻ, hạnh phúc trong ngày hội trăng rằm.
Và đặc biệt bên cạnh đó mâm cỗ trung thu, các loại bánh dẻo, bánh nướng cũng là thứ không thể thiếu. Với hình dáng là các chú cá, những chiếc bánh này được tượng trưng cho các bạn đang tung tăng dưới trăng. Ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao trên bầu trời lấp lánh tỏa sáng khắp nhân gian. Toàn bộ mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học XX nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️️ Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️️ Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp ✅ Hướng Dẫn Thực Hiện Một Mâm Cỗ Cúng Đơn Giản Và Dễ Làm Giúp Bạn Tiết Kiệm Thời Gian
Rất nhiều gia đình quan tâm và thường chuẩn bị rất chu đáo cho mâm lễ cúng rằm đầu tiên trong năm. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng.
Rằm tháng giêng là ngày 15 tháng 01 Âm lịch, được xem là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, đồng thời cũng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu, nên mọi người đều cho rằng ngày là thời điểm thích hợp nhất để cầu an lành cho cả năm.
Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người nhất là các Phật tử đến viếng chùa lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu cho gia đạo an lành, sức khỏe, thịnh vượng và no đủ.
Rằm tháng Giêng là ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Người xưa có câu rằng: “Cúng rằm cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Ở nhiều địa phương, người dân ăn chuẩn bị cỗ rất thịnh soạn và coi là ngày lễ bái cần chỉn chu chỉ sau Tết nguyên đán. Mâm cỗ ngày rằm đầu tiên của năm nhìn chung không khác so với những ngày Tết.
Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì? Rằm tháng Giêng là ngày rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, cần phải chuẩn bị đầy đủ.
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đúng và đẹp nhất gồm 10 món theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. 4 bát có thể gồm bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một gợi ý mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng theo kiểu truyền thống. Trên thực tế, hiện nay các gia đình có thể gia giảm, thay đổi các món ăn cho hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu của mỗi nhà. Vì dù thế nào đi chăng nữa, cúng bái chỉ cần thành tâm là chính, món ăn đơn giản nhưng chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon là được.
Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản 🌟
Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thức không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Gà luôn là món ăn đầu bảng trong danh sách các món ăn thắp hương. Gà luộc màu vàng ươm mang hy vọng đem lại may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình bạn trong năm mới. Gà cúng cần đảm bảo nhiều yêu cầu cầu kỳ hơn gà ăn thông thường, lớp da căng bóng, không chín nát, mào đẹp…
Món ăn thứ hai góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên Tiêu là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới. Ở miền Nam, người ta thay bằng bánh tét. Bạn có thể ăn bánh chưng bánh tét quanh năm nhưng mùi vị bánh của những ngày đầu năm khi được quây quần bên mâm cơm gia đình hẳn sẽ rất khác biệt.
Bánh trôi không chỉ xuất hiện trong mâm cỗ Tết Hàn thực mùng 3/3 mà nhiều địa phương cũng dùng để cúng rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Xôi gấc có màu đỏ, được tin rằng mang lại may mắn, đủ đầy cho gia chủ trong năm mới. Vì thế, không chỉ ba ngày Tết cần thắp hương xôi gấc mà Tết nguyên tiêu món ăn này cũng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Xôi gấc thường có vị ngọt, dẻo thơm mùi gấc đặc trưng.
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Món ăn này có thể thay bằng giò chả hoặc chân giò muối bán sẵn.
Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới ☔
Dù giàu hay nghèo thì đến ngày này, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng tươm tất để mong một năm tốt lành.
Để một lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ, đúng nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tươm tất là rất quan trọng. Theo truyền thống của ông cha ta bao đời nay thì mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng thường có hai phần là lễ vật cúng và mâm cỗ. Lễ vật cúng thường có những vật phẩm quen thuộc như:
Rượu
Nước
Trầu cau
Đèn cầy
Vàng mã
Nhang
Bánh kẹo
Trái cây
Bình hoa tươi
Hoa dùng cúng rằm tháng Giêng phải luôn là hoa tươi, tuyệt đối không được dùng hoa giả. Ngoài ra, vàng mã bạn cũng chỉ nên chuẩn bị một lượng nhỏ, mang tính tượng trưng là chủ yếu, không nên đốt quá nhiều gây lãng phí. Trái cây nên chọn những trái tươi mới, thơm ngon nhất, bày thành mâm ngũ quả tương tự mâm ngũ quả ngày Tết.
Về mâm cỗ, các gia đình có thể làm mâm cỗ rằm tháng Giêng chay hoặc mặn tùy theo nhu cầu cũng như khả năng của mình.
Gà luộc.
Xôi đỗ hoặc bánh chưng.
Canh măng xương/ Canh của quả nấu xương/ Canh miến thịt.
Đĩa thịt xào tổng hợp.
Chả giò.
Nem rán.
Đĩa nộm/ hành muối.
Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.
Tìm hiểu thêm cách chuẩn bị từng món ăn cho mâm cơm cúng răm với video sau đây:
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Do đó mà Cách Bày Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng, Cách Sắp Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng luôn là một vấn đề rất quan trọng.
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh, Thố công, thần tài và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Lưu ý, màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim. Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu, hoa quả, mấy nén nhang với lòng thành kính.
Ngoài ra, tại chúng tôi còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋
Ngày Rằm tháng Giêng, thông thường, các gia đình sẽ sắm hai lễ: Một là cúng Phật cúng thần linh, thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”; hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Thực đơn mâm cơm cúng mặn:
Tôm hấp bia và lá sả
Thịt gà kho đông
Canh xương gà hầm khoai tím
Bò gân kho gừng
Bò băm xay viên sốt hành tây
Giò lụa
Xôi xéo ngọt
Chè trôi nước
Rau salad
Nước ngọt hoặc rượu, bia…
Hoa quả các loại
Thực đơn mâm cơm cúng chay:
Canh chua nấu nấm (nấm, đậu phụ, hành, cà chua, dứa)
Bò chay xào sả ớt
Nem hải sản chay
Khoai lang chiên
Tôm đậu xanh
Chè bưởi
Rau cải trần nấm
Nấm sốt teriyaki
Chả quế
Xôi ngô cốt dừa
Cơm trắng
Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng
Bạn có thể tham khảo thực đơn mâm cơm sang trọng, giữ được nét truyền thống với các món:
Gà luộc,
Canh cải thảo cuộn lườn gà,
Bánh bao hình con heo,
Chè trôi nước,
Bánh ít gấc nhân tôm thịt,
Xôi lá cẩm,
Nộm,
Nem chua,
Giò lụa,
Chả ram tôm
mâm cơm cúng rằm tháng giêng sang trọng, giữ được nét truyền thống
Nếu muốn tiết kiệm thời gian chế biến nhưng vẫn muốn chuẩn bị mâm cơm cúng ngày rằm thịnh soạn, bạn nên tham khảo những món ăn dễ làm để có được mâm cơm chay ngày rằm thanh tịnh.Với thực đơn gồm:
Đậu phụ bao bố,
Súp lơ xào nấm,
Nấm đậu kho tiêu,
Chả giò chay,
Xôi đậu xanh,
Canh thập cẩm chay…
mâm cơm chay cúng ngày rằm thanh tịnh
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần cầu kỳ mà chỉ cần thể hiện tấm lòng thành kính, sự trang nghiêm của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên. Vì vậy bạn có thể Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản và đúng chuẩn theo hướng dẫn trong video được chia sẻ bên dưới.
Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng
Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Nhiều gia đình lựa chọn làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng Giêng để tỏ lòng thành kính.
Theo quan niệm của người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng thường tránh sát sinh, mọi người sẽ ăn chay để cầu bình an và may mắn cho cả năm. Chính vì vậy lễ vật để dâng lên cúng rằm tháng Giêng thường là hoa quả, xôi chè, các món chay thanh đạm.
Một số gia chủ thờ Phật thường dâng cả mâm cỗ chay để thắp hương trong ngày này. Trước kia người ta chỉ cúng đồ thuần chay nhưng hiện nay, đồ thuần chay thường chỉ dùng dâng cúng Phật, còn mâm cúng gia tiên, thần linh thì thường dùng đồ chay giả mặn. Nếu dâng mâm cúng thuần chay, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả, xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Ngoài ra, một số gia đình còn bày thêm bánh trôi nước để cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ chay giả mặn cũng được chuẩn bị tương tự như mâm cỗ mặn chỉ khác là các món ăn không có thịt mà sử dụng rau, củ và bột để thay thế. Với nhiều gia đình, dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là một cách để hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.
Ngoài ra, việc dâng mâm lễ cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt lành cũng cần được chú ý. Người Việt xưa tin rằng, cúng rằm tháng Giêng vào giờ chính Ngọ (tức 12 giờ trưa) là đẹp nhất, tốt nhất. Bởi trong khung giờ này, thần Phật sẽ giáng thế, chứng giám cho tấm lòng thành của gia chủ.
Tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 ❤️️ Mâm Cỗ Cúng Đơn Giản
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 ❤️️ Mâm Cỗ Cúng Đơn Giản ✅ Lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy Là Một Lễ Lớn Theo Tín Ngưỡng Mà Gia Chủ Cần Chuẩn Bị Chu Đáo.
Với câu hỏi Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Thì Tốt, để được thuận lợi cho cả cuối năm cũng như đầu năm tới? Không hẳn ai cũng biết mà áp dụng lựa chọn ngày cúng, cũng như giờ cúng sao cho phù hợp.
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với người Việt. Đây không chỉ là một ngày rằm đơn thuần mà theo đạo Phật, ngày rằm tháng 7 còn là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, đồng thời cũng là ngày xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn) để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang, vất vưởng.
Rất nhiều người có cùng thắc mắc là nên cúng rằm tháng bảy vào ngày nào mới được, ngày 14 hay là ngày 15. Theo đúng những gì được biết thì cửa địa ngục được mở ra đến ngày 14, lúc các vong hồn được tha tội và được trở về trần gian. Nên bạn sẽ bố thí cho họ bằng việc cúng đồ ăn.
Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7, sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14. Và không cần xem ngày xấu hay tốt.
Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Chia sẻ cùng bạn 🍀 Mâm Cúng Cô Hồn 🍀 Thực Đơn, Cách Bày Đúng
Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Tết Trung Nguyên. Cách Làm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 cũng có những điều đặc biệt mà gia chủ khi thực hiện cần phải lưu ý.
Theo quan điểm chung hiện nay khi chuẩn bị một mâm cơm cúng rằm thì không quá câu nệ và cầu kỳ các món theo như truyền thống mà các mẹ có thể linh hoạt theo sở thích thói quen của từng gia đình mà làm mâm cơm đơn giản, thành tâm dâng lên các bậc bề trên. Có thể là một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chay hay mặn cùng tùy vào từng gia đình.
Với tín ngưỡng và văn hoá Việt Nam, tháng 7 âm lịch là một trong những tháng vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Để làm một Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Đầy Đủ gia chủ cũng cần chuẩn bị thành tâm và chỉn chu.
Lễ cúng rằm tháng 7 thường có các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh. Lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên thường được thực hiện vào ban ngày, lễ bố thí cho các cô hồn không nhà không cửa, không nơi nương tựa được thực hiện sau đó, vào buổi chiều tối.
Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể, mà nên “tuỳ tiền biện lễ.
Cách biện lễ trong mỗi mâm cỗ có những thứ khác nhau. Cúng Phật thường sẽ chỉ là hoa quả, cúng chay, bánh trái không có chút thịt, cá. Còn cúng gia tiên là một mâm cỗ tuỳ gia chủ. Cúng chúng sinh phần nhiều sẽ là những bánh kẹo nho nhỏ. Nhiều gia đình thường cúng gia tiên và cúng chúng sinh, ai lễ Phật thì mới trình cúng Phật.
Mâm cúng cúng Phật
Theo quan niệm của Phật giáo thì rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày này. Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng 7 sẽ thường có các món ăn chay như sau:
Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen…
Giò, chả chay.
Nem chay hoặc nem nấm.
Canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay.
Cải thìa sốt nấm hương.
Đậu hũ non sốt nấm.
Mâm cúng trong nhà (lễ cúng gia tiên):
Tùy theo các gia đình mà mâm lễ cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn nhưng đa số người dân sẽ làm cỗ mặn. Và cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể cúng các món ăn khác nhau để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Bên cạnh các món ăn mặn thì bạn có thể chuẩn bị hương hoa, trà quả, nến, vàng mã cùng những đồ vật dành cho người cõi âm được làm tượng trưng bằng giấy như quần áo, giày dép…
Mâm cúng ngoài trời (lễ cúng cô hồn):
Mâm cúng cô hồn (cúng chúng sinh) là thể hiện lòng từ bi của người trần đối với những linh hồn vất vưởng, lai vãng ở cõi trần không có nơi nương tựa. Đặc biệt, mâm cúng chúng sinh sẽ không có món mặn (món ăn mặn sẽ khơi dậy lòng tham của những vong hồn) mà chỉ có các món chay, hoa quả, kẹo bánh, ví dụ như:
5 loại hoa quả theo mùa.
Các loại bánh kẹo: Bim bim, bánh gạo, kẹo, thạch, bỏng ngô, bỏng gạo…
12 bát con cháo trắng nấu loãng.
Quần áo chúng sinh bằng giấy.
Tiền vàng.
Nước lọc.
3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.
1 đĩa gạo.
1 đĩa muối trắng.
12 cục đường thẻ.
Khi kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo và muối sẽ được tung ra 2 bên cổng nhà còn vàng mã sẽ được hóa (đốt cháy). Ở một số địa phương (ví dụ như miền Nam), các gia đình còn thường thực hiện tục “giật cô hồn” với quan niệm càng có nhiều người tới giật thì sẽ càng có nhiều lộc.
Ngoài Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7, giới thiệu với bạn 🌨 Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên 🌨 Cách Trình Bày Đúng
Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Bảy” bởi đây là ngày rằm lớn nhất trong năm nên việc Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 cũng không thể tuỳ tiện được.
Đồ lễ cúng Phật:
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất. Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.
Vật thực chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng:
Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.
Đồ lễ cúng thần linh
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.
Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa. Lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.
Đồ lễ cúng gia tiên:
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng gia tiên đặt dưới lễ cúng Phật và lễ cũng thần linh.
Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Đồ lễ cúng cô hồn, thí thực cô hồn
Vị trí đặt lễ: Mâm cúng này nên đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch).
Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Trong các mâm cúng trên thì mâm cúng cô hồn được đặc biệt chú ý hơn cả bởi người ta còn lo lắng nếu chuẩn bị không tốt, không đúng có thể rước vong về nhà.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Mâm Cơm Cúng Ngày Tết 🌟 Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp
https://youtu.be/ZLmEXDxoY3o
Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng
Thực đơn mâm cơm cúng Rằm tháng Bảy đơn giản:
Thịt gà luộc
Tôm Sú hấp bia
Nem rán
Tim xào đậu cove, cà rốt
Canh bí xanh nấu chân giò
Dưa chua
Bánh chưng
Thực đơn mâm cơm cúng Rằm tháng Bảy dễ làm:
Tim cật xào rau củ thập cẩm
Canh chua nấu mọc
Thịt viên chiên
Giò lụa
Dưa cải bắp muối
Xôi gấc
Thực đơn mâm cơm cúng Rằm tháng Bảy bình dân:
Thịt ba chỉ rán giòn
Cá bống chiên giòn
Cá kho tương
Củ sen chiên giòn
Nộm hoa chuối
Xào thập cẩm lá lốt
Nộm tai thính
Canh đậu phụ nấu chua
Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn
Rằm tháng 7 sắp đến, đây là một dịp lễ quan trọng để các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh, báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội. Vì vậy mà hiện nay rất nhiều gia đình lựa chọn xu hướng làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7
Nhiều năm trở lại đây, việc ăn chay đã dần phổ biến và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vì thế, vào các ngày rằm, đầu tháng âm lịch, nhiều gia đình làm cơm chay để cúng. Nhiều người quan niệm, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe lại tránh được sát sinh. Mời tham khảo những mâm cỗ chay cúng rằm với thực đơn chi tiết sau.
Mâm cỗ chay 16 món:
Nem lụi chay
Đậu phụ sốt ớt chuông chua ngọt
Xôi lạc
Sườn sụn chay rán
Xôi đậu xanh
Váng đậu cuộn chay
Canh chua dọc mùng
Rau củ luộc
Cơm hấp lá sen
Chè long nhãn hạt sen
Chả vừng
Bánh rán lúc lắc
Mề chay xào thập cẩm
Tàu hũ ky cuộn sắc màu
Nem chay
Chuối xanh om đậu phụ
Mâm cỗ chay 9 món:
Salad quả bơ,
Nem chay,
Măng tây xào nấm,
Dồi chay,
Chả đậu viên,
Chả chìa sốt cà,
Canh cà ri,
Canh chua,
Sườn chay xào chua ngọt.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Cúng Gia Tiên 🌹 Cách Cúng, Bài Khấn Gia Tiên
Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm ….
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Văn tế khấn tổ tiên ngày Rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ….
Gặp tiết Vu lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ… (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cùng với Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7, gửi đến bạn 🍃 Mâm Cơm Cúng 30 Tết 🍃 Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp
Văn tế khấn chúng sinh (cô hồn) ngày Rằm tháng 7
Bạn có thể tham khảo cách đọc và các bài văn khấn cúng Rằm tháng Bảy trong video sau:
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà 🌹 Mâm Cúng, Bài Văn Khấn
Trên đất nước Việt Nam, mỗi vùng miền lại mang những phong tục tập quán riêng. Và Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Miền Bắc cũng có những điều đặc biệt cần lưu ý.
Người miền Bắc có phong tục sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7. Bởi theo quan niệm người xưa để lại, vào đúng ngày rằm tháng 7, Phật tổ sẽ xá tội vong nhân trong một ngày để tất cả các linh hồn dù tội lỗi hay quỷ dữ cũng đều được thả tự do.
Vì thế, theo thường lệ, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng này trước ngày rằm để tránh việc bị những linh hồn lang thang, không nhà không cửa phá phách. Không những vậy, việc cúng lễ này còn giúp gia chủ tránh việc rước thêm m binh cũng như cô hồn vào nhà khiến các cụ không thể nhận lễ cúng tế từ con cháu trong gia đình.
Bên cạnh đó, gia chủ khi cúng vàng mã hay quần áo cho ông bà, tổ tiên luôn nhớ phải ghi rõ họ tên người nhận cũng như thông tin ngày mất, tên của người cúng lễ. Đặc biệt khi cúng, gia chủ cũng phải đọc rõ tên tuổi người nhận và xin phép thổ địa trong nhà cho phép vong vào nhận đồ cúng lễ.
Trong lễ vu lan báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì gia chủ nên làm cơm cúng vào ban ngày và giờ cúng tốt nhất đó là trong khoảng từ 11 giờ – 12 giờ trưa. Ngoài ra, mâm cơm cúng rằm tháng 7 bố thí cho các cô hồn lang thang thì nên cúng vào chiều tối. Gia chủ cũng nên lưu ý không đặt mâm cơm cúng cô hồn trong nhà hay ngoài thềm cửa nhà mình mà nên đặt ở phía ngoài sân đồng thời thực hiện cúng vào khoảng 6 – 7h tối.
Lưu ý quan trọng nhất mà các gia chủ cần lưu tâm khi cúng lễ trong ngày rằm tháng 7 đó là nên thực hiện xong xuôi tất cả các nghi lễ trước 12h đêm.
Bên cạnh Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7, có thể bạn sẽ thích 🌼 Mâm Cơm Cúng Chuẩn Nhất 🌼
Việc chuẩn bị làm lễ cúng rằm tháng 7 luôn là nét văn hóa truyền thống của người Việt nên cần hiểu đồ lễ Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Gia Tiên bao gồm những gì và chuẩn theo tín ngưỡng tâm linh, không hẳn ai cũng biết để sắm lễ đầy đủ.
Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường đặt ở dưới lễ cúng Phật. Mâm cúng này thường sẽ là mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Mâm Cúng Đất Đai 🌠
Cúng Thần Tài là một trong những nghi thức rước tài lộc và may mắn về nhà của người dân Việt, đặc biệt quan trọng đối với các hộ kinh doanh, cửa hàng, doanh nghiệp. Vậy Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Ban Thần Tài được chuẩn bị như thế nào?
Phong tục thờ cúng Thần Tài đã có từ rất lâu trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam. Theo quan niệm dân gian của người Việt, Thần Tài là vị thần linh quan trọng chuyên quản “Tài – Phúc – Phú – Quý”, là người mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho mọi nhà.
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và quan sát thấy một chiếc bàn thờ Thần Tài được đặt ở hầu hết các hộ gia đình, cửa hàng hoặc tại một công ty nào đó. Việc thờ cúng Thần Tài nhằm cầu cho công việc buôn bán làm ăn và kinh doanh của gia chủ được thuận lợi và diễn ra suôn sẻ quanh năm.
Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, bạn cần phải lau sạch bụi tại bàn thờ, sau đó sắp xếp lại bàn thờ để mặt trước của bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ nhất. Nếu cẩn thận hơn thì trước ngày Rằm tháng 7, bạn có thể lau và dọn bàn thờ trước, sau đó lau tượng ông Thần Tài, ông Thổ Địa bằng nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để làm sạch và tẩy bụi.
Mâm lễ cúng thần tài rằm tháng 7 thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Theo phong tục truyền thống của người Việt thì mâm cúng Thần Tài vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch đầy đủ nhất sẽ bao gồm những lễ vật sau:
Nến (đèn cầy).
Hương (nhang).
3 ly nước sạch.
3 ly rượu.
1 đĩa gạo tẻ.
Tiền vàng mã.
1 đĩa muối hạt sạch.
1 bao thuốc lá.
Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm (hấp hoặc chiên).
Hoa tươi như hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…
Một đĩa để vài tờ tiền lẻ.
1 đĩa bánh kẹo.
1 đĩa đựng 1 quả cau và 1 lá trầu.
1 đĩa xôi đậu xanh.
Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (tùy chọn theo điều kiện mỗi gia đình).
Bạn nên để gạo, muối và nước ở giữa ông Thần Tài và ông Thổ Địa trên bàn thờ vì đây là 3 loại thực phẩm thiết yếu và quan trọng nhất của con người. Khi đặt hoa tươi và mâm quả, bạn nên đặt lọ hoa ở bên phải bàn thờ và đặt mâm quả ở bên tay trái bàn thờ. Các lễ vật còn lại, bạn có thể sắp đặt sao cho phù hợp nhất là được.
Không chỉ có Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng 🍀 Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp
Hình Ảnh Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7
Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Gia TiênMâm Cúng Rằm Tháng 7 Ngoài Trời
Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Lễ Cúng Giao Thừa ☘ Cách Cúng, Bài Văn Cúng
Ý Nghĩa Các Loại Lồng Đèn Trung Thu Truyền Thống
Đây là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ sắc màu với hình dáng ngôi sao năm cánh được bao bởi một vòng tròn được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Ý nghĩa đèn Trung thu đèn ông sao này có cách tạo khá đơn giản, ban đầu được làm từ loại giấy nilon ngũ sắc và về sau này thì các nghệ nhân còn trang trí thêm các hoạt tiết, dây kim tuyến đủ màu trông bắt mắt và hợp thời đại hơn.
Hình ảnh ngôi sao 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong phong thủy, vì thế chiếc lồng đèn này tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật.
Đèn cá chép là một trong những lồng đèn truyền thống và mang nhiều ý nghĩa đối với trẻ em. Hình ảnh cá chép không chỉ gắn liền với những truyền thuyết thời xa xưa mà còn hiện diện trong đời sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay.
Cá chép xuất hiện trong truyền thuyết vượt vũ môn để hóa rồng, là phương tiện đưa ông Táo về trời vào ngày 28 tết âm lịch hằng năm,… .Ý nghĩa đèn Trung thu này là biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, lồng đèn cá chép còn được trang trí rất lung linh và lộng lẫy với giấy nilon đỏ cùng các họa tiết đủ màu khác.
Có nguồn gốc từ Trung Hoa nên chiếc lồng đèn kéo quân này gắn liền với ý niệm tưởng nhớ đến vua Lục Đức, một người vừa tài giỏi mưu lược lại còn giàu lòng hiếu nghĩa trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Ý nghĩa đèn Trung thu này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ.
Ở Việt Nam, lồng đèn tròn là loại thường được bán suốt cả năm, giống như đèn ông sao, vì thế nó không chỉ phục vụ cho hoạt động vui chơi rước đèn của trẻ em trong dịp Trung thu mà còn được dùng để trang trí. Với hình dáng tròn và lấp lánh bởi ánh nến phát ra từ bên trong, người ta cho rằng đây là biểu tượng cho mặt trăng vào ngày rằm tháng tám, vừa tròn lại vừa sáng rực. Hiểu rộng ra thì đây còn thể hiện cho sự tôn vinh nét đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu
Advertisement
Với những chia sẻ trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được ý nghĩa của những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống rồi phải không nào? Hãy tìm cho mình một chiếc lồng đèn mang nhiều ý nghĩa mà bản thân muốn nhất và xoắn tay áo làm ngay thôi nào. Chỉ với những vật liệu đơn giản là bạn đã có thể làm ra những chiếc lồng đèn trung thu cho chính mình hoặc mang tặng cho mọi người rồi.
Mách Bạn Mâm Cỗ Cúng Ông Công, Ông Táo Đơn Giản Nhưng Vẫn Đẹp Và Đầy Đủ Thành Ý
Gà luộc ngậm hoa hồng
Gà luộc là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ đưa ông Táo về trời. Cúng món gà luộc ngậm hoa hồng, gia chủ không chỉ thể hiện tâm ý của mình đối với Thần Bếp, mà còn gửi vào đó lời cầu nguyện những điều tốt đẹp xảy đến trong năm mới.
Bước 1 Bạn chọn mua những con gà trống tơ, có mào cờ đỏ tươi, chân vàng, ức đầy hoặc gà ta để thịt sẽ dai và vàng hơn sau khi luộc. Sau khi làm sạch bạn bẻ gập hai chân gà vào sát với đùi gà, rồi dùng chỉ hoặc dây buộc 2 chân gà lại để tạo hình cánh tiên. Tiếp theo bạn dựng cổ gà nghiêng về phía sau, đan chéo hai cánh và cố định bằng 1 đoạn dây nhỏ.
Bước 2 Bạn bắc 1 nồi nước lên bếp và cho gà vào luộc với lửa lớn. Đến khi nước sôi, bạn hạ lửa xuống nhỏ lại. Bởi nếu bạn luộc gà với nước quá sôi, phần thịt ở đùi gà sẽ bị co lại.
Bạn luộc gà sôi khoảng 5 phút thì hạ lửa hết cỡ. Sau đó đun tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Bạn đậy nắp vung lên nồi thêm khoảng 20 phút nữa.
Bước 3 Bạn cho gà vào trong thau nước lạnh, có thể bỏ thêm 1 ít đá để gà lạnh hơn. Nước càng lạnh thì da gà sẽ càng săn, giòn và căng bóng.
Bước 5 Khi trưng bày gà ra đĩa cúng, bạn đặt gà sao cho đầu gà hướng lên, rồi trang trí thêm một bông hoa hồng.
Canh măng thịt heoCanh măng là món ăn quen thuộc trong những mâm cỗ ngày Tết. Món canh này sẽ khiến mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo của bạn thêm đủ đầy, tươm tất.
Cách thực hiện:
Bước 1 Măng tươi bạn rửa sạch và ngâm với muối giúp giảm bớt vị đắng của măng. Sau đó, bạn đem măng luộc với nước sôi trong 5 phút, vớt măng ra và ngâm trong nước lạnh. Cắt măng ra thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
Bước 3 Bạn bắc nồi lên bếp và phi thơm hành tím. Sau đó, bạn cho toàn bộ chân giò heo và xào, đảo đều tay. Khi thấy thịt săn lại, bạn cho vào nước vào và nấu đến khi sôi lên. Ninh chân giò heo đến khi mềm, bạn cho măng tươi vào rồi nấu khoảng 10 – 15 phút. Khi giò heo và măng đều đã mềm, bạn cho muối, hạt nêm, bột ngọt vào và nêm vừa ăn.
Bước 4 Bạn múc canh ra tô cúng, trang trí thêm một ít hành lá, ngò và tiêu.
Rau xào thịt (không cho tỏi khi xào)Cách thực hiện:
Bước 1 Bạn rửa sạch rau muống và cắt khúc nhỏ. Gừng và ớt bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ. Bạn cắt sợi thịt heo cho ra chén, thêm vào một ít hạt tiêu, nước tương và bột bắp. Bạn trộn đều hỗn hợp cho thịt thấm gia vị.
Bước 2 Bạn bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho thịt vào xào. Đến khi thịt chín chuyển màu thì vớt thịt cho ra chén.
Bước 3 Tiếp theo, bạn cho một ít dầu ăn, xào thơm cùng hành tím và ớt, gừng. Bạn cho rau muống vào, đảo thật nhanh, sau đó cho phần thịt đã xào trước đó vào xào cùng, nêm nếm cho vừa ăn.
Advertisement
Bước 4 Bạn cho món ăn ra đĩa, rắc thêm một ít tiêu cho bắt mắt là hoàn thành rồi.
Bên cạnh các món mặn chính, khi cúng ông Táo bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số món như:
Xôi hoặc bánh chưng
Khoanh giò
Một chén chè
Một đĩa gạo muối
Một đĩa trái cây
Trầu cau
Chè thuốc, rượu
Một bình hoa
Bộ mũ áo, hương, đèn, nến…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp Đơn Giản, Giàu Ý Nghĩa trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!