Xu Hướng 10/2023 # 6 Cách Làm Nước Uống Từ Mứt Dâu Dùng Là Mê # Top 15 Xem Nhiều | Hwmn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 6 Cách Làm Nước Uống Từ Mứt Dâu Dùng Là Mê # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 6 Cách Làm Nước Uống Từ Mứt Dâu Dùng Là Mê được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nước mứt dâu tằm đơn giản. Ảnh Internet 

5. Cách làm nước uống với mứt dâu tằm, lá bạc hà và soda 5.1. Nguyên liệu

1-2 thìa canh mứt dâu tằm

1 quả chanh nhỏ

Vài lá bạc hà

1 lon soda

1-2 thìa cà phê mật ong

Đá viên

5.2. Cách làm

Bạn nghiền nhuyễn và làm lỏng mứt dâu tằm với nước cốt chanh.

Lá bạc hà rửa sạch, bạn vò nhẹ một ít lá cho có mùi thơm.

Cho lá bạc hà vào ly, kế đến cho đá, đổ nước mứt dâu tằm và nước cốt chanh vào. Tiếp theo bạn đổ nước soda, cho thêm 1-2 lá bạc hà trang trí và thưởng thức. 

Nước uống mứt dâu tằm, bạc hà, soda. Ảnh Internet 

6. Cách làm nước uống với mứt dâu tằm, gin hoặc rượu Tequila

Pha chế theo cách pha margarita – một loại cocktail phổ biến và nổi tiếng thế giới nhưng lại không hẳn là margarita, cách pha nước mứt dâu cùng rượu gin hoặc rượu Tequila cũng như pha gin hay vodka và tonic, cho bạn thức uống giải khát rất mạnh, rất dễ nghiện.

6.1. Nguyên liệu

1-2 thìa canh mứt dâu tằm

1 quả chanh tươi lấy nước cốt

1 lượng nước cam bằng nước cốt chanh hoặc gấp đôi

4-6 lá bạc hà

2 thìa canh rượu gin hoặc Tequila

2 thìa cà phê – 1 thìa canh syrup hoặc mật ong

Đá bào (bạn cũng có thể dùng đá viên)

6.2. Cách làm

Lá bạc hà rửa sạch, bạn cũng vò sơ vài lá cho có mùi thơm.

Cho mứt dâu tằm, nước cốt chanh, nước cam, rượu và syrup vào máy xay sinh tố xay cho hỗn hợp nhuyễn quyện đều vị. Nếu dùng đá viên, bạn có thể cho đá viên vào xay cùng. Nếu dùng đá bào thì bạn không cần xay chung.

Bạn cho lá bạc hà vào ly, cho đá bào vào, đổ hỗn hợp nước mứt dâu tằm đã xay đều. Thêm lá bạc hà để trang trí và thưởng thức. 

Nước dâu tằm pha kiểu margarita dùng gin hoặc Tequila cho vị ngon đậm, cực quyến rũ. Ảnh Internet

Mứt dâu tằm pha cùng gin hay rượu Tequila cho chúng ta một loại cocktail đơn giản nhưng vị mạnh và có thể chinh phục bất cứ người nào có dịp dùng thử. Dù chúng ta không phải những người pha chế chuyên nghiệp, loại nước này pha chế ra cũng không phải là loại cocktail nổi tiếng, song vị ngon đặc trưng vừa “mạnh mẽ”, vừa “dịu êm” khá độc đáo của nó khiến chúng ta hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn từ cảm nhận cho đến vị giác.

Bạn thấy đấy, cách làm nước uống từ mứt dâu muôn dạng muôn vẻ phải không nào. Chỉ cần thay đổi hay thêm thắt một chút các nguyên liệu khác hay các loại nước, rượu phổ biến thông dụng trong pha chế, ta đã có ngay thức uống không chỉ để giải khát, còn giúp đánh thức vị giác một cách tuyệt hảo mà có thể trước đây mình chưa từng nghĩ đến.

Cát Lâm tổng hợp

Bật Mí 4 Cách Làm Nước Chấm Vịt Quay Ăn Là Mê

1. Cách làm nước chấm vịt quay từ xì dầu

Công thức làm nước chấm vịt quay từ xì dầu một trong những lựa chọn phổ biến của người nội trợ. Kết hợp xì dầu với một số nguyên liệu cơ bản, bạn có thể hoàn thiện một bát nước chấm hấp dẫn chỉ trong tích tắc.

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị nguyên liệu

Xì dầu: 4 – 5 thìa

Tỏi: 3 tép 

Ớt tươi: 1 – 2 quả 

Gừng tươi: 1 củ 

Chanh tươi: 1 quả 

Bột ngọt, đường trắng

Cách pha nước chấm vịt quay

Bước 1: Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Gừng nạo vỏ, rửa qua với nước rồi băm nhỏ. Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt rồi băm nhỏ. 

Bước 2: Chanh rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước và bỏ hạt. 

Bước 3: Cho vào bát 4 thìa cà phê xì dầu (nước tương), ½ thìa bột ngọt và 1 thìa cà phê đường trắng. Dùng đũa/ thìa sạch khuấy đều cho các gia vị hòa tan. Để nước chấm không quá mặn, bạn cũng có thể cho thêm 1 thìa nước lọc vào cùng xì dầu. 

Bước 4: Thêm gừng, tỏi, ớt băm vào bát nước chấm và trộn đều như vậy là hoàn thành. 

Ảnh: Sưu tầm

Thành phẩm sau khi chế biến

Cách làm nước chấm vịt quay từ xì dầu rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Thành phẩm nước chấm thơm, khi hoàn thiện phần gừng, tỏi, ớt sẽ nổi lên trên bề mặt làm tăng tính thẩm mĩ và hương vị của tổng thể món vịt quay.

2. Cách làm nước chấm vịt quay từ nước mắm

Nước mắm là một trong những thức chấm quen thuộc của người Việt. Vị mặn mặn nơi đầu lưỡi từ nước mắm khiến món ăn thêm phần hấp dẫn. Chính vì thế, đây là loại gia vị cơ bản trong gần như mọi món ăn Việt Nam, bao gồm cả nước chấm vịt quay.

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị nguyên liệu

Nước mắm: 3 – 4 thìa 

Tỏi: 3 – 4 tép 

Chanh tươi: 1 quả

Ớt tươi: 1 – 2 quả 

Gừng tươi: 1 củ 

Đường trắng 

Cách pha nước chấm vịt quay

Bước 1: Ớt, gừng, tỏi rửa sạch. Tỏi đập dập, gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ. Ớt tươi bỏ cuống, tách hạt và băm nhỏ. 

Bước 2: Chanh bổ đôi, vắt lấy nước, bỏ hạt. 

Bước 4: Thêm 1 thìa đường trắng vào (tùy vào khẩu vị gia đình, bạn điều chỉnh lượng đường để tăng/ giảm ngọt), khuấy đều đến khi đường tan hết.

Bước 5: Khi hỗn hợp đã hòa quyện, bỏ lần lượt ớt, tỏi, gừng băm nhỏ vào bát. Dùng thìa sạch đảo nhẹ từ dưới lên trên đến khi các nguyên liệu khô nổi trên bề mặt bát là hoàn thiện. 

Thành phẩm

Thành phẩm nước chấm vịt quay vừa miệng với vị ngọt từ đường, chua dịu từ chanh, cay nồng từ gừng, tỏi ớt trung hòa vị mằn mặn của nước mắm.  Ngoài để chấm vịt quay, công thức nước chấm này cũng thường dùng để chấm vịt luộc, kích thích vị giác và làm tăng hương vị món ăn.

3. Cách làm nước chấm vịt quay từ gia vị Chuẩn bị nguyên liệu

Gia vị/ bột canh: 4 – 5 thìa cà phê 

Chanh tươi: 1 quả

Tỏi: 4 tép

Ớt tươi: 1 – 2 quả 

Cách pha nước chấm

Bước 1: Rửa sạch ớt tươi, dùng dao rạch dọc quả ớt để bỏ sạch hạt sau đó băm nhỏ. Tỏi rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ. 

Bước 2: Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy nước.

Bước 3: Cho vào bát 4 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa nước cốt chanh và tỏi ớt băm nhỏ vào một cái bát rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau là xong. Ngoài ra, nếu ăn được tiết vịt, bạn có thể cho thêm tiết vịt luộc vào cùng nước chấm để tăng hương vị. 

Thành phẩm

Ảnh: Sưu tầm

4. Cách làm nước chấm vịt quay từ tương đen

Tương đen (hay tương ngọt) là một loại nước sốt dạng đặc, thơm thường dùng trong ẩm thực Trung Hoa. Đây cũng là loại gia vị hấp dẫn, thú vị bạn nên cân nhắc khi làm nước chấm vịt quay.

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị nguyên liệu

Tương đen loại ngon: ½ thìa 

Chanh tươi: 1 quả 

Tỏi: 6 tép

Hành tím: 4 củ (củ to)/ 5 củ (củ nhỏ)

Bột năng: 15gr

Bột ngọt: 2 thìa cà phê 

Nước lọc

Đường: 1 – 2 thìa cà phê 

Tiêu xay: ½ thìa

Một nhúm nhỏ muối

Dầu ăn

Cách pha nước chấm vịt quay

Bước 1: Hành, tỏi rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. 

Bước 2: Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

Bước 2: Rây bột năng vào 1 bát nhỏ, thêm nước lọc và khuấy đều tới khi bột tan hết

Bước 3: Hòa lẫn tương đen, đường, muối và bột ngọt trong 1 chiếc bát to. 

Bước 4: Phi thơm tỏi, hành băm cùng dầu ăn. Khi tỏi và hành chín đều và chuyển màu vàng, bạn tiến hành đổ nước sốt tương đen vào và khuấy đều. 

Bước 5: Đun nhỏ lửa hỗn hợp từ 1 – 2 phút thì cho bột năng vào và đảo đều. Lưu ý đổ bột từ từ, vừa đổ vừa lấy đũa/ thìa khuấy đều để bột không bị vón cục, giúp nước chấm sánh mịn hơn. 

Bước 6: Đun tới khi hỗn hợp nước chấm sánh lại thì bạn thêm ½ thìa cà phê hạt tiêu vào sau đó tắt bếp. 

Bước 7: Đợi nước chấm nguội bớt, bạn thêm 1 thìa nước cốt chanh và nêm lại gia vị cho vừa miệng. 

Thành phẩm

Nước chấm vịt quay từ tương đen có kết cấu sánh đặc và màu sắc bắt mắt. Bạn múc phần nước chấm ra bát sạch, chấm chung cùng vịt quay còn nóng hổi. Thịt vịt mềm, ngọt chấm cùng nước chấm đậm đà ăn kích thích vị giác và đưa cơm vô cùng.

Ảnh: Sưu tầm

Đăng bởi: Mỹ Quyên

Từ khoá: Bật mí 4 cách làm nước chấm vịt quay ăn là mê

Dùng Nước Gì Để Uống Và Nấu Ăn Hàng Ngày Tại Gia Đình Là Tốt Nhất?

Nước tinh khiết – Nước RO

Nước tinh khiết là nước không có thành phần vi khoáng, cặn bẩn, đảm bảo vệ sinh nhờ được tiệt trùng và loại bỏ tạp chất. Chính vì vậy, nước tinh khiết có thể sử dụng để ăn uống, nấu ăn hàng ngày mà không lo ngại gì về ảnh hưởng sức khỏe.

Đặc biệt, nước RO là nước đã được xử lý nhờ màng lọc RO hiện đại để loại bỏ tất cả các tạp chất khó nhìn thấy như bùn đất, thuốc trừ sâu,… và các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Nước khoáng

Nước khoáng có chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, natri, kali,… giúp bổ sung nước và khoáng chất cho người vận động, đổ mồ hôi,…

Nước máy

Nước máy là nguồn nước được xử lý tại các nhà máy nước theo phương pháp công nghiệp và được lọc sạch cặn bã, bùn đất, vi khuẩn, kim loại nặng,… được cung cấp thông qua đường ống nước đến từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, độ an toàn của nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ xử lý nước tại nhà máy, đường ống có bị rò rỉ hay không,… Vì thế để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho gia đình, bạn nên xử lý nước thông qua các máy lọc nước gia đình và đun sôi ở 100 độ trước khi sử dụng là tốt nhất.

Nước hydrogen

Nước hydrogen là nước có hòa tan khí hydrogen, không màu, không mùi, không vị. Nước hydrogen có nhiều hydro – nguyên tử có trọng lượng nhỏ nhất trên hành tinh, được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong đời sống và y tế. Độ pH bình thường của nước tinh khiết là 7, còn ở nước hydrogen do chứa các ion H+ nên có độ pH ở mức kiềm nhẹ (8.0 – 8.5), an toàn theo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam.

Để nhận biết nước giàu hydrogen, bạn quan sát mắt thường các bóng khí, bọt bám vào thành cốc sau khi bạn rót nước từ máy lọc nước hydrogen.

Hydrogen là chất chống oxy hóa rất mạnh và nước hydrogen là nước uống vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp loại bỏ các axit dư thừa và các tác nhân gây hại trong cơ thể: Ngoài ra, nước hydrogen còn giúp chống lão hoá, bù nước hiệu quả, chăm sóc da,… Bạn có thể dùng nước này để uống và nấu ăn hằng ngày.

Nước giếng khoan

Nước giếng khoan hiện nay vẫn được nhiều nhà lựa chọn bởi ít tốn kém. Tuy nhiên, việc sử dụng nước này lại tồn tại nhiều rủi ro cho sức khoẻ.

Nước giếng khoan được lấy trực tiếp từ mạch nước ngầm, chưa qua xử lý, có thể tồn tại nhiều vi khuẩn, kim loại nặng,… dẫn đến khả năng bị các bệnh về tiêu hoá, ung thư,…

Advertisement

Đặc biệt, hàm lượng asen trong nguồn nước ngầm của Việt Nam luôn ở mức cao và được khuyến cáo không xử lý. Thậm chí, việc lấy nước từ mạch nước ngầm nhiều có thể dẫn đến tình trạng sụt lún tại các đô thị lớn hiện nay.

Vì thế, bạn cần hạn chế sử dụng nước này để uống hoặc nấu ăn cho gia đình mình.

Uống Nước Chanh Có Tác Dụng Gì? Cẩn Trọng Uống Nước Chanh Không Đúng Cách

Rất nhiều người lựa chọn nước chanh vào những ngày hè oi bức hoặc được xem như một phương pháp giảm cân hiệu quả. Vậy uống nước chanh có tác dụng gì? Nên lưu ý gì khi sử dụng nước chanh?

Tác dụng khi uống nước chanh

Cấp nước

Vào những ngày hè nóng bức bạn chuẩn bị 1 ly nước chanh sẽ giúp cơ thể của mình trở nên thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài công dụng giải khát thì nước chanh còn giúp cấp nước rất tốt cho cơ thể. 

Nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể, mỗi người sẽ cần phải cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Vì thế bạn có thể thay thế nước lọc bằng một cốc nước chanh đều mỗi ngày để cơ thể được cấp nước tốt hơn. 

Cung cấp chất chống oxy hoá

Trong thành phần của chanh có chứa vitamin C vì thế nên sẽ có khả năng đáp ứng đến 34% khẩu phần hàng ngày. Vitamin khi vào trong cơ thể sẽ hỗ trợ tốt cho việc chống oxi hóa cũng như giúp cơ thể lo0aij bỏ được chất thải gây hại. 

Lượng vitamin C trong nước chanh vừa có lợi vừa tiết kiệm hơn rất nhiều lần so với việc bạn mua nước uống đóng chai.

Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

Chanh có vị chua, nếu như bạn hòa cốc nước chanh ấm và uống vào mỗi sáng sẽ giúp cơ thể thanh lọc. Đặc biệt nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những thức ăn còn sót lại từ tối hôm trước sẽ được tiêu hóa và khi bạn ăn thức ăn buổi sáng sẽ không còn tình trạng đầy bụng, ợ hơi. 

Bên cạnh đó, chức năng gan được hỗ trợ các độc tố cũng nhanh chóng được loại bỏ ra bên ngoài nếu quá trình tiêu hoá hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng

Rất nhiều chị em vẫn thường uống nước chanh buổi sáng để giảm cân. Tuy nhiên bạn cũng cần biết, chanh có công dụng giảm bớt lượng nước trong cơ thể và kích thích đi tiểu. Lượng mỡ thừa cũng sẽ được đốt cháy và giúp lấy lại vóc dáng thon gọn hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp giảm cân vừa an toàn, tiết kiệm lại rất hiệu quả.

Hỗ trợ cải thiện làn da

Trong chanh có thành phần vitamin C lớn, việc duy trì thói quen uống nước chanh cũng sẽ giúp cho làn da của bạn được cải thiện đáng kể. Khi sử dụng nước chanh, số vitamin C ẽ tổng hợp collagen và L- carnitine giúp quá trình lưu thông và phục hồi tế bào diễn ra rất nhanh và tạo cho da sức đàn hồi rất cao.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng

Khi súc miệng bằng nước chanh các vi khuẩn có hại sẽ được loại bỏ. Thêm vào đó vị chua của chanh cũng kích thích sinh sản nước bọt và độ ẩm trong miệng được cân bằng. Từ đó giúp hơi thở luôn thơm mát.

Nâng cao hoạt động hệ bài tiết

Nhờ cơ thể hấp thụ nhanh chóng hàm lượng nước trong nước chanh và kích thích đi tiểu, các loại cặn, sỏi qua đó cũng được bài tiết, giữ cho thận khỏe mạnh.

Cần uống nước chanh vào thời điểm nào?

Thời điểm vàng để uống nước chanh hiệu quả như sau:

– Sau khi thức dậy: Bạn hãy sử dụng nước ấm, mật ong và một lượng nước cốt chanh hòa vào nhau. Sau đó uống ngay khi chưa ăn sáng. Nó sẽ giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.

– Sau bữa ăn: Sau khi ăn trưa, chiều khoảng 1 tiếng bạn có thể uống một cốc nước chanh để hỗ trợ tiêu hóa cũng như ngăn chặn các bệnh ung thư.

– Uống sau bữa tối: Chỉ uống nước chanh buổi tối trước 20 – 21 giờ để không gây tiểu đêm, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Nên lưu ý gì khi uống nước chanh? 

Bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau để uống nước chanh được hiệu quả:

– Không nên uống quá nhiều nước chanh, chỉ nên uống từ 250ml mỗi ngày. 

– Những người có bệnh dạ dày thì không nên uống quá nhiều và không uống khi bụng còn trống rỗng. 

– Khi đói bụng cũng không nên uống quá nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ăn mòn bởi axit. Để tình trạng này xuất hiện quá lâu thì sẽ làm cho dạ dày của bạn bị viêm, loét. Vì thế, chỉ nên uống nước chanh sau khi ăn no 30 phút.

– Nếu như cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi có nghĩa bạn đang bị hàn lạnh. Nếu uống nước chanh sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm và mệt mỏi.

– Người đang bị tiêu chảy không nên uống nước chanh vì nước chanh có đặc tính kháng khuẩn nên khi uống sẽ khiến bệnh tiêu chảy chuyển biến xấu hơn.

Uống nước chanh có tác dụng gì? Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như các lưu ý quan trọng khi uống nước chanh. Mong rằng bạn sẽ cải thiện sức khỏe tích cực và khoa học mỗi ngày. 

Mứt Hoa Hồng Đà Lạt ( Mứt Quả Hibiscus )

Mứt hoa hồng nổi tiếng ở Đà lạt

Mứt hoa hồng làm từ gì?

Khi nghĩ đến mứt hoa hồng, đa số những ai chưa đến Đà Lạt, chưa được thưởng thức món ngon này đều nghĩ là hoa hồng được bày bán nhiều ngoài chợ. Nhưng kỳ thật, hoa hồng chỉ là tên gọi của người dân Đà Lạt đặt tên cho loài hoa này. Tên khoa học của nó là Hibiscus, hồng hoa, bụp giấm hoặc atiso đỏ, tùy vào vùng miền khác nhau mà có tên gọi khác nhau.

Như vậy, mứt hoa hồng được làm từ quả hồng hoa. Dân gian còn gọi với tên gọi là hoa vô thường, quả tai chua hay atiso đỏ. Loài quả này thường được trồng những nơi có khí hậu mát mẻ, vùng cao.

Mứt hoa hồng được làm từ quả hồng hoa

Hương vị mứt hoa hồng

Mứt hoa hồng có hương vị chua chua, ngọt ngọt, mùi thơm thanh nhẹ, xinh xắn như cánh hoa hồng. Mứt hoa hồng đem đến cảm giác lạ miệng, bạn có thể vừa ăn mứt hoa hồng vừa nhâm nhi ly trà nóng thì rất hợp khẩu vị.

Tại sao mứt hoa hồng Đà Lạt có tên gọi như thế?

Người dân Đà Lạt gọi tên mỹ miều dành cho loại hoa atiso đỏ này. Hoa có màu đỏ thắm, vị chua và thơm, Sở dĩ gọi là mứt hoa hồng vì khi làm mứt trông rất giống những cánh hoa hồng mà ăn vào rất ngon, bạn đã thương thức 1 lần thì không thể quên được hương vị này.

Hoa hồng có màu sắc rất mắt mắt được bày bán từ đầu tháng 10. Chọn hoa làm mứt phải tươi, cánh không héo và co quắt lại. Khi lựa chọn kỹ càng và trở thành món mứt trứ danh thì những tín đồ ưa ngọt rất say mê, đặc biệt ăn nhiều nhưng không sợ béo.

Bạn đã biết mứt hoa hồng làm từ gì?

Chọn hoa hồng làm mứt như thế nào?

Phải chọn những bông hoa tươi tắn, dùng tay tách riêng từng cách hoa và nhụy hoa. Phần cánh hoa làm mứt còn phần nhụy thì bạn có thể sấy khô để làm trà uống. Hoa chọn làm mứt không bị sâu, không bị trầy xước, phải cứng cáp và không mềm. Phần nhụy xanh phải còn xanh, hoa không bị rệp trắng.

Cách làm mứt hoa hồng

Sau khi biết mứt hoa hồng làm từ gì bạn có thể làm món mứt trứ danh này. Đầu tiên, bạn rửa thật kỹ hoa để đảm bảo hoa sạch sẽ, sau đó để cho ráo nước. Cho cánh hoa vào hộp từng lớp, mỗi lớp phủ lên 1 lớp đường để đường ngấm đều vào cánh hoa. Ngâm trong hũ khoảng 4 ngày để đường tan hết.

Sau 4 ngày, vớt cánh hoa ra khỏi hũ, để lại phần nước. Nước có thể nấu sôis và để nguội làm si rô. Cánh hoa được vớt ra cho vào chảo để sên. Khi cánh hoa quắt lại là bạn đã được món mứt tuyệt vời. Hoa hồng sau khi làm mứt vẫn giữ nguyên hương vị, màu sắc và dinh dưỡng.

Công dụng mứt hoa hồng

Mứt hoa hồng có thể trị ho, trị viêm họng bằng cách dùng đài hoa chưng lẫn đường phèn, mật ong rồi lấy nước uống. Hoặc lấy phần si rô đã nấu sôi để nguội thì uống sẽ ngăn ngừa được ho và cảm cúm.

Như vậy, mứt hoa hồng làm từ gì được giải đáp, bạn hiểu thêm nhiều thông tin về hương vị, màu sắc và công đụng của loại mứt này.

Uống Nước Lá Bàng Có Tác Dụng Gì? Và 101 Mẹo Dùng Lá Bàng Bạn Nên Biết

Vẫn còn rất nhiều người chưa biết được cụ thể uống nước lá bàng có tác dụng gì? Trong khi lá bàng từ lâu đã được áp dụng trong nhiều mẹo dân gian để giúp điều trị một số bệnh ở mức độ nhẹ. Bài viết sau đây của GHV KSol không chỉ trả lời câu hỏi “ uống nước lá bàng có tác dụng gì?” mà còn đưa thêm cho bạn đọc một số cách sử dụng lá bàng khác có lợi cho sức khỏe.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về lá bàng

1.1. Đặc điểm của lá bàng

Lá bàng là lá của cây bàng, một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ bàng – Combretaceae. Tên khoa học của lá bàng tươi là Folium Terminalia catappa.

Lá bàng có đặc điểm là lá dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, hình trứng, dài 20-30cm, rộng 10-14cm. Khi còn non, lá bàng có màu xanh cốm, sau đó chuyển dần dần sang màu xanh đậm. Đến khi già và rụng xuống thì lá có màu vàng hoặc đỏ.

Lá bàng rụng vào mùa thu khiến cây còn mỗi cành, bắt đầu nảy chồi lại vào mùa xuân và xanh tốt nhất vào mùa hè.

Lá bàng tươi có hình trứng, màu xanh rồi chuyển dần về màu vàng, đỏ khi già

1.2. Phân bố, chế biến, thu hái, thành phần hóa học

Bàng thường phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể gặp cây bàng được trồng mọi tỉnh thành. 

Lá bàng có thể sử dụng ở dạng khô hay tươi đều được. Khi muốn thu hoạch lá bàng khô thì nên hái những lá còn tươi xanh ở trên cành, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn. Mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.

Theo các nghiên cứu, trong lá bàng có các thành phần hóa học như flavonoid (kaempferol, quercetin), tanin, phytosteron, saponin…

1.3. Tính vị, công dụng của lá bàng

Lá bàng là vị thuốc có tính mát. Có các tác dụng như sau:

Theo y học cổ truyền

Là bàng có tác dụng chữa cảm sốt, lỵ, tê thấp và giúp cơ thể ra mồ hôi.

Giảm đau nhức bằng cách chườm, đắp lá non.

Trị mụn, sâu quảng bằng búp non phơi khô, nghiền lấy bột rồi rắc vào.

Sắc nước đặc búp non lá bàng để điều trị và phòng ngừa sâu răng.

Trị các chứng tiêu chảy ra máu, trĩ ra máu.

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại thì lá bàng được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng như:

Cảm sốt, viêm họng.

Sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng

Mụn nhọt.

Đau dạ dày, 

Trĩ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm phụ khoa…

Ngăn ngừa ung thư do trong lá bàng có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo, sửa chữa và bảo vệ tế bào như flavonoid, saponin…

2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

2.1. Nước lá bàng hỗ trợ chữa đau dạ dày

Nước lá bàng được đánh giá là một trong những cách hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh đau dạ dày nhưng cũng chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nào đó của bệnh.

Cách thực hiện đó là:

Chuẩn bị 1 nắm lá bàng tươi và non, nếu có thì dùng thêm cả búp lá non cũng được. Không lựa những lá bàng già hay dùng lá khô vì những loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, dẫn đến giảm hiệu quả của cách này.

Đem lá bàng đi rửa sạch, để ráo nước.

Tiếp đến, cho lá bàng vào trong nồi sạch và thêm khoảng 2 lít nước.

Đun bằng lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.

Lọc bỏ phần lá bàng đi, chỉ giữ lại phần nước cốt.

Dùng nước lá bàng để uống hàng ngày. Có thể đem phần nước còn lại bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bàng để qua đêm.

Duy trì cách này trong vòng khoảng 1 tháng để cảm nhận được các triệu chứng của đau dạ dày để giảm dần.

Nước lá bàng thường có tác dụng với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng mà không thấy giảm bớt triệu chứng thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Giảm đau dạ dày

2.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa cảm sốt nhức đầu

Các nguyên liệu cần có đó là 15g lá bàng non, 5g hoắc hương, 10g vỏ quýt và khoảng 3 lát gừng tươi.

Các nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào sắc với nước. Dùng phần nước thu được để uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

2.3. Giúp ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt

Bên cạnh chữa cảm sổ nhức đầu, nước lá bàng kết hợp cùng các dược liệu khác còn có khả năng giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt.

Nguyên liệu cần có là 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 10g kinh giới, 12g bạc hà.

Cho hết các nguyên liệu vào sắc cùng nước. Uống một lần khi nước thuốc còn nóng. Sau khi uống thì đắp chăn để ra mồ hôi.

2.4. Chữa lỵ, tiêu chảy

Một tác dụng khác của uống nước lá bàng đó là chữ chứng lỵ, tiêu chảy. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy bàng non tươi hoặc lá bàng đã phơi khô để đun nước uống thay cho trà hàng ngày.

3. Một số mẹo sử dụng lá bàng để hỗ trợ chữa bệnh khác

3.1.Chữa chứng cảm sốt có ho

Nguyên liệu cần có đó là 7-10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt và 250ml nước.

Cách thực hiện:

Lá bàng mang đi rửa sạch, để cho ráo bớt nước.

Cho lá bàng, muối, nước, vào trong máy xay rồi xay nhuyễn.

Lọc qua rây để lấy phần nước, rồi cho vào trong chai thủy tinh, đậy chặt nắp.

Bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng để súc miệng 4-5 lần mỗi ngày. Lưu ý là trước khi lấy nước lá bàng để súc miệng thì hãy lắc đều chai.

3.2. Chữa mụn và vết thương lên mủ bằng lá bàng

Cách dùng lá bàng để chữa mụn và vết thương lên mủ như sau: Lấy một nắm lá và búp bàng, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với nước. Tiếp đó sau khi đun xong thì đợi nước bớt nóng, rồi ngâm chỗ bị sưng đỏ, lên mủ vào nước lá bàng trong khoảng 20 phút.

Tanin có trong lá bàng có tác dụng như một chất sát khuẩn tự nhiên. Chất này sẽ giúp đẩy cồi mụn lên đồng thời giảm tình trạng sưng viêm.

3.3. Chữa viêm da cơ địa

Với viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá bàng với nhiều cách khác nhau để trị chứng bệnh này. Cụ thể đó là:

Bôi: Lấy lá bàng non sau khi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối đi cho vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ phần bã đi. Dùng tăm bông thấm nước cốt thu được để bôi lên vùng da bị viêm cơ địa hàng ngày. Sau đó để nguyên rồi đi ngủ, rửa sạch lại bằng nước vào sáng hôm sau.

Tắm: Dùng lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước và một ít muối. Sau khi đun, đợi nước nguội rồi dùng để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày.

Đắp: Giã nhuyễn lá bàng non đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước muối loãng.

Ngâm: Rửa sạch lá bàng non sau khi hái hoặc mua về. Sau đó cho lên bếp đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước nguội bớt thì ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh trong 15 phút. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.

Dùng lá bàng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm da cơ địa

3.4. Lá bàng chữa sâu quẳng, lở loét, ghẻ lở

Cách thực hiện như sau: Lấy lá bàng non, rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Sau khi lá bàng đã khô thì tán thành bột rồi dùng bột đó rắc lên trên vùng da bị ghẻ, lở loét, sâu quảng…

3.5. Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng

Để dùng lá bàng chữa viêm họng, bạn thực hiện như sau: Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn, rồi đem đi đun và lọc lấy nước. Phần nước này dùng để súc miệng sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm họng một cách đáng kể.

3.6. Trị chàm ở trẻ nhỏ

Có hai cách dùng lá bàng để trị chàm má, chàm ở trẻ nhỏ đó là:

Cách 1: Đun một nắm lá bàng đã được rửa sạch với nước. Dùng phần nước lá bàng đun được để tắm cho trẻ. Sau khi thực hiện một vài lần sẽ thấy các vết chàm trên cơ thể bé biến mất dần dần.

Cách 2: Dùng búp lá bàng đã được rửa sạch, ngâm với nước muối. Rồi cho vào cối giã nát cùng với một vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm của bé. Áp dụng cách này trong 3-4 ngày để có hiệu quả.

3.7. Trị vết thương ngứa và lên da non

Lấy một nắm lá bàng còn non, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm vùng bị thương đang lên da non và ngứa vào.

3.8. Các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu

Lá bàng có thể giúp khắc phục các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu một cách hiệu quả. Nguyên liệu bạn cần ở đây là một nắm lá bàng non, mang đi rửa sạch. Tiếp đó cho vào đun cùng với 1 lít nước cho tới khi nước cạn còn khoảng một chén thì ngừng đun. Dùng phần nước là bàng này để súc miệng ngày 2 lần.

3.9. Dùng lá bàng chữa phong tê thấp, đau nhức

Cách thực hiện đó là: Hái lấy búp lá bàng non, còn tươi mang về giã nhỏ. Sau đó cho lên chả sao nóng, rồi dùng để đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này từ 1-2 lần để có hiệu quả.

3.10. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

3.11. Dùng lá bàng để chữa trĩ

Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng, 2 lít nước, 2 thìa muối hạt.

Cách thực hiện: Là bàng rửa sạch rồi đem đi đun cùng với nước và muối. Khi nước còn nóng thì dùng để xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước lá bàng đã nguội bớt thì bạn có thể ngồi vào chậu để ngâm hậu môn. Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại.

Lưu ý: Cách này chỉ nên dùng cho những người bị bệnh trĩ nhẹ, dưới 2 năm. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng như sinh hoạt lành mạnh và các thuốc, thảo dược được bác sĩ chỉ định.

3.12. Chữa viêm phụ khoa

Dùng lá bàng để xông hơi vùng kín là một gợi ý cho chị em bị viêm phụ khoa.

Bạn cần chuẩn bị 10-15 lá bàng bánh tẻ, đem đi rửa sạch. Tiếp đến hãy vò nát lá bàng trước khi cho vào đun với nước. Dùng phần nước lá bàng này để xông hơi vùng kín. Nhưng chị em cần lưu ý rằng phải rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi. Khi phần nước bàng đã nguội thì dùng để rửa lại vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện cách này 3-5 lần.

3.13. Dùng lá bàng trị viêm âm đạo

Các nguyên liệu cần có là 15 lá bàng bánh tẻ, 3 thìa cà phê muối, 1 lít nước sạch.

Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với nước và muối đã chuẩn bị. Sau đó để nước nguội và dùng để rửa vùng âm đạo. Chị em nên thực hiện cách này 2 lần/ngày.

Ngoài ra, chị em có thể dùng phần nước lá bàng này để thụt rửa trực tiếp vào âm đạo. Cụ thể đó là dùng xilanh để hút lấy nước lá bàng, sau đó bơm trực tiếp phần nước này vào trong âm đạo. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4-5 cc nước lá bàng.

Trong thời gian trị bệnh viêm âm đạo bằng lá bàng thì bạn nên tạm ngừng quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.

3.14. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chuẩn bị: 10 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước.

Đem lá bàng đã rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước dùng để xông hơi vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng để trị bệnh

Khi uống nước lá bàng hay sử dụng lá bàng theo các cách khác thì bạn nên chú ý một số điều sau:

Đa số các trường hợp nên lựa chọn lá bàng non, tươi. Vì lúc này, lượng nhựa trong lá còn nhiều và sẽ cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

Không nên uống nước lá bàng để qua đêm vì hiệu quả sẽ bị giảm đi. Việc sơ chế, chuẩn bị nước lá bàng không tốn quá nhiều thời gian nên bạn nên thực hiện mỗi ngày.

Hiệu quả của các cách dùng lá bàng để chữa bệnh sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Vì vậy, khi dùng lá bàng để chữa bệnh thì hãy kiên trì thực hiện.

Như vậy, qua bài viết này của GHV KSol hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được một phần về câu hỏi “ Uống nước lá bàng có tác dụng gì”. Có thể thấy uống nước lá bàng nói riêng và các cách sử dụng lá bàng khác nói chung đem lại rất nhiều hiệu quả hỗ trợ điều trị các loại bệnh đa dạng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được y lệnh của các bác sĩ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2023: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Làm Nước Uống Từ Mứt Dâu Dùng Là Mê trên website Hwmn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!