Bạn đang xem bài viết Bệnh Tự Kỉ: Những Cần Biết Trước Khi Đưa Trẻ Đi Gặp Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để chuẩn bị tốt cho buổi khám bệnh tự kỷ của con bạn, hãy lập trước một danh sách:
Tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin mà con bạn đang dùng và liều dùng của từng loại.
Tất cả những bất thường trong hành vi, thái độ, sự phát triển của con mà khiến bạn thấy lo lắng.
Thời điểm con bạn bắt đầu nói và những mốc phát triển đầu tiên trong đời.
Mô tả về cách con bạn chơi và tương tác với những đứa trẻ, anh chị em và phụ huynh khác.
Những thắc mắc khác của bạn.
Ngoài ra, những thứ có thể có ích mà bạn nên mang theo:
Những nhận xét khác từ những người lớn như bảo mẫu, người thân, thầy cô. Nếu con bạn đã được đánh giá bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác hoặc đã từng được điều trị, can thiệp y khoa cũng cần cho bác sĩ biết.
Một video về các hành vi hoặc động tác bất thường của con bạn (nếu có)
Để hiểu về vấn đề của con, ban có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:
Tại sao bác sĩ nghĩ con tôi bị (hoặc không) bị rối loạn tự kỷ?
Có cách nào để xác định?
Nếu con tôi bị rối loạn tự kỷ, mức độ tự kỷ ở bé nghiêm trọng tới mức nào?
Trong tương lai, con tôi có thể có những thay đổi gì?
Trẻ em bị rối loạn
tự kỷ
cần những trị liệu đặc biệt nào?
Có những phương án theo dõi, chăm sóc y tế nào cho con tôi và những phương án đó tốn kém bao nhiêu?
Có những hỗ trợ nào (từ nhà nước, xã hội, các tổ chức,…) dành cho các gia đình có trẻ bị rối loạn tự kỷ?
Tôi có thể tìm hiểu thêm về rối loạn tự kỷ từ những tài liệu, trang web nào?
Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc khác, hãy hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại.
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời để tiết kiệm thời gian cho buổi khám bệnh Tự kỷ. Bác sĩ có thể hỏi:
Những hành vi cụ thể nào của bé đã khiến bạn đưa bé đi khám?
Lần đầu tiên bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở con bạn là khi nào? Có người nào khác nhận thấy những dấu hiệu này?
Những hành vi này xuất hiện thường xuyên hay thỉnh thoảng?
Con bạn có bất kỳ triệu chứng nào nào bất thường khác chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa?
Có điều gì dường như cải thiện các triệu chứng của con bạn?
Có điều gì khiến các triệu chứng trầm trọng hơn?
Con bạn bắt đầu biết bò, biết đi, biết nói từ khi nào?
Một số hoạt động yêu thích của con bạn là gì?
Con bạn tương tác với bạn, anh chị em và những đứa trẻ khác như thế nào? Con bạn có tỏ ra thích thú, giao tiếp bằng mắt, mỉm cười hay muốn chơi với người khác không?
Gia đình bạn có ai bị rối loạn tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay rối loạn lo âu hoặc các rối loạn khí sắc khác?
Kế hoạch giáo dục dành cho con bạn? Bé sẽ nhận được những hỗ trợ gì từ trường học?
Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm sự chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám bệnh Tự kỷ. Sự chuẩn bị kĩ càng cùng câu hỏi thông minh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.
Biên dịch: Vũ Thảo Linh
Cách Đi, Thông Tin Cần Biết, Lưu Ý
1. Giới thiệu thác trái tim
Giới thiệu thác trái tim (Ảnh:Fb)
2. Thông tin cần thiết
Địa chỉ: Sìn Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu
Vị trí trên bản đồ: Bấm vào đây
Giá vé: miễn phí
Số điện thoại ban quản lý khu du lịch: 024-38267042, 024-38252931(2339,2208)
Số điện thoại Taxi: 0231.3.792.792 (Huân Anh)
Số điện thoại công an khu vực: (0213).3895.131
Số điện thoại y tế: 02133896115 – 0964651515.
Sân bay gần nhất: sân bay Lào Cai
Nên đi mùa nào: tất cả các mùa trong năm.
Phương tiện di chuyển: ô tô hoặc xe máy là tốt nhất
Lưu ý quan trọng: lên lịch trình trước, theo dõi thời tiết, tài chính hoạch định rõ ràng, thời gian hoạt động của các phương tiện.
3. Cách đến thác Trái TimDo vị trí cách trung tâm thành phố Lai Châu không quá xa nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để đến đây như: xe máy, xe khách, xe buýt, xe ô tô,…Tuy nhiên để đi đến tận thác thì chỉ có xe máy do đường lên thác quanh co, khá nhỏ và hơi khó đi ạ.
Cách đi: Thành phố Lai Châu ↠ đi về hướng Đông của Điện Biên Phủ ↠ đến vòng xuyến vào lối thứ 2 của QL4D↠ rẽ trái 900m ↠ rẻ phải đi thẳng khoảng 7.7km↠ rẽ trái 15km↠ rẽ phải đi thẳng khoảng 15km ↠ rẻ trái ↠ rẻ phải ↠ đi thẳng là đến thác Trái Tim.
a. Đến Thác Trái tim từ TP. Lai ChâuĐến Thác Trái tim từ Lai Châu (Ảnh:Google Maps)
b. Đến thác Trái Tim từ Hà NộiĐến thác Trái Tim từ Hà Nội (Ảnh:Google Maps)
c. Đến thác Trái Tim từ TP.HCMĐến thác Trái Tim từ TP.HCM (Ảnh:Google Maps)
d. Đến thác Trái Tim từ Đà NẵngĐến thác Trái Tim từ Đà Nẵng (Ảnh:Fb)
4. Thác Trái Tim có gì?
Thác Trái Tim vào mùa xuân: mang một đẹp rực rỡ cùng những bụi lan rừng với đầy đủ màu sắc khác nhau cùng với hương thơm dịu dàng làm cho bạn có cảm giác dễ chịu và hứng khởi vui vẻ như đón chào những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp bắt đầu.
Thác Trái Tim vào mùa hạ: Nếu mùa xuân nơi đây nổi bật bởi những nhánh lan rừng thì vào mùa hạ nơi đây lại rực rỡ với những bông hoa Sim tím liệm khắp mọi nơi như tô điểm thêm cho cảnh vật nơi đây thêm phần sặc sỡ.
Thác Trái Tim vào mùa thu: Là mùa thu hoạch của những loại thảo quả và những loại trái cây rừng khác ạ, phong cảnh nơi đây vào mùa thu cũng tuyệt vời nhất đấy nhẹ với khí hậu ôn hòa, hiền hòa không nắng quá cũng không lạnh quá
Thác Trái Tim vào mùa đông: Có lẻ vào mùa đông thì nơi đây khoác lên mình vẻ đẹp đằm thắm và huyền bí nhất ạ bởi những đám mây lững lờ trôi cùng với màn sương mờ thoắt ẩn thoắt hiện không khác gì một chốn bồng lai.
Dọc theo lối đi lên thác là những dòng nước luồn lách qua các vách đá tung bọt trắng xóa như một bức tranh thủy mặc.
Con thác được bao bọc bởi một khu rừng gồm những cây cổ thụ lớn, tán lá rộng lớn và dòng nước trong xanh với không khí trong lành mát mẻ, là địa điểm du hí cuối tuần cực sáng giá để xả stress ạ.
Vẻ đẹp của lan rừng (Ảnh:Fb)
Những bông hoa sim (Ảnh:Fb)
Những cây cổ thụ lớn (Ảnh:Fb)
Bọt nước trắng xóa (Ảnh:Fb)
Mùa thu hoạch thảo quả (Ảnh:Fb)
5. Lưu ý khi đến Thác Trái Tim
Bạn có thể đến đây vào tất cả các mùa trong năm.
Mang theo 1 đôi giày có đế bám tốt, không nên mang dép quai kẹp hay dép tổ ong vì rất nguy hiểm.
Nếu bạn từ các vùng miền khác đến thì nên bỏ ra một ít thời gian để tìm hiểu về tập quán của con người nơi đây.
Mang theo một ít nước lọc và bánh ngọt để bổ sung năng lượng khi cần ạ
Phải có ý thức không được vứt rác bừa bãi hay phá hủy cảnh quan nơi này.
Đăng bởi: Văn Trật Trần
Từ khoá: Du lịch Thác Trái Tim Lai Châu – Cách đi, Thông tin cần biết, Lưu ý
Đi Tiểu Ra Máu Là Bệnh Gì? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu đáng báo động. Như đề cập ở trên, trong nhiều trường hợp, dấu hiệu này là vô hại. Nhưng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu đang chỉ ra một rối loạn sức khoẻ nghiêm trọng. Nhìn thấy máu bằng mắt thường được gọi là tiểu máu đại thể. Thấy máu thông qua các xét nghiệm được gọi là tiểu máu vi thể.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo, lên bàng quang. Tại hệ thống đường tiểu, chúng sinh sôi, tấn công lên các tế bào. Hậu quả gây ra các triệu chứng: tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu rát. Nước tiểu có mùi cực kỳ nồng và có thể kèm theo tiểu máu.
Viêm đài bể thận. Vi khuẩn có thể theo đường máu hoặc di chuyển ngược dòng từ niệu quản đi lên thận. Vi khuẩn tấn công thận gây ra các triệu chứng trên người bênh. Người bệnh sẽ sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi, đau vùng thắt lưng và có thể kèm theo tiểu máu.
Sỏi hệ niệu.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt.
Các bệnh lý viêm thận.
Bệnh lý ung thư.
Rối loạn di truyền.
Chấn thương thận.
Do thuốc.
Một số bài tập thể dục.
Thông qua việc tìm các dấu hiệu như: các điểm ấn đau trên thành bụng, các khối bất thường có thể sờ thấy sẽ làm chẩn đoán trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm như:
Tổng phân tích nước tiểu. Xét nghiệm này giúp khẳng định lại chính xác rằng thật sự có hồng cầu trong nước tiểu của bệnh nhân không. Đồng thời tổng phân tích nước tiểu có thể chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
Các xét nghiệm hình ảnh. X quang, CT – scan, MRI là những xét nghiệm hình ảnh học bác sĩ có thể đề nghị để tìm ra nguyên nhân đi tiểu ra máu. Chúng còn giúp định hướng trong vấn đề điều trị, tiên lượng khả năng sống còn trong các bệnh lý ác tính.
Soi bàng quang. Soi bàng quang được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân chảy máu xuất phát từ bàng quang. Soi bàng quang giúp bác sĩ xác định vị trí, nguyên nhân và tình trạng tổn thương nếu vết thương đó nằm trên bàng quang.
Tuỳ thuộc vào đi tiểu ra máu là bệnh gì gây ra mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau:
Trong một số trường hợp, đi tiểu ra máu không cần phải điều trị.
Đối với những trường hợp nhiễm trùng hệ niệu, người bệnh cần được sử dụng kháng sinh phù hợp để chữa bệnh.
Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu do sỏi, người bệnh có thể được tán sỏi thông qua các máy tán sỏi hoặc mổ hở để lấy sỏi. Những trường hợp sỏi nhỏ, người bệnh có thể được kê thuốc để đẩy sỏi ra ngoài mà không cần phẫu thuật.
Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu do ung thư, người bệnh cần đánh giá giai đoạn của khối u, kích thước và sự xâm lấn của khối u để tiến hành điều trị phù hợp. Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch là những phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nguyên nhân đi tiểu ra máu là do ung thư.
Để ngăn ngừa tình trạng tiểu máu cần phải ngăn ngừa những nguyên nhân cơ bản nhất:
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hệ niệu, cần uống nhiều nước mỗi ngày. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày. Chung thuỷ một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với nhiều người. Thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
Để ngăn ngừa sỏi, cần uống nhiều nước. Hạn chế ăn nhiều muối, các loại thịt đỏ. Uống sữa trong bữa ăn. Đối với nam giới, hạn chế bổ sung vitamin C bằng viên sủi. Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm, thức ăn hàng ngày.
Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hạn chế hút thuốc lá. Không tiếp xúc với các hoá chất và sử dụng nguồn nước nghi ngờ có hoá chất. Hạn chế uống rượu bia.
Tóm lại,đối với câu hỏi đi tiểu ra máu là bệnh gì thì câu trả lời là do rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó có thể là lành tình hoặc nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Khi xuất hiện dấu hiệu đi tiểu ra máu, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tự điều trị tại nhà.
Suy Tinh Hoàn Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết
Tinh hoàn là một bộ phận của hệ sinh dục. Nó đóng vai trò là một nhà máy sản xuất tinh trùng; cũng như các hormone khác cho cơ thể. Trong đó quan trọng nhất là testosterone; hormone giúp duy trì sức khỏe sinh sản và hoạt động tình dục của nam giới.
Suy tinh hoàn là hiện tượng suy giảm chức năng tinh hoàn. Tình trạng này thường đặc trưng bởi sự giảm sút bài tiết testosterone. Thông qua đó làm giảm sút số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Điều này làm giảm khả năng quan hệ và sức khỏe sinh sản của nam giới.
Nếu trình trạng này kéo dài có thể dẫn đến vô sinh nam, rối loạn cương dương và nhiều hậu quả khác. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng này để có hướng điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, người ta đã biết được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng của tinh hoàn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là rối loạn chức năng nội tiết của cơ thể. Điều này làm cho tinh hoàn giảm sản xuất hormone testosterone. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể làm suy giảm chức năng tinh hoàn, gồm có:
Chấn thươngNgười ta đã biết một số loại chấn thương có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị tổn thương quá mức có thể dẫn đến hiện tượng xơ hóa. Điều này làm rối loạn hoạt động tổng hợp testosteron; tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến giảm sút chức năng tinh hoàn, gây nhiều hậu quả đáng kể.
Bệnh lý bẩm sinhMột số bệnh lý bẩm sinh cũng có thể làm giảm chức năng của tinh hoàn. Gồm có: ung thư tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ… Các bệnh lý này làm thay đổi hoạt động bài tiết testosterone cũng như sản xuất tinh trùng. Điều này làm giảm chất lượng tinh dịch, gây rối loạn sinh sản và nội tiết của cơ thể.
Lạm dụng testosteroneHiện nay, một số nam giới thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung testosterone. Điều này bình thường là tốt, tuy nhiên nếu quá mức sẽ làm tinh hoàn giảm testosterone nội sinh. Về lâu dài, tinh hoàn dần sẽ thoái hóa, dẫn đến tình trạng giảm chức năng tinh hoàn. Do đó, trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng này, nam giới nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Tránh việc sử dụng quá liều làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cơ thể.
Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng, tham gia vào việc điều phối và sản xuất tinh trùng. Do đó, nếu tinh hoàn bị suy có thể gây giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới; dẫn đến vô sinh và nhiều hệ lụy khác. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Do đó, nam giới nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản định kì; để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị hợp lý. Tránh để quá lâu làm giảm đáp ứng điều trị.
Hiện nay, số lượng nam giới mắc bệnh ngày càng tăng. Đòi hỏi bác sĩ phải có hướng điều trị cụ thể và phụ hợp với từng tình trạng bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tinh hoàn. Tinh hoàn có thể bị suy giảm do các tình trạng chấn thương làm viêm nhiễm, xơ hóa. Mặt khác, việc rối loạn chức năng nội tiết trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng sụt giảm chức năng tinh hoàn. Với mỗi tình trạng trên, các bác sĩ có thể có các hướng điều trị khác nhau:
Tinh hoàn bị suy do tổn thươngTổn thương tinh hoàn là một tình trạng thường gặp ở nam giới. Tinh hoàn có thể bị chấn thương do va đập, viêm nhiễm… Nếu kéo dài dẫn đến tình trạng xơ hóa một phần hay toàn bộ tinh hoàn; làm giảm chức năng và rối loạn sinh tinh.
Tình trạng này thường gây khó khăn cho việc điều trị. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thay thế tinh hoàn để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên phương pháp này có thể để lại nhiều di chứng và tác dụng phụ. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện
Tinh hoàn bị suy do rối loạn nội tiếtChức năng của tinh hoàn còn phụ thuộc vào các hệ thống nội tiết các của cơ thể. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến trục hạ đồi – tuyến yên. Đây chính là nơi điều phối hoạt động sản xuất testosterone của tinh hoàn.
Trong trường hợp xảy ra rối loạn nội tiết vùng này, tinh hoàn có thể giảm sản xuất testosterone. Những trường hợp này cần được điều trị bằng các hormone hướng sinh dục (LH, FSH ngoại sinh) kết hợp với androgen.
Phương pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả đáng kể và giúp giảm thiểu các khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nam giới nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thực hiện; vì việc tự điều trị sai cách có thể làm cho bệnh diễn tiến trầm trọng hơn.
Phòng Bệnh Cho Trẻ Khi Trời Nắng Đột Ngột, Bạn Cần Biết
Đau họng
Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, khiến trẻ nhỏ sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Nếu trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt (vì 38,3 độ C độ tuổi này đã là nghiêm trọng). Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C thì cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng cần khám sớm, nhất là khi thấy các bất thường như sưng (tấy) đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì đau, hơi thở khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Chăm sóc và phòng tránh
– Nếu đau họng nhẹ bác sĩ sẽ cho uống thuốc. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh. Dù ở thể nặng, hay nhẹ cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc, không bỏ thuốc giữa chừng vi khuẩn sẽ tấn công trở lại khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
-Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng biểu hiện là trẻ ngứa, giụi mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có thể bị nghẹt mũi. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị khó thở, ù tai. Bệnh nhanh chuyển nặng và có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Chăm sóc, phòng tránh
-Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, dạy trẻ cởi bớt áo để không bị nóng quá lúc trời ấm lên.
-Dạy trẻ đánh răng 2 lần/ngày khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
-Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cảm cúm
Trẻ nhỏ thể trạng yếu, lại hay được ôm ấp, vuốt ve nên rất dễ bị lây bệnh, nhất là khi thời tiết lạnh đột ngột chuyển sang nắng nóng. Biểu hiện là trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Nếu kèm theo sốt cao thì đưa trẻ đi khám ngay kẻo bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.
Chăm sóc và phòng bệnh
-Giữ ấm cho trẻ, nhất là cổ, tay, chân.
-Đảm bảo trẻ ngủ ngon, đủ giấc trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Luôn giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
-Cho trẻ ăn nhiều hoa quả có vitaminC, rau nhiều chất xơ…
-Trẻ sơ sinh cần cho bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.
Hình ảnh bị trẻ bị viêm phế quản.
Viêm phế quản
Biểu hiện viêm phế quản là trẻ khó thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm chuyển màu vàng trắng là phế quản đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp người lớn không nên làm trẻ bị cáu kỉnh, vì trẻ càng cáu, càng hét to thì việc hô hấp sẽ càng gặp khó khăn và có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Chăm sóc, phòng bệnh
Trẻ bị viêm phế quản ăn uống kém, hệ tiêu hóa không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế cần nấu các món ăn lỏng để trẻ tiêu hóa dễ hơn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn.
Nếu trẻ có nhiều đờm, hãy giục trẻ nhổ hết ra ngoài, không nuốt. Dặn trẻ nằm nghiêng, gối cao hơn bình thường cho dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
-Nếu trẻ sốt cao hãy hạ sốt ngay, tuyệt đối không sốt quá 38,5 độ.
-Cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Người lớn đặc biệt chú ý: Khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì tuyệt đối không được hút thuốc vì rất bất lợi cho việc chữa trị.
Trẻ sốt cần theo dõi liên tục, nếu quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt.
Viêm đường hô hấp trên, dưới
Nguy hiểm nhất là viêm đường hô hấp cấp tính do virus, vì bệnh này khởi phát rầm rộ, dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị kịp thời dễ để lại những biết chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ sau này.
Viêm đường hô hấp là một tổ hợp bệnh gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản.
Biểu hiện thường rầm rộ: Sốt cao và thành cơn 39 độ C trở lên, ho, khó thở (nhất là khi viêm thanh quản và bị là rất nặng, trẻ thở rít, khò khè…), sổ mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không hôi. Dịch mũi làm lan truyền mầm bệnh, lây từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới. Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm… Ho cũng là biểu hiện đầu và cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát tốt ho làm trẻ mệt, mất ngủ, nôn trớ…
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Chăm sóc, phòng bệnh
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh kiêng cữ thái quá.
-Bổ sung cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước hoa quả, ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
-Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường, kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ.
-Với trẻ quá bé dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch trưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong, thuốc ho thảo dược… giúp làm dịu cơn ho.
Khi nào đưa trẻ đi viện?
-Khi trẻ sốt quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt bằng cách: Lau nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh tươi, dung dịch orezol… tùy tuổi).
-Nếu chưa thể đưa trẻ đi khám ngay, thân nhiệt không giảm có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol (trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần).
Tốt nhất là dùng thuốc Paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, bởi độ tuổi này sốt 38,3 độ C đã là nghiêm trọng. Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.
-Theo dõi nhiệt độ liên tục mà thấy tăng nhiệt, trẻ mệt, quấy khóc, khó thở, môi tím tái, có thể nôn, buồn nôn, tiêu chảy… thì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện sớm.
-Tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Leo Núi Phú Sĩ? – Du Lịch Núi Phú Sĩ
Tại sao cần chuẩn bị dụng cụ để leo núi Phú Sĩ?
Kể từ khi núi Phú Sĩ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2013, số lượng du khách từ khắp nơi trên thế giới đồ về Nhật Bản để chinh phục và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn núi này ngày càng đông đúc.
Tuy nhiên, một số du khách lại thường quên mất rằng: bên cạnh việc đây là một địa điểm du lịch, núi Phú Sĩ còn là một ngọn núi lửa “hàng thật giá thật”. Cùng với việc Núi Phú Sĩ chỉ mở cửa cho công chúng vào mua hè, nên có rất nhiều du khách đến đây với áo phông, quần đùi, thậm chí đi dép tông. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với việc leo núi, không đảm bảo an toàn và quan trọng nhất đó là không thể tối ưu trải nghiệm chinh phục đỉnh núi của bạn.
Những trang bị thiết yếu
Giày leo núi
Hầu hết đường mòn của Núi Phú Sĩ được bao phủ bởi tro núi lửa, vì vậy bạn rất khó đi bộ bằng giày tập thể dục thông thường. Tốt hơn hết bạn nên sử dụng một đôi giày tốt, đặc biệt là giày đi bộ đường dài vì đế của những đôi giày đó được tạo ra để có đủ lực bám vào mặt đất không ổn định. Ngoài ra, bạn nên chọn giày đi bộ đường dài đến mắt cá chân cao hoặc trung bình để giữ cho mắt cá chân của bạn ổn định, tránh bị bong gân mắt cá chân.
Quần áo mưa hoặc áo khoác leo núi chống nước
Thời tiết ở Núi Phú Sĩ rất dễ thay đổi. Áo mưa là vật dụng BẮT BUỘC khi leo núi. Đặc biệt nên sử dụng loại quần áo mưa riêng biệt (Áo mưa và quần đi mưa), vì nó bảo vệ cơ thể bạn nhiều hơn loại áo mưa xòe. Không thể sử dụng loại quần áo mưa kiểu này ở Núi Phú Sĩ vì gió thổi mạnh từ mọi nơi cũng như từ phía dưới của bạn, vì vậy nó khiến bạn thực sự ướt. Ngược lại, loại quần áo mưa riêng biệt sẽ che phủ cơ thể bạn một cách hoàn hảo và ngăn không cho nước mưa vào bên trong áo mưa làm bạn ướt và làm cơ thể bạn rất lạnh. Áo mưa cũng có thể được sử dụng để bảo vệ cơ thể của bạn khỏi gió. Mặc áo khoác lông cừu bên dưới áo mưa sẽ giúp bạn giữ ấm.
Balo leo núi
Ba lô thể tích 30L là đủ và được khuyến khích để leo núi Phú Sĩ. Bạn không cần phải mang theo bất kỳ thiết bị ngủ nào như lều vì việc dựng lều ở núi Phú Sĩ bị cấm. Che mưa cho balo cũng rất cần thiết. Bạn nên chuẩn bị một miếng bọc balo chuyên dụng. Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử có thể như điện thoại di động hoặc máy ảnh kỹ thuật số được khuyến khích cho vào bên trong túi nhựa có dây kéo
Áo giữ nhiệt hoặc áo lông cừu
Nhiệt độ sau trạm 8 sẽ về điểm đóng băng. Vì vậy, bất kỳ chiếc áo khoác ấm có tay dài nào cũng là item BẮT BUỘC. Áo khoác lông cừu đặc biệt dành cho leo núi có một số ưu điểm như hệ thống khô nhanh và chức năng giữ nhiệt. Áo khoác thấm mồ hôi hoặc nước mưa không chỉ làm ướt đồ đạc của bạn mà còn làm giảm nhiệt độ cơ thể khiến bạn rất lạnh.
Găng tay
Găng tay sẽ rất hữu ích không chỉ bảo vệ tay bạn khỏi lạnh mà còn cả chức năng leo núi. Có rất nhiều tảng đá ở Núi Phú Sĩ, đôi khi bạn phải dùng tay để leo lên hoặc xuống. Ngoài ra, sẽ tốt hơn nếu găng tay có chức năng giữ nhiệt và chống nước.
Mũ chống nắng
Vào ban ngày, sức nóng từ mặt trời rất gay gắt. Để tránh bị say, bạn cần có vật gì đó để che đầu khỏi sức nóng mạnh.
Quần leo núi
Vải Nylon nhẹ của Quần đi bộ đường dài co giãn mang đến sự thoải mái trong suốt thời gian bạn đi bộ đường dài. Quần được làm bằng chất liệu bền và dễ khô, giúp chuyến đi bộ đường dài của bạn thoải mái. Sự thoải mái vừa vặn cho phép bạn thoải mái và di chuyển, tránh mọi chấn thương ở địa hình không ổn định và nhiều đá. Lưu ý không nên mặc quần jean hoặc quần đùi.
Trang bị có thể bạn sẽ cần
Gậy leo núi
Leo với gậy leo núi sẽ giúp cân bằng cơ thể của bạn, giúp giảm bớt sự nặng nề và mệt mỏi cho đôi chân của bạn. Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, gậy leo núi rất hữu ích.
Đèn đội đầu
Nếu bạn định ngắm bình minh trên đỉnh núi Phú Sĩ, bạn phải mang theo đèn. Để ngắm bình minh, bạn phải rời khỏi túp lều vào khoảng 1:00-2:00 sáng. Vì vậy, bạn cần một hệ thống chiếu sáng trong đường mòn tối để có thể lên đỉnh. Ngay cả khi bạn không có ý định ngắm bình minh thì cũng nên mang theo đèn để quay lại trạm 5 một cách an toàn. Bạn có thể không về được trước khi mặt trời lặn hoặc không thể đi lại được vì chấn thương. Vì vậy, hệ thống chiếu sáng như đèn pin cầm tay hoặc đèn đội đầu là rất hữu ích. Bên cạnh đó cũng đừng quên mang theo pin dự phòng!
Đăng bởi: Lâm Trần
Từ khoá: Cần chuẩn bị gì trước khi leo núi Phú Sĩ? – Du lịch núi Phú Sĩ
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tự Kỉ: Những Cần Biết Trước Khi Đưa Trẻ Đi Gặp Bác Sĩ trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!