Bạn đang xem bài viết Bị Sùi Mào Gà Nên Kiêng Ăn Gì? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây u nhú ở người (Human Papiloma Virus) gây nên. Trong đó thường gặp nhất là chủng HPV-16 và HPV-18.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là các nốt sùi phát triển riêng lẻ hoặc thành từng cụm tại cơ quan sinh dục hoặc miệng, hậu môn người bệnh. Các nốt mụn cóc này có màu giống da người bệnh, đôi khi sẫm hơn. Sờ vào cảm giác mềm và ẩm ướt. Thường giai đoạn đầu chưa biểu hiện triệu chứng. Nếu để lâu người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa, đôi khi chảy máu.
Thức ăn cay, nóngMột vài loại thực phẩm cay nóng mà người bệnh cần kiêng là: hạt tiêu, ớt, mù tạt. Nhóm thực phẩm này khiến các cơ quan nội tạng bị kích thích, đường tiêu hóa nóng rát, yếu đi. Cơ thể suy yếu tạo điều kiện virus phát triển và lan rộng. Đồng thời, vùng da – niêm mạc tổn thương cũng tiết dịch nhiều hơn. Vết thương càng thêm trầm trọng sẽ lâu khỏi và tăng nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm.
Hải sảnHải sản cung cấp một nguồn protein và chất béo dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh sùi mào gà, nhóm thực phẩm này lại thuộc nhóm thực phẩm kiêng kỵ. Hải sản gây ngứa và có thể để lại sẹo lồi trên vùng tổn thương.
Các chất kích thíchTrong nhóm kích thích cần lưu ý bia, rượu và caffeine. Hàm lượng acid cao trong thức uống có cồn làm kéo dài thời gian điều trị. Thay vào đó, hãy uống nước lọc hoặc nước trái cây sẽ tốt hơn trong quá trình hồi phục.
Caffeine trong cà phê, soda… chứa lượng arginine cao. Chất này gây bùng phát và lan rộng sùi mào gà nên đây là chất “cấm” đối với người mắc bệnh này.
Trà xanhTrà xanh đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị mụn cóc sinh dục. Một loại thuốc bán theo toa được dùng điều trị sùi mào gà – sinecatechins (Veregen) – được làm từ trà xanh cô đặc.
Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu trà xanh, bổ sung vài giọt dầu dừa và thoa lên vùng tổn thương.
TỏiĐã có một số bằng chứng cho thấy hiệu quả làm giảm mụn cóc nếu thoa tinh chất tỏi lên vùng có mụn. Người bệnh có thể mua chiết xuất tỏi và bôi trực tiếp lên mụn cóc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngâm gạc vào hỗn hợp tỏi và dầu, sau đó đắp lên mụn cóc.
Giấm táoGiấm táo hỗ trợ điều trị sùi mào gà tại nhà. Tác dụng của giấm táo tương đương với nhóm thuốc có thành phần acid tiêu diệt virus.
Người bệnh có thể ngâm bông gòn hoặc gạc trong giấm táo và đắp trực tiếp lên vùng có mụn cóc.
RauMột vài loại rau được khuyến cáo tốt cho người bệnh sùi mào gà như:
Những loại rau trên chứa Indole-3-carbinol (I3C) giúp làm sạch mụn cóc sinh dục. Người bệnh nên ăn tăng cường 4 đến 5 chén rau mỗi ngày.
Folate và B12Một vài loại thực phẩm khác nên bổ sung vào chế độ ăn:
Thực phẩm có thành phần giàu chất chống oxy hóa: Việt quất, cherry, cà chua, ớt chuông, bí,…
Rau xanh đậm: Rau bina, rau cải xoăn.
Các loại ngũ cốc.
Hạnh nhân.
Các loại đậu.
Thịt nạc (trừ thịt đỏ).
Những thực phẩm này làm tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự tái phát của HPV.
Thuốc tiêm ngừa HPV Gardasil và Gardasil 9 giúp bảo vệ phụ nữ khỏi các chủng HPV phổ biến nhất gây mụn cóc sinh dục. Đồng thời, vắc xin này còn giúp bảo vệ khỏi các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung.
Một loại vắc xin khác là Cervarix cũng sẵn có. Tuy nhiên, loại này chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung. Vắc xin được tiêm cho nữ từ 9 đến 45 tuổi. Tùy vào độ tuổi cũng như loại vắc xin, phụ nữ sẽ được tiêm từ hai đến ba mũi. Cần lưu ý, cả hai loại vắc xin trên đều nên được tiêm trước khi người phụ nữ quan hệ tình dục.
Sử dụng bao cao su hoặc miếng dán nha khoa mỗi khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cần lưu ý là bao cao su không thể bao phủ hoàn toàn bộ phận sinh dục. Vì thế đây chỉ là phương pháp làm giảm lây nhiễm sùi mào gà, chứ không đảm bảo 100% khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Đi Tiểu Ra Máu Là Bệnh Gì? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu đáng báo động. Như đề cập ở trên, trong nhiều trường hợp, dấu hiệu này là vô hại. Nhưng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu đang chỉ ra một rối loạn sức khoẻ nghiêm trọng. Nhìn thấy máu bằng mắt thường được gọi là tiểu máu đại thể. Thấy máu thông qua các xét nghiệm được gọi là tiểu máu vi thể.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo, lên bàng quang. Tại hệ thống đường tiểu, chúng sinh sôi, tấn công lên các tế bào. Hậu quả gây ra các triệu chứng: tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu rát. Nước tiểu có mùi cực kỳ nồng và có thể kèm theo tiểu máu.
Viêm đài bể thận. Vi khuẩn có thể theo đường máu hoặc di chuyển ngược dòng từ niệu quản đi lên thận. Vi khuẩn tấn công thận gây ra các triệu chứng trên người bênh. Người bệnh sẽ sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi, đau vùng thắt lưng và có thể kèm theo tiểu máu.
Sỏi hệ niệu.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt.
Các bệnh lý viêm thận.
Bệnh lý ung thư.
Rối loạn di truyền.
Chấn thương thận.
Do thuốc.
Một số bài tập thể dục.
Thông qua việc tìm các dấu hiệu như: các điểm ấn đau trên thành bụng, các khối bất thường có thể sờ thấy sẽ làm chẩn đoán trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm như:
Tổng phân tích nước tiểu. Xét nghiệm này giúp khẳng định lại chính xác rằng thật sự có hồng cầu trong nước tiểu của bệnh nhân không. Đồng thời tổng phân tích nước tiểu có thể chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
Các xét nghiệm hình ảnh. X quang, CT – scan, MRI là những xét nghiệm hình ảnh học bác sĩ có thể đề nghị để tìm ra nguyên nhân đi tiểu ra máu. Chúng còn giúp định hướng trong vấn đề điều trị, tiên lượng khả năng sống còn trong các bệnh lý ác tính.
Soi bàng quang. Soi bàng quang được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân chảy máu xuất phát từ bàng quang. Soi bàng quang giúp bác sĩ xác định vị trí, nguyên nhân và tình trạng tổn thương nếu vết thương đó nằm trên bàng quang.
Tuỳ thuộc vào đi tiểu ra máu là bệnh gì gây ra mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau:
Trong một số trường hợp, đi tiểu ra máu không cần phải điều trị.
Đối với những trường hợp nhiễm trùng hệ niệu, người bệnh cần được sử dụng kháng sinh phù hợp để chữa bệnh.
Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu do sỏi, người bệnh có thể được tán sỏi thông qua các máy tán sỏi hoặc mổ hở để lấy sỏi. Những trường hợp sỏi nhỏ, người bệnh có thể được kê thuốc để đẩy sỏi ra ngoài mà không cần phẫu thuật.
Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu do ung thư, người bệnh cần đánh giá giai đoạn của khối u, kích thước và sự xâm lấn của khối u để tiến hành điều trị phù hợp. Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch là những phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nguyên nhân đi tiểu ra máu là do ung thư.
Để ngăn ngừa tình trạng tiểu máu cần phải ngăn ngừa những nguyên nhân cơ bản nhất:
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hệ niệu, cần uống nhiều nước mỗi ngày. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày. Chung thuỷ một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với nhiều người. Thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
Để ngăn ngừa sỏi, cần uống nhiều nước. Hạn chế ăn nhiều muối, các loại thịt đỏ. Uống sữa trong bữa ăn. Đối với nam giới, hạn chế bổ sung vitamin C bằng viên sủi. Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm, thức ăn hàng ngày.
Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hạn chế hút thuốc lá. Không tiếp xúc với các hoá chất và sử dụng nguồn nước nghi ngờ có hoá chất. Hạn chế uống rượu bia.
Tóm lại,đối với câu hỏi đi tiểu ra máu là bệnh gì thì câu trả lời là do rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó có thể là lành tình hoặc nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Khi xuất hiện dấu hiệu đi tiểu ra máu, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tự điều trị tại nhà.
Sốt Siêu Vi Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ
Sốt siêu vi còn được gọi là sốt virus. Và như tên gọi này, nguyên nhân gây ra sốt siêu vi chính là virus.1
Virus cúm: thường là chủng virus Influenza A hoặc Influenza B.
Virus Corona: các chủng virus SARS-CoV 1 và 2 đều gây sốt khi nhiễm bệnh.
Virus gây cảm lạnh đối với chủng rhinovirus hoặc adenovirus.
Và một số virus khác như herpesvirus, enterovirus, parechovirus,…
Nguyên nhân gây sốt có thể ảnh hưởng đến thời gian cơn sốt kéo dài. Với các bệnh gây sốt thông thường (như cảm lạnh, cúm,…), sốt thường kéo dài 3-4 ngày. Thời gian sốt có thể phụ thuộc vào liệu trình và cách thức điều trị được sử dụng để hạ sốt. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị, cơn sốt thường sẽ quay trở lại khi cơ thể đang chống lại mầm bệnh và sau khi thuốc hết tác dụng.
Tất cả chúng ta đều có thể sẽ bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó. Nhưng nguy cơ mắc bệnh sốt do virus sẽ cao hơn nếu bạn:3
Người dưới 5 tuổi hoặc trên 65 tuổi.
Mắc một số tình trạng sức khỏe, như tiểu đường, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh phổi mạn tính khác.
Bị suy giảm hệ thống miễn dịch (do HIV/AIDS, ung thư hoặc thuốc ức chế miễn dịch).
Đang mang thai.
Sốt siêu vi thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn sốt kéo dài hơn, hoặc người bệnh sốt trên 39°C, hoặc có các biểu hiện như co giật, khó thở, cứng cổ, lú lẫn,… thì nên liên hệ cơ sở y tế để được thăm khắm và điều trị kịp thời.
Virus gây sốt siêu vi có thể lây truyền từ người này sang người khác. Do đó, đa số các loại sốt siêu vi đều có thể lây nhiễm. Và đặc biệt lây lan nhanh ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi.
Virus gây sốt siêu vi có kích thước rất nhỏ và có cơ chế tồn tại đặc biệt. Virus cần lây nhiễm vào các sinh vật sống để sinh sản. Vì vậy, virus ở người tồn tại bằng cách lây lan giữa người với người. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng, mắt, hậu môn, bộ phận sinh dục. Lúc này, virus sẽ xâm nhập vào bên trong tế bào và sử dụng nguyên liệu bên trong để tạo ra nhiều bản sao.
Sốt siêu vi có thể lây truyền, vậy, nó lây truyền qua đường nào? Đây cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì biết được con đường lây truyền bệnh sẽ dễ dàng phòng chống bệnh.
Virus gây sốt siêu vi lây qua nhiều đường khác nhau. Virus có thể lây nhiễm qua:3
Từ người này sang người khác (do ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần).
Từ các bề mặt hoặc đồ vật mà người nhiễm virus đã chạm vào (như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc điện thoại).
Thông qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Từ vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, muỗi hoặc ve.
Từ việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm.
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và theo lịch trình, đặc biệt là trẻ em.
Tăng sức đề kháng và thể trạng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh.
Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Điều này ngăn chặn sự xâm nhập và hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt vào mùa cúm hay dịch bệnh.
Lưu ý khi giữ trẻ, tránh để trẻ đưa đồ chơi vào miệng. Không đưa trẻ đến trường nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người đang bị bệnh hay vật dụng cá nhân của người bệnh.
Không nên đến những nơi đông người, nơi công cộng khi đang có dịch bệnh lưu hành.
Đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang tạo ra một rào cản vật lý có thể ngăn chặn sự lây lan của virus gây sốt. Nếu bạn bị bệnh, khẩu trang có thể giúp ngăn bạn truyền virus cho người khác. Tương tự, nếu những người xung quanh bạn bị ốm, khẩu trang có thể ngăn các giọt hô hấp có vấn đề trong không khí xâm nhập vào cơ thể bạn qua miệng hoặc mũi.
Uống Gì Để Dễ Ngủ Và Lời Giải Đáp Từ Bác Sĩ
Nước ép anh đào
Anh đào là loại trái cây được cho là có tác dụng cải thiện giấc ngủ rất tốt. Hàm lượng cao tryptophan trong quả anh đào – là một acid amin tiền thân của hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ. Có hai loại quả: chua và ngọt. Loại anh đào chua được khuyến khích lựa chọn nhiều hơn vì có lượng tryptophan cao hơn.
Uống nước ép anh đào mỗi ngày giúp bạn ngủ sâu hơn vào ban đêm, giảm số lần thức giấc trong lúc ngủ, tăng tổng thời gian ngủ, điều trị chứng mất ngủ. Nên uống mỗi ngày hai ly nước ép (tương đương hai chai nước suối bình thường) và duy trì thói quen này đều đặn. Có thể bỏ thêm đường giúp giảm độ chua của nước.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một gợi ý tuyệt vời trả lời cho câu hỏi uống gì để dễ ngủ. Trà có rất nhiều tác dụng: giảm viêm, giảm cảm lạnh, làm đẹp da và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nó giúp giảm lo âu, mất ngủ. Dùng bốn thìa hoa cúc tươi hoặc hai thìa hoa khô vào một ly nước sôi 250ml. Sau đó ngâm trong 5 phút và chắt lấy nước, uống dần trước khi đi ngủ. Uống 1-2 ly mỗi ngày và duy trì thường xuyên. Có thể kết hợp với các loại thức uống khác nếu bạn thích.
Trà sâm Ấn Độ
Đây là một vị thuốc – nhân sâm Ấn Độ hay còn gọi là anh đào mùa đông. Rễ, quả và lá đều có thể được dùng làm nước uống giúp điều trị các vấn đề căng thẳng, lo lắng, viêm khớp. Ngoài ra, trong sâm Ấn Độ còn có chứa các hợp chất gây ngủ, giúp cơ thể được thư giãn, chuẩn bị nghỉ ngơi. Trà sâm giúp cải thiện tổng thể chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu là phụ nữ có thai, cho con bú, có bệnh rối loạn tự miễn hoặc đang điều trị thuốc huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp. Trà có thể mua tại các cửa hàng tiện lợi ở dạng bào chế sẵn.
Trà Nữ Lang
Rễ cây Nữ Lang là một loại thảo dược có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và giảm mất ngủ. Tác dụng của nó thể hiện rõ hơn ở phụ nữ mãn kinh. Ngâm 2-3g rễ cây trong một ly nước nóng 250ml (tương đương nửa chai nước suối bình thường). Ngâm trong 10-15 phút sau đó chắt lấy nước uống. Dù rất hữu ích đối với những người mắc rối loạn giấc ngủ, nhưng Nữ Lang cũng có tăng khả năng an thần, vì vậy không nên dùng chung với các thuốc hướng thần. Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ dưới ba tuổi cũng nên tránh sử dụng trà này.
Trà bạc hà
Bạc hà ngoài là một món ăn ẩm thực, nó còn là thảo mộc có rất nhiều công dụng. Bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng virus, chống dị ứng, điều trị chứng khó tiêu và hội chứng ruột kích thích. Trà bạc hà giúp giảm đau, giúp ngủ ngon hơn. Đun sôi 500ml nước và bỏ vào một nắm lá bạc hà, bạn có thể bỏ nhiều hay ít tùy vào độ đậm nhạt của trà mà bạn muốn; sau đó ngâm trong 5 phút. Nên tránh dùng chung nếu bạn đang uống thuốc huyết áp, tiểu đường, khó tiêu.
Sữa ấm
Trong sữa cũng có nhiều tryptophan làm tăng lượng serotonin tự nhiên và melatonin. Bản thân melatonin tự nó thúc đẩy giấc ngủ, kháng lại các chứng rối loạn giấc ngủ. Trừ khi bạn bị dị ứng với lactose trong sữa, uống mỗi tối một ly sữa ấm và thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Sữa nghệ
Nghệ là loại thực phẩm giàu curcumin giúp giảm bớt tác động của việc mất ngủ, giảm viêm, giảm lo âu và trầm cảm. Ngoài ra, nghệ còn giúp giảm cân hiệu quả nếu sử dụng hàng ngày. Kết hợp sữa và nghệ làm tăng khả năng điều hòa giấc ngủ của thức uống. Nửa ly sữa cùng một thìa cà phê nghệ, một lát gừng nhỏ, một thìa mật ong hòa trộn cùng nhau. Sau đó đun sôi nước, giảm nhỏ lửa, trong 3-5 phút. Người có vấn đề về bao tử khuyến cáo không nên dùng vì thức uống có tính nóng cao.
Sữa hạnh nhân
Trong y học cổ truyền, hạnh nhân được dùng để chữa chứng mất ngủ. Sữa hạnh nhân chứa nhiều hormone và khoáng chất giúp dễ ngủ. Hơn nữa, trong hạnh nhân chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Uống mỗi ngày một ly sữa hạnh nhân – hạnh nhân xay nhuyễn trộn với nước và bỏ phần bã – giúp bạn có giấc ngủ ngon. Những ai bị dị ứng với các loại hạt, không nên sử dụng loại nước uống này.
Sinh tố chuối hạnh nhân
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của hạnh nhân, bổ sung chuối vào thức uống giúp bạn thư giãn cơ bắp và chức năng một giấc ngủ say. Khi dùng sinh tố chuối hạnh nhân, bạn cần một quả chuối tươi hay đông lạnh. Dĩ nhiên, một ly sữa hạnh nhân và một muỗng canh bơ hạnh nhân, nửa ly nước đá kèm theo. Cách làm đơn giản, vừa ngon miệng vừa ngủ ngon, bạn có thể làm bất cứ khi nào.
Gà Bị Tím Mào Rồi Chết Là Bệnh Gì Và Cách Chữa Ra Sao
Gà bị tím mào rồi chết là triệu chứng bệnh mà một số hộ chăn nuôi gặp phải. Khi gặp tình trạng gà như vậy thì vấn đề quan trọng nhất là cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh thì mới có các biện pháp chữa trị hiệu quả. Nếu bạn không xác định được nguyên nhân thì nên mời bác sĩ thú y tới thăm khám để biết cụ thể bệnh tích từ đó đưa ra kết luận bệnh một cách chính xác nhất.
Gà bị tím mào rồi chết là bệnh gìGà bị tím mào rồi chết rất khó để kết luận chính xác đó là bệnh gì vì cũng có một số bệnh có triệu chứng tím mào. Thông thường, gà bị tím mào hay còn gọi là tím tái thì các bạn có thể nghĩ ngay đến bệnh đầu đen ở gà. Tuy nhiên, khi gà bị tụ huyết trùng hoặc bị cúm gia cầm cũng có hiện tượng mào tím tái rồi chết.
Mặc dù 3 bệnh trên gây hiện tượng gà bị tím tái nhưng lại có hai trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất là gà bị mắc bệnh mà bệnh này khiến gà bị tím mào, khi bệnh nặng dẫn đến gà bị chết. Trường hợp thứ hai là gà bị mắc bệnh khiến gà có triệu chứng tím mào nhưng gà lại bị kế phát bệnh khác nữa, chính vì bệnh kế phát này mới khiến tỉ lệ chết tăng cao. Vì thế, nếu chỉ căn cứ và dấu hiệu gà tím mào rồi chết thì rất khó chuẩn đoán được gà đang bị bệnh gì. Bạn nên tìm các bác sĩ thú y hoặc tới các cơ sở bán thuốc thú y để được tư vấn, thăm khám cho đàn gà giúp phát hiện được bệnh một cách chính xác từ đó mới có cách chữa cụ thể.
Cách chữa bệnh gà bị tím màoNhư đã nói ở trên, trường hợp điều trị cụ thể khi gà bị tím mào rồi chết phải biết được nguyên nhân cụ thể mới có cách chữa phù hợp. Tất nhiên, nếu gà đang bị 1 trong 3 bệnh vừa kể trên là cúm gia cầm, bệnh đầu đen và bệnh tụ huyết trùng thì các bạn có thể tham khảo cách chữa như sau:
1. Gà bị tím mào do tụ huyết trùng
Để điều trị bệnh tụ huyết trùng cũng không khó. Khi đã xác định được chính xác bệnh các bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh như Amocin hay Nexymix đều được. Nhiều nhà sản xuất có thể để tên hơi khác nhau nên khi mua thuốc các bạn hãy hỏi người bán để biết thêm thông tin chi tiết. Về liều lượng sử dụng cá bạn dùng theo hướng dẫn trên bao bì với thời gian liên tục trong 5 ngày, nếu gà vẫn chưa khỏi thì có thể dùng kéo dài thêm 2 ngày.
2. Gà bị tím mào do bệnh đầu đen
Cách chữa bệnh này rất đơn giản, sử dụng thuốc Sul-depot: 2ml, Hepaton: 1g, T cúm gia súc: 1g, Super Vitamin: 1g, pha chung với 1 lít nước, cho gà uống tự do (hết lại pha) liên tục 4 – 5 ngày. Nếu bạn khó tìm mua thuốc như vừa nêu trên thì có thể tới các tiệm thú y để mua thuốc vì vẫn có nhiều loại thuốc khác cũng có khả năng trị được bệnh này.
3. Gà bị tím mào do cúm gia cầm
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nếu căn cứ theo các triệu chứng cũng như bệnh tích có nghi nhiễm cúm gia cầm, bạn nên báo ngay cho cơ quan thú y địa phương lấy mẫu xét nghiệm. Nếu đúng là bị bệnh cúm gia cầm, cần tiêu hủy ngay để tránh dịch bệnh lây lan theo đúng quy định của cục thú y.
Với các thông tin trên, có thể thấy việc gà bị tím mào rồi chết có nhiều nguyên nhân. Để xác định được cụ thể nguyên nhân cần phải có các triệu chứng lâm sàng khác hoặc mổ khám để xem bệnh tích. Khi đã biết được nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn nữa.
Người Bị Cảm Cúm Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Canh
Nước hầm xương từ thịt gà hoặc thịt bò cùng với rau củ là một món ăn lý tưởng khi bị cảm cúm, dùng ngay khi mắc bệnh và cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nước hầm xương giúp ngăn chặn tình trạng mất nước và nhờ các yếu tố làm ấm cơ thể giúp làm dịu cơn đau họng, giảm nghẹt mũi.
Súp gà được xem là món ăn không thể bỏ qua khi bị cảm cúm. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh đặc tính chữa bệnh của món này, nhưng súp gà giúp dễ tiêu hóa khi cơ thể không khỏe.
Súp gà có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nước dùng là nguồn cung cấp chất lỏng và điện giải hiệu quả giúp ngăn chặn quá trình hydrat hóa, thịt gà giúp bổ sung protein và kẽm. Đồng thời người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin A từ cà rốt, vitamin C từ cần tây và hành tây, chất chống oxy hóa từ các loại thảo mộc.
Súp gà cùng với rau củ bổ nhiều lợi ích dinh dưỡng cho người bị cảm cúm
TỏiMặc dù tỏi được sử dụng nhiều như một chất phụ gia thực phẩm nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng tỏi ở người lớn bị cảm cúm giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhẹ triệu chứng. Không nhất thiết phải bổ sung thực phẩm chức năng có thành phần là tỏi. Ăn tỏi sống cũng mang lại lợi ích tương đương.
Tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhẹ triệu chứng
Sữa chuaSữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh, lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chỉ ra men vi sinh có thể rút ngắn thời gian bị cúm. [1]
Cần đảm bảo sử dụng sữa chua nguyên chất không đường để đạt được lợi ích dinh dưỡng tối đa.
Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn
Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin CVitamin C là một chất dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng cường hệ miễn dịch, điều này lại càng có ý nghĩa khi cơ thể đang bị cúm. Nguồn cung cấp vitamin C hiệu quả nhất và dễ dàng cho cơ thể hấp thu là từ thức ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như:
Ớt đỏ hoặc xanh.
Cam.
Bưởi.
Kiwi.
Bông cải xanh.
Một số loại trái cây rau củ giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch
Rau xanhCải bó xôi, cải xoăn và các loại rau xanh khác ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch còn là nguồn cung cấp giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Bạn cũng có thể thêm rau xanh vào cùng sinh tố trái cây hoặc ăn sống cùng với dầu ô liu.
Advertisement
Rau xanh nguồn cung cấp giàu vitamin A, C, E và K
Bông cải xanhBông cải xanh được đánh giá là một “siêu thực phẩm” đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra bông cải xanh còn giúp bổ sung canxi và chất xơ.
Bông cải xanh đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào
Bột yến mạchKhi bị cúm, bột yến mạch là một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, cung cấp đạm và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào các khoáng chất vi lượng như: đồng, sắt, selen, kẽm.
Bột yến mạch một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, cung cấp đạm
Uống nhiều nướcNước là thành phần cấu tạo nên cơ thể, tham gia vào các quá trình lý – hóa trong cơ thể sống, là dung môi hòa tan các chất, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
Khi bị cảm cúm, cơ thể dễ bị mất nước hơn bình thường do người bệnh thường ăn uống ít đi và mất nước qua mồ hôi khi sốt. Do đó, uống đủ nước là cần thiết để phục hồi tổng trạng, là một chất giải độc tự nhiên của cơ thể khi bị cúm.
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng một số đồ uống như:
Nước hầm xương.
Trà gừng.
Trà thảo mộc mật ong.
Trà chanh mật ong.
Nước trái cây nguyên chất.
Ngoài ra, trường hợp có triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa thì hãy nên bổ sung các loại nước điện giải như oresol.
Hãy nên uống nhiều nước khi bị cảm cúm
Gia vịKhi bị cảm cúm, bạn có thể cân nhắc bổ sung một số gia vị như gừng và nghệ vào bữa ăn hoặc cho chúng vào uống cùng với trà và nước chanh ấm. Những loại gia vị như gừng và nghệ có đặc tính chống viêm giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.
Ngoài ra, bạn hãy thử thêm một số gia vị như ớt cay, mù tạt để giúp tiêu đàm nhớt và giảm nghẹt mũi.
Gừng và nghệ có đặc tính chống viêm giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung khi cảm cúm thì hiểu biết những đồ ăn thức uống cần tránh cũng là điều quan trọng để hạn chế tình trạng cảm cúm ngày càng nghiêm trọng.
Do đó, bạn cần phải tránh các thực phẩm sau:
Đồ uống có cồnChúng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây mất nước.
Người bị cảm cúm nên kiêng đồ uống có cồn
Đồ uống có caffeineVí dụ như cà phê, trà đen và soda có thể khiến tình trạng mất nước ngày càng nghiêm trọng hơn.
Không nên sử dụng các đồ uống chứa caffeine như cà phê khi bị cúm
Thực phẩm chế biến sẵnHàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp rất ít. Vì vậy, chúng sẽ không có lợi cho người bệnh, trong lúc này cần phải bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Người bị cảm cúm nên kiêng thức ăn nhanh
Kẽm: Một nghiên cứu năm 2023 đã chỉ ra rằng viên ngậm kẽm có thể giúp vượt qua cảm lạnh nhanh hơn so với khi không dùng. Tuy nhiên kẽm cũng có những tác dụng phụ rất đáng lo ngại nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. [2]
Thuốc kháng sinh: Không sử dụng kháng sinh khi bị cảm cúm vì thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không phải do virut gây ra.
Vitamin C: rất ít bằng chứng cho thấy vitamin C có tác dụng với virut cảm cúm. Sử dụng Vitamin C thường xuyên trước khi các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu có thể giúp làm giảm thời gian diễn ra các triệu chứng đó. Nhưng sử dụng vitamin C sau khi triệu chứng bắt đầu thì không thấy có tác dụng.
Hút thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc có thể gây kích ứng cho mũi, cổ họng và phổi của người bệnh.
Một số lưu ý trong sinh hoạt cho người cảm cúm
Bị cúm có nên ăn sữa chua không?Sữa chua chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hoạt động của hệ miễn dịch chủ yếu diễn ra ở ruột do đó hệ tiêu hóa càng tốt thì sức đề kháng càng mạnh.
Ngoài ra sữa chua còn chứa vitamin D giúp tăng khả năng chống vi rút của cơ thể và giúp người bệnh có làn da đẹp.
Sữa chua rất tốt cho người cảm cúm
Cúm uống nước tỏi, ăn tỏi nướng được không?Tỏi có thể giúp phòng cúm và hỗ trợ trị viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… hiệu quả. Vì trong tỏi chứa nồng độ lớn iod và tinh dầu có tác dụng diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác như cúm.
Tỏi rất tốt cho người bị cảm cúm
Người bệnh cúm có ăn trứng gà, trứng vịt lộn được không?Trứng cung cấp một lượng kẽm nhất định kèm 77 kalo, 6 gram protein, 5 gram chất béo lành mạnh và các loại vitamin khoáng chất khác, bao gồm vitamin B và selen. Đặc biệt, trứng còn là một nguồn choline quan trọng – chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.
Tuy nhiên chỉ nên ăn trứng ở mức độ cho phép để không thừa cholesterol.
Trứng gà lộn, vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh cúm
Bị cúm ăn thịt gà, thịt vịt được không?Người bị cảm cúm có chức năng tiêu hóa kém. Thịt vịt thì có lượng mỡ khá cao do đó sẽ cản trở sự hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra thịt vịt còn có tính hàn sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Vậy nên người bệnh nên sử dụng các loại thịt khác như thịt heo,… và ăn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa.
Thịt gà, thịt vịt không tốt cho người bị cúm
Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
Bí quyết bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Nguồn tham khảo
Effects of oral administration of yogurt fermented with Lactobacillus delbrueckii ssp. bulgaricus OLL1073R-1 and its exopolysaccharides against influenza virus infection in mice
Zinc lozenges and the common cold: a meta-analysis comparing zinc acetate and zinc gluconate, and the role of zinc dosage
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Sùi Mào Gà Nên Kiêng Ăn Gì? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!