Xu Hướng 10/2023 # Bánh Rợm Bao Nhiêu Calo Hay Ăn Bánh Có Béo Không? # Top 10 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bánh Rợm Bao Nhiêu Calo Hay Ăn Bánh Có Béo Không? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bánh Rợm Bao Nhiêu Calo Hay Ăn Bánh Có Béo Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bánh rợm được biết đến là món bánh đặc sản của người Tày. Theo đó rợm là lái của từ rơm khi mùa gặt đến. Vì vậy, món bánh rợm thường được người Tày làm vào sau mùa gặt hoặc dịp lễ tết để mong cầu một mùa màng tươi tốt, bội thu nữa sẽ lại đến.

Món bánh với lớp vỏ dẻo dai, thơm bùi, kết hợp cùng nhân thịt, nấm đậm đà, có thể chinh phục vị giác của bất kỳ ai. Cách làm món bánh rợm không quá cầu kỳ. Đầu tiên, người ta sẽ phải chọn gạo nếp, gạo nếp tốt nhất là khi mới gặt phơi chừng 2 nắng, mang đi xay xát rồi dùng gạo đó mà làm bánh.

Tiếp đó, mang gạo đi nghiền thành bột, sau đó nhào bột với nước rồi cho bột nếp vào trong một cái túi lớn dùng đá ép hết nước trong bột ra ngoài. Lúc này, bột nếp sẽ thành một khối. Để nhanh hơn, các bạn các bạn có thể ép bột trong tro bếp, theo đó, chúng ta chỉ việc dồn tro vào xung quanh túi bột, tro bếp sẽ hút dần phần nước còn dư lại ra ngoài. Khi bột dồn xuống đáy túi, nghĩa là nước trong bột đã chảy ra ngoài hết, lúc này bột trắng tinh và dẻo thơm.

Bánh rợm thường có 2 loại nhân đó là nhân ngọt và nhân mặn. Đối với nhân ngọt, người ta sử dụng đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, giã nhuyễn trộn chung với đường. Đối với nhân mặn, người ta sử dụng thêm thịt, mộc nhĩ, hành, tiêu,… tất cả phải được tẩm ướp trước khi làm bánh.

Để biết bánh rợm có béo không? trước tiên các bạn cần biết được lượng calo có trong thực phẩm này là bao nhiêu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì, mặc dù nguyên liệu để làm bánh rợm không quá nhiều, nhưng mức năng lượng của 1 chiếc bánh rợm lại tương đối cao. Cụ thể trong 1 cái bánh rợm với trọng lượng khoảng 150g có thể cung cấp đến 350 calo.

Mức năng lượng này tương đương với mức năng lượng của một chiếc bánh nếp hay 1 chiếc bánh tẻ mà các bạn vẫn thường ăn. Nên rất thích hợp để bổ sung vào buổi sáng, giúp cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày mới năng động.

Bên cạnh đó, những chiếc bánh rợm còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin E, B, sắt, canxi, chất xơ,…Đặc biệt, bánh rợm có chứa chất xơ hoà tan rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bánh rợm có tính ấm, có khả năng làm ấm bụng, làm giảm các cảm giác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

+ Lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa: Trung bình một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày để phục vụ các hoạt động của cơ thể. Nếu 1 ngày ăn 3 bữa chính thì lượng calo mà bạn cần bổ sung cho cơ thể sau mỗi bữa ăn là 667 calo.

+ Lượng calo được bổ sung từ bánh rợm: Nếu bạn ăn bánh rợm thay cho 1 bữa ăn chính và không ăn thêm bất cứ món ăn nào khác thì sẽ cần khoảng 3 chiếc bánh. Tương đương với lượng calo được bổ sung cho cơ thể từ bánh rợm là 1050 calo.

Từ những so sánh trên, có thể thấy được lượng calo được bổ sung từ 1 bữa ăn bánh rợm cao hơn rất nhiều so với lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa, chúng chiếm đến ½ lượng calo mà cơ thể cần cho 1 ngày. Do đó, với câu hỏi ăn bánh rợm có béo không? câu trả lời chắc chắn là có.

Vì vậy, đây là một loại bánh không phù hợp với những ai đang trong quá trình ăn kiêng để giảm cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn phải bỏ qua món bánh thơm ngon bổ dưỡng này. Vì nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học và kết hợp với việc ăn bánh hợp lý thì bạn vẫn có thể ăn bánh rợm mà không sợ làm ảnh hưởng đến cân nặng. Cụ thể như sau:

các bạn chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 chiếc bánh rợm/1 ngày.

Các bạn nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Tránh ăn bánh vào buổi tối hoặc đêm ngủ để tránh việc tích lũy mỡ thừa gây tăng cân hoặc gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Khi ăn bánh, nên ăn kèm bánh với nước để làm tăng cảm giác no, làm giảm lượng thực phẩm nạp nào cơ thể. Đồng thời, các bạn cũng nên ăn thêm rau xanh và trái cây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh gây nặng bụng.

Cần chú ý hàm lượng calo khi ăn bánh rợm, để điều chỉnh lượng thực phẩm trong các bữa ăn khác trong ngày.

Nói tóm lại việc ăn bánh rợm có béo hay không, điều này còn tùy thuộc vào số lượng bánh mà bạn ăn và chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Nhưng khi ăn bánh rợm các bạn cần lưu ý là những người có vấn đề về tiêu hóa, hệ tiêu hóa kém hoạt động, khi đang bị nhiệt hoặc bị sốt. Hoặc có vết thương hở đang bị mưng mủ, nổi mụn nhọt hay bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu hóa kém; mắc bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường… nên hạn chế ăn. Bởi chúng có thể khiến cho bệnh và các vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Bánh Superstar Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Bánh xốp phủ kem socola Superstar là một trong những thương hiệu bánh xốp cao cấp, được sản xuất và đóng gói trực tiếp thông qua dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất của Indonesia. Thành phần chính của bánh superstar là bột lúa mì, bột cacao, chất béo thực vật, lecithin đậu nành, hương vani tổng hợp, được chọn lựa kỹ lưỡng và thông qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi được mang đi sản xuất.

Ở Việt Nam, người lớn có thể sử dụng bánh Superstar vào buổi sáng như một bữa ăn nhẹ trong ngày. Bánh sẽ ngon hơn khi bạn kết hợp với một tách trà hoặc một ly cà phê sữa. Đồng thời, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể để duy trì tinh thần và sức khỏe luôn tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn trong cả ngày dài. Trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng bánh Superstar như một thức ăn sáng bổ dưỡng với sữa tươi, hoặc làm món ăn nhẹ vào buổi chiều.

Bánh xốp phủ kem socola Superstar được thiết kế theo dạng thanh dài, bao bọc xung quanh thanh bánh giòn xốp là một lớp kem socola béo ngậy, vô cùng hấp dẫn và hứa hẹn sẽ trở thành món ăn vặt được ưa thích nhất của giới trẻ để sử dụng trong các buổi tiệc, liên hoan, dã ngoại…

Giải đáp cho câu hỏi Ăn bánh superstar có béo không, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải như sau:

Mặc dù hàm lượng calo trong bánh superstar không quá cao so với mức năng lượng cần nạp mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Tuy nhiên, ăn bánh superstar có nguy cơ tăng cân, béo phì rất cao. Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ, loại bánh này chứa hàm lượng tinh bột, đường, chất béo, muối tương đối cao. Đây đều là những chất dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới vóc dáng và cân nặng của con người. Đặc biệt là khi bạn ăn bánh quá nhiều cùng lúc, ăn quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân sẽ ngày càng cao hơn.

Chưa kể, bánh superstar chứa khá nhiều hương liệu và chất tạo xốp, chất nhũ hóa, chất tạo màu,… Những hợp chất này khi đi vào cơ thể không những ảnh hưởng tới cân nặng, mà còn gây nguy hại cho sức khỏe nếu bạn ăn vượt mức cho phép. Chúng sẽ gây ra tình trạng táo bón, chướng bụng và khó tiêu hóa. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người đang ăn kiêng, giảm cân hay mắc các bệnh lý về tiểu đường,… Thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng loại bánh ngọt này.

Hãy chia nhỏ phần ăn của mình hoặc chia sẻ với bạn bè người thân. Điều này, sẽ giúp bạn giảm bớt lượng thức ăn sẽ nạp vào cơ thể.

Chỉ nên ăn bánh superstar 1 lần/ tuần, chỉ ăn khi thực sự cần thiết.

Uống đủ 2 – 2,5l nước/ ngày.

Không ăn bánh khi đói, điều này sẽ khiến bạn ăn mất kiểm soát

Không ăn bánh vào buổi tối, trước khi đi ngủ bởi lúc này hệ tiêu hóa sẽ không thể giúp bạn chuyển hóa và đào thải năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết.

Thay bánh ngọt bằng các loại bánh ngũ cốc, bánh gạo lứt ít calo

Tăng cường tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn có một thân hình đẹp và cân nặng như mơ.

NÊN XEM THÊM:

Bánh Lá Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Nguyên liệu:

100 gram lá mơ

100 gram lá mít

700 ml nước cốt dừa

600 gram bột gạo

8 muỗng canh bột sắn

1 muỗng cafe dầu ăn

2 muỗng canh đường

2 muỗng cafe muối

1 muỗng canh đậu phộng rang

Cách thực hiện:

Rửa sạch 100g lá mơ rồi cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng 400 ml nước cốt dừa. Xay nhuyễn hỗn hợp rồi lọc lấy nước cốt qua rây. Cho nước cốt này vào bát lớn cùng 200g bột gạo, 2 muỗng canh bột sắn, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe dầu ăn rồi trộn đều. Để bột nghỉ 30 phút.

Lá mít rửa sạch để ráo rồi dùng mặt sau lá (mặt có gân) để dàn bột vào. Chú ý đổ bột từ cuống lá rồi nghiêng cho bột chảy đều khắp mặt lá. Sau đó dùng cuống lá đâm vào lá để cuộn tròn lại.

Cho những chiếc lá chứa bột vào nồi hấp khoảng 4 – 5 phút.

Bánh chín thì để nguội, lột ra khỏi lá và cho vào đĩa.

Bắc nồi lên bếp, đun 300 ml nước cốt dừa cho ấm rồi thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe muối và 6 muỗng canh nước bột sắn hòa tan. Khuấy đều đến khi nước cốt sánh mịn.

Rải đều nước cốt dừa lên bánh rồi rắc đậu phộng rang lên trên (đậu phông lột vỏ, đập dập) là có thể thưởng thức.

Với khối lượng nguyên liệu như trên sẽ tạo ra khoảng 1.600 gram bánh lá mơ, lá chuối chứa 3.600 calo. Tương ứng 100g bánh lá răng bừa cung cấp khoảng 225 calo cho cơ thể.

Nguyên liệu:

1 kg gạo tám

800 gram thịt ba chỉ hoặc nạc vai

200 gram hành khô

200 gram mộc nhĩ

60 lá dong hoặc lá chuối xé nhỏ

Gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

Lá dong rửa sạch, lau khô.

Gạo tám ngâm ít nhất 7 tiếng rồi đem xay với nước vôi trong với tỷ lệ 1:1. Bột xay xong thì bỏ thêm ít muối, mì chính và dầu ăn.

Cho ít nước vào chảo nấu sôi đồi đặt nồi bột lên trên chảo để làm bột tan chảy. Chú ý khuấy đều tay tới khi bột hơi quánh thấy nặng tay thì có thể tắt bếp. Sau khi tắt bếp cần quấy bột thêm một lúc để bột không bị vón cục.

Thịt lợn rửa sạch, mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước cho nở. Băm nhỏ tất cả nguyên liệu cùn hành khô. Sau đó ướp hỗn hợp cùng muối, mì chính, nước mắm, hạt tiêu bắc và xào sơ qua.

Đặt lá bánh lên mặt phẳng rồi xúc một phần bột chừng quả trứng gà rồi dàn theo dọc lá. Cho nhân vào giữa bột rồi gói bánh lại sao cho 2 đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để giống với cái răng bừa, vuốt đều vận lá và gập 2 đầu lá lại.

Bánh gói xong đem luộc hoặc hấp cách thủy đều được.

Với khối lượng nguyên liệu như trên sẽ tạo ra khoảng 2.200 gram bánh lá răng bừa chứa 4.000 calo. Tương ứng 100g bánh lá răng bừa cung cấp khoảng 182 calo cho cơ thể.

Ngoài bánh lá mơ, lá mít và bánh lá răng bừa thì còn có rất nhiều loại bánh lá khác như bánh chưng, bánh tẻ, bánh tro, bánh ít… Mỗi loại bánh được tạo ra từ những nguyên liệu khác nhau cùng cách làm khác nhau nên lượng calo cung cấp cho cơ thể cũng sẽ khác nhau.

Các loại bánh lá có thể dùng để ăn chính hoặc ăn phụ đều được. Để ăn no với bánh lá, chúng ta cần khoảng 400 – 500 gram bánh tương ứng với 728 – 1.125 calo. Lượng calo này cao hơn khá nhiều so với lượng calo cần thiết trong một bữa (667 – 733 calo). Do đó, ăn bánh lá rất dễ béo.

Để tránh bị béo thì ăn bánh lá mà vẫn thỏa mãn được cơn thèm của mình thì bạn cần chú ý điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp. Ví dụ, nếu hôm nay bạn ăn 400 gram bánh lá thì chỉ được nạp thêm 1.100 – 1.472 calo từ các món ăn khác. Còn nếu hôm nay bạn ăn 500 gram bánh lá thì chỉ được nạp thêm 875 – 1.290 calo từ các món ăn khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn bánh lá vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm mà cơ thể ít vận động, dễ tích tụ mỡ thừa.

Trường hợp ăn quá nhiều bánh nên dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao. Có thể là đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đánh cầu lông, đá bóng…

NÊN XEM THÊM:

Bánh Cá Mặn Kinh Đô Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Bánh mặn hình con cá mang nhãn hiệu Kinh Đô- đây là thương hiệu bánh nổi tiếng hàng đầu Việt Nam với chất lượng sản phẩm đứng đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo. Với bánh mặn hình con cá, sản phẩm được chọn lọc rất kỹ lưỡng, an toàn và rất bổ dưỡng, quy cách đóng gói sản phẩm kín đáo, bảo quản dễ dàng và dùng được lâu….đây là món bánh thích hợp cho những chuyến đi dã ngoại, đi chơi picnic.

Đặc biệt. bánh cá mặn là món sở trường của những em bé, với hình thù thích mắt cộng với vị thơm ngon hấp dẫn lôi cuốn các bạn nhỏ. Mặt khác, bánh cá mặn còn là sản phẩm bánh cung cấp năng lượng, một số vitamin và protein cần thiết là món dùng trong bữa ăn phụ bổ dưỡng cho những người bận rộn. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, để biết bánh cá mặn có chứa bao nhiêu calo thì cần tính toán đến những thành phần có trong bánh cá mặn. Theo đó, thông tin bao bì sản phẩm có ghi lại những thành phần chủ yếu có trong bánh cá mặn bao gồm: bột bắp, bột mì, dầu olein, shortening, đường, muối, men enzym, mạch nha, bột sữa, bơ,…tất cả những thành phần nguyên liệu này được sử dụng tạo nên món bánh cá mặn thơm ngon mà mọi người đang sử dụng.  Theo thông tin sản phẩm thì 100g bánh cá mặn kinh đô có chứa khoảng 540 calo. Đây là mức năng lượng tương đối cao dành cho bữa ăn phụ, do vậy bạn nên lưu ý khi sử dụng. Và một điều có thể bạn chưa biết đó là để tiêu thụ hết mức năng lượng này thì cần khoảng 45 phút để tập cardio, 60 phút chạy bộ hoặc 1h30 để đi bộ mới có thể tiêu hao hết mức năng lượng này.

Theo tổ chức Y tế thế giới, một ngày một người trưởng thành cần nạp năng lượng khoảng 2000 calo. Nếu chia 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa chỉ cần nạp 667 calo là đủ. Như vậy, so sánh mức năng lượng này với mức năng lượng có trong bánh mặn kinh đô thì ăn sẽ không béo. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ ăn bánh cá mặn cho bữa ăn phụ, không giảm thức ăn có trong bữa ăn chính dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh chóng.

Mặc dù vậy, vẫn có một số cách ăn bánh cá mặn không lo tăng cân mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

+ Có thể ăn bánh cá mặn vào buổi sáng nhưng không nên ăn thay bữa ăn chính. Bên cạnh đó, chú ý không ăn bánh cá mặn vào buổi sáng hoặc trưa, không ăn vào buổi tối để tránh tích tụ năng lượng.

+ Khi ăn bánh cá mặn, bạn có thể ăn trước bữa ăn chính và uống thêm 1 cốc nước khi ăn bánh cá để tăng cảm giác no lâu. Từ đó, ngẫu nhiên bạn sẽ giảm được lượng thức năng nạp vào cơ thể.

+ Cần kết hợp ăn bánh cá mặn với một số loại trái cây, hoa quả để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng như cung cấp những loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

+ Bên cạnh ăn cá mặn, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nghiêm túc, cần có kế hoạch tập luyện để đốt cháy mức năng lượng dư thừa.

NÊN XEM THÊM:

Cá Kèo Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Cá kèo là loài thuộc nhóm cá bống Gobiidae có thân hình trụ dài, phủ vẩy tròn rất bé, màu xám hơi vàng, đầu hơi nhọn, mõm tù, mắt tròn nhỏ, lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, lưỡi dạng cắt ngang, kích thước nhỏ (ít khi vượt quá 25 cm) với trọng lượng khoảng 30 – 40 gram.

Cá kèo phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đốí đến vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cá kèo phân bố nhiều ở vùng biển các tỉnh Nam bộ từ Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến Cà Mau, nhất là tại cửa sông, cửa biển và các bãi triéu với sản lượng khai thác hàng năm khá cao.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm được công bố thì 100g cá kèo chứa khoảng 70 calo với 15,8g đạm, 17 mg canxi, 900 mcg sắt, 83,2g nước, 800 mg chất béo, 181 mg phốt pho. Ngoài ra, cá kèo còn chứa nhiều dưỡng chất như sắt, selen, vitamin B2, D, E, PP… với thịt mềm, có thể chế biến thành nhiều món như lẩu cá kèo, cá kèo kho tộ, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo kho rau răm, cá kèo chay, cá kèo kho tiêu…

Ngoài lợi ích giảm cân thì Đông y còn dùng cá kèo để chế biến thành các món ăn chữa bệnh.

Chữa khí huyết hư: Ăn “Lẩu cá kèo rau đắng ” có thể giúp bạn bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị đồng thời trị chứng hư nhược mới ốm dậy.

Chữa ho đờm nhiều: Ăn “Cá kèo kho khế” có thể giúp bạn kiện tỳ phế, hóa đàm, tiêu viêm, trị chứng tỳ phế hư ho đàm, viêm họng, bụng đầy, chậm tiêu.

Chữa tâm hồi hộp, tâm tỳ hư: Ăn “Cá kèo kho rau răm” có thể giúp bạn trợ tỳ, dưỡng tâm, hóa trệ, ích khí huyết, trị chứng tỳ hư, bụng đầy châm tiêu, ho đàm nhiều.

Chữa tỳ hư bụng đầy chậm tiêu: Ăn “Cá kèo kho củ cải” có thể giúp bạn bổ tỳ vị, thanh phế hóa đàm, trừ thấp, trị chứng tỳ hư bụng đầy châm tiêu, ngược sường đầy tức, ho khan, ho đàm.

Chữa chứng đau tức ngực sườn: Ăn “Cá kèo kèo kho củ kiệu” có thể giúp bạn kiện tỳ hoá ứ, ích khí thông huyết mạch, trị chứng bụng đầy chậm tiêu, đi tiểu gắt, tiểu đục, tiểu khó, người dương hư chịu lạnh kém.

Chữa bí tiểu, phù thũng: Ăn “Canh cá kèo nấu lá giang” có thể giúp bạn trị chứng thấp nhiệt sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, chứng vàng da, men gan cao, mập phì, ngoại cảm nội thương nóng nhiệt.

Không ăn cá kèo nếu bị bệnh gout: Không chỉ cá kèo mà tất cả các loại cá khác đều giàu purine khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút khi ăn nhiều đồng thời khiến những người mắc bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn cá kèo nếu bị rối loạn tiêu hóa: Ăn cá kèo có thể khiến những người bị rối loạn tiêu hóa trở nên tràm trọng do chứa nhiều đạm. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm đồng thời uống nhiều nước (khoảng 2,5 – 3 lit nước mỗi ngày).

Không ăn cá kèo nếu bị dị ứng với cá: Nếu bị dị ứng với cá hay các thực phẩm nhiều đạm thì bạn nên tránh ăn cá kèo. Nếu cố tình ăn có thể gây mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da, nôn ói, phù nề, hắt hơi nhiều, khó thở do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ.

Không ăn cá kèo nếu bị tổn thương gan, thận: Cá kèo chứa nhiều protein. Nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận ở những người bị tổn thương gan, thận, từ đó khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Không ăn cá kèo nếu bị bệnh xương khớp: Cá kèo chứa nhiều protein, sắt, kẽm cùng các dưỡng chất khác. Ăn ở mức hợp lý thì rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây thừa chất dẫn tới đau khớp, sưng tấy khớp, ảnh hưởng tới việc đi lại cùng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

NÊN XEM THÊM:

Ốc Nhồi Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Ốc nhồi là loại ốc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời có thể chế biến thành nhiều món ăn như ốc nhồi luộc, canh ốc nhồi củ chuối tiêu, ốc nhồi xào nấm hương, canh ốc nhồi đậu hũ…

Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn ốc nhồi với ốc bươu vàng bởi màu sắc cùng hình dạng gần tương tự nhau. Nếu bạn cũng gặp tình trạng tương tự thì đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận dạng tốt hơn:

+ Ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen – trong Nam) là loại ốc của nước ta, sống trong vùng ao hồ nước ngọt và đồng ruộng, có giá trị kinh tế cao và rất giàu dinh dưỡng. Loại ốc này có vỏ mỏng, nhẵn, bóng, màu đen hoặc vàng hanh tùy thuộc nguồn nước nơi sinh sống. Phần miệng ốc có cảm giác khum vào, màu trắng ngà. Dạ dày không có cục màu vàng cam. Giữa thân và miệng không có hõm. Các vòng xoáy trôn nhẵn, hõm ít hoặc gần như không hõm. Với những con ốc bé thì miệng rất đầy. Khi ấn không bị thụt sâu vào bên trong. Ít nhớt. Khi ăn có cảm giác dai và cứng.

+ Ốc bươu vàng là loại ốc cảnh vốn được nhập từ Trung Quốc nhưng ngày càng phát triển mạnh và lan rộng khắp các ao và bờ ruộng gây ảnh hưởng tới mùa màng của bà con nông dân. Đây là loại ốc có giá trị dinh dưỡng thấp nên chuyên làm thức ăn cho gia cầm. Một số người vẫn ăn sau khi vệ sinh ốc thật kỹ bằng vôi. Ốc bươu vàng có màu vàng hanh hoặc hơi sậm đen, vỏ dày, phần miệng hơi loe ra một chút. Thân ốc có vằn ngang tương tự ốc mít của miền Bắc, đường viền và đường kẻ xung quanh thân khá rõ nét. Các vòng xoáy trôn ốc bị hõm, có xu hướng hơi tù. Nắp và miệng hơi xù xì, không được bằng phẳng. Nhớt nhiều. Thịt ốc bươu vàng chứa một cục màu cam chính là dạ dày. Phần này chứa nhiều kí sinh trùng nên ăn rất dễ gây nôn ói và ngộ độc.

Về thành phần dinh dưỡng thì 100g ốc nhồi chứa khoảng 72 calo với 12,2 gram đạm, 4,3 gram tinh bột, 3,7 gram tro, 1.000 mcg canxi, 77,6 gram nước, 700 mg chất béo, 151 mg phốt pho. Ngoài ra, ốc còn chứa nhiều dưỡng chất khác như magie, selen, vitamin E…

Hàm lượng chất béo trong ốc nhồi cực thấp, thậm chí còn được xem là không có. Hơn nữa, ốc chứa ít calo với nhiều protein nên không gây béo. Tuy nhiên bạn vẫn cần điều chỉnh lượng ăn hàng ngày cho phù hợp, đảm bảo không vượt quá 2.000 calo/ ngày là được. Nếu lỡ ăn quá nhiều thì hãy chủ động tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.

Bên cạnh tác dụng giảm cân thì ốc cũng rất hữu ích với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ốc có vị ngọt, tính hàn, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như vàng da, phù thũng, gan, trĩ giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe cho những người có thể trạng yếu.

Lưu ý: Tuy thơm ngon bổ dưỡng nhưng ốc nhồi lại có nhiều ký sinh trùng sinh sống bên trong như giun lươn, sán lá gan, sán lá ruột, sán máng… Chúng sống rất dai, chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài do đó khi chế biến bạn cần phải ngâm ốc trong nước gạo, nước chanh, giấm hay ớt hiểm để ốc nhả hết nhớt cùng những chất bẩn kèm ký sinh trùng. Khi luộc cần luộc kỹ với nước sôi khoảng 4 – 5 phút rồi mới có thể ăn.

Nếu không bạn có thể bị sốt, ói mửa, tiêu chảy, phù tay, phì chân, đau bụng, thậm chí chúng có thể gây bệnh ở phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến những đáp ứng miễn dịch quá mức, ung thư, suy nội tạng, vô sinh hay tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giun sán lây nhiễm ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latin rất cao, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cần chú ý:

Không ăn ốc với rượu, bia: Rượu ốc là món khoái khẩu của nhiều dân nhậu nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp này sẽ khiến cơ thể bị tăng axit uric trong máu dẫn tới bệnh gút.

Không ăn ốc với thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C kết hợp với asen trong ốc sẽ tạo ra asen hóa trị III rất dễ gây ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu ăn thường xuyên.

Không ăn ốc với bún, miến, mộc nhĩ, nấm hương, thịt bò, ngao, mướp, ngô, nước đá… để tránh bị khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, ngộ độc.

NÊN XEM THÊM:

Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Rợm Bao Nhiêu Calo Hay Ăn Bánh Có Béo Không? trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!